Talet quan niệm vật chất là gì

Mục lục

  • 1 Đời sống
  • 2 Các học thuyết
    • 2.1 Triết học
      • 2.1.1 Tổng quan
      • 2.1.2 Nước là khởi nguyên
        • 2.1.2.1 Nội dung
        • 2.1.2.2 Ý nghĩa và những nhận xét
      • 2.1.3 Quan niệm đồng nhất
    • 2.2 Hình học
    • 2.3 Thiên văn học
  • 3 Câu nói
  • 4 Tham khảo
  • 5 Liên kết ngoài

Đời sốngSửa đổi

Thales sống trong khoảng thời gian từ năm 625 TCN– 547 TCN, ông sinh ra ở thành phố Miletos, một thành phố cổ trên bờ biển gần cửa sông Maeander (của Thổ Nhĩ Kỳ).

Tuổi thọ của ông không được biết một cách chính xác. Có hai nguồn: một nguồn cho là ông sống khoảng 90 tuổi, còn một nguồn khác cho là ông sống khoảng 80 tuổi.

Các học thuyếtSửa đổi

Trước Thales, người Hy Lạp giải thích nguồn gốc tự nhiên của thế giới, vạn vật qua các câu truyện thần thoại của chúa trời, của các vị thần và các anh hùng. Các hiện tượng như sấm, sét hay động đất được cho là do các vị thần trong tự nhiên.

Triết họcSửa đổi

Tổng quanSửa đổi

Thales là nhà triết học đầu tiên. Ông đã thành lập trường phái Milet. Theo đánh giá của Aristotle, Thales là người sáng lập ra triết học duy vật sơ khai.[2]

Nước là khởi nguyênSửa đổi

Nội dungSửa đổi

Ông quan niệm toàn bộ thế giới của chúng ta được khởi nguồn từ nước. Nước là bản chất chung của tất cả mọi vật, mọi hiện tượng trong thế giới. Mọi cái trên thế gian đều khởi nguồn từ nước và khi bị phân hủy lại biến thành nước. Thales có nói như thế này:

Đối với Thales, thế giới này không gì khác hơn đó là những trạng thái khác nhau của nước. Bao bọc xung quanh chúng ta là các đại dương. Động đất chẳng qua chỉ là sự va chạm giữa Trái Đất và sóng biển trong bão.

Thales cũng cho rằng, Trái Đất cũng chỉ là các đĩa khổng lồ đang trôi nổi trên nước. Ông cũng đưa ra sự phân định cho nó, gồm 5 vùng:

  • Bắc cực nhìn thấy được.
  • Hạ chí
  • Xuân phân
  • Đông chí
  • Nam cực không nhìn thấy được.
Ý nghĩa và những nhận xétSửa đổi

Với quan niệm nước là khởi nguyên của thế giới, của mọi sự vật, hiện tượng. Ông đã đưa yếu tố duy vật vào trong quan niệm triết học giải thích về thế giới. Thế giới được hình thành từ một dạng vật chất cụ thể là nước chứ không phải do chúa trời hay các vị thần.

Xét về mặt bản thể luận, quan niệm của Thales mặc dù còn mộc mạc thô sơ nhưng đã hàm chứa những yếu tố của biện chứng tự phát. Nước đã trở thành một khái niệm triết học, là cái quy định sử chuyển biến từ dạng vật chất này sang dạng vật chất khác, là cái tạo nên sự thống nhất của thế giới, là cái gắn kết cái đơn và cái đa, là sự chứa đựng tiềm tàng giữa cái bản chất và hiện tượng.[3]

Tuy nhiên, nước trong quan niệm của nhà triết học này vẫn còn mang tính thần thoại. Anaximenes cho rằng ở Thales có sự nhầm lẫn giữa bản chất và điều kiện. Theo ông, nước là điều kiện chứ không phải là bản chất của vạn vật như Thales vẫn nghĩ. Thêm vào đó, khi sử dụng khái niệm nước để chỉ nguồn gốc của thế giới, Thales lại không giải thích được những hiện tượng vật lý như từ tính của nam châm hay những hiện tượng khác.[4]

Alexander Ivanovich Herzen đã nhận xét như sau về nước trong triết học của Thales:

[5]

Quan niệm đồng nhấtSửa đổi

Thales đã cho rằng chết không khác gì sống. Đây là một cuộc đối thoại được ghi lại:

[6]

Hình họcSửa đổi

Định lý Thales:
  • Định lý Thales: Nếu một đường thẳng song song với một cạnh của tam giác và cắt hai cạnh còn lại thì nó định ra trên hai cạnh đó các đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.[7]
    • Góc chắn nửa đường tròn thì bằng một góc vuông.
    • Đường kính chia đôi đường tròn thành hai phần bằng nhau.
    • Hai góc đáy của tam giác cân thì bằng nhau.
    • Hai tam giác nếu có hai cặp góc đối và cặp cạnh tương ứng bằng nhau thì bằng nhau (trường hợp góc - cạnh - góc).
    • Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.

Thiên văn họcSửa đổi

Thales là người đầu tiên nghiên cứu về thiên văn học, hiểu biết về hiện tượng nhật thực diễn ra do mặt trăng che khuất mặt trời. Ông cũng nghĩ ra phương pháp đo chiều cao của các kim tự tháp Ai Cập căn cứ vào bóng của chúng. Ông tính được 1 năm có 365 ngày, dự đoán chính xác hiện tượng nhật thực toàn phần sẽ xảy ra vào ngày 25 tháng 5 năm 585 TCN trên xứ Ionie vì vậy đã ngăn được cuộc chiến tương tàn giữa hai thành bang Lydiens và Medes.[2] Thales được coi là người đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu về sự sống ngoài Trái Đất.

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI & NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.56 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
BỘ MÔN TRIẾT HỌC

Đề tài: CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC
HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN
CHẾ CỦA NÓ
Giảng viên: TS. Bùi Văn Mưa
Học viên: Lê Nguyễn Diễm Hằng
Số thứ tự: 048
Lớp: CHKT - Đêm 5 - K.21
TP. HCM, tháng 02/2012
GV: TS. Bùi Văn Mưa
LỜI MỞ ĐẦU
Hy Lạp là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, đã trải qua
những thời kỳ phát triển rực rỡ của xã hội loài người. Nơi đây hội tụ những điều
kiện hết sức thuận lợi cho nền văn hóa tinh thần, trong đó triết học là một lĩnh
vực phát triển mạnh mẽ, trở thành đỉnh cao của nền văn minh Hy Lạp, là môn
khoa học của mọi khoa học. Các triết gia Hy Lạp cổ đại đã tạo nên một nền triết
học có ảnh hưởng đến những quan điểm triết học của cả thế giới sau này.
Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học
duy vật thời kỳ cổ đại. Đó là sự nhận thức mang tính trực quan và tiến bộ, không
dựa trên những yếu tố thần thánh, lực lượng siêu nhiên để giải thích sự vật, hiện
tượng, mà lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên, đồng nhất vật
chất với những dạng tồn tại cụ thể của vật chất.
Việc tìm hiểu về chủ nghĩa duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại, bên cạnh
việc rút ra những giá trị, thành tựu và hạn chế của những trường phái, tư tưởng
thời kỳ này còn là nền tảng cho việc nghiên cứu các quan điểm triết học duy vật
về sau, giúp cho người học có được nhận thức đúng đắn và tư duy biện chứng khi
nhìn nhận sự việc, hiện tượng, cũng như giải đáp các vấn đề cuộc sống đặt ra.
Đây cũng được xem là một nhiệm vụ cơ bản của triết học.


2
GV: TS. Bùi Văn Mưa
CHƯƠNG 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG, TRƯỜNG PHÁI CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI
I. Hoàn cảnh ra đời
Hy Lạp cổ đại là một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm phần đất liền và vô
số hòn đảo lớn nhỏ trên biển Egie, vùng duyên hải Ban-căng và Tiểu Á kéo dài
gần một nghìn năm, nơi đây được xem là nền tảng văn hóa của văn minh phương
Tây. Văn minh của người Hy Lạp cổ đại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngôn ngữ,
chính trị, hệ thống giáo dục, triết học, khoa học nghệ thuật, kiến trúc của thế giới
cận đại, thúc đẩy phong trào phục hưng Tây Âu, cũng như làm sống lại các
phong trào tân cổ điển tại Châu Âu, Châu Mỹ thế kỷ 18 và 19.
Sự hình thành triết học Hy Lạp cổ đại là kết quả của việc kế thừa những di
sản truyền thống tinh túy trong sáng tác dân gian, thần thoại, và các mầm mống
của tri thức khoa học, là kết quả của cả một dân tộc, một thời đại. C.Mác đã viết:
“Các nhà triết học không phải những cây nấm mọc trên đất. Họ là sản phẩm của
thời đại mình, dân tộc mình mà những tinh lực tinh tế nhất, quý giá nhất và khó
nhìn thấy nhất đã được suy tư trong các khái niệm triết học.”
(1)

Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học
duy vật thời kỳ cổ đại, quan niệm sự hình thành thế giới từ một hoặc một số dạng
vật chất cụ thể, cảm tính, coi đó là thực thể đầu tiên; là kết tinh những gì tinh túy
nhất của nhận thức nhân loại thời kỳ này, chứa đựng các vấn đề cơ bản của thế
giới quan và tập hợp các tri thức về tự nhiên, về con người, mặc dù ở cấp độ phôi
thai, mộc mạc nhưng cũng vô cùng phong phú, muôn hình muôn vẻ.
II. Những tư tưởng, trường phái cơ bản của chủ nghĩa duy vật chất phác Hy
Lạp cổ đại
1. Trường phái Milê
(1) Triết học Hy Lạp cổ đại: http://www.go.vn/diendan/showthread.php?516783-

Triet-hoc-Hy-Lap-co-dai
3
GV: TS. Bùi Văn Mưa
Ba nhà triết học duy vật thuộc trường phái Milê là Talét, Anaximăngđrơ,
Anaximen cho rằng có những thực thể vật chất đầu tiên, vận động vĩnh viễn tạo
ra mọi vật trên thế giới. Theo Talét đó là nước, theo Anaximăngđrơ đó là một
thực thể vô định và vô hạn - gọi là apeiron, theo Anaximen đó là không khí.
Talét không chỉ là nhà triết học mà còn là nhà toán học, nhà thiên văn học.
Trước Talét, người Hy Lạp giải thích nguồn gốc tự nhiên của thế giới, vạn vật
qua các câu chuyện thần thoại của chúa trời, của các vị thần và các anh hùng.
Talét quan niệm toàn bộ thế giới được khởi nguồn từ nước và khi phân hủy lại
biến thành nước. Theo Talét, vật chất tồn tại vĩnh viễn, còn mọi vật do nó sinh ra
thì biến đổi không ngừng, sinh ra và chết đi. Toàn bộ thế giới là một chỉnh thể
thống nhất, trong đó mọi vật biến đổi tuần hoàn mà nước là nền tảng của vòng
biến đổi tuần hoàn đó. Với quan niệm nước là bản chất chung của tất cả mọi vật,
mọi hiện tượng trong thế giới, ông đã đưa yếu tố duy vật vào trong quan niệm
triết học giải thích về thế giới. Thế giới được hình thành từ một dạng vật chất cụ
thể là nước chứ không phải do chúa trời hay các vị thần.
Anaximăngđrơ là người Hy Lạp đầu tiên nghiên cứu nghiêm túc vấn đề
phát sinh và phát triển của các loài động vật. Khi giải quyết vấn đề bản thể luận
triết học, Anaximăngđrơ cho rằng cơ sở hình thành vạn vật trong vũ trụ là từ một
dạng vật chất đơn nhất, vô định hình, vô hạn và tồn tại vĩnh viễn mà người ta
không thể trực quan thấy được, nó chứa đựng trong mình những lực lượng đối
lập, mà chính sự đấu tranh của những lực lượng đối lập này cho ra đời vạn vật
với hình thể, tính chất khác nhau, và sau đó sẽ hủy diệt nhau để về với chính nó.
Nếu so với Talét thì Anaximăngđrơ có bước tiến xa hơn trong sự khái quát trừu
tượng về phạm trù vật chất.
Anaximen cho rằng vật chất là không khí chứ không phải là nước. Theo
ông không khí là nguồn gốc của mọi vật, không khí sinh ra mọi vật bằng sự bay
hơi hay ngưng tụ của nó, vạn vật đều bắt nguồn từ vật chất đầu tiên là không khí

và lại quay trở về không khí. Tóm lại theo Anaximen, không khí là bản nguyên
của mọi sự vật hiện tồn.
4
GV: TS. Bùi Văn Mưa
2. Trường phái Hêraclít
Hêraclít sớm trở thành một nhà triết học duy vật thể hiện rõ các tư tưởng
biện chứng chất phác từ thời Hy Lạp cổ đại. Phép biện chứng của Hêraclít chưa
được trình bày dưới dạng một hệ thống các luận điểm khoa học, nhưng hầu hết
các luận điểm cốt lõi của phép biện chứng đã được ông đề cập dưới dạng các câu
danh ngôn mang tính thi ca và triết lý. Các tư tưởng biện chứng của ông thể hiện
trên các điểm chủ yếu sau:
- Về khởi nguyên của vũ trụ: Hêraclít coi bản nguyên của thế giới là lửa,
các hiện tượng tự nhiên như nắng, mưa… chỉ là những trạng thái khác nhau của
lửa mà thành. Lửa là cơ sở làm nên sự thống nhất của thế giới, vũ trụ không phải
do Thượng Đế hay một lực lượng siêu nhiên nào đó tạo ra, mà nó đã, đang và sẽ
mãi mãi là ngọn lửa vĩnh hằng không ngừng bùng cháy và lụi tàn. Ngọn lửa vũ
trụ không chỉ tạo ra các sự vật vật chất mà còn sinh ra các hiện tượng tinh thần,
tạo ra các linh hồn.
- Về sự vận động vĩnh viễn của vật chất: Theo Hêraclít, không có sự vật,
hiện tượng nào của thế giới đứng im tuyệt đối mà trái lại tất cả đều trong trạng
thái biến đổi và chuyển hoá thành cái khác và ngược lại. Quan niệm này được thể
hiện trong câu nói nổi tiếng “không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.
Quan niệm về vận động của ông có nội dung cốt lõi là tư tưởng về sự
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Thứ nhất, thống nhất là sự đồng nhất
của cái đa dạng và là sự hài hòa giữa các mặt đối lập. Thứ hai, mỗi sự vật, hiện
tượng trong quá trình biến đổi đều trải qua các trạng thái đối lập và chuyển thành
các mặt đối lập với nó. Thứ ba, đấu tranh của các mặt đối lập không chỉ là sự đối
lập mà còn là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
(2)
- Về nhận thức: Ông cho rằng thế giới vận động theo trật tự gọi là lôgốt và

tiêu chuẩn để đánh giá tư duy con người chính là lôgốt khách quan. Ông chia
nhận thức thành hai cấp độ là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
5
GV: TS. Bùi Văn Mưa
(2) Triết học Hy Lạp cổ đại: http://www.go.vn/diendan/showthread.php?516783-
Triet-hoc-Hy-Lap-co-dai
Nhận thức cảm tính chỉ là sự tiếp cận với logot nhưng không chắc chắn.
Nhận thức lý tính là con đường đạt tới chân lý, dù vậy chỉ mang tính tương đối vì
nó còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh.
3. Trường phái đa nguyên Empêđốc - Anaxago
Để giải thích tính đa dạng của vạn vật trong thế giới theo tinh thần duy
vật, Empêđốc và Anaxago cố vượt qua quan niệm đơn nguyên sơ khai của các
trường phái Milê và trường phái Hêraclít, xây dựng quan niệm đa nguyên về bản
chất của thế giới vật chất đa dạng.
Empêđốc thừa nhận khởi nguyên của thế giới là bốn yếu tố: đất, nước, lửa
và không khí, chúng chịu sự tác động của hai loại lực là tình yêu và hận thù,
chúng đưa đến mâu thuẫn nội tại để giành cho được sự thống trị vũ trụ và kết quả
của chu kỳ vũ trụ vận hành chính là do sự mâu thuẫn này. Tùy thuộc vào liều
lượng của bốn yếu tố và tùy thuộc vào mức độ tác động của hai loại lực mà vạn
vật khác nhau xuất hiện hay biến mất. Dựa trên quan điểm này, Empêđốc cho
rằng vũ trụ luôn vận động trải qua chu trình phát triển gồm bốn giai đoạn. Giai
đoạn 1, vũ trụ là một quả cầu duy nhất, đồng nhất, thống nhất, không phân chia.
Giai đoạn 2, vũ trụ bắt đầu phân hóa. Giai đoạn 3, vũ trụ hoàn toàn bị phân hóa
ra thành bốn yếu tố đất, nước, lửa, không khí. Giai đoạn 4, bốn yếu tố đất, nước,
lửa, không khí kết hợp lại với nhau tạo nên sự vật, hay tách ra khỏi nhau làm sự
vật mất đi.
(3)
Anaxago tiếp nối quan điểm đa nguyên nhưng cho rằng vạn vật đều được
cấu tạo từ các hạt cực nhỏ nhờ quá trình phân giải và đồng nhất của chúng, ông
gọi đó là các hạt giống - là cái bảo tồn và phát triển tính chất của sự vật cùng

loại. Do vạn vật có vô số nên tồn tại vô số hạt giống, chúng cực nhỏ và có thể
phân chia đến vô tận. Anaxago xem mỗi cái chứa mọi cái, tức là mỗi sự vật vật
chất chứa trong mình mọi hạt giống của các sự vật khác nhưng nó chỉ bị quy định
bởi tính chất hạt giống của chính nó.
6
GV: TS. Bùi Văn Mưa
(3) Bùi Văn Mưa: Đại cương về lịch sử triết học, Trường Đại học Kinh tế
TP.HCM, 2011, tr. 96.
Các hạt giống sinh sôi, nảy nở hay thay thế cho nhau dựa vào động lực Nus - là
trí tuệ thuần túy hay linh hồn của thế giới, đưa thế giới thoát khỏi sự hỗn độn,
tiếp tục trên con đường vận động, biến hóa của mình, và qua đó nó nhận thức bản
thân thế giới.
4. Trường phái nguyên tử luận Lơxíp - Đêmôcrít
Trường phái này là đỉnh cao của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại được thể
hiện trong giai đoạn cực thịnh, trong đó Lơxíp là người sáng lập và Đêmôcrít là
người kế thừa và phát triển.
Lơxíp cho rằng, mọi sự vật được cấu thành từ những nguyên tử. Đó là
những hạt vật chất tuyệt đối không thể phân chia được, nó vô hạn về số lượng và
vô hạn về hình thức, nó vô cùng nhỏ bé, không thể thẩm thấu được. Vạn vật
trong vũ trụ đều sinh, diệt theo luật nhân quả.
Đêmôcrít là nhà triết học duy vật vĩ đại nhất của dòng triết học duy vật Hy
Lạp thời cổ đại. Ông đã phát triển thuyết nguyên tử của người thầy Lơxíp lên một
trình độ mới, và xây dựng trường phái nguyên tử luận mà nội dung lý luận bao
gồm các bộ phận sau:
- Thuyết nguyên tử: Theo ông vũ trụ được cấu thành từ hai thực thể đầu
tiên là nguyên tử và chân không. Nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ, không
biến đổi, tồn tại vĩnh viễn và vận động không ngừng, giống nhau về chất nhưng
khác nhau về hình dạng, kích thước, vị trí và trình tự kết hợp của chúng để tạo
thành các sự vật trong thế giới. Chân không là khoảng không gian trống rỗng,
không có kính thước và hình dáng, vô tận và duy nhất. Nguyên tử vận động trong

chân không theo luật nhân quả mang tính tất nhiên tuyệt đối. Trong vũ trụ có
hằng hà sa số những nguyên tử vận động theo nhiều hướng, khi thì tản ra, khi tụ
lại. Khi tụ vào một điểm nào đó, chúng va chạm vào nhau tạo thành một cơn
xoáy tròn (cơn lốc nguyên tử). Cơn lốc này đẩy những nguyên tử nhỏ, nhẹ ra
ngoài chu vi, còn những nguyên tử to, nặng quy vào tâm, nhờ đó các hành tinh,
7
GV: TS. Bùi Văn Mưa
kể cả trái đất được hình thành. Những hành tinh xuất hiện và mất đi một cách tự
nhiên, không do thần thánh hoặc một ai tạo ra.
Theo ông, linh hồn không phải là cái siêu vật chất, mà nó được cấu tạo từ
các nguyên tử hình cầu nhẹ, nóng và chuyển động nhanh. Sự sống và con người
không phải do thần thánh tạo ra mà là kết quả của quá trình biến đổi của chính tự
nhiên, được phát sinh từ những vật thể ẩm ướt dưới tác động của nhiệt độ. Nói
chung vạn vật trong thế giới được tạo ra từ nguyên tử và tồn tại trong chân
không, chúng đều xuất hiện và mất đi một cách tự nhiên.
- Quan niệm về nhận thức: Ông chia nhận thức của con người ra làm hai
dạng là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Theo ông, nhận thức của người
ta bắt nguồn từ cảm giác. Nhờ sự vật tác động vào các giác quan mà ta có cảm
giác về chúng. Những cảm giác này có nội dung chân thật, nhưng không đầy đủ,
không sâu sắc, nó chỉ là sự phản ánh cái vỏ bên ngoài của sự vật, chưa phản ảnh
được bản chất của sự vật. Bởi vì, nó chỉ phản ánh được mùi vị, âm thanh, màu
sắc, hình dáng của sự vật, mà không phản ánh được nguyên tử và chân không.
Theo ông, muốn nhận thức được nguyên tử và chân không, tức là muốn nhận
thức bản chất của sự vật, con người ta không được dừng lại ở cảm giác, mà phải
đẩy tới nhận thức lý tính.
- Quan niệm về đạo đức: Đêmôcrít cho rằng sự hiểu biết là cơ sở của hành
vi đạo đức. Sống đúng mực, ôn hòa, không gây hại cho mình và cho người là
sống có đạo đức. Hạnh phúc của con người là trạng thái mà trong đó con người
sống trong sự hưởng lạc vừa phải trong sự thanh thản của tâm hồn tự do. Ông
luôn đề cao những hành đồng vị nghĩa cao thượng của con người.

- Quan niệm về chính trị - xã hội: Là đại biểu của tầng lớp chủ nô dân chủ,
Đêmôcrit bảo vệ nền dân chủ chống lại chế độ chuyên chính. Nhà nước cộng hòa
dân cử là nền tảng của chế độ dân chủ chủ nô, tự điều hành hoạt động của mình
theo các chuẩn mực đạo đức và pháp lý. Quản lý nhà nước phải coi như một nghệ
thuật mang lại cho con người hạnh phúc, vinh quang, tự do và dân chủ.
8
GV: TS. Bùi Văn Mưa
CHƯƠNG 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CÁC TƯ TƯỞNG,
TRƯỜNG PHÁI CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI
I. Những giá trị:
Triết học Hy Lạp cổ đại mang tính chất duy vật tự phát và biện chứng sơ
khai. Thế giới quan duy vật chất phác không dựa vào cái siêu nhiên hay lòng tin,
đức tin tôn giáo mà dựa vào cái tự nhiên, vào lý trí hay lẽ phải đời thường của
con người để lý giải thế giới và đời sống của họ
(4)
. Các nhà triết học quan sát các
hiện tượng tự nhiên một cách trực tiếp và mong muốn giải thích chúng một cách
khoa học. Điều này đã góp phần quy định và làm phát triển thế giới quan duy vật
và biện chứng sơ khai của triết học Hy Lạp thời kỳ này.
- Trường phái Milê với Talét, Anaximăngđrơ, Anaximen đã xuất phát từ
thế giới để giải thích thế giới, khẳng định thế giới xuất phát từ một vật chất duy
nhất; đóng góp quan trọng trong việc đặt nền móng sự hình thành các khái niệm
triết học để các triết gia sau này tiếp tục bổ sung và làm phong phú thêm những
khái niệm như khái niệm về chất, không gian, sự đấu tranh của các mặt đối lập…
- Hêraclít đã đưa triết học duy vật cổ đại tiến lên một bước mới với những
quan điểm duy vật và những yếu tố biện chứng. Học thuyết của ông đã được
nhiều nhà triết học cận đại và hiện đại kế thừa và phát triển, ông được coi là đại
biểu của phép biện chứng Hy Lạp cổ đại với tư tưởng sâu sắc và đúng đắn như sự
biến chuyển của vạn vật, sự đấu tranh, thống nhất của các mặt đối lập.
- Trường phái đa nguyên là một sự tìm tòi của chủ nghĩa duy vật, khắc

phục hạn chế của quan điểm duy vật đơn nguyên để lý giải tính thống nhất trong
sự đa dạng của thế giới. Empêđốc – Anaxago đã giải thích sự vật vật chất thông
qua sự biến chuyển có tính ngẫu nhiên, qua đó chỉ có vật nào phối hợp điều hòa
mới có thể tồn tại.
9
GV: TS. Bùi Văn Mưa
(4) Bùi Văn Mưa: Chuyên đề về triết học Mac - Lênin, Trường Đại học Kinh tế
TP.HCM, 2011, tr. 14.
- Đêmôcrít là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật cổ đại Hy Lạp,
thuyết nguyên tử là đỉnh cao trong tư tưởng của ông đối với chủ nghĩa duy vật,
có giá trị cho việc phát triển học thuyết nguyên tử về sau. Về lý luận nhận thức,
ông đặt ra và giải quyết vấn đề về nhận thức, vai trò của cảm giác khi bắt đầu quá
trình nhận thức, vai trò của tư duy trong việc nhận thức tự nhiên. Ngoài ra ông
còn có nhiều đóng góp quý giá về đạo đức con người, về chính trị và xã hội…
Thế giới quan duy vật chất phác đã đặt ra những vấn đề mà triết học và
khoa học đời sau phải giải đáp. Do đó, nó đã thúc đẩy hoạt động nhận thức, và
hoạt động thực tiễn của con người phát triển, góp phần củng cố sức mạnh tinh
thần cho các lực lượng chính trị tiến bộ trong xã hội.
(5)
Tuy ra đời trên nền tảng thần thoại và tôn giáo nhưng thế giới quan của
triết học duy vật Hy Lạp cổ đại hoàn toàn mới lạ, dựa trên cơ sở trí tuệ sâu sắc đã
đem lại cho con người giải quyết đúng đắn những vấn đề do cuộc sống đặt ra,
giúp họ có cách sống hợp lý trong xã hội.
II. Những hạn chế
Thế giới quan duy vật chất phác xuất hiện vào thời cổ đại, khi mà hoạt
động thực tiễn của con người còn quá thấp, nhận thức của con người còn quá
ngây thơ, đơn giản, chủ yếu dựa trên những kinh nghiệm đời thường. Do đó nó
mang tính trực quan, phỏng đoán, thiếu chứng cứ khoa học, thường đồng nhất vật
chất với vật thể cụ thể. Các quan điểm triết học duy vật chỉ dừng lại ở mức độ
mộc mạc, thô sơ, cảm tính. Các nhà triết học vẫn chưa thoát khỏi ảnh hường của

quan niệm thần thoại và tôn giáo nguyên thủy.
- Talét, Anaximăngđrơ, Anaximen đưa ra những định nghĩa thế giới và
giải thích chúng một cách máy móc, chưa có khái niệm biện chứng, thể hiện
những tư tưởng trên một lập trường nhất định nhưng đồng thời cũng bộc lộ
những giới hạn hẹp hòi của tư tưởng ấy.
10
GV: TS. Bùi Văn Mưa
(5) Bùi Văn Mưa: Chuyên đề về triết học Mac - Lênin, Trường Đại học Kinh tế
TP.HCM, 2011, tr. 14.
- Hêraclít về căn bản có quan điểm duy vật, nhưng vẫn duy trì yếu tố thần
thánh trong tư tưởng của mình. Ông đề ra khái niệm vạn vật biến chuyển một
cách rõ ràng, nhưng chưa thấy được hướng biến chuyển, biến chuyển như thế
nào
- Empêđốc - Anaxago phát triển quan điểm đa nguyên về bản chất của thế
giới, Đêmôcrít có tư tưởng thuyết phục về thuyết nguyên tử luận. Tuy nhiên
những quan điểm này cũng còn mang tính sơ khai và nhận định bằng cảm tính.
Thế giới quan duy vật chất phác không triệt để, vì nó không lý giải được
bản tính của các hiện tượng tinh thần cũng như mối quan hệ giữa cái tinh thần và
cái vật chất, nó chỉ mới giải thích thế giới chứ chưa thật sư góp phần cải tạo thế
giới.
(6)
Các triết gia Hy Lạp cổ đại là các nhà khoa học tự nhiên xuất thân từ tầng
lớp giàu có, đại diện cho tầng lớp chủ nô, quan niệm nô lệ phải tuân theo người
chủ (Đêmôcrít), do đó tư tưởng còn mang tính giai cấp, bảo vệ cho giai cấp, tầng
lớp thống trị của mình.
11
GV: TS. Bùi Văn Mưa
(6) Bùi Văn Mưa: Chuyên đề về triết học Mac - Lênin, Trường Đại học Kinh tế
TP.HCM, 2011, tr. 14.
KẾT LUẬN

Thế giới quan của chủ nghĩa duy vật chất phác là thế giới quan của một bộ
phận giai cấp chủ nô hay tầng lớp quý tộc tiến bộ thống trị trong xã hội vẫn còn
là mặt hạn chế mà tư tưởng Mac sau này đã khắc phục bằng các học thuyết về
chủ nghĩa cộng sản, gắn liền với giai cấp vô sản, đưa phong trào đấu tranh của
giai cấp vô sản lên một vị thế mới.
Tuy nhiên không thể phủ nhận những giá trị của chủ nghĩa duy vật chất
phác là nền tảng cho sự phát triển của chủ nghĩa duy vật về sau, đồng thời đã góp
phần giúp con người nhận thức được thế giới, về bản chất thế giới và sự vận
động của nó, các nhà triết học tiêu biểu như Hêraclít, Đêmôcrít với các quan
điểm có giá trị định hướng cho lĩnh vực triết học và khoa học tự nhiên sau này.
12
GV: TS. Bùi Văn Mưa
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1











CHƯƠNG 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG, TRƯỜNG PHÁI CƠ BẢN CỦA CHỦ
NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI 2
I. Hoàn cảnh ra đời 2
II. Những tư tưởng, trường phái cơ bản của chủ nghĩa duy vật chất phác Hy Lạp
cổ đại 2

1. Trường phái Milê 2
2. Trường phái Hêraclít 4
3. Trường phái đa nguyên Empêđốc – Anaxago 6
4. Trường phái nguyên tử luận Lơxíp – Đêmôcrít 6
CHƯƠNG 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CÁC TƯ TƯỞNG,
TRƯỜNG PHÁI CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI 8
I. Những giá trị 8
II. Những hạn chế 9
KẾT LUẬN 11
13
GV: TS. Bùi Văn Mưa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo: Giáo trình triết học (dùng trong các trường đại học và
cao đẳng), NXB Chính trị Quốc gia, 2006.
2. Bùi Văn Mưa: Đại cương về lịch sử triết học (Tài liệu dùng cho học viên cao
học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), Trường Đại Học
Kinh Tế TP.HCM , 2011.
3. Bùi Văn Mưa: Các chuyên đề về triết học Mác - Lênin (Tài liệu dùng cho học
viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), Trường
Đại Học Kinh Tế TP.HCM , 2011.
4. Đinh Ngọc Thạch: Lịch sử triết học phương tây (dùng cho học viên cao học
không thuộc chuyên ngành triết học), Trường ĐH KHXH & NV, ĐHQG-HCM,
2010.
5. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình chủ nghĩa duy vật lịch sử,
NXB Chính trị Quốc gia, 2002.
6. Nguyễn Ngọc Thu & Bùi Văn Mưa: Giáo trình đại cương lịch sử triết học,
NXB Tổng Hợp, 2003.
7. www.go.vn/diendan/showthread.php?516783-Triet-hoc-Hy-Lap-co-dai
8. www.triethoc.edu.vn
9. www.vi.wikipedia.org


14
GV: TS. Bùi Văn Mưa
15

Trường phái triết học Milê

Quảng cáo

Một trong những cái nôi triết học đầu tiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại là Iônia, một vùng đất rộng lớn nằm trên bán đảo Tiểu Á, chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Ba Tư cổ đại. Nơi đây đã sinh ra các nhà triết học đầu tiên của phương Tây như các nhà triết học thuộc phái Milê, Hêraclít... Chúng ta sẽ xem xét thế giới quan của từng nhà triết học kể trên. Trường phái Milê, là trường phái của các nhà triết học ở Milê, một địa danh thuộc vùng Iônia, gồm một số nhà triết học tiêu biểu như Talét, Anaximan, Anaximen. Là những người thể hiện quan điểm của các tầng lớp tiến bộ trong giai cấp chủ nô, họ có nhiều tư tưởng khác với các quan niệm thần thoại và tôn giáo nguyên thủy thống trị hồi đó. Họ tìm cách lý giải các vấn đề về bản chất và khởi nguyên của thế giới dựa trên một số các tri thức khoa học sơ khai có được thời đó, coi toàn bộ thế giới chúng ta như một chỉnh thể thống nhất, sinh ra từ một khởi nguyên duy nhất.

Talét (khoảng 625 - 547 tr.CN) được coi là người sáng lập trường phái triết học Milê. Õng là một Iihà toán học, nhà ti. học vùng Iônia thuộc Hy Lạp cổ đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Trung Cận Đông. Qua một sô ít tư liệu về Talét còn lại mà hiện nay còn giữ được thì ông là người đầu tiên khám phá ra lịch một năm gồm 12 tháng, 365 ngày, và là người phát kiến ra định lý nổi tiếng trong toán học mang têu ông.

Talét cho rằng, nguồn gốc của thế giới chúng ta là nước. Nước là bản chất chung của tất thảy mọi vật, mọi hiện tượng trong thế giới. Mọi cái trên thế gian đều sinh ra từ nước và khi bị phân hủy lại biên thành nước. Nước tồn tại vĩnh viễn còn mọi vật do nó tạo nên thì không ngừng biến đổi, sinh ra và chết đi. Toàn bộ thế giới là một chỉnh thể thống nhất, tồn tại tựa như một vòng tuần hoàn biến đổi không ngừng mà nước là nền tảng của vòng tuần hoàn đó.

Bên cạnh những quan niệm mang tính duy vật sơ khai, thế giới quan của Talét còn ít nhiều chịu ảnh hưởng của các quan niệm thần thoại và tôn giáo nguyên thủy khi ông cho rằng thế giới chúng ta đầy rẫy các vị thần linh. Không lý giải được hiện tượng từ tính của nam châm và hổ phách, ông khẳng định chúng có linh hồn. Các vị thần linh, trong ý tưởng của ông, là những lực lượng hoạt động trong thế giới làm cho mọi sự vật có thể vận động được và biến đổi được.

Tiếp cận với quan điểm nhất nguyên trong nhận thức, Talét cho rằng phải quy toàn bộ các tri thức về một nền tảng duy nhất của chúng. Nhiều lời chưa hẳn thể hiện hiểu biết đúng đắn về sự vật.

Anaximan (khoảng 610 - 546 tr.CN) là học trò của Talét. Ông để lại một tác phẩm triết học được viết dưới dạng văn xuôi bằng tiếng Hy Lạp cổ về giới tự nhiên mà hiện nay chúng ta còn lưu lại được

một vài đoạn. Ông là người tìm ra cách đo thời gian theo bóng nắng mặt trời (điều mà người phương Đông nghĩ ra trước đó ít lâu), tưởng tượng ra dạng hình cầu của vũ trụ.

Khác với Talét, Anaximan cho rằng, nguồn gốc và cơ sở của mọi sự vật là apeirôn. Ông không nói rõ apeirôn là cái gì cụ thể mà chỉ khẳng định đó là một cái vô định hình, vô cùng tận, tồn tại vĩnh viễn, bất diệt. Tất cả các tác giả thời cổ khi nói về Anaximan đều cho rằng apeirôrt của ông là cái mang tính vật chất. Một số người cho rằng đó là hỗn hợp của các yếu tố như đất, nước, lửa, không khí. Có người cho rằng, đó là một cái trung gian giữa lửa và không khí. Arixtốt và một số người khác coi apeirôn là một cái không xác định.

Theo Anaximan, mọi sự vật không chỉ có bản chất chung là apeirôn, mà còn xuất hiện từ nó. Tự bản thân apeirôn sinh ra mọi cái, đồng thời là cơ sở vận động của chúng. Apeirôn là nguồn gốc và sự thống nhất của các sự vật đối lập nhau như nóng - lạnh, sinh ra - chết đi... Toàn bộ vũ trụ được cấu từ apeirôn tồn tại như một vòng tuần hoàn biến đổi không ngừng. Phê phán các quan niệm trực quan của thần thoại và tôn giáo nguyên thủy về thế giới, Anaximan cho rằng những gì bề ngoài mà thế giới hiện ra trước mắt chúng ta chưa hẳn là bản thân thế giới một cách đích thực. Tuy nhiên, cũng như Talét (và điều này khó tránh khỏi đối với các nhà triết học cổ đại sơ khai), Anaxirrían còn chịu ảnh hưởng của các quan niệm thần thoại và tôn giáo, khẳng định tồn tại điểm tận cùng giới hạn của thế giới. Mọi sự vật theo ông đều sinh ra từ apeirôn và có lỗi lầm với nhau, nhưng lỗi lầm của chúng phá vỡ các chuẩn mực và giới hạn của chúng. Mọi cái cuối cùng đều trở thành apeirôn. Theo nghĩa này, apeirôn trở thành một cái ít nhiều mang tính thần bí.

Anaxiraan có nhiều tiên đoán về nguồn gốc sự sống, cho rằng, mọi sinh vật trên trái đất lúc đầu xuất hiện dưới biển, sau đó một số loài lên sống trên cạn. Con người được sinh ra từ một loài cá to, lúc nhờ sông dưới nước, sau đó lên sống trên đất liền. Các quan niệm này còn ngây thơ vì trình độ phát triển khoa học thời đó còn quá thấp.

Anaximen (khoảng 588 - 525 tr.CN), (là học trò của Anaximan), lại coi không khí là bản chất chung của tất thảy mọi vật, không khí là cái vô định hình mà bản thân apeirôn cũng chỉ là tính chất của không khí. Khi nào không khí loãng đi thì nó trở thành lửa, sau đó là một dạng ête, còn nếu đặc lại thì nó cấu thành gió, mây, sau đó là nước, đất, đá.... Thực chất mặt trời củng chỉ là đất bị đốt cháy do chuyển động quá nhanh.

Coi không khí là nguồn gốc và bản chất chung của mọi vật, Anaximen cho rằng thậm chí linh hồn của người cũng chỉ là không khí, vì thế người ta không thể sống nếu như không thở, ngay cả các vị thần linh cũng đều sinh ra từ không khí.

Anaximen có nhiều tiên đoán khoa học, coi mưa đá là kết quả kết băng của các tia nước trên cao, và khi băng đó bị không khí làm tan ra thì tạo thành tuyết. Ông không đồng ý với Anaximan khi ông này cho rằng các vì sao ở xa chung ta hơn so với mặt trời và mặt trăng.

Nhìn chung các nhà triết học phái Mile, và nói chung các nhà triết học cổ Hy Lạp và La Mã thòi kỳ đầu - như Ảngghen nhận xét - có nhiều quan niệm duy vật nhưng sơ khai và tự phát. Họ coi thế giới như một chỉnh thể thống nhất và tìm cách giải thích bản chất và nguồn gốc của chỉnh thể đó trong một dạng vật chất cụ thể, coi thế giới như sự thống nhất của các sự vật muôn màu muôn vẻ. Mặc dầu còn ngây thơ, nhưng những quan niệm của họ đặt nền móng cho sự phát triển của các tư tưởng duy vật trong triết học sau này.

Loigiaihay.com

Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý