Thế nào là men gan cao

Chỉ số men gan phản ánh tình trạng sức khỏe của gan. Vậy chỉ số men gan này liên quan đến sức khỏe như thế nào, ngưỡng bình thường ra sao và có cách nào để giảm men gan, hãy cùng chuyên gia giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Các chỉ số men gan là gì?

Chỉ số men gan là gì

Men gan được biểu hiện thông qua các chỉ số ALT, ALP, AST, GGT

Men gan là nhóm các enzyme trong tế bào gan, tham gia vào quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể và góp phần thực hiện chức năng gan. Men gan được thể hiện thông qua các chỉ số Alanine Transaminase (ALT), Phosphatase kiềm (ALP), Aspartate Transaminase (AST) và Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT).

Men gan tăng cao do bị các tế bào gan bị hoại tử phóng thích vào máu. Như vậy, khi các chỉ số men gan tăng cao chính là dấu hiệu cảnh báo có những tổn thương ở gan.

Cụ thể:

1.1. Chỉ số men gan ALT (SGPT)

Men ALT (alanine transferase) có chủ yếu trong bào tương của gan. Một lượng nhỏ ALT cũng có trong thận và các cơ quan khác. Cơ thể chúng ta cần ALT để phân hủy thức ăn thành năng lượng. Thông thường, nồng độ ALT trong máu thấp, nếu gan bị tổn thương, lượng ALT sẽ bị giải phóng nhiều vào trong máu. Đây là dấu hiệu đặc trưng khi tổn thương gan.

1.2. Chỉ số men gan AST (SGOT)

Đây cũng là một loại enzyme do gan tạo ra. AST (Aspartate Transaminase) cũng có một lượng nhỏ nằm ở tim, thận, não và cơ bắp. Thông thường, nồng độ AST trong máu thấp. Khi gan bị tổn thương, hoại tử thì men AST cũng được giải phóng vào máu. Tuy nhiên vì có nhiều ở các cơ quan khác nên AST tăng không đặc hiệu cho tổn thương gan.

1.3. Chỉ số men gan GGT

Chỉ số men gan GGT (gamma-glutamyl transferase) là một loại enzyme được tìm thấy ở nhiều cơ quan trong cơ thể với nồng độ cao nhất được tìm thấy trong gan (thành tế bào ống mật). GGT tăng cao trong máu hầu hết do các bệnh gây tổn thương gan hoặc đường mật.

Bình thường, GGT ở mức thấp nhưng khi gan bị tổn thương, mức GGT có thể tăng lên. GGT thường là men gan trong máu tăng đầu tiên khi nhận thấy ống dẫn mật mang mật từ gan đến ruột bị tắc nghẽn. Đây là chỉ số để phát hiện các vấn đề về ống mật.

Bổ gan Tâm Bình – Hỗ trợ giải độc gan, giảm tác hại rượu bia ảnh hưởng đến gan

Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình

Tìm hiểu thêmMua ngay

1.4. Chỉ số men gan ALP

Alkaline phosphatase (ALP) là enzyme được thấy chủ yếu ở gan (màng tế bào), xương, ruột và thận. Mức độ ALP bất thường cho thấy các vấn đề về gan và các tình trạng sức khỏe khác.

Chỉ số phosphatase kiềm này thường được kiểm tra khi có một số dấu hiệu như buồn nôn, nôn, vàng da, mệt mỏi, đau bụng hoặc sút cân không rõ nguyên nhân.

2. Chỉ số men gan bình thường là bao nhiêu?

Men gan bình thường sẽ đảm bảo hoạt động của gan. Chỉ số men gan bình thường được đo bằng đơn vị UI/L:

Men ganChỉ số bình thường (đơn vị: UI/L)ALT20-40AST20-40GGT20-40ALP30-110

Nếu chỉ số men gan tăng cao gấp 1-2 lần là mức độ nhẹ, từ 2-5 lần là mức độ trung bình và khi tăng cao gấp 5-10 lần nghĩa là chức năng gan đã bị ảnh hưởng, cảnh báo một số bệnh lý về gan mật và có nguy cơ tử vong cao. Các mức độ tăng và sự nguy hiểm được thể hiện qua bảng dưới đây:

Chỉ sốASTALTGGTLDHChỉ sốTăng nguy cơ tử vongChỉ sốTăng nguy cơ tử vongTăng nhẹ40-80 UI/L32%40-80 UI/L21%40-80 UI/L40-80 UI/LTăng trung bình80-200 UI/L78%80-200 UI/L59%80-200 UI/L80-200 UI/LTăng cao> 200 UI/L78%> 200 UI/L59%> 200 UI/L> 200 UI/L

3. Chỉ số men gan cao cảnh báo bệnh gì?

Men gan tăng cao thường cảnh báo tình trạng viêm hoặc tổn thương các tế bào trong gan. Khi tế bào gan bị viêm hoặc tổn thương sẽ bị rò rỉ lượng hóa chất nhất định. Một số bệnh lý đặc trưng khi men gan thay đổi như:

Chỉ số men gan tăng caoALT tăngAST tăngALP + GGT + bilirubin tăng

– Viêm gan cấp hoặc mãn tính

– Viêm gan nhiễm mỡ

– Hội chứng  Bud-Chiari

– Viêm gan do thiếu máu cục bộ

– Bệnh liên quan đến tự miễn dịch, bệnh huyết sắc tố

– Cơ thể đang bị nhiễm độc

– Bệnh Wilson hoặc Celiac

– Do sử dụng nhiều rượu bia

– Viêm gan nhiễm mỡ do rượu

– Xơ gan cổ trướng

– Một số bệnh không do gan như tán huyết, bệnh cơ, bệnh tuyến giáp

Nguyên nhân do gan mật:

– Tắc nghẽn ống mật

– Xơ gan nguyên phát

– Viêm đường mật xơ cứng nguyên phát

– Các bệnh thâm nhiễm của gan như sarcoid, amyloidosis

– U lympho, xơ nang

– Di căn, ứ mật

Nguyên nhân không liên quan đến gan:

– Bệnh lý xương

– Mang thai

– Suy thận mãn tính

– Ung thư hạch bạch huyết hoặc khối u ác tính khác

– Suy tim sung huyết

– Nhiễm trùng hoặc viêm

4. Nguyên nhân gây tăng men gan

nguyên nhân gây tăng men gan

Khi gan bị tổn thương sẽ dẫn đến tăng men gan.

Có nhiều bệnh lý và tình trạng góp phần làm tăng men gan. Một số các nguyên nhân chủ yếu khiến chỉ số men gan tăng cao như:

Một số nguyên nhân khác có thể tăng men gan như:

  • Viêm gan do rượu
  • Viêm gan tự miễn
  • Bệnh Celiac (tổn thương ruột non do gluten)
  • Nhiễm trùng Cytomegalovirus (CMV)
  • Dư sắt ở hiện tượng Hemochromatosis, dư đồng ở bệnh Wilson
  • Ung thư gan
  • Tăng bạch cầu đơn nhân
  • Viêm đa cơ (bệnh viêm dẫn đến yếu cơ)
  • Nhiễm trùng huyết
  • Rối loạn tuyến giáp
  • Viêm gan nhiễm độc (gan bị viêm do sử dụng thuốc hoặc nhiễm độc)

>> Lắng nghe PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng – Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ về nguyên nhân gây tăng men gan

5. Triệu chứng khi men gan tăng cao

Khi men gan tăng cao, thường biểu hiện thông qua một số triệu chứng như:

  • Triệu chứng đặc trưng là vàng da, vàng mắt, lòng bàn tay bàn chân vàng
  • Người mệt mỏi, đau bụng, thường cảm nhận được các cơn đau vùng hạ sườn phải (vị trí của gan)
  • Sốt nhẹ
  • Có biểu hiện chán ăn, buồn nôn và nôn
  • Người mẩn ngứa do gan phải đào thải lượng lớn độc tổ
  • Phân nhợt nhạt, nước tiểu đậm do mật bị tắc nghẽn, khiến lượng lớn bilirubin không được chuyển tới đường tiêu hóa, làm tắc ứ và thải qua đường nước tiểu.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy giảm chức năng gan kèm theo mức độ tăng nặng của bệnh gan như viêm gan mạn tính, xơ gan, cơ gan cổ trướng, ung thư gan…

6. Điều trị men gan tăng cao

Khi điều trị men gan tăng cao, các bác sĩ cần xem xét nguyên nhân và cơ chế của bệnh để đưa ra hướng xử lý thích hợp. Nếu như men gan tăng cao do virus gây nên thì sẽ được chỉ định bằng thuốc kháng virus.

Nếu men gan tăng từ nguyên nhân sử dụng rượu bia không kiểm soát phải từ bỏ thói quen có hại này.

Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định các thuốc hướng gan để điều chỉnh men gan về ngưỡng an toàn hoặc sử dụng các loại thuốc làm giảm yếu tố nguy cơ như:

  • Các loại acid amin: dành cho người bị gan nhiễm mỡ để tăng cường chức năng chuyển hóa protid và tái tạo gan.
  • Choline: giảm các triệu chứng của gan nhiễm mỡ do rượu, đào thải mỡ trong gan và hỗ trợ hồi phục chức năng gan.
  • Vitamin nhóm B, E: cải thiện chức năng gan và bảo vệ tế bào gan.
  • Thuốc statin: hạ mỡ máu ngăn ngừa gan nhiễm mỡ

Ngoài ra, có thể sử dụng một số vị thảo dược để hỗ trợ giảm men gan như diệp hạ châu (cây chó đẻ), nhân trần, actiso, rau má…

7. Phòng ngừa tăng men gan

Theo Ths. Nguyễn Minh Hoàng, để phòng ngừa tình trạng tăng men gan cần chú ý theo dõi và chủ động thay đổi lối sống. Cụ thể:

xét nghiệm tăng men gan

Nên chủ động xét nghiệm chỉ số men gan để kiểm tra chức năng gan.

  • Chủ động siêu âm, định lượng virus để ngăn ngừa nguy cơ mắc viêm gan do virus
  • Tăng cường các loại rau xanh, hoa quả giàu chất xơ và vitamin để cơ thể nhận đầy đủ dưỡng chất
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để bảo vệ gan
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C trong hoa quả như cam, quýt, bưởi để tăng đề kháng miễn dịch
  • Uống đủ nước mỗi ngày thúc đẩy gan thải độc
  • Bỏ uống rượu bia, hút thuốc lá – nguyên nhân trực tiếp làm tổn hại gan, đặc biệt men gan.
  • Duy trì cân nặng ổn định dựa trên thang chỉ số khối cơ thể BMI (dưới 23 và trên 18,5 dành cho người châu Á)
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, đi bộ ít nhất 30 phút/ngày.

Trên đây là thông tin về chỉ số men gan, nguyên nhân gây tăng và các bệnh lý thường gặp. Bạn nên chú ý đến những tín hiệu từ chỉ số này để ngăn ngừa bệnh gan phát triển. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 hoặc chat trực tiếp với chúng tôi tại đây.

Chỉ số men gan cao là bệnh gì?

Men gan là xúc tác sinh học quan trọng trong chuyển hóa chất của cơ thể. Men gan cao là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy tế bào gan của bạn bị tổn thương, đây dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm như viêm gan cấp, viêm gan mạn tính giai đoạn hoạt động, xơ gan, tắc đường mật, ung thư gan...

Men gan cao khi nào?

Men gan tăng cao thường là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm hoặc tổn thương các tế bào gan như: Viêm gan hoặc các bệnh về gan. Theo đó, khi các tế bào gan bị viêm hoặc bị tổn thương sẽ giải phóng men gan vào máu, với mức độ cao hơn bình thường, làm tăng men gan khi xét nghiệm máu.

AST báo nhiêu là cao?

AST tăng cao (chỉ số AST trong máu vượt quá 3000 UI/L): Thường gặp trong các trường hợp tổn thương, bệnh lý gây hoại tử tế bào gan (viêm gan do virus cấp hoặc mãn tính, trụy mạch kéo dài, gan bị tổn thương do hóa chất, thuốc độc,...).

Men gan cao báo nhiêu phải uống thuốc?

Men gan cao bao nhiêu cần dùng thuốc? Men gan bình thường có các chỉ số như: ALT: 20 – 40 UI/L, AST: 20 – 40 UI/L, ALP: 30 – 110 UI/L, GGT: 20 – 40UI/L. Khi có kết quả xét nghiệm các chỉ số tăng cao hơn mức bình thường thì được coi là men gan cao.