Bài học rút ra từ truyện trả ơn con lợn

Một quý bà dắt cún cưng đi dạo. Trên đường gặp một người ăn mày, bà ta nói: "Nếu anh gọi cún cưng của tôi là bố, tôi sẽ cho anh 100.000." Người ăn mày hỏi lại:" Nếu tôi gọi 10 lần thì sao?" Bà này đáp: "Thì cho anh 1 triệu." Người ăn mày lập tức nhìn con chó gọi to mười lần "Bố ơi". Người đi đường thấy lạ xúm vào xem. Dưới sự chứng kiến của đám đông, quý bà đành phải đưa tiền cho anh này.

Lập tức, anh này tươi cười rối rít nói: "Cảm ơn mẹ, cảm ơn mẹ nhiều lắm."

Bài học rút ra :

Cuộc đời là thế, bạn càng hiền lành lương thiện, người khác lại càng muốn lợi dụng bắt nạt bạn. Đối với những kẻ đó, hãy giữ thái độ bình thản, nhẹ nhàng phản kích.

2. Vị chủ tịch huyện

Một vị chủ tịch huyện bị cách chức, vì quá uất hận mà ngã bệnh, chỉ có thể nằm bẹp trên giường. Bác sĩ khuyên: "Thử đọc thông báo khôi phục chức vụ cho ông ấy xem, biết đâu lại có tiến triển."Người vợ nghe thế thì nghĩ bụng: "Đã đọc thì đọc hẳn thông báo thăng chức lên chủ tịch tỉnh cho ông ấy sướng một thể." Ai dè người chồng nghe xong thì cười ha hả bật dậy, khoẻ mạnh như xưa.Bác sĩ thở dài: "Sao lại không nghe lời tôi dặn, tự ý tăng liều thế này chưa chắc đã là hay." Quả nhiên, sau khi biết được sự thật người chồng đã phát điên.

Bài học rút ra :

Đừng sợ thất bại, hãy dũng cảm đối diện với nó, đừng để nó ngăn cản bước đi của bạn. Cuộc đời là một hành trình, ai cũng được nếm trải nhiều trải nghiệm khác nhau, thất bại cũng nằm trong đó.

3. Ba điều ước

Một người da đen đi lạc trong sa mạc, ba ngày không được uống nước. Tưởng như sắp gục ngã thì Thượng Đế xuất hiện, ban cho anh ta 3 điều ước. Người này ước rằng, điều thứ nhất mỗi ngày đều được uống nước. Điều thứ hai được đổi thành da trắng. Điều thứ ba được thấy mông phụ nữ mỗi ngày. Thượng Đế đồng ý. Sau đó anh ta liền biến thành bồn cầu trắng tinh.

Bài học rút ra :

Tham lam quá đáng chỉ tổ gây hoạ cho chính mình, ngược lại, nếu biết nghĩ cho người khác, thuận theo tự nhiên, ông trời sẽ chiều lòng bạn.

4. Con lợn

Có hôm tôi trêu con gái 4 tuổi của mình: "Nhà mình sắp nuôi một con lợn, cần phân chia công việc, một người sẽ cho nó ăn mỗi ngày, một người thì dọn phòng nó, một người thì tắm cho nó. Con chọn việc gì? "Nó đáp ngay:" Con làm lợn."

Bài học rút ra :

Sự lựa chọn mà bạn đưa ra cho người khác là thứ mà bạn muốn họ làm, nhưng đó không hẳn là thứ họ mong muốn. Thế nên đôi khi dù bạn đã cố hết sức, cứ nghĩ rằng điều bạn làm là tốt cho đối phương, nhưng họ lại từ chối lòng tốt của bạn.

5. Quán bar

Một người đàn ông vào quán bar, bắt chuyện với một cô gái: "Tôi có thể mời cô một cốc bia không?" Cô này lập tức gào ầm lên: "Không, tôi không phải gái gọi, tôi không muốn ngủ với anh!" Mọi người lập tức ném cho người đàn ông ánh nhìn khinh bỉ. Người đàn ông sượng sùng một lúc, sau đó cô gái nhẹ nhàng nói: "Anh cho em xin lỗi, em là sinh viên khoa tâm lý, nãy em chỉ muốn thử xem phản ứng khi bị xấu hổ của anh thôi."

Người đàn ông nghe thế bèn hét lên: "500.000 một giờ? Mặt mũi thế này mà cũng dám hét giá cao thế? Cô đùa tôi à!"

Bài học rút ra :

Khi bị người thân thiết phũ phàng, chúng ta đều buồn, buồn hơn là chúng ta chỉ có thể vờ như không có gì xảy ra. Nhưng nếu người xa lạ sỉ nhục bạn, đừng ngại phản đòn. Có điều bạn cần nắm lấy thời cơ và chọn đúng phương pháp, đừng nên nóng nảy hỏng việc.

6. Tỏ tình

Chàng thầm yêu nàng đã lâu. Được bạn bè gợi ý, chàng quyết định mua hoa hồng xếp thành hình trái tim trước sân kí túc xá nàng. Nhưng vì quá nhút nhát, đứng dưới sân hồi lâu cũng không dám gọi to tên nàng để tỏ tình. Đám đông vây quanh ngày càng đông, người đứng xem chật hành lang các tầng. Cuối cùng chàng lí nhí hỏi: "Có ai mua hoa không?"

Bài học rút ra :

Không dám dũng cảm theo đuổi điều bạn khao khát, không tranh thủ nắm bắt thời cơ, thì bạn không xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Lỡ một lời tỏ tình, cô gái nhẽ ra là vợ bạn, lại đi chăm con cho người khác.

7. Xe hơi

Thấy thằng bạn thân đi BMW đến, chàng trai ngạc nhiên hỏi: "Lấy đâu ra thế?" Thằng bạn thân trả lời:" Tối qua đi bar quen một em, em ấy lái xe lôi mình lên núi hóng gió, rồi em ấy cởi quần áo ra bảo mình có thể chiếm lấy bất cứ thứ gì mình muốn, nên mình lái xe của em ấy đi." Chàng trai gật gù đáp: "Cũng phải, quần áo của cô ấy sao cậu mặc vừa được."

Bài học rút ra :

Chúng ta thường bị những thứ phù phiếm bên ngoài dụ dỗ, nhắm mắt lại, nắm bắt được thứ con tim mong muốn mới có thể thành công được. Còn về ý kiến của bạn bè, bạn có thể tham khảo, có thể không, nhưng từ đó có thể nhận ra ai mới thực sự là người bạn cùng chung chí hướng.

8. Vợ người ta

Một chàng trai định nhảy lầu tự sát vì người yêu 8 năm sắp đi lấy chồng. Cảnh sát đến nơi, điềm đạm nói: "Anh được ăn nằm với vợ người khác 8 năm trời, anh thiệt thòi gì mà phải nhảy lầu?"

Chàng trai nghe xong, nghĩ ngợi một hồi rồi cẩn thận rời khỏi ban công, quay vào phòng, đóng cửa lại.

Bài học rút ra :

Vui hay buồn thì thời gian cũng đang lặng lẽ trôi đi. Chuyện đã xảy ra rồi có nuối tiếc cũng vô ích. Hãy nhìn sự việc theo góc độ khác, bạn sẽ thấy mọi chuyện cũng không đến nỗi nào.

Nhưng nó phải bằng hai mày!

Làng kia có một tên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.

Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói:

- Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.

Cải vội xoè năm ngon tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí khẽ bẩm:

- Xin xét lại, lẽ phải về con mà!

Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói:

- Tao biết mày phải... nhưng nó lại phải... bằng hai mày!

Trả ơn cho lợn

Có hai anh kết nghĩa đèn sách. Một anh gặp may thi đỗ, ra làm quan, liền trở mặt. Bạn đến thăm nhiều lần, lần nào cũng cho lính ra bảo, khi thì ngài giấc, ngài ngơi, khi thì ngài bận việc công không tiếp. Năm bảy phen như thế, anh này giận lắm.

Một hôm, anh ta mua một con lợn, quay vàng, để lên mâm bưng tới. Lính lê vào bẩm, một lát trở ra, niềm nở mời vào.

Vào đến nơi, quan chào hỏi vồn vã rồi sai lính lệ mang trầu ra mời. Anh ta cầm lấy miếng trầu, đút vào miệng con lợn, vái nó mấy vái mà rằng.

- Tao giả ơn mày! Nhờ mày tao mới lại lọt vào đến cửa quan để nhìn lại mặt bạn cũ!

Có hai anh kết nghĩa đèn sách. Một anh gặp may thi đỗ, ra làm quan, liền trở mặt. Bạn đến thăm nhiều lần, lần nào cũng cho lính ra bảo, khi thì ngài giấc, ngài ngơi, khi thì ngài bận việc công không tiếp. Năm bảy phen như thế, anh này giận lắm.

Một hôm, anh ta mua một con lợn, quay vàng, để lên mâm bưng tới. Lính lê vào bẩm, một lát trở ra, niềm nở mời vào.

Vào đến nơi, quan chào hỏi vồn vã rồi sai lính lệ mang trầu ra mời. Anh ta cầm lấy miếng trầu, đút vào miệng con lợn, vái nó mấy vái mà rằng.

– Tao giả ơn mày! Nhờ mày tao mới lại lọt vào đến cửa quan để nhìn lại mặt bạn cũ!

appnetmedia

Hướng dẫn

* Những điểm cần ghi nhớ khi lập dàn ý bài tập làm văn nêu Bài học rút ra từ truyện Lợn cưới áo mới, cụ thể:

– Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề.

– Đọc lại truyện lợn cưới, áo mới (Ngữ văn 6, tập 1, trang 126).

– Nội dung của truyện nói về điều gì?

– Nghệ thuật gây cười thể hiện ra sao?

– Bài học gì được rút ra từ câu chuyện?

__________***__________

Mời các em tham khảo phần nội dung mẫu dàn ý nêu Bài học rút ra từ truyện Lợn cưới áo mới dưới đây:

MẪU DÀN Ý BÀI TẬP LÀM VĂN NÊU BÀI HỌC RÚT RA TỪ TRUYỆN LỢN CƯỚI ÁO MỚI

1. Phần Mở bài

– Nếu truyện thần thoại nhằm giải thích những hiện tượng tự nhiên, truyện truyền thuyết kế về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, truyện cổ tích kề về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc thì truyện cười lại nhằm đem lại tiếng cười cho nhân dân. Tiếng cười đó có thể là để giải trí sau những ngày lao động một nhọc, có thể để chế giễu, phê phán những thói hư tật xấu trong cuộc sống hàng ngày…

– Lợn cưới, áo mới là một truyện cười hay. Tuy dung lượng ngắn nhưng bài học rút ra từ câu chuyện lại rất sâu sắc.

2. Phần Thân bài

a). Nội dung câu chuyện

Câu chuyện phê phán những kẻ hợm hĩnh khoe của

– Trong truyện, ta bắt gặp hai anh có tính khoe của gặp nhau. Một anh thì may được chiếc áo mới liền mặc ngay, mong được khen. Một anh thì muốn khoe với mọi người mình có con lợn cưới.

– Người có áo mới thì mặc ngay và đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Anh ta tức giận chí vì anh ta đã đứng từ sáng đến chiều mà chẳng có ai hỏi. Chi tiết “đứng hóng ở cửa” rất đắt. Nó lột tả được những điều đáng chê cười ở anh chàng này. Một cái áo mới thì có gì đâu mà đến nổi bỏ cả công ăn việc làm, chỉ “hóng” ở cửa để khoe. Người ta thường nói: “Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”. Trẻ được manh áo mới thì vui mừng đem khoe với chúng bạn. Còn người đàn ông kia lại muốn khoe áo mới và khi không có ai khen thì tức lắm. Khi có người mất lợn hỏi “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?” thì lẽ ra anh ta phái trả là “Tôi có thấy con lợn chạy qua đây” hoặc “Tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Câu trả lời của anh ta lại là: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Với mọi người thì câu trả lời đó thừa thãi. Nhưng với anh ta thì có lẽ câu trả lời đó mới diễn đạt đúng đủ mục đích “khoe”của anh ta. Thật là buồn cười và lố bịch.

– Anh đi tìm lợn khoe của trong một hoàn cảnh đặc biệt. Lợn sổng, lẽ ra anh ta phải nhanh chạy đi tìm nó. Với dáng bộ hớt ha hớt hải thì khi gặp người, câu đầu tiên mà anh ta phải hỏi chính là: “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?” mới hợp lí. Thật bất ngờ khi anh ta lại hỏi: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?” Việc gì anh phải nói “lợn cưới” ở đây. Rõ ràng câu hỏi đó của anh chứa đựng hai mục đích. Một là đi tìm lợn. Hai là anh khoe của nhưng nội dung nghiêng về khoe của hơn vì khi đọc, ta sẽ phải nhấn giọng ở từ “lợn cưới”.

Tóm lại, hình như tật xấu khoe khoang đã thấm vào máu thịt của hai anh chàng này. Chi chờ có điều kiện là thói quen ấy bật ra ngay. Một anh thì “chộp” ngay lấy anh chàng đứng ở cửa kia để khoe “lợn cưới”. Một anh thì “chộp” ngay lấy người hỏi mình để khoe “áo mới”. Thật là đáng cười, đáng chê trách cho những kẻ hợm hĩnh, khoe khoang.

b). Bài học rút ra từ câu chuyện

Câu chuyện ngắn gọn nhưng đã cho ta một bài học sâu sắc.

– Câu chuyện phê phán những kẻ khoác lác, khoe khoang qua tiếng cười hóm hỉnh của nhân dân.

– Câu chuyện khuyên ta hãy sống khiêm tốn. Đức độ và tài năng của mỗi người sẽ được bộc lộ qua việc làm chứ không bộc lộ qua lời nói.

– Thước đo giá trị con người không phải bằng tiền bạc mà bằng tài năng, trí tuệ và sự đóng góp, cống hiến của người đó đối với cộng đồng, xã hội.

3. Phần Kết bài

– Trong cuộc sống ngày nay, bệnh khoe khoang vẫn còn tồn tại. Vì vậy, chúng ta cần phê phán để cuộc sống của chúng ta ngày một tốt đẹp hơn.

– Câu chuyện là bài học bố ích cho bản thân em. Trong học tập và trong cuộc sống em không được coi khinh những bạn có điều kiện kinh tế không bằng mình. Và điều quan trọng là em phải biết khiêm tốn, không khoe khoang, khoác lác.

_____________Hết_____________

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Video liên quan

Chủ đề