Tàu đực tàu cái là gì

Xin được nói ngay, đó là cụm từ mà những ngư dân vùng biển Trung Bộ dùng để chỉ những tàu giã cào có công suất lớn từ 90CV trở lên, đánh bắt theo phương thức “tận diệt” nguồn lợi thủy hải sản.

Nghề giã cào vốn là một nghề truyền thống của ngư dân vùng biển ngang. Tuy nhiên, giã cào truyền thống chỉ là những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân nghèo, đánh bắt ven bờ và quanh quanh vùng lộng. Ở một số vùng biển, kể cả những thuyền nhỏ này cũng bị hạn chế hoạt động, với những quy định về mắt lưới, về thời gian và địa điểm khai thác.

Những tàu giã cào có công suất lớn mới xuất hiện những năm gần đây, vì công suất lớn, tốc độ cao nên gọi là “giã cào bay”. Những tàu này chỉ được cấp phép đánh bắt ở ngoài khơi và ở một số vùng biển nhất định. Nhưng vào mùa cá nam hằng năm (từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch), khi mà các loài thủy hải sản vào gần ven bờ và vùng lộng để sinh sản, thì những tàu “giã cào bay” đã bất chấp quy định, “ép sát bờ” để nhanh chóng “vơ vét” tận thu triệt để các nguồn lợi. Với tốc độ lớn, khai thác kiểu “chụp giật”, “vơ vét” như vậy, lợi ích mà các tàu này thu lại rất lớn. Theo một số chủ tàu, chỉ cần một chuyến đi biển trong ngày, có tàu đã thu được từ hàng trăm triệu đồng.

Từng chứng kiến những chủ tàu sau chuyến giã cào về, nhận những cọc tiền và xếp đầy lên mặt bàn nước trước mắt, bỗng dưng chúng tôi cảm thấy “rùng mình”.

Vì lợi ích trước mắt, họ bất chấp cả việc tận diệt mọi nguồn lợi của biển, chính là nơi sinh kế lâu dài của họ và con em họ.

Một chủ tàu có bốn cặp tàu giã cào công suất lớn tại vùng biển Sa Huỳnh, Quảng Ngãi mà chúng tôi có dịp gặp gỡ trò chuyện trong chuyến thực tế vừa qua cho biết, tàu giã cào bay có “hiệu quả khai thác” rất cao bởi tàu đi tới đâu thì hầu như không còn con gì ở đó có thể thoát khỏi. Tất cả các loài thủy hải sản lớn bé đã chui vào lưới giã cào là bắt hết.

Khai thác ở ven bờ và vùng lộng, các tàu giã cào công suất lớn ấy đã làm tổn hại nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản trong mùa sinh sản. Thậm chí, hơn thế nữa, tàu giã cào bay còn có thể kéo phăng tất cả mọi thứ trong lúc hành nghề, trong đó có cả những lưới rê, dây câu của những ngư dân nghèo. Vì vậy, ở các vùng biển phía nam Trung Bộ, “giã cào bay” còn là nỗi hãi hùng của ngư dân nghèo làm nghề biển theo phương thức truyền thống. Khi các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý thì những tàu giã cào bay luôn có thái độ chống trả, coi thường luật pháp và vì vậy cũng luôn xảy ra xung đột, gây mất an ninh trật tự trên biển.

Tại phiên họp HĐND tỉnh Bình Thuận vừa qua, các đại biểu chất vấn về việc vì sao các tàu giã cào bay vẫn ngang nhiên hoành hành khá lâu mà không có sự can thiệp quyết liệt của các cơ quan quản lý. Thậm chí, các đội tàu giã cào còn có hành vi theo dõi ngược lại các hoạt động tuần tra, giám sát trên biển của lực lượng chức năng. Có đại biểu đặt câu hỏi: có hay không việc “bảo kê, bao che” cho các tàu giã cào bay hoạt động? Những câu hỏi như vậy, tuy chỉ đặt ra ở một địa phương và có phần yếu ớt, lại hết sức cần thiết đối với tình trạng chung không chỉ của một tỉnh, một vùng biển. Thực tế, vấn đề khai thác các nguồn lợi thủy sản một cách bừa bãi, tận diệt, thậm chí nguy hiểm đã xuất hiện và tồn tại thời gian khá dài trên nhiều vùng biển của cả nước.

Cũng giống như người nông dân trên đồng ruộng, gặt mùa này lo gieo hạt cho mùa sau, thì ngư dân đánh bắt trên biển, họ nghĩ gì đến ngày mai, khi mà các nguồn tôm cá đã bị tận diệt? Họ có khi nào nghĩ rằng, một ngày con cháu họ dong những chiếc tàu công suất lớn và hiện đại ra biển, nhưng không còn gì để đánh bắt?

Việc quản lý nguồn lợi thủy hải sản trên biển không chỉ trông chờ mỗi ý thức của người dân. Rõ ràng, ở đây, bên cạnh việc cần kíp ban hành những quy định về pháp lý đủ mạnh, thì vai trò, trách nhiệm của chính quyền, các cơ quan quản lý, chức năng cần phải được làm rõ.

Cũng chính vì vậy, tại cuộc họp nói trên, trước những chất vấn của các đại biểu HĐND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận đã cho biết, sẽ kiến nghị tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tiến tới ban hành quy định cấm giã cào bay trên cả nước ngay trong tháng này.

Đó thực sự là một vấn đề cần làm ngay để giải quyết vấn nạn “giã cào bay’, kịp thời bảo vệ nguồn lợi của biển, bảo đảm lợi ích kinh tế lâu dài.

Tàu đực tàu cái là gì

Tàu "giã cào bay" tận diệt hải sản.

Kỳ 1: “Tàu nhựa” vươn khơi Kỳ 2 : Tàu sắt an toàn hơn

Tàu đực tàu cái là gì
Phóng to
Tàu đánh cá ngừ đại dương bằng vỏ gỗ dài 21m, rộng 6,5m, công suất 650CV của ông Trần Nho (xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) vừa được đóng tại HTX đóng tàu Song Thủy, Nha Trang - Ảnh: D.Thanh

Ngoài ra, mô hình tàu composite với giá thành rẻ, an toàn hơn tàu gỗ cũng là một phương án mà các chuyên gia khuyên sử dụng để ngư dân bám biển.

Tàu gỗ phù hợp nghề lưới

"Tôi cho rằng phải mất 3 - 4 năm sau ngư dân mới quen với vận hành tàu sắt. Phải đào tạo cho ngư dân biết sử dụng các thiết bị hàng hải hiện đại để có thể làm chủ con tàu. Ngư dân phải trẻ và yêu nghề biển. Ở Quảng Nam hiện tại không thể làm ào ạt mà phải làm thí điểm rồi mới nhân rộng mô hình"

Sáng 14-7, chiếc tàu QNg 90610 TS của thuyền trưởng Nguyễn Văn Thưởng (xã Bình Chánh, Bình Sơn, Quảng Ngãi) cập cảng cá Hòn Rớ sau gần một tháng ra khơi hành nghề lưới vây cá ngừ sọc vằn đại dương ở vùng biển Trường Sa. Sau khi trừ các chi phí, với hơn 20 tấn cá ngừ vằn đánh bắt được, ông Thưởng thu được 150 triệu đồng. Sau chuyến biển, chiếc tàu gỗ dài 22,5m, rộng 6,5m, công suất máy 650CV được đóng từ năm 2006 và còn khá chắc chắn, sẽ được đưa về Quảng Ngãi để “làm nước” (tức cạo hàu, sửa chữa, sơn mới), mất khoảng chục ngày là có thể hạ thủy ra khơi trở lại.

Nhìn chiếc tàu vỏ sắt Hoàng Anh 01 của đồng hương Mai Thanh Văn đang neo ở cảng Hòn Rớ, ông Thưởng cho biết thấy tàu to đẹp, hiện đại ngư dân ai cũng ham nhưng “không có gan” vì vốn đầu tư quá lớn. Tàu sắt rất nặng nên khi gặp sóng gió mà phải di chuyển thì tốn nhiều nhiên liệu hơn tàu gỗ. “Đầu tư tàu vỏ sắt và sắm “nghề” khoảng 9 tỉ đồng, mức này rất cao nên tôi đành chọn làm tàu gỗ chừng 4,5-5 tỉ đồng nhưng vẫn hiệu quả”, ông Thưởng phân tích.

Ông Trần Văn Thái (TP Nha Trang, Khánh Hòa), thuyền trưởng tàu KH 90145 TS, cho rằng tàu vỏ gỗ rất phù hợp để làm nghề đánh bắt liên quan đến các loại lưới, bởi lẽ khi kéo lưới độ ma sát giữa lưới với tàu gỗ nhẹ hơn so với tàu sắt nên “nghề” lâu hư hỏng hơn. “Nhiều người bảo tàu gỗ không an toàn, dễ phá nước cũng chỉ đúng một phần, vì hằng năm tàu gỗ phải lên xưởng 1-2 lần để làm mới lại, hiếm khi hư hỏng đột xuất. Do vậy, nếu tàu gỗ được lắp đặt thiết bị hàng hải và thiết bị nghề cá hiện đại, hiệu quả sẽ không thua tàu vỏ sắt”, ông Thái nói.

Ông Mai Thành Phúc, ngư đội trưởng ngư đội Trường Sa Lớn (Khánh Hòa), cho biết đã cùng nhiều lão ngư ở địa phương bàn tính rất nhiều và thấy rằng nếu chỉ đi đánh bắt, tàu vỏ sắt chưa thật sự hiệu quả. Theo ông Phúc, với nghề câu cá ngừ đại dương bằng đèn hiện nay, tàu vỏ sắt, tàu vỏ gỗ hay tàu composite đều chỉ dùng bốn lưỡi câu chứ không nhiều hơn được, hiệu quả đánh bắt như nhau nhưng chi phí khác hẳn. “Để di chuyển con tàu vỏ sắt 750CV, lượng nhiên liệu hao tổn cao hơn nhiều so với tàu gỗ hay tàu composite lắp máy 400-650CV, chưa kể việc bảo dưỡng tàu sắt cũng phức tạp và tốn kém hơn việc “làm nước” tàu gỗ, tàu composite” - ông Phúc khẳng định.

Chuyên đi câu mực trên các tàu ở Tam Giang, ông Võ Trưởng cho rằng nghề câu mực lưới thúng giàn phơi tròng trành, tàu sắt chưa hẳn là giải pháp hay. “Tôi nghĩ với thiết kế tốt, tàu sắt to sẽ cho ngư dân chỗ sinh hoạt thoải mái hơn, an toàn hơn, nhưng cái ngư dân cần là kinh tế, là nồi cơm cho vợ con sau mỗi chuyến biển dài” - ông Trưởng nói.

Không chạy theo “phong trào” tàu vỏ sắt

Ông Ngô Tấn, chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Quảng Nam - địa phương hiện có hơn 400 tàu cá xa bờ, khẳng định việc chuyển hình thức khai thác đánh bắt cá từ tàu gỗ sang tàu vỏ sắt hiện đại là xu hướng tất yếu, bởi nhiều quốc gia trong khu vực đã chuyển sang đánh bắt bằng tàu vỏ sắt hàng chục năm nay. Tuy nhiên, ông Tấn cho biết khi bàn đến tàu vỏ sắt, phần lớn ngư dân trên địa bàn vẫn rất phân vân, trong đó điều lo ngại chủ yếu là các dịch vụ hậu cần như: cầu cảng, khu neo đậu tàu thuyền, khu sửa chữa tàu sắt chưa có... “Ngư dân phải “sống được”, có lãi, có kinh tế sung túc thì việc bảo vệ chủ quyền mới thành công và bền vững” - ông Tấn nói.

Ông Võ Thiên Lăng - phó chủ tịch Hội Nghề cá VN - cho biết hiện có quá nhiều tàu gỗ cũ, máy cũ, mất an toàn, nên việc làm mới, cải hoán, tìm vật liệu mới hiện đại thay thế gỗ là xu hướng tất yếu. “Có thêm nhiều tàu to bằng vỏ sắt, vỏ composite thay thế bớt tàu vỏ gỗ, đội hình tàu cá của VN sẽ hiện đại, vững vàng và tự tin hơn. Nhưng không phải vì vậy mà ồ ạt làm tàu vỏ sắt, chạy theo phong trào hệ lụy khó lường lắm” - ông Lăng cảnh báo.

Theo ông Lăng, ngư dân VN lâu nay quen với tàu gỗ do chi phí đóng, sửa, bảo dưỡng loại tàu bằng vật liệu này ít, hợp túi tiền. Nếu sử dụng các loại vật liệu mới thì dân không chủ động mà phụ thuộc hoàn toàn vào Nhà nước hoặc doanh nghiệp, trong khi chi phí bảo dưỡng loại tàu này cực cao. Việc bảo quản và vận hành tàu vỏ sắt cũng cần phải có kiến thức nhất định, trong khi nhiều ngư dân chỉ đánh bắt bằng kinh nghiệm thực tế nên sẽ khó tiếp cận với các trang thiết bị hiện đại. Chưa kể khi chuyển sang làm vỏ tàu bằng vật liệu mới, trong khi cơ sở hạ tầng để bảo dưỡng chưa có hoặc không đáp ứng kịp, ngư dân không thể sắp hàng chờ đến lượt đưa tàu lên đà để “làm nước” nên tiếp tục ra khơi, khi đó sự hư hỏng diễn ra nhanh chóng hơn.

“Tôi nghĩ tàu cá vỏ thép nên là tàu chuyên làm công tác thu mua, hậu cần - nói nôm na là “tàu mẹ” - cho nhóm tàu con là tàu đánh bắt. Ví dụ cứ mười tàu con thì có một tàu mẹ, tàu to nhất này làm bằng vỏ thép, trang bị thêm hệ thống làm lạnh để bảo quản sản phẩm sau thu hoạch tốt hơn, từ đó nâng giá trị sản xuất của ngư dân lên. Tàu mẹ này có thể là Nhà nước đóng cho ngư dân thuê lại, hoặc là tàu chung vốn đầu tư của nhóm ngư dân chủ tàu con, khi đó việc đánh bắt - bảo quản sản phẩm - tiêu thụ sẽ hiệu quả hơn nhiều” - ông Lăng đề xuất.

Do đó, ông Lăng cho rằng trước mắt cần khảo sát xem ngư dân có đăng ký làm tàu vỏ sắt không hay họ thích làm loại vật liệu nào khác. Và cái cần quan tâm đặc biệt là ngư dân trả nợ vay thế nào? Nhà nước có ưu đãi cỡ nào đi nữa thì dân cũng phải đi vay hàng tỉ đồng để làm tàu, họ phải trả theo định kỳ, không trả được thì cực kỳ phức tạp. Bài học về các dự án cho vay tiền tỉ đóng tàu đánh bắt xa bờ nhiều năm trước chúng ta đã có rồi, nếu không tổ chức kỹ thì không thu hồi vốn đã cho vay được. “Hồi trước tàu vỏ gỗ thu hồi nợ còn bán được, còn nếu như tàu vỏ sắt mà bị bỏ bê, khi thu hồi như một đống sắt gỉ thì chỉ bán sắt vụn mà thôi!” - ông Võ Thiên Lăng băn khoăn.

Không áp đặt loại tàu

Kết luận tại hội nghị triển khai đề án “Thí điểm tổ chức sản xuất cá ngừ đại đương theo chuỗi giá trị” giai đoạn 2015-2020 tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa ngày 4-7, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết sẽ dành 5.774 tỉ đồng để thực hiện. Trong đó sẽ dành hơn 2.700 tỉ đồng cho ngư dân vay với lãi suất thấp nhằm hiện đại hóa đội tàu khai thác cá ngừ đại dương. “Chủ trương của Chính phủ là hỗ trợ trực tiếp cho chủ tàu nên mẫu tàu, thiết bị do ngư dân quyết định để phù hợp với thực tế” - ông Phát nói.