Thị trường mục tiêu của công ty xây dựng

Mục lục [Hiện]

  1. Thị trường mục tiêu là gì?
  2. Tầm quan trọng của thị trường mục tiêu với doanh nghiệp
    1. Nâng cao chất lượng sản phẩm
    2. Kiểm soát kỳ vọng dễ dàng
    3. Gia tăng hiệu quả trong quảng cáo
  3. Sự khác nhau giữa thị trường mục tiêu và thị trường
    1. Thị trường mục tiêu
    2. Thị trường
  4. Quy trình các bước xác định thị trường mục tiêu
    1. Bước 1: Nghiên cứu thị trường
    2. Bước 2: Phân khúc thị trường
    3. Bước 3: Xác định phân khúc thị trường mục tiêu
    4. Bước 4: Triển khai chiến lược Marketing
  5. Các cách xác định thị trường mục tiêu hiệu quả
    1. Bao phủ thị trường
    2. Tập trung vào phân khúc duy nhất
    3. Chuyên môn hóa theo sản phẩm
  6. STP - Chiến lược nâng cao thị trường mục tiêu hiệu quả
    1. Phân khúc thị trường (Segmentation)
    2. Lựa chọn thị trường (Targeting)
    3. Định vị sản phẩm (Positioning)

Để đứng vững và phát triển trên thị trường, ngoài việcxây dựng cho mình một chiến lược đầu tư lâu dài thì việc xác định thị trường mục tiêu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy thị trường mục tiêu là gì? Sự khác biệt hóa và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp được thể hiện như thế nào? CùngBizfly tìm hiểu vấn đề này trong bài viết tại đây.

Thị trường mục tiêu là gì?

Thị trường mục tiêu (target market) là nơi chứatoàn bộ khách hàng tiềm năng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Đây là không gian để người tiêu dùngvà người bán có thể trao đổi, mua hàng hóa và mang lại nhiều giá trị lợi ích cho hai bên.

Thị trường mục tiêu của công ty xây dựng

Thị trường mục tiêu là gì?

Hầu hết, các doanh nghiệp đều phải xây dựng cũng nhưtìm kiếm thị trường để có thể đáp ứng nhu cầu của người dùng.Và biến khách hàng trở thành trở thành người mua hàng trung thành nhất của doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của thị trường mục tiêu với doanh nghiệp

Sau đây làì tầm quan trọng của thị trường mục tiêutrong chiến lược thu hút khách hàng mà bạn nên biết.

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Hầu hết các doanh nghiệp luôn mong muốn cải thiện chất lượng, dịch vụ sản phẩm của mình để có thể đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng.Thông qua thị trường mục tiêu bạn có thể xác định mục tiêu cụ thể. Đồng thời nhận định được các tính năng, tiện ích bổ sung mà khách hàng mong muốn và phát triển sản phẩm theo hướng tích cực đó.

Thị trường mục tiêu của công ty xây dựng

Nghiên cứu thị trường mục tiêu giúp nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp

Kiểm soát kỳ vọng dễ dàng

Giới thiệu và kiểm soát được sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp mang lại lợi ích chính xác trong tương lai và hiệu quả cao hơn so với nhiều phương hướng kinh doanh khác đồng thời giúp hạn chế đến mức thấp nhất những phương án thiếu tính khả thi. Chiến lược xây dựng thị trường mục tiêu sẽ không xa rời thực tế cùng với đó là nguồn khách hàng trung thành và sẵn sàng quay lại lần sau.

Gia tăng hiệu quả trong quảng cáo

Nắm được thông tin thị trường mục tiêuđồng nghĩa với việc bạn đã nắm được hành vi khách hàngvà hoạt động quảng cáo cũng trở lên dễ dàng hơn bởi mục tiêu đã được xác định.

Thị trường mục tiêu của công ty xây dựng

Nghiên cứu thị trường mục tiêu mang đến gia tăng hiệu quả chiến dịch quảng cáo

Bằng cách nghiên cứu kết quả tìm kiếm, nghiên cứu thị trường mục tiêu doanh nghiệp có thể tạo nên những thông điệp hữu ích đối với thị trường.

Sự khác nhau giữa thị trường mục tiêu và thị trường

Rất nhiều người nghĩ rằng, thị trường và thị trường mục tiêu có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, nó sẽ khác nhau ở một số khía cạnh sau:

Thị trường mục tiêu

Chỉ về sự phân khúc khách hàng vào các nhóm nhất định để phù hợp với chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đây chính là phần thị trường chỉ bao gồm khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đó.

Thị trường mục tiêu của công ty xây dựng

Sự khác nhau giữa thị trường mục tiêu và thị trường

Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện chiến lược nghiên cứu thị trường mục tiêu để nhằm mục đích thu hút nhóm khách hàng này và biến họ thành khách hàng trung thành của mình.

Thị trường

Khác với thị trường mục tiêu thì thị trường là bao gồm tất cả khách hàng hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra thị trường còn bao hàm các khái niệm như: khả năng tiếp cận, nhu cầu sử dụng, nguồn tài chính để thực hiện hành vi trao đổi. Đây là nơi người mua và người bán có thể trao đổi với nhau nhằm đem lại giá trị cho các bên.

Quy trình các bước xác định thị trường mục tiêu

Để xác địnhthị trường mục tiêu không phảiđơn giản và đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược triển khai một cách tối ưu. Sau đây là quy trình các bước xác định thị trường mục tiêu hiệu quả cho doanh nghiệp.

Thị trường mục tiêu của công ty xây dựng

Các bước xác định thị trường mục tiêu

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Bước đầu tiên, doanh nghiệp cầnnghiên cứu thị trường,phân tích nhu cầu và vấn đề của khách hàng để hiểu rõ khách hàng của mình là ai, nhu cầu của họ đối với sản phẩm/dịch vụ của mình là như thế nào hoặc xác định lý do vì sao họ lại ủng hộ trường hiệu của bạn. Doanh nghiệp cần tiến hành thu thập thông tin khách hàng sau đó phân tích dữ liệu nhằm mục đích nắm bắt thị hiếu của người dùng.

Bước 2: Phân khúc thị trường

Sau khi đã nghiên cứu thị trườngtừ các đặc điểm về nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, thu nhập hay tính cách, doanh nghiệp cần phân khúc thị trường ra thành các nhóm nhỏ để hiểu rõ hơn từngkhách hàng trong đó. Một phân khúc thị trường cần đảm bảo các yếu tố về khả năng đo lường, tiếp cận và đảm bảo tính khả thi. Sau khi đã có số liệu phân tích, doanh nghiệp cần tạo ra các chiến lược kinh doanh để tiếp thị đúng phân khúc thị trường, khách hàng cần khai thác.

Bước 3: Xác định phân khúc thị trường mục tiêu

Sau khi đã phân khúc ra thành các nhóm khách hàng với nhu cầu về sản phẩm khác nhau, lúc này doanh nghiệp cần xác định phân khúc hấp dẫn nhất để làm thị trường mục tiêu cho việc triển khai các chiến lược bán hàng và marketing. Một thị trường hấp dẫn phải là một thị trường phù hợp với các tiêu chí mà doanh nghiệp đưa ra.

Bước 4: Triển khai chiến lược Marketing

Khi đã xác định được thị trường mục tiêu cho sản phẩm, dịch vụ của mình, bước cuối cùng doanh nghiệp cần thực hiện đó là xây dựng các chiến lược marketing và bán hàng để nhằm mục đích tiếp thị sản phẩm đến tay khách hàng tiềm năng từ đó mang lại doanh thu cho tổ chức.

Các cách xác định thị trường mục tiêu hiệu quả

Sau đây là một số cách giúp doanh nghiệp xác định thị trường mục tiêu hiệu quả mà Bizfly chia sẻ đến bạn.

Thị trường mục tiêu của công ty xây dựng

Cách xác định thị trường mục tiêu

Bao phủ thị trường

Bao phủ thị trường là hình thức mà doanh nghiệp tập hợp tất cả các thị trường nhỏ lại với nhau thành một phân khúc thị trường lớn. Ở đây, tất cả các khách hàng sẽ được đối xử, chăm sóc giống hệt nhau, doanh nghiệp sẽ đưa ra các sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu chung của tất cả mọi người.

Tập trung vào phân khúc duy nhất

Thay vì triển khai chiến lược kinh doanh và marketing trên nhiềuphân khúc thị trườngkhác nhau thì doanh nghiệp nên tập trung vào một phân khúc thị trường duy nhất mà sẽ mang lại giá trị cao nhất cho doanh nghiệp.Ưu điểm của cách xác định thị trường mục tiêu này là khi tập trung vào một phân khúc duy nhất sẽ giúp doanh nghiệp nắm chắc về nhu cầu của khách hàng từ đó đáp ứng một cách hiệu quả tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường, gia tăng thị phần tối ưu.

Chuyên môn hóa theo sản phẩm

Với cách chuyên môn hóa theo sản phẩm, doanh nghiệp sẽ chú trọng vào việc phát triển các tính năng của sản phẩm nhằm phục vụ cho nhiều phân khúc thị trường khác nhau. Hình thức này được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng bởi tính tiện lợi, không phải đầu tư nhiều vào giai đoạn sản xuất bởi vì các sản phẩm gần như là giống nhau ở tất cả các phân đoạn thị trường.

STP - Chiến lược nâng cao thị trường mục tiêu hiệu quả

Một trong những chiến lược kinh doanh hiệu quả trong việc nâng cao thị trường mục tiêu đó là chiến lược STP. Cụ thể chiến lược này được thực hiện qua các bước như sau đây:

Phân khúc thị trường (Segmentation)

Phân khúc thị trường là bước đầu tiên trong việc xây dựng quy tắc STP mang đến một thị trường từ không đồng nhất thành thị trường đồng nhất để doanh nghiệp thấy và nắm rõ được nhiều khía cạnh khác nhau của khách hàng.

Thị trường mục tiêu của công ty xây dựng

STP - Chiến lược nâng cao thị trường mục tiêu hiệu quả

Từ đó, có thể theo dõi hành vi của người tiêu dùng một cách dễ dàng và cũng có thể đưa ra chiến lược marketing hiệu quả.

Cácloại phân khúc của thị trường mục tiêu là:

Lựa chọn thị trường (Targeting)

Bước tiếp theo trong chiến lược nâng cao thị trường mục tiêu hiệu quả STP là lựa chọn thị trường. Xác định được độ hấp dẫn cũng như điểm mạnh của mình sẽ giúp doanh nghiệp nắm được nguồn lực một cách tối ưu và ngược lại.

Thị trường mục tiêu của công ty xây dựng

Lựa chọn thị trường (targeting)

Việc lựa chọn sản phẩm có phân khúc thị trường cao sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp không đủ điều kiện để có thể đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng mong muốn.

Định vị sản phẩm (Positioning)

Định vị sản phẩmgiúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực, xác định đúng chiến thuật kinh doanh của mình. Dựa vào Positioning được định vị sẵn, các doanh nghiệp có thể xác định và đánh giá được thuộc tính của sản phẩm. Đồng thời giúp bạn thấy được nhóm đối tượng khách hàng được xác định sẵn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thị trường mục tiêu, vai trò cũng như cách để nâng cao, hiệu quả để thu hút lượng khách hàng. Với những thông tin mà Bizfly chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm nhiều bước tiến mới trong công việc kinh doanh của doanh nghiệp.