Thang bảng giá trị thế hệ trẻ là gì

Thang bảng giá trị thế hệ trẻ là gì

Bạn Vân Anh - sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - đặt câu hỏi với Phó thủ tướng Phạm Bình Minh tại lễ khai khóa 2020 - 2021 - Ảnh: Trần Huỳnh

Trao đổi với hơn 600 sinh viên tiêu biểu của ĐH Quốc gia TP.HCM tại lễ khai khóa 2020 - 2021 diễn ra ngày 3-10, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh: "Quá trình hội nhập chủ động và tích cực của Việt Nam đang mở ra cánh cửa phát triển cho sinh viên. Thế hệ trẻ, trong đó có thế hệ trẻ Việt Nam, đang có nhiều vận hội, lựa chọn chưa từng có...".

Hội nhập và bản sắc văn hóa

Bạn Trường An (sinh viên Trường ĐH Kinh tế - luật) bày tỏ mong muốn được nghe Phó thủ tướng chia sẻ kinh nghiệm để làm sao mỗi sinh viên vừa phải chuẩn bị sẵn sàng để hội nhập quốc tế, phải đổi mới và sáng tạo để không bị tụt hậu nhưng cũng giữ được bản sắc văn hóa truyền thống. 

Còn bạn Cao Thanh Phong (sinh viên Trường ĐH An Giang) thắc mắc: "Trong quá trình hội nhập, để tránh bị hòa tan, cần xác nhập một hệ giá trị cho bản thân để tự khẳng định. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, muốn trở thành công dân toàn cầu sinh viên cần làm gì?".

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trả lời: "Tôi mong muốn các bạn trẻ không chỉ là sinh viên của Việt Nam mà còn là sinh viên ASEAN, sinh viên toàn cầu. Điều này đặt chúng ta lên tầng mức cao hơn, vừa hiểu biết những vấn đề của đất nước, đồng thời học tập để có thể cạnh tranh được với sinh viên khu vực và thế giới trong học tập và việc làm".

Phó thủ tướng cho biết thêm quá trình hội nhập của đất nước trải dài trong 30 năm qua, theo từng bước từ kinh tế mở rộng sang các lĩnh vực khác, để đi đến hội nhập toàn diện. 

"Có những thời kỳ, khi bắt đầu hội nhập có suy nghĩ liệu hội nhập như vậy chúng ta có bị xóa nhòa bản sắc dân tộc. Vấn đề đặt ra là hội nhập nhưng vẫn phải đảm bảo được bản sắc dân tộc. Đó là thể hiện qua việc chúng ta độc lập, tự chủ, giữ bản sắc văn hóa nhưng đồng thời hội nhập để tiếp thu, học hỏi những giá trị văn hóa của nhân loại, khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới... để áp dụng vào hoàn cảnh đất nước chúng ta" - Phó thủ tướng chia sẻ.

Định hình tương lai đất nước

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh dẫn số liệu cho biết thế giới hiện có khoảng 1,8 tỉ thanh niên, là số lượng thanh niên đông đảo nhất lịch sử. Trong khu vực Đông Nam Á, 65% dân số dưới 35 tuổi. Nước ta là một trong những quốc gia có dân số trẻ nhất thế giới và đang ở thời kỳ dân số vàng. 

Chưa bao giờ chúng ta có lực lượng thanh niên đông đảo như hiện nay, với 24 triệu thanh niên trong và ngoài nước. Có thể nói kỷ nguyên số là kỷ nguyên của tuổi trẻ. Theo nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế, tầng lớp thanh niên đang và sẽ hưởng thụ những cơ hội, lợi ích ngay khi các xu thế mới, những dịch chuyển lớn trên toàn cầu diễn ra.

"Do đó, tôi mong muốn thế hệ trẻ phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành thế hệ công dân Việt Nam đầy đủ tri thức, hoài bão và trách nhiệm với quốc gia, dân tộc. Trước hết, thời đại ngày nay và thời kỳ phát triển mới đòi hỏi thanh niên, đặc biệt các sinh viên ĐH, không chỉ là chủ nhân tương lai mà phải là người định hình tương lai của đất nước. 

Điều đó phải thể hiện trước hết ở việc tuổi trẻ Việt trở thành động lực, nhân tố then chốt trong phát triển đất nước, hình thành tư duy công dân ASEAN và công dân toàn cầu, thúc đẩy cách tiếp cận mới trong mọi lĩnh vực, hình thành văn hóa hội nhập của đất nước" - Phó thủ tướng nói.

Phải thông thạo ngoại ngữ

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh còn cho rằng sinh viên - những "công dân đám mây" - cần thông thạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, và càng nhiều ngoại ngữ càng tốt. Đó là chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa vào thế giới tri thức của nhân loại và làm việc trong môi trường quốc tế, đa văn hóa. Các sinh viên cần phải trở thành người lãnh đạo, người chủ về công nghệ và đổi mới sáng tạo của đất nước, đi đầu phát triển và ứng dụng công nghệ.

TRẦN HUỲNH

Định hướng giá trị và sự phát triển của thế hệ trẻ

Phó GS. TS. Đỗ Long

08:01 CH @ Thứ Sáu - 03 Tháng Ba, 2006

Trong tiến trình lịch sử của mỗi dân tộc, giá trị bao giờ cũng đóng một là vai trò chỉ đạo và định hướng cho xã hội theo những mục tiêu to lớn được coi là có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển.

Quá trình phát triển của xã hội nhanh hay chậm tùy thuộc ở chỗ giá trị được định hướng có phù hợp với quy luật khách quan hay không, phù hợp nhiều hay ít, cótương ứng với giá trị của cộng đồng, của cánhân hay không và sự tương ứng ấy ởmức độ nào. Sự phát triển nhanh của mỗixã hội, mỗi cộng đồng, mỗi cá nhân bắt nguồn kể cả ở sự thống nhấtgiữa các định hướng giá trị từ phía xã hội, từ phía các cộng đồng và từ phía các cá nhân. Tầm quan trọng của giá trị và định hướng giá trị được nhiều khoa học:triết học, xã hội học, tâm lý học... nghiên cứu. Có thể quan niệm giá trị là ý nghĩa của khách thể thuộc thế giới xung quanh, hấp dẫn và cuốn hút và con người không phải ởchính giá trị, mà bởi sự phù hợp giữa mộtbên là ý nguyện , hứng thú, sở thích, lợi ích, nhu cầu cá nhân và một bên là mục tiêu phấn đấu đã được xác định. Giá trị cũng còn được quan niệm như là các quy phạm, các tiêu chuẩn để đánh giá đúng và sai, đẹp và xấu, thật và giả. Khi xã hội còn đang ở quá trình phôi thai thì không phải cá nhân tiếp xúc với cá nhân với tư cách là một nhân cách, mà là cộng đồng tiếp xúc với cộng đồng. Đó là những chủ thể tập thể này tiếp xúc với những chủ thể tập thể kia. Chủ thể tập thể đó đã tác động, chi phối và định hướng đối với ý thức và hoạt động của cá nhân. Khi xã hội đã tiến lên một trình độ phát triển nhất định, đã có một sự tương ứng về định hướng giá trị thì mới xuất hiện sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa giá trị của xã hội, giá trị của cộng đồng và giá trị của cá nhân.

Như vậy, tính định hướng về giá trị của xã hội trở nên rất quan trọng trong quan hệ với định hướng về giá trị của gia đình. Đến lượt mình, tính định hướng về giá trị của gia đình càng trở thành một yếu tố rất quan trọng chi phối sự phát triển của cá nhân nói chung, sự phát triển của thế hệ trẻ nói riêng.

Thực tiễn cho thấy khi giá trị và định hướng giá trị của cá nhân phát triển và bộc lộ mộtcách cực đoan, vượt lên trên định hướng và trình độ phát triển của xã hội, của cộng đồng thì thường xuất hiện những hiện tượng lệch chuẩn, những hiện tượng phi đạo đức, phi văn hóa. Và một khi không có sự thống nhất, không có sự hài hòa giữa định hướng giá trị của - xã hội, của cộng đồng, của cá nhân cũng sẽ dẫn đến tình trạng chậm phát triển, lệch lạc và méo mó của xã hội - với tư cách là một chỉnh thể nói chung - của mỗi cộng đồng, của mỗi cá nhân nói riêng. Mặt khác, thực tiễn cũng cho thấy tình hình là xã hội đã xác định được định hướng của mình và cộng đồng cũng xác định được các mục tiêu theo định hướng đó, nhưng nếu không tính đến nhu cầu, năng lực và lợi ích cá nhân, thì rết cuộc cả xã hội, cả cộng đồng, cả cá nhân đều không có cơ sở, không có động lực để phát triển.

Định hướng giá trị trong xã hội Việt Nam truyền thống.

Lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam có đặc trưng lớn nhất, thể hiện rõ nhất là nó luôn luôn phải chống trả sự xâm lược của ngoại bang. Nhiều thập kỷ của nhiều thế kỷ dân tộc Việt Nam đã buộc phải đứng dậy chống lại kẻ thù, bảo về quyền tồn lại độc lập của mình. Ngoài việc chống trả sự xâm lược của ngoại bang, dân tộc Việt Nam còn phải đấu tranh chống lại với thiên tai, giông bão, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh mà hầu như năm nào cũng gặp phải.

Một cá nhân với sức lực bé bỏng và nhỏ nhoi, một mình không thể thắng nổi thiên tai và địch họa. Muốn bảo đảm sự sống của chính mình, mỗicá nhân không có con đường nào khác là phải bổ sung cho sức mạnh của cộng đồng, dựa vào, bám vào sức mạnh ấy để tồn tại. Tinh thần cộng đồng, tâm lý cộng đồng trở thành một đòi hỏi khách quan và nó được cả cộng đồng cũng như mỗi cá nhân ra sức tạo lập và củng cố. Đó là một bảo đảm cho thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho sự tồn tại của mỗicộng đồng và mỗi cá nhân.

Tinh thần cộng đồng, tâm lý cộng đồng trùm lên các lĩnh vực của đời sống xã hội, của đời sống cộng đồng và do đó nó đóng vai trò chi phối và định hướng về giá trị của cá nhân "Không có gì quý hơn độc lập tự do" là một hệ giá trị mà Hồ Chí Minh đã tổng kết và khái quát. Hệ thống giá trị này đã phản ánh một phương diện bức xúc của xã hội và đáp ứng mộtđòi hỏi khách quan của cả xã hội, của các cộng đồng, của các cá nhân. Hệ thống giá trị này định hướng cho nhiều lĩnh vực hoạt động. Xã hội trước hết phải chăm lo đến sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và các dạng hoạt động khác của xã hội phải tính đến nhiệm vụ quốc phòng, phải kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ độc lập của dân tộc. Người nông dân có đi cày nhưng cũng thường xuyên phải tập luyện quân sự. Định hướng giá trị của xã hội, của các cộng đồng, của các cá nhân không thể tập trung vào một hướng xác định của riêng mình và cũng không thể không chịu ảnh ảnh của những hướng hoạt động khác.

Từ những điều trình bày trên đây có thể nêu lên một số nhận định về định hướng giá trị của Việt Nam trước đây:

1/Định hướng giá trị của cộng đồng xuất hiện sớm hơn định hướng giá trị của xã hội và định hướng giá trị của cá nhân. Về sau định hướng giá trị của xã hội mới thông qua định hướng của cộng đồng để tác động một cách gián tiếp đến đạo đức, hành vi và thái độ của cá nhân.

2/ Tính cộng đồng của xã hội Việt Nam, cũng như của các nhóm lớn, nhóm nhỏ của nó bao trùm lên rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và đời sống cá nhân. Cá nhân không thể tách biệt với cộng đồng, với xã hội.

3/ Tính cộng đồng đó một mặt tăng cường sức mạnh tập thể trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm và phòng chống thiên tai. Mặt khác, tính cộng đồng đó cũng hạn chế tính đa dạng, tính năng động của cá nhân, làmcho cá nhân bị hòa tan trong cộng đồng.

Định hướng giá trị của gia đình Việt Nam và sự chi phối của nó đối với thế hệ trẻ ngàyxưa.

Trẻ em Việt Nam sinh ra và lớn lên trong sự yêu thương đùm bọc, cưu mang của gia đình, cũng như của cộng đồng. Nó là “hoa của đất", nó được "Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa". Nó là trung tâm chú ý, trung tâm tình cảm trước hết của người mẹ, sau đó là của mọi thành viên trong gia đình, trong dòng họ.

Gia đình là một cộng đồng ổn định và xác định. Gia đình thực hiện các chức năng của hoạt động kinh tế, tổ chức sản xuất, tổ chức các lĩnh vực khác trong hoạt động sống của con người: giáo dục từ tình cảm, đến kỹ năng, kỹ xảo, từ ứng xử đến đạo đức, từ lối sống, hình thành định hướng giá trị đến tổ chức thực hiện giá trị. Định hướng giá trị cho đứa trẻ trước hết phụ thuộc vào địa vị kinh tế, vị thế chính trị, vai trò xã hội, vào quá trình giáo dục của gia đình, trước hết là của cha mẹ.

Giáo dục gia đình có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc định hướng về giá trị của đứa trẻ. Quá trình này có những đặc trưng sau:

1/ Người Việt nam có truyền thống hiếu học, " Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy", "Không thầy đố mày làm nên". Học chữ, học nghĩa - dù là được dăm ba chữ, trước hết là để làmngười, trở thành người, biết làmngười xét từ phạm trù đạo đức học.

2/ Trước khi tới trường, tới lớp thì đứa trẻ đã được dạy dỗ theo kiểu truyền khẩu, truyền miệng, theo kiểu trực quan chỉ bảo, bày vẽ thực hành mang tính thiết thực, cụ thể, ít tính khái quát, ít tính lý luận.

3/ Khi đủ tuổi đến trường đi học, đứa trẻ không phải tất cả và không bắt buộc đã được tiếp thụ nhiều tri thức xa rời thực tiễn, mang tính lý luận thuần túy, liên quan nhiều đến các chuẩn mực và giá trị đạo đức hơn là những kiến thức về tự nhiên, về xã hội, về khoa học kỹ thuật.

4/ Trong xã hội Việt Nam truyền thống với hoạt động chủ đạo là sản xuất nông nghiệp nhỏ, kỹ năng sản xuất rất đơn giản, kỹ thuật sản xuất rất sơ khai, chỉ cần học dăm ba buổi cũng biết cày, biết bừa, chỉ cần thông qua kinh nghiệm của người lớn cũng tự biết kỹ thuật canh tác.

5/ Định hướng giá trị thông qua quá trình giáo dục gia đình trong xã hội nông nghiệp cổ truyền chỉ giới hạn ở lòng yêu quê hương đất nước, ở tinh thần dân tộc, ở những chuẩn mực và giá trị đạo đức thể hiện trước hết trong quan hệ ứng xử "Bầu ơi thương lấy bícùng", "Chị ngã em nâng", "Tay đứt ruột xót", quý trọng người già.

6/ Định hướng giá trị ấy cứ được lặp đi lặp lại mãi trong mỗi gia đình, ít diễn biến, ít thay đổi trong khuôn khổ của một cộng đồng khép kín. Ít có những định hướng phát triển về khoa học tự nhiên và khoa học thực nghiệm do đó chúng không có điều kiện phát triển.

7. Một giá trị phổ biến là: "Giàu sang phú quý", nhưng điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội không cho phép giá trị này được thực hiện một cách rộng rãi, phương cách đi đến làm giàu cũng hết sức hạn hẹp. Sản xuất hàng hóa chưa phát triển thì khái niệm kinh doanh cũng chưa hình thành: Dẫu có quan niệm "Phi thương bất phú” thì người di buôn vẫn bị đánh giá ở một vị trí rất.

8.Trong khi đó giá trị chức quyền lại mang tính phổ biến, trẻ đi học dù theo định hướng của gia đình là để làm quan, nhưng mấy ai đạt được mục đích này. Và nếu có cũng là một số ít ở thôn quê với tệ mua quan, bán chức để trở thành ông nhiêu, ông xã, ông phó, ông lý có tý chút chức quen đã được coi là danh giá lắm rồi.

Một vài nhậnxét về địnhhướng giá trị của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.

Theo những số liệu khảo sát theo phương pháp chọn mẫu với tính đại diện cao của nhiều công trình nghiên cứu hệ trong những năm gần đây có thể rút ra dụ một số nhận định là:

1/Hiếu học, ham hiểu biết, muốn có tri thức luôn luôn là một định hướng giá trị chi phối hành vi của thế hệ trẻ trước đây cũng như ngày nay. Có trình độ học vấn rộng là tiêu chí mang tính phổ biến cao ở thế hệ trẻ thuộc các vùng miền, các lĩnh vực hoạt động khác nhau.

2/ Tính thực tế của định hướng giá trị là một sự khác biệt về chất giữa thế hệ trẻ trước đây và thế hệ trẻ hôm nay. Học ngoại ngữ, học vi tính, cótrình độ chuyên môn sâu ở hai đến ba lĩnh vực để sau khi học xong có thể đảm bảo một cuộc sống có thu nhập cao là một hiện tượng thường thấytrong sinh viên và học sinh.

3/ Tính thiết thực trong định hướng giá trị không chỉ giới hạn ởnhững đảm bảo về vật chất mà cả những tiến bộ về tinh thần, học vấn và tay nghề. Được làm việc sau khi ra trường là nguyện vọng bức xúc. Nhưng công việc đó phải có điều kiện để phát triển năng lực và sáng tạo, phù hợp với sở thích và hứng thú cá nhân và có thể giúp ích cho nhiều người.

4/ Định hướng giá trị ở thế hệ trẻ hôm nay phản ánh tính phong phú, tính đa dạng của những mục tiêu mà họ đang ra sức phấn đấu, của những bậc thang giá trị mà họ ưu tiên nhiều hay ít trong quá trình nỗ lực ý chí, khắc phục khó khăn để đi tới thành công.

5/ Nếu định hướng giá trị của thế hệ trẻ ngày xưa phụ thuộc vào sự giáo dục, chỉ dẫn của cha mẹ, của dư luận xã hội, thì ngày nay nó được xác định bởi sự tự lựa chọn,tự quyết định, bới tự khẳng định và tự ý thức của thanh thiếu niên. Đó là một đấu hiệu, mộtđặc điểm của sự phát triển nhân cách ở lớp trẻ, là mềm tin và tự hào của những người lớp trước vào thế hệ đang kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng mà mình đã chiến đấu và hy sinh.

Nguồn:Tâm lý học

LinkedInPinterestCập nhật lúc:10:49 SA @ 05/02/2009