Tham nhuũng là gì

Tham nhũng là hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể nhất định gây thiệt hại, thất thoát nghiêm trọng cho nhà nước. Những năm gần đây, Việt Nam đã liên tục đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống tham nhũng trên diện rộng và thu về nhiều kết quả khả quan. Vậy tham nhũng là gì? Công ty Luật ACC với bài viết sau đây sẽ làm rõ thắc mắc trên. 

Tham nhuũng là gì
Tham nhũng là gì? (Cập nhật 2022)

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018

Tham nhũng là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia. Mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình những khái niệm cụ thể về tham nhũng từ các quan niệm cơ bản được thừa nhận rộng rãi. Tại Việt Nam, tham nhũng là gì được quy định chính thức lần đầu tiên tại Pháp lệnh phòng chống tham nhũng năm 1998. Đến năm 2005, Luật phòng chống tham nhũng lần đầu ra đời, đến ngày nay, Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định về tham nhũng như sau:

“Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”

Từ khái niệm tham nhũng là gì nêu trên, ta có thể rút ra tham nhũng được nhận diện từ các đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, chủ thể của hành vi tham nhũng là những người có chức vụ quyền hạn

Thứ hai, chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao.

Thứ ba, mục đích của hành vi tham nhũng là vì vụ lợi cá nhân. Những lợi ích cá nhân này có thể kể đến bao gồm: tiền bạc, quà biếu, chức vụ, vị trí, lợi ích chính trị,….

3. Chủ thể của tham nhũng

Trong khái niệm tham nhũng là gì, pháp luật có đề cập tới “người có chức vụ quyền hạn”, vậy người có chức vụ quyền hạn được quy định như thế nào? Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, người có chức vụ quyền hạn được quy định như sau:

“Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

a) Cán bộ, công chức, viên chức;

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;

đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.” 

4. Các hành vi tham nhũng

Để nhận diện sâu sắc tham nhũng là gì, hành vi tham nhũng là một phần không thể thiếu, các chủ thể của hành vi tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó. Các hành vi này được chia làm 2 khu vực: khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước. Cụ thể:

Căn cứ  Điều 2 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, các hành vi tham nhũng bao gồm:

4.1. Đối với khu vực nhà nước

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018: 

“Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

a) Tham ô tài sản;

b) Nhận hối lộ;

c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.”

4.2. Đối với khu vực ngoài nhà nước

Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018:

“Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

a) Tham ô tài sản;

b) Nhận hối lộ;

c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.”

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật ACC về vấn đề tham nhũng là gì. Nếu quý bạn đọc còn vấn đề gì vướng mắc, chưa rõ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo cách thức:

Hotline: 19003330

Zalo: 084 696 7979

Gmail:

✅ Kiến thức: ⭕ Tham nhũng là gì
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin