Hướng dẫn dùng máy quét mã vạch

Ngay cả những máy quét mã vạch đơn giản nhất và cơ bản nhất cũng có chức năng thiết lập cấu hình bằng các lệnh lập trình cơ bản. Chương trình của máy quét mã vạch được lưu trữ trong phần cứng bên trong chính thiết bị.

  • Làm thế nào để cài tự động xuống dòng cho máy quét mã vạch Honeywell Xenon 1950g?
  • Cài đặt chế độ quét mã vạch tự động cho Honeywell 1950g như thế nào?
  • Cách khôi phục cài đặt gốc cho máy quét mã vạch Honeywell 1950g

Trong hầu hết các trường hợp, máy quét được lập trình bằng cách quét các mã vạch được thiết lập cụ thể từ sách hướng dẫn theo thứ tự cụ thể, hoặc thiết lập trên các công cụ phần mềm do nhà sản xuất cung cấp - tất cả những gì cần làm là gọi ra các quy tắc mà bạn muốn máy quét tuân theo.

Các tùy chọn lập trình

Các tùy chọn lập trình xác định cách ta muốn thiết bị hoạt động. Trên hầu hết các máy quét có dây, ta có thể đặt giao diện, khi đèn máy quét bật và tắt, âm lượng và thời lượng của tiếng bíp cho biết kết quả đọc tốt. Mặc dù máy quét có dây được lập trình sẵn để thêm vào dấu xuống dòng , ta có thể thay đổi chương trình mặc định thành bất kỳ thứ gì ta muốn. Một số phần mềm máy tính để bàn yêu cầu người vận hành nhấn phím sau khi nhập số mã vạch… máy quét có thể được lập trình để gửi luôn phím đó, và như vậy người dùng không cần phải ấn phím sau khi quét mã nữa. Một số ứng dụng yêu cầu các hậu tố (suffix) và tiền tố (prefix) khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ về lập trình máy quét mà ta có thể gặp phải với dòng máy quét mã vạch Honeywell 1950g:

  • Thêm dấu xuống dòng cho máy quét mã vạch Honeywell
  • Thêm dấu cho máy quét mã vạch Honeywell
  • Bỏ các cài đặt vừa thêm vào (Remove Suffix)
  • Reset các cài đặt về mặc định (Factory Set)

Hướng dẫn dùng máy quét mã vạch

Các lệnh tùy chọn khác có thể tham khảo trong file hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất. Các tùy chọn lập trình và các biến thể khác nhau tùy thuộc vào chi phí và độ phức tạp của máy quét. Máy quét rẻ tiền nhất sẽ chỉ có các tùy chọn lập trình cơ bản, trong khi các máy đắt tiền hơn, như máy quét tại các nhà kho, nhà máy sản xuất có nhiều tùy chọn lập trình khác nhau. Nói chung, phần máy quét mã vạch có thể được lập trình với các quy tắc thô sơ như ký hiệu được phép và hậu tố hoặc tiền tố mong muốn. Khi cần thay đổi nhiều về các quy tắc quét mã, người dùng sẽ thao tác trên các ứng dùng phần mềm . Đọc hiểu thông số kỹ thuật của các thiết bị điện tử là điều cần thiết trong cả việc lựa chọn trang bị lẫn quá trình vận hành sử dụng mà người dùng cần nắm vững. Trong đó máy quét mã vạch cũng không ngoại lệ. Hãy cùng chúng tôi đọc, hiểu thông số kỹ thuật máy quét mã vạch qua bài chia sẻ chi tiết sau:

TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỌC HIỂU THÔNG SỐ KỸ THUẬT MÁY QUÉT MÃ VẠCH

Máy quét mã vạch hay máy scan barcode là thiết bị ngoại vi cung cấp chức năng quét và giải mã mã vạch từ đó cung cấp các thông tin chính xác về đối tượng được định danh tại máy chủ có kết nối.

Bởi sự đa dạng của hệ thống mã số mã vạch cùng các nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng mà các nhà sản xuất đã lần lượt cung cấp tới thị trường các tính năng làm việc tương ứng của máy quét mã vạch như khả năng giải mã mã vạch, tốc độ quét, hệ điều hành tương thích, chế độ quét,... và nhiều thông số khác.

Vì vậy để lựa chọn cho mình một thiết bị phụ hợp với nhu cầu sử dụng đồng thời tối ưu chi phí đầu tư hay đơn giản là thuận tiện cho quá trình sử dụng thiết bị được hiệu quả hơn thì việc đọc hiểu thông số kỹ thuật máy quét mã vạch là bước đi tiền đề cho mọi người dùng.

CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA MÁY QUÉT MÃ VẠCH CẦN BIẾT

Để đáp ứng các yêu cầu sử dụng ngày càng đa dạng và phức tạp của người dùng, máy quét mã vạch không ngừng được cải tiến và đưa ra các tính năng làm việc khác nhau nhưng nhìn chung chúng đều có các thông số kỹ thuật cơ bản mà người dùng cần đọc hiểu sau:

1/ CÔNG NGHỆ QUÉT, GIẢI MÃ MÃ VẠCH

Công nghệ quét được biết đến là cách thức để máy quét mã vạch tiến hành giải mã dữ liệu thông qua bề mặt của mã vạch.

Trên thị trường hiện nay đang tồn tại mã vạch 1D và mã vạch 2D (còn có mã vạch 3D đang được nghiên cứu), cùng với đó là các công nghệ giải mã mã vạch sau:

+ Công nghệ CCD: cho mã vạch 1D, khoảng cách quét lý tưởng là 20cm, không xử lý các bề mặt quét cong, càng di đầu quét đi xa ra khỏi mã vạch tia quét càng mờ. Loại công nghệ này sẽ giúp người dùng quét tốt các mã vạch 1D có kích thước nhỏ.

+ Công nghệ laser: cho mã vạch 1D, khoảng cách quét 30cm trở lên, xử lý tốt trên các bề mặt cong, tia quét vẫn sắc nét khi di xa đầu quét ra khỏi mã vạch đến 76cm (ở Zebra DS4608) hay 1.5 mét (ở Zebra Li3678).

+ Công nghệ chụp ảnh Imager: cho cả mã 1D và 2D, phát ra vùng quét kín chinh phục tốt các mã vạch bị trầy xước hay thậm chí là qua lớp bóng kính (ở Zebra DS9308)

\>>> Cụ Thể hơn tại: So sánh máy đọc barcode tia laser, tia ccd và công nghệ imager

Hướng dẫn dùng máy quét mã vạch

Thông số kỹ thuật công nghệ quét máy quét mã vạch

2/ THÔNG SỐ MÁY QUÉT MÃ VẠCH FIELD OF VIEW (TRƯỜNG NHÌN)

Chỉ số Field of View hay trường nhìn của máy quét mã vạch cho biết vùng quét mã tốt nhất của thiết bị. Khi quét mã vạch người dùng chỉ cần đặt thiết bị đúng trong vùng trường nhìn thì máy sẽ quét mã được nhanh chóng hơn.

Chỉ số Field of View càng có giá trị lớn thì khả năng thu thập hình ảnh của mã số mã vạch càng nhiều.

Hướng dẫn dùng máy quét mã vạch

Thông số trường nhìn của máy đọc mã vạch

3/ THÔNG SỐ MÁY QUÉT VỀ SCAN ANGLE (GÓC QUÉT)

Thông số mã quét về Scan Angle cho biết các góc độ lia của đầu máy quét tối ưu nhất trong việc nhận diện mã vạch.

Dựa theo các chỉ số về góc độ này người dùng có thể dễ dàng đưa máy quét vào không gian quét tốt nhất.

Các thông số chi tiết trong Scan Angle gồm:

  • Tilt/Roll Tolerance: Góc lắc ngang
  • Pitch /Yaw Tolerance: Góc lệch của đầu quét mã vạch trái hoặc phải với trục tung là trục cố định.
  • Skew Tolerant: Sự kết hợp giữa Roll và Yaw phía trên.

Ví dụ: Roll: 360° | Pitch: ±50° | Skew: ±50°

Hướng dẫn dùng máy quét mã vạch

Scan Angle trong thông số kỹ thuật máy quét mã vạch

4/ NGUỒN SÁNG (AIMING) CỦA MÁY QUÉT MÃ VẠCH

Nguồn sáng (Aiming) của máy quét mã vạch cho biết độ sáng mà tia quét cung cấp khi phát ra khỏi đầu quét giúp cảm biến ánh sáng nhận diện được dữ liệu từ sự khác nhau trong mức độ đậm nhạt của hình ảnh mã vạch.

Ngoài ra, chỉ số Ambient Light (Immunity) cho biết độ mạnh của ánh sáng từ môi trường tính theo đơn vị lux mà thiết bị có thể làm việc. Giúp người dùng thay đổi độ sáng của môi trường làm việc để thiết bị tối ưu hơn.

Ví dụ: Aiming: 650nm laser diode

Hướng dẫn dùng máy quét mã vạch

Thông số nguồn sáng của máy quét mã vạch

5/ TỐC ĐỘ QUÉT

Tốc độ quét cho biết hiệu suất làm việc của đầu đọc mã vạch, thường được tính trong 1 giây.

Hiện nay có 2 đơn vị tính tốc độ quét mà người dùng có thể tham khảo: frames per second (FPS - khung hình trên giây) hoặc scan per second (SPS - lần quét trên giây).

6/ CHẾ ĐỘ QUÉT SCAN MODES TRÊN MÁY QUÉT MÃ VẠCH

Chế độ quét scan modes là các phương thức mà máy quét mã vạch thu thập dữ liệu tới máy chủ.

Hiện nay có 3 chế độ quét chính:

+ Quét thủ công: Ấn nút quét để kích hoạt tia quét nhận diện mã vạch.

+ Quét tự động: Máy quét tự động phát tia quét khi nhận diện sự tiếp cận của mã vạch với trường quét.

+ Quét liên tiếp: Tia quét luôn sáng và sẵn sàng giải mã mã vạch ở tốc độ quét cao nhất.

7/ KHẢ NĂNG GIẢI MÃ MÃ VẠCH

Mã số mã vạch ngoài phân loại chính mã vạch 1D, 2D, 3D thì trong từng loại lại được chia ra thành nhiều nhóm mã vạch khác.

Thông số về khả năng giải mã mã vạch của máy quét cho biết thiết bị có thể quét được mã vạch nào trong các nhóm mã vạch trên thị trường.

HỖ TRỢ TƯ VẤN GIẢI ĐÁP THẮC MẮC TRỰC TIẾP

Đọc hiểu thông số kỹ thuật máy quét mã vạch giúp việc lựa chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng một cách dễ dàng và chính xác hơn, ngoài ra còn hỗ trợ tối ưu cho việc quá trình sử dụng máy linh hoạt và nhanh chóng hơn như điều chỉnh góc quét, thay đổi khoảng cách quét mã hay thay đổi chế độ quét,...

Vừa rồi là hướng dẫn cách đọc, hiểu thông số kỹ thuật máy quét mã vạch cơ bản cho người dùng, nếu bạn đọc còn gặp vấn đề gì trong quá trình tìm hiểu về thiết bị hãy liên hệ trực tiếp tới Hotline 0902 923 569 để nhận được tư vấn trực tiếp từ chuyên viên hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành của Thế Giới Mã Vạch chúng tôi.

Thế Giới Mã Vạch sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về lựa chọn model máy, hướng dẫn sử dụng thiết bị, cài đặt và lắp ráp cho người dùng khắp cả nước.

Làm thế nào để quét mã vạch?

Mở Máy ảnh/Camera: Bạn cần mở ứng dụng Camera trên điện thoại của mình. Tìm biểu tượng quét mã vạch: Tìm biểu tượng quét mã vạch hoặc QR code bên cạnh nút chụp ảnh. Di chuyển mã QR vào khung quét: Lúc này màn hình sẽ hiển thị như một máy quét, bạn chỉ cần hướng camera về phía mã QR code cần kiểm tra là được.

Tại sao quét mã QR không hợp lệ?

- Mã QR quá mờ, các đường nét bị lem hoặc đứt khiến mã QR không thể quét được. - Vùng yên tĩnh phân biệt của mã QR không đảm bảo (vì có nhiều họa tiết hoặc có màu tương đồng với mã QR) nên thiết bị quét khó nhận dạng được đâu là mã QR, đâu là đồ họa. - Camera bị lỗi nên không thể bật được chế độ quét mã vạch.

Làm sao để quét mã QR trên chính điện thoại?

Để quét mã QR Code cho điện thoại Android thông qua ứng dụng QR & Barcode bạn thực hiện như sau:.

Cài đặt ứng dụng QR & Barcode Scanner về điện thoại > mở ứng dụng..

Ứng dụng sẽ hiển thị giao diện để quét mã, bạn đưa camera đến mã QR cần quét để bắt đầu scan. Sau đó, bạn tùy chọn truy cập vào đường link để xem thông tin..

Quét mã Zalo như thế nào?

Bước 1: Mở Zalo \> Chọn biểu tượng Thêm tại góc phải bên dưới màn hình > Chọn vào biểu tượng QR Code tại góc trên bên phải màn hình. Bước 2: Di chuyển camera đến vùng có mã QR để quét \> Đọc thông tin được mã QR dẫn đến. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn truy cập thư viện để quét QR Code bằng hình ảnh có sẵn.