Thao tác bảo quản rau quả tươi bằng phương pháp lạnh

Sau khi thu hoạch, rau củ quả vẫn tiếp tục sinh hóa (phản ứng hô hấp) để chuyển hóa đường, oxy thành carbonic, nước và nhiệt.

Khi quá trình này diễn ra với cường độ cao sẽ dẫn đến hiện tượng chín ở các loại thực phẩm này, đây cũng là câu trả lời để lý giải nguyên nhân làm khoai tây nảy mầm sau thu hoạch.

Quá trình trao đổi chất là quá trình diễn ra bình thường, tất yếu. Vì thế, để bảo quản rau củ được lâu và tươi hơn thì bạn chỉ có thể làm chậm lại quá trình này chứ không thể khiến chúng ngưng lại được.

Hiện tượng nhiễm nấm, nhiễm khuẩn

Rau củ quả để lâu rất dễ hình thành các loại vi khuẩn, xuất hiện nấm gây thối, hư hỏng.

Để ngăn ngừa được điều này, bạn cần quan tâm đến những yếu tố làm hình thành nấm, khuẩn ở nhóm thực phẩm này để có cách khắc phục phù hợp.

2 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo quản

Nhiệt độ

Nhiệt độ là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng rau củ quả khi bảo quản.

Với nhiệt độ thấp, màng tế bào trong các loại thực phẩm này sẽ co lại, giúp giảm quá trình trao đổi chất. Bên cạnh đó, nhiệt độ thấp cũng làm sự phát triển của các loại nấm, vi khuẩn làm hư hỏng rau củ quả của bạn.

Độ ẩm

Độ ẩm thấp sẽ làm tăng phản ứng hô hấp, rối loạn hoạt động trao đổi chất, giảm khả năng đề kháng nên sẽ dẫn đến tình trạng rau củ bị héo đi.

Độ ẩm cao giúp rau củ tươi ngon, tuy nhiên đây lại là nhiệt độ lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, phát triển, có thể làm hỏng rau củ của bạn.

Vì thế, bạn cần dùng màng bọc thực phẩm, các hộp kín để ngăn ngừa vi khuẩn và nấm để vừa bảo quản tốt thực phẩm, vừa an toàn sức khỏe.

Các yếu tố khác

Hàm lượng oxy, CO2, C2H­4 (ethylene),... cũng ảnh hưởng lớn đến rau củ quả. Lượng oxy cao làm tăng quá trình trao đổi chất ở thực phẩm, nếu hàm lượng này thấp đi sẽ làm rau củ ngưng trao đổi, gây hư thối.

Khí CO2 có khả năng kéo dài thời gian bảo quản rau củ quả và còn giúp làm chậm sự phát triển của vi khuẩn có hại nếu được sử dụng và điều chỉnh đúng cách.

Ethylene (C2H4) là loại khí không màu, không mùi, không độc hại, có liên quan đến quá trình làm chín tự nhiên được hình thành nội sinh trong các loại rau củ.

Trong thực phẩm, chúng có thể tạm chia làm 2 loại: thực phẩm tạo khí ethylene có trong trái cây như táo, đu đủ, chuối,... và thực phẩm hấp thụ khí ethylene có nhiều trong các loại rau xanh như bông cải xanh, dưa chuột, rau diếp cá,... Vì thế, bạn cần phân loại và bảo quản các nhóm thực phẩm này cho phù hợp.

3 Cách bảo quản rau trong tủ lạnh

Mua với số lượng thích hợp

Mua rau củ quả với số lượng thích hợp để bảo quản trong tủ lạnh sẽ giúp bạn tránh được tình trạng lãng phí khi chúng bị hư.

Vì thế, bạn chỉ nên mua đủ phù hợp để trong thời gian bảo quản nhất định, tránh mua quá nhiều nhé!

Loại bỏ những phần hư hỏng trước khi cho vào tủ lạnh

Những phần hư hỏng của rau củ quả sẽ làm sản sinh khí ethylene tạo nên hiện tượng chín tự nhiên, hình thành nấm, vi khuẩn làm các phần đã hỏng này lây sang những phần khác hoặc thậm chí là ảnh hưởng đến các thực phẩm khác.

Vì thế, bạn cần cắt bỏ phần hư hại này trước khi cho cho vào tủ lạnh bảo quản nhé!

Không nên rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh

Việc rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản sẽ làm dư thừa độ ẩm, dễ làm hư hỏng thực phẩm. Nếu muốn làm sạch chúng, hãy đảm bảo rau củ của bạn đã được để ráo hoàn toàn.

Phân loại thực phẩm và bảo quản riêng

Như đã nói ở trên, bạn cần phân loại thực phẩm tạo khí và hấp thụ khí ethylene riêng ra để bảo quản.

Ví dụ như táo sẽ hấp thụ khí của bắp cải, từ đó tạo mùi hôi hoặc với hành lá là thực phẩm tạo khí, nếu bảo quản chung với lê sẽ làm lê của bạn bốc mùi khó chịu.

Không cắt nhỏ rau củ trước khi cho vào tủ lạnh

Bạn không nên cắt nhỏ rau củ ra rồi cho vào tủ lạnh bảo quản để khi cần có thể lấy ra sử dụng nhanh, việc làm này sẽ làm giảm đi lượng dưỡng chất có trong rau củ, lại tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn hình thành.

Sử dụng túi, hộp nhựa chuyên dụng để đựng rau củ

Các túi, hộp nhựa chuyên dụng được làm bằng chất liệu PP vừa an toàn, vừa giúp ổn định độ ẩm lý tưởng để thực phẩm của bạn giữ được độ tươi, ngon, vừa ngăn ngừa vi khuẩn và hiện tượng ảnh hưởng khí ethylene.

Lưu ý thời gian bảo quản

Các loại rau củ quả thông thường chỉ nên bảo quản và dùng trong 3 - 4 ngày, tùy thuộc vào từng loại thực phẩm.

Riêng các loại củ, bạn bảo quản tối đa 2 này, các loại như su su, cà rốt, súp lơ thì cất trữ được lâu hơn trong khoảng 10 ngày.

Lưu ý nhiệt độ bảo quản

Nhiệt độ thích hợp để bảo quản thực phẩm là từ 1 - 4 độ C. Nếu trên 4 độ C sẽ làm hình thành vi khuẩn có hại gây hư thối, còn dưới 1 độ C thì sẽ xuất hiện hiện tượng đóng băng.

Thêm vào đó, các tủ lạnh thông thường đều có ngăn rau củ riêng, bạn nên cho chúng vào đúng ngăn phù hợp để có hiệu quả bảo quản tốt nhất nhé!

Lau dọn tủ lạnh thường xuyên

Lợi ích khi bạn lau dọn tủ lạnh thường xuyên ngoài việc loại bỏ các mùi khó chịu từ nhiều lý do gây ra, còn giúp tránh hình thành các vi khuẩn, nấm nữa đấy!

Bảo quản rau củ chỉ với một tờ giấy

Với các loại rau rất nhanh bị héo, lúc này bạn cần đến khăn giấy. Sau khi rửa sạch rau, bạn dùng khăn giấy thấm bớt nước của chúng đi.

Tiếp theo bạn bao quanh bó rau bằng 1 - 2 tờ khăn giấy khô rồi cho vào túi, gói lại cho kín khí rồi bảo quản trong tủ lạnh nhé!

4 Một số lưu ý khi bảo quản rau củ trong tủ lạnh

Không phải bất cứ rau củ quả nào bạn cũng nên bảo quản trong tủ lạnh. Nếu cần thiết, bạn cũng cần phân loại và có cách dự trữ hợp lý. Dưới đây là 3 nhóm bạn cần lưu ý:

Nhóm 1: Những loại rau củ quả không nên bảo quản trong tủ lạnh

Một số loại thực phẩm chỉ cần bảo quản ở nơi khô thoáng, khi đưa vào tủ lạnh với nhiệt độ không phù hợp sẽ làm hư hại chúng. Có thể kể đến là tỏi, hành tây, khoai tây, khoai lang, bí đỏ,...

Nhóm 2: Những loại rau củ quả sau khi chín mới nên bỏ vào tủ lạnh

Quá trình chín tự nhiên có thể tạm ngưng khi cho vào nhiệt độ của tủ lạnh, vì thế bạn cần để 1 số loại thực phẩm chín hoàn toàn rồi mới cho vào tủ lạnh. Ví dụ: quả bơ, cà chua, mận, chuối, đu đủ, xoài.

Nhóm 3: Những loại rau củ quả cần bảo quản lạnh ngay sau khi mua

Với măng tây, cần tây, súp lơ, gừng, cam, quýt, táo, atiso,... là những loại thực phẩm cần bảo quản ngay trong tủ lạnh khi mới mua về. Điều này giúp chúng tươi ngon, không bị hư hại.

5 Cách bảo quản rau không cần tủ lạnh

Trước khi có sự xuất hiện của tủ lạnh, người ta vẫn có những cách bảo quản rau củ quả tốt rất hiệu quả.

Với các loại thực phẩm là trái cây mọng nước, bạn chỉ nên rửa sạch trước khi ăn. Nếu không dùng, bạn có thể để ở nơi thoáng mát là được vì nếu để chúng gặp nước, tạo độ ẩm sẽ hình thành vi khuẩn.

Khoai tây, hành tây, cà chua sẽ dễ mất đi hương vị đặc trưng khi cho vào tủ lạnh bảo quản. Vì thế, bạn chỉ nên dự trữ chúng với nhiệt độ thường, thoáng khí.

Cho các loại rau ăn lá vào túi, kéo kín lại với 1 ít không khí sẽ giúp chúng tươi lâu hơn, không bị héo nếu không có tủ lạnh để bảo quản nhé!

Các loại trái cây họ cam như quýt, bưởi,... vẫn rất tươi ngon khi bảo quản ở nơi thoáng mát, hoặc bạn có thể cho vào túi đựng với 1 lỗ đục để lưu thông khí.

Toshiba Inverter 180 lít GR-B22VU UKG

Samsung Inverter 236 lít RT22M4032BY/SV

6.750.000₫ 9.390.000₫ -28%

Samsung Inverter 208 lít RT20HAR8DBU/SV

6.790.000₫ 7.890.000₫ -13%

Aqua 90 lít AQR-D99FA(BS)

Samsung Inverter 655 lít RS62R5001M9/SV

20.900.000₫ 22.900.000₫ -8%

Toshiba Inverter 253 lít GR-B31VU SK

Xem thêm:

Trên đây là những cách bảo quản rau trong tủ lạnh rất thực dụng và hữu ích. Hy vọng bạn đã có thêm những mẹo vào bếp hay để áp dụng cho bản thân mình nhé!

Biên tập bởi bích trâm • 29/07/2021

Những câu hỏi liên quan

Quy trình: “ Thu hái → Chọn lựa → Làm sạch → Làm ráo nước → Bao gói → Bảo quản lạnh → Sử dụng ” là quy trình:

A. Chế biến rau quả.

B. Bảo quản lạnh rau, quả tươi.

C. Chế biến xirô.

D. Bảo quản rau, quả tươi.

a) Thanh thép để gần bếp than nóng đỏ bị ăn mòn nhanh hơn so với  thanh thép để nơi khô ráo, thoáng mát.

c) Dao làm bằng thép không bị gỉ nếu sau khi dùng phải rửa nước sạch và lau khô.

Khi rửa rau sống, trước khi dọn lên đĩa, người ta thường để rau vào rổ và vẩy mạnh cho nước văng ra, rau ráo bớt nước. Đó là dựa vào tác dụng của

A. lực ma sát.

B. quán tính.

C. trọng lực.

D. lực đàn hồi.

Đọc văn bản sau:

Canh dưa cải nấu lạc

Nguyên liệu:

- Dưa cải muối: 1 kg

- Hành hoa: 0,5 kg

- Lạc nhân: 0,2 kg

- Nước mắm, muối, mì chính.

Cách làm:

- Dưa cải rửa sạch cho bớt chua, để ráo nước, nếu là dưa muối nén cả cây thì cắt khúc dài 3 cm.

- Lạc nhân giã dập, hành hoa nhặt rửa sạch, thái nhỏ.

- Cho dưa, nước mắm, muối vào nồi đun lên, đảo đều cho ngấm mắm muối.

Cho lạc vào khoảng 3 lít nước vào dưa, đậy vung, đun nhỏ lửa, để sôi âm ỉ cho dưa chín mềm, nêm lại mắm muối vừa ăn. Bắc ra, cho hành hoa, mì chính.

Hãy cho biết, văn bản trên thiếu nối dung nào ?

A. Điều kiện

B. Cách thức

C. Trình tự

D. Yêu cầu thành phẩm

Câu 54: Phương pháp nào KHÔNG dùng để bảo quản rau, hoa, quả tươi? A. Bảo quản lạnh. B. Bảo quản bằng hút chân không. C. Bảo quản bằng ozon. D. Bảo quản bằng thuốc bảo vệ thực vật. Câu 58: Quặng boxit (bauxite) dùng để sản xuất nhôm. Quặng boxit là A. Vật liệu. B. Nguyên liệu. C. Nhiên liệu. D. Phế liệu. Câu 60: Dãy chất nào sau đây gồm toàn vật thể: A. Sắt, nhôm, không khí. B. Bàn, ghế, gỗ. C. Cây bút, bàn, ghế. D. Thủy tinh, cây bút, ghế. Câu 67: Mô hình trồng rau thủy canh trong nhà liên quan đến lĩnh vực nào của KHTN? A. Hóa học. B. Sinh học. C. Vật lí. D. Khoa học Trái Đất. Câu 68: Các nhiên liệu hóa thạch như than đá và dầu khí trên Trái Đẩt có nguồn gốc như thể nào? A. Nhân tạo. B. Tự nhiên. C. Hữu cơ. D. Vô cơ.

Tác dụng của việc bao gói trước khi làm lạnh trong bảo quản rau, quả tươi là

A. giảm hoạt động sống của rau, quả và vi sinh vật gây hại.

B. tránh đông cứng rau, quả.

C. tránh lạnh trực tiếp.

D. tránh mất nước.

Video liên quan

Chủ đề