Thể tích buồng cháy là gì

Bao gồm các bài: 21,25,26,28,34.

Kinh nghiệm và lưu ý:

Kinh nghiệm: Muốn thật sự học thuộc và hiểu rõ bài học, chúng ta cần xem các bài giảng Power Point trên trang baigiang.violet.vn và khi học bài nên vừa nhìn vào sơ đồ(hình vẽ) vừa học lí thuyết, từ đó khi vào bài kiểm tra hay bài thi ta chỉ cần nhớ sơ đồ(hình vẽ) và ta sẽ nêu được nội dung của bài.

Lưu ý: Để đạt điểm tối đa, khi trình bày nguyên lí hay cấu tạo của một hệ thống hay cơ cấu nào đó thì ta nên nêu thêm sơ đồ(từ hình vẽ rút ra sơ đồ). Cần phải làm như thế thì mới thật sự hiểu được nội dung bài học(không có sơ đồ thì xem như không có bài làm cho dù nội dung đầy đủ, chính xác).

Bài 21: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

I. Một số khái niệm cơ bản(Vẽ hình cho từng chi tiết)

1. Điểm chết của pit-tông (piston)

Điểm chết của pit-tông là vị trí trong xi lanh mà tại đó pit-tông đổi chiều chuyển động.

-Điểm chết dưới (ĐCD): Là vị trí của đỉnh pittong trong xilanh ở gần tâm trục khuỷu nhất

-Điểm chết trên (ĐCT): Là vị trí của đỉnh pittong trong xilanh ở xa tâm trục khuỷu nhất

2. Hành trình pit-tông(S)

Là quãng đường mà pit-tông đi được giữa 2 điểm chết. S = 2R
(R: bán kính quay của trục khuỷu)

Khi pittông chuyển dịch được một hành trình thì trục khuỷu sẽ quay được một góc 1800.

3. Thể tích xi lanh

Là thể tích không gian trong xilanh được giới hạn bởi nắp máy, xilanh và đỉnh pittông.

4. Thể tích buồng cháy (Vbc)

Là thể tích trong xilanh được giới hạn bởi đỉnh pittong ở điểm chết trên với nắp xi lanh.

5. Thể tích công tác (Vct).

Là thể tích trong xilanh giới hạn bởi đỉnh pitton giữa 2 điểm chết.

Vct = pR2S= pD2S/4.

6. Thể tích toàn phần (Vtp)

Là thể tích trong xilanh khi đỉnh pitton ở điểm chết dưới với nắp xilanh

Như vậy: Vtp = Vbc + Vct

7. Tỉ số nén(ε).

Là tỉ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng cháy.

ε = Vtp / Vbc

- Động cơ xăng có: ε = 6 ÷ 10
- Động cơ điêzen có ε = 15 ÷ 21

Mục đích của việc xoáy nòng xe là gì?

- Làm cho xe mạnh hơn vì Vct tăng do D tăng.

Đôn zen là làm như thế nào?

- Đôn zên là làm tăng chiều dài của zên (tay biên, thanh truyền) => Thể tích buồng cháy của động cơ giảm=> Tỉ số nén của động cơ tăng ( ε = Vtp/Vbc )=> Công suất động cơ tăng.

8. Chu trình làm việc của động cơ.

Là quá trình diễn biến nhiên liệu(nạp, nén, cháy  giãn nở và thải) để sinh công cho động cơ.

9. Kì

Là một phần của chu trình diễn ra trong một hành trình của pitton..

Động cơ 4 kì: 4S sinh công 1 lần
Động cơ 2 kì: 2S sinh công 1 lần

II. Nguyên lý làm việc của động cơ 4 kì(Vẽ hình cho từng kì)

1. Nguyên lý làm việc của động cơ điêzen 4 kì.

a. Kì nạp (kì hút).

- Trục khuỷu: quay nửa vòng thứ nhất (quay 1800)

- Pít-tông: đi từ ĐCT ® ĐCD

- Thể tích xilanh : tăng , áp suất trong xilanh giảm.

- Không khí sạch trong đường ống nạp sẽ qua cửa nạp đi vào xilanh

b.Kì nén.

- Trục khuỷu: quay nửa vòng tiếp theo nhờ lực quán tính của bánh đà.

- Pít-tông: ĐCD® ĐCT

- Hai xupap: đóng kín

- Thể tích xilanh : giảm, áp suất và nhiệt độ của khí trong xilanh tăng.

- Cuối kì nén : vòi phun phun một lượng nhiên liệu điêzen với áp suất cao vào buồng cháy.

c. Kì cháy giãn nở (kì nổ)

- Hai xupap: vẫn còn đóng kín.

- Nhiên liệu được phun tơi vào buồng cháy (từ cuối kì nén) hòa trộn với khí nóng tạo thành hòa khí. Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ trong xilanh cao, hòa khí tự bốc cháy sinh ra áp suất cao tạo lực đẩy vào đỉnh pit-tông làm Pit-tông đi từ ĐCT ® ĐCD, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay nửa vòng tiếp theo và sinh công.

d. Kì thải (kì xả).

- Trục khuỷu: quay nửa vòng tiếp theo..

- Pit-tông: đi từ ĐCD ® ĐCT

- Hai xupap: xupap nạp đóng, xupap thải mở.

- Pit-tông được trục khuỷu dẫn động đẩy khí thải trong xilanh qua cửa thải ra ngoài.

- Khi pit-tông đi đến ĐCT, xupap thải đóng, xupap nạp mở, trong xilanh lại diễn ra kì nạp của chu trình mới.

2. Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì(lưu ý: Vẽ bugi)

Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kì cũng tương tự như động cơ điêzen 4 kì, chỉ khác ở 2 điểm sau:

- Trong kì nạp: Khí nạp vào xilanh của động cơ điêzen là không khí, còn ở động cơ xăng là hòa khí (hỗn hợp xăng và không khí). Hòa khí này được tạo bởi bộ chế hòa khí lắp trên đường ống nạp.

- Cuối kì nén: ở động cơ điêzen diễn ra quá trình phun nhiên liệu, còn ở động cơ xăng thì bugi bật tia lửa điện để châm cháy hòa khí.

III. Nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì
1. Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì

a. Kỳ Nạp-Nén:

Piston chuyển động từ ĐCD đến ĐCT, van hút mở à hỗn hợp xăng và không khí được hút vào trong cacte.

Đồng thời, khi piston che kín cửa thải à hỗn hợp phía trên piston bị nén.

b. Kỳ cháy giãn nở- thải:

Cuối kỳ nén, van hút đóng và bugi bật tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp nổ và đẩy piston từ ĐCT đến ĐCD sinh công cho động cơ.

Khi piston mở thông cửa thải sản vật cháy được thải ra ngoài.

Đồng thời, hỗn hợp phía dưới piston bị ép đến cửa quét rồi vào không gian phía trên piston quét sạch sản vật cháy và chuẩn bị hỗn hợp cho kỳ nén tiếp theo. (một phần nhiên liệu sạch bị tốn hao.)

Nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 2 kì

Tương tự như động cơ xăng 2 kì, chỉ khác 2 điểm:

-Khí nạp vào của ĐC xăng là hòa khí, của ĐC điêzen là không khí.

-Cuối kì nén: Ở ĐC xăng thì bugi bật tia lửa điện châm cháy hòa khí, còn ĐC điêzen thì vòi phun nhiên liệu vào buồng cháy.

Bài 25: HỆ THỐNG BÔI TRƠN

I. Nhiệm vụ và phân loại

1.Nhiệm vụ

Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát của các chi tiết để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của động cơ và tăng tuổi thọ các chi tiết

2. Phân loại:

Hệ thống bôi trơn được phân chia theo phương pháp bôi trơn

sgk có.

II. HỆ THỐNG BÔI TRƠN CƯỠNG BỨC
1. Cấu tạo.


1. Cacte dầu

2. Lưới lọc dầu

3. Bơm dầu

4. Van an toàn bơm dầu

5. Bầu lọc dầu

6. Van khống chế lượng dầu qua két

7. Két làm mát dầu

8. Đồng hồ báo áp suất dầu

9. Đường dầu chính

10. Đường dầu bôi trơn trục khuỷu

11. Đường dầu bôi trơn trục cam

12. Đường dầu BT các bộ phận khác

2. Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.(Sơ đồ)

TH1: Hệ thống làm việc bình thường

Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được bơm dầu 3 hút từ cacte dầu 1 và được lọc sạch ở bầu lọc dầu 5, qua van khống chế lượng dầu qua két 6 tới đường dầu chính 9, theo các đường đầu bôi trơn trục khuỷu 10, đường dầu bôi trơn trục cam 11 và đường dầu bôi trơn các bộ phận khác 12 đến bôi trơn các bề mặt ma sát của động cơ, sau đó trở về cacte.

Bầu lọc dầu 5 là loại bầu lọc li tâm, một phần dầu trong bầu lọc được dùng để tạo momen quay cho bầu lọc, sau đó dầu tự chảy về cacte.

TH2: Áp suất dầu bôi trơn trên các đường vượt quá giá trị cho phép

Van an toàn bơm dầu 4 sẽ mở để một phần dầu chảy ngược về trước bơm

TH3: Nhiệt độ dầu cao quá mức định trước

Van khống chế lượng dầu qua két 6 đóng lại, dầu đi qua két làm mát 7 và được làm mát trước khi chảy vào đường dầu chính 9.

Câu 1. Ngoài tác dụng bôi trơn thì dầu bôi trơn còn có tác dụng phụ nào khác?

Làm mát, tẩy rửa, bao kín, chống gỉ

Câu 2. Nêu một số nguyên nhân khiến dầu bôi trơn bị nóng lên khi ĐC làm việc.

Khi ĐC làm việc, nhiệt do khí cháy toả ra làm ĐC bị nóng lên. Dầu chảy qua các bề mặt ma sát và các chi tiết nóng sẽ bị nóng lên.

Câu 3. Trong 3 bộ phận: Bơm, bầu lọc và két làm mát thì bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Bơm dầu, vì dầu không thể tự chảy vào tất cả các bề mặt ma sát được

Bài 28: HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ TRONG ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN

I.Nhiệm vụ của hệ thống & đặc điểm của sự hình thành hòa khí ở động cơ Điêzen.

1) Nhiệm vụ

Cung cấp nhiên liệu & không khí sạch vào xilanh đúng thời điểm & phù hợp với từng chế độ làm việc của ĐC

2) Đặc điểm hình thành hòa khí ở ĐC điêzen

- Nhiên liệu được phun vào xilanh ở cuối kì nén với áp suất cao

- Thời gian hình thành hòa khí ngắn hơn so với ĐC xăng.

- Tỉ lệ giữa lượng nhiên liệu & không khí phụ thuộc vào từng chế độ làm việc của ĐC & việc điều chỉnh này do bơm cao áp đảm nhận.

II- Cấu tạo và nguyên lí làm việc

1. Cấu tạo

- Sơ đồ khối:

sgk

Thùng nhiên liệu à chứa nhiên liệu

Bầu lọc thô à lọc sạch cặn bẩn kích thước lớn lẫn trong NL

Bơm chuyển nhiên liệu àhút NL từ thùng nhiên liệu đưa tới bơm cao áp

Bầu lọc tinh à lọc sạch cặn bẩn kích thước nhỏ lẫn trong NL

Bơm cao áp: Tạo áp suất cao cho nhiên liệu & điều chỉnh lượng nhiên liệu cấp cho xylanh ĐC

Vòi phun à phun nhiên liệu vào xylanh

2) Nguyên lý làm việc(sơ đồ khối)

Khi động cơ làm việc

+ Ở kì nạp:

Không khí được hút qua bầu lọc khí , đường ống nạp vào cửa nạp đi vào xilanh

Nhờ bơm chuyển nhiên liệu, nhiên liệu được hút từ thùng nhiên liệu, được lọc ở bầu lọc thô và tinh rồi đưa tới khoang chứa của bơm cao áp.

+ Cuối kì nén:

Bơm cao áp bơm một lượng nhiên liệu nhất định với áp suất cao vào vòi phun để phun vào xilanh động cơ.Nhiên liệu hoà trộn với khí nén tạo thành hoà khí rồi tự bốc cháy

Bài 26: HỆ THỐNG LÀM MÁT

I. NHIỆM VỤ VÀ PHÂN LOẠI:

1. Nhiệm vụ:

Khi động cơ làm việc, tại sao động cơ lại nóng lên ?

Do píttông chuyển động trong thành xi lanh và nguồn nhiệt do khí cháy sinh ra.

Việc nóng lên của động cơ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình làm việc ?

+ Giảm sức bền các chi tiết.

+ Hiện tượng píttông bó kẹt trong xilanh.

+ Dễ gây kích nổ trong động cơ xăng.

Nhiệm vụ: Giữ cho nhiệt độ của các chi tiết không vượt quá giới hạn cho phép.

2. Phân loại :

sgk

II. HỆ THỐNG LÀM MÁT BẰNG NƯỚC.

1. Cấu tạo:

1 - Thân máy

2 - Nắp máy

3 - Đường nước nóng

4 - Van hằng nhiệt

5 - Két nước

6 - Dàn ống

7- Quạt gió

8- Ống nước nối tắt

9- Puli và đai truyền

10- Bơm

11- Két làm mát dầu

12- Ống phân phối nước lạnh

3. Nguyên lí làm việc: sgk(sơ đồ)

III. HỆ THỐNG LÀM MÁT BẰNG KHÔNG KHÍ.

1. Cấu tạo:

1. Quạt gió

2. Cánh tản nhiệt

3. Tấm hướng gió

4. Vỏ bọc.

5. Cửa thoát gió

2. Nguyên lí làm việc:(sơ đồ, phần này thường không quan trọng)

- Khi động cơ làm việc, nhiệt từ các chi tiết bao quanh buồng cháy được truyền tới các cách tản nhiệt rồi tản ra không khí. Nhờ các cách tản nhiệt có diện tích tiếp xúc với không khí lớn nên tốc độ làm mát được tăng cao.

- Hệ thống có sử dụng quạt gió không chỉ tăng tốc độ làm mát mà còn đảm bảo làm mát đồng đều hơn.

Bài 34:

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO XE MÁY

I-ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH BỐ TRÍ ĐCĐT DÙNG CHO XE MÁY

1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐCĐT DÙNG TRÊN XE MÁY:

sgk có.

2. Bố trí động cơ trên xe máy

Tại sao phải có các yêu cầu khi bố trí động cơ đốt trong trên xe máy?

- Đảm bảo các yêu cầu về kĩ thuật

- Đảm bảo những điều kiện thuận tiện cho người sử dụng.

Những cách bố trí ĐC trên xe máy:

Đầu xe, đuôi xe, lệch về đuôi xe

Cách bố trí động cơ

Ưu điểm

Nhược điểm

Đ/c đặt giữa xe

- Phân bố đều khối lượng trên xe.

- ĐC được làm mát tốt.

- HTTL phức tạp.

- Nhiệt thải ĐC ảnh hưởng đến người lái.

Đ/c đặt lệch về đuôi xe

- Hệ thống truyền lực gọn.

- Nhiệt thải của ĐC không ảnh hưởng đến người lái.

- Phân bố không đều khối lượng trên xe.

- ĐC được làm mát không tốt.

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN Ô TÔ

Thể tích buồng cháy là gì

- Vì khi đó li hợp ngắt

-Truyền, biến đổi mômen quay cả về chiều và trị số tớibánh xe chủ động

- Ngắt mômen khi cần thiết.

1. Cấu tạo của HTTL:

1. Động cơ

2. Ly hợp

3. Hộp số

4. Xích

5. Bánh xe

2. Cách bố trí HTTL trên xe máy

*) Cách bố trí

sgk có.

Em hãy cho biết cách bố trí hệ thống truyền lực trên xe máy phụ thuộc vào yếu tố nào?

- Phụ thuộc vào cách bố trí ĐC ở giữa xe hay ĐC đặt lệch về đuôi xe

- Đánh dấu X vào tên các cụm chi tiết mà có trong HTTL của xe máy theo 2 cách bố trí ĐC ở giữa và ĐC đặt lệch về đuôi.

Tên các cụm chi tiết

ĐC đặt ở giữa xe

ĐC đặt lệch về đuôi xe

Động cơ

x

x

Li hợp

x

x

Hộp số

x

x

Xích

x

Truyền lực các đăng

x

Bánh xe chủ động

x

x

*) Đặc điểm của các bộ phận:

- Động cơ, li hợp, hộp số thường bố trí trong một vỏ chung.

- Li hợp trên xe máy thường là li hợp ma sát được điều khiển bằng tay hoặc tự động dựa vào lực li tâm theo tốc độ quay của động cơ.

- Hộp số thường có ba, bốn cấp tốc độ và không có số lùi.

- Khi động cơ đặt ở giữa xe thì truyền lực đến bánh sau thường bằng xích.

- Khi động cơ đặt lệch về đuôi xe thì momen quay từ hộp số đươc truyền đến bánh xe bằng trục các đăng hoặc đai.

3. Nguyên lý làm việc:

(Kèm theo sơ đồ)

Khi động cơ 1 làm việc, nếu li hợp 2 đống thì momen sẽ truyền qua hộp số 3, qua xích 4 để truyền cho bánh xe chủ động 5.