Thông báo về việc thưởng tết

Phần thưởng, tiền thưởng vào dịp Tết là khoản lợi nhuận trong năm được các đơn vị, doanh nghiệp trích ra để thưởng cho người lao động. Điều này không quy định bắt buộc trong Bộ luật Lao động, nhưng đó là nét đẹp văn hóa trong quan hệ lao động, nên được đại đa số đơn vị, doanh nghiệp ở nước ta thực hiện hằng năm. Phần thưởng có thể là tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác, căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động trong năm.

Năm 2022, do ảnh hưởng của dịch bệnh, xung đột giữa Nga và Ukraine cùng với sự đứt gãy chuỗi cung ứng... khiến giá cả vật tư biến động khó lường song lãnh đạo Công ty cổ phần bóng đèn, phích nước Rạng Đông cho biết vẫn nỗ lực bám sát mục tiêu đã đề ra và đạt 93% kế hoạch ban đầu. 

Chia sẻ với chúng tôi, lãnh đạo công ty cho biết, mặc dù doanh thu không đạt như kế hoạch song nhằm khuyến khích, động viên cán bộ, công chức, người lao động, công ty vẫn quyết định thưởng Tết bằng một tháng lương cho người lao động, bằng mức năm 2021. 

Theo lãnh đạo của công ty này, việc cân đối, tính toán ngân sách đã được dự trù cả năm trước. Trong chính sách của công ty và thỏa ước lao động tập thể đã có tháng lương 13. Đây là cam kết của công ty, không vì những khó khăn mà mình bỏ qua điều đấy. 

Thông báo về việc thưởng tết
Thông báo về việc thưởng tết
Thông báo về việc thưởng tết
Thông báo về việc thưởng tết
Thông báo về việc thưởng tết
Công ty cổ phần bóng đèn, phích nước Rạng Đông nỗ lực bảo đảm sản xuất kinh doanh và thưởng Tết cho người lao động. Ảnh: Công ty cổ phần bóng đèn, phích nước Rạng Đông

Còn Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) cũng cho biết doanh thu năm nay có sụt giảm nhưng vẫn bảo đảm thưởng Tết cho cán bộ, người lao động của công ty ở mức bằng năm ngoái. Theo chia sẻ của lãnh đạo công ty này, "trăm đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng", công ty trích lợi nhuận ở mức tối đa để lo tháng lương 13 và các phần thưởng cuối năm cho người lao động để họ yên tâm gắn bó.

Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nửa năm nay, do ảnh hưởng tình hình thế giới, các ngành sản xuất như gỗ, dệt may, da giày bị hụt đơn hàng nên thưởng Tết có xu hướng giảm khoảng 15 đến 20%. Còn ở phần lớn các lĩnh vực còn lại, mức thưởng Tết tương đương từ 1 - 2 tháng lương.

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: "Chúng tôi chỉ đạo công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng để thống nhất lương thưởng. Nhiều doanh nghiệp có mức lương thưởng cao hơn trước 30 - 40% như ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai... Mức thưởng có thể có sự chênh lệch nhưng nhìn chung đây vẫn là nỗ lực đáng trân trọng của các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay". 

Bức tranh thưởng Tết 2023 thế nào? 

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng vừa hoàn thành việc tổng hợp tình hình tiền lương năm 2022 và thưởng Tết năm 2023 của các doanh nghiệp trên cả nước. 

Cụ thể, mặt bằng thưởng Tết 2023 được cho là thấp hơn so với năm ngoái, chỉ bằng khoảng 91% của năm 2022. Mức thưởng bình quân Tết Dương lịch là 1,24 triệu đồng/người. Trong đó, khối doanh nghiệp Nhà nước có mức thưởng cao nhất là hơn 2 triệu đồng/người, khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước chỉ 870.000 đồng/người.

Trong “bức tranh” này, mức thưởng Tết Dương lịch của các doanh nghiệp miền Bắc tăng so với năm ngoái, trong khi đó, mức thưởng của các doanh nghiệp miền Trung và miền Nam giảm hơn, do các doanh nghiệp này chịu ảnh hưởng từ việc bị cắt giảm đơn hàng sau đại dịch.

Mức thưởng Tết Dương lịch cao nhất là hơn 606 triệu đồng tại TP Hồ Chí Minh. Một số địa bàn khác có mức thưởng cao nhất tập trung tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: Tại Bắc Ninh là 257 triệu đồng, tại Ninh Thuận là 218 triệu đồng, Bến Tre là 323,12 triệu đồng...

Tuy nhiên, trên bình diện toàn thị trường lao động, mức thưởng Tết Âm lịch tăng 11%, bình quân 6,86 triệu đồng/người. Doanh nghiệp nhà nước thưởng 6,5 triệu đồng/người (tăng 15%); doanh nghiệp tư nhân khoảng 6,6 triệu đồng (tăng 10%) và doanh nghiệp FDI dự kiến thưởng Tết 7,2 triệu đồng.

Trong khi đó, mức thưởng Tết Âm lịch cao nhất là hơn 1 tỷ đồng tại Đà Nẵng. Một số địa bàn có mức thưởng cao tập trung tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: Tại Hà Nội là 400 triệu đồng; tại Bà Rịa - Vũng Tàu là 535,71 triệu đồng, tại TP Hồ Chí Minh là 759,9 triệu đồng... 

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, ngoài tiền lương, tiền thưởng dịp Tết, tùy theo điều kiện mà các doanh nghiệp còn có các hình thức khác hỗ trợ, chăm lo cho người lao động nhân dịp Tết truyền thống như: Tặng giỏ quà, tặng tiền tàu xe về quê đón tết hoặc bố trí xe đưa người lao động về quê, bố trí hợp lý thời gian nghỉ tết để người lao động có lịch trình thích hợp, đặc biệt đối với lao động làm việc xa quê.

Thông báo về việc thưởng tết
Thông báo về việc thưởng tết
Thông báo về việc thưởng tết
Thông báo về việc thưởng tết
Thông báo về việc thưởng tết
Mức thưởng Tết Âm lịch năm nay sẽ tăng 11%, bình quân 6,86 triệu đồng/người. Ảnh minh họa: Bộ Công Thương

Theo nhận định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, nhìn chung mức thưởng Tết Dương lịch có xu hướng giảm hơn so với năm ngoái là bởi năm nay hai kỳ nghỉ Tết gần nhau nên các doanh nghiệp tập trung cho việc chăm lo Tết Nguyên đán hơn.

Thưởng nhiều, thưởng ít và tâm lý người lao động

Chia sẻ với chúng tôi, ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết: Theo quy định pháp luật, tiền thưởng Tết của người lao động không phải là quy định bắt buộc. Tết là một kỳ nghỉ của người lao động, không gắn kết gì với sản xuất kinh doanh.

Căn cứ vào hiệu quả, sản xuất kinh doanh trong một năm qua, người sử dụng lao động thưởng cho người lao động. Khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhiều, họ sẽ chia sẻ lợi ích với người lao động thông qua mức thưởng cuối năm để giữ gìn quan hệ lao động hài hòa. Còn doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, thậm chí làm ăn thua lỗ cũng không có nguồn nào để thưởng Tết....

Thực tế, nhiều người lao động vẫn hiểu lầm khoản thưởng sau một kỳ sản xuất kinh doanh là thưởng Tết, tuy nhiên, khoản thưởng này thường được chia sau một năm tài chính. Thời điểm xét thưởng trong thời gian từ sau Tết dương lịch đến trước Tết âm lịch nên nhiều người gọi là thưởng Tết, thực chất đây là khoản thưởng sau một năm kinh doanh. Đó không phải là tiền thưởng được sinh ra vì Tết.

Tuy nhiên, ông Phạm Minh Huân cũng cho rằng, nơi thưởng nhiều, nơi thưởng ít, thậm chí có nơi không có thưởng Tết sẽ tác động đến tâm lý người lao động. Do đó, những doanh nghiệp làm ăn gặp khó khăn cũng cần phải tìm giải pháp, tiết kiệm các khoản, không nhiều thì ít, được một tháng lương cơ bản, tháng lương đầy đủ, thậm chí nửa tháng thưởng cho người lao động để họ yên tâm để chi tiêu dịp Tết, từ đó tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp trong năm tới.

Thông báo về việc thưởng tết
Thông báo về việc thưởng tết
Thông báo về việc thưởng tết
Thông báo về việc thưởng tết
Thông báo về việc thưởng tết
 Ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. 

Nhận định thêm về mức thưởng Tết khác nhau ở các địa phương khác nhau, ông Phạm Minh Huân lý giải: Tất nhiên ở địa phương có nhiều doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp làm ăn thuận lợi, có nhiều lợi nhuận sẽ có mức lương, thưởng cao. Còn những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, làm ăn hiệu quả thấp hơn thì mức thưởng thấp hơn.

"Đây là điều hoàn toàn bình thường trong thị trường. Không thể nói doanh nghiệp ở Lạng Sơn hay Cao Bằng đòi hỏi mức thưởng như TP Hồ Chí Minh hay Hà Nội được. Điều này là theo thị trường, nơi nào tập trung nhiều doanh nghiệp, thị trường lao động sôi động, quan hệ cung cầu gay gắt hơn thì đương nhiên họ sẽ phải có khoản thưởng cao hơn", nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phân tích.

Từ đó, ông Phạm Minh Huân cho rằng, người lao động nên chia sẻ với doanh nghiệp nếu thưởng Tết không như kỳ vọng bởi những năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã rất khó khăn. Đằng sau chuyện hàng nghìn công nhân bị nghỉ việc trước Tết cho thấy một thực tế là sức mua trên thế giới đang giảm đi rất nhiều, vì thế cần có sự đồng lòng của người lao động với chủ doanh nghiệp, đồng thời người lao động phải kiểm soát, thắt chặt chi tiêu...