Tai sao xảy ra cuộc khủng hoảng thừ hàng hóa năm 2024

Trong hai thế kỷ qua, trừ cuộc Đại suy thoái trong những năm 30 của thế kỷ 20, các cuộc khủng hoảng tài chính lớn đều khơi nguồn từ các nước nghèo và bất ổn mà sau đó cần có những điều chỉnh chính sách lớn.

Cuộc khủng hoảng hiện nay bùng phát tại các nước công nghiệp giàu có, không chỉ do cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ, mà còn bởi năng lực quản lý yếu kém của hệ thống ngân hàng và nợ công ở châu Âu. Vậy châu Âu nói riêng và thế giới nói chung đã rút ra bài học gì? Những vấn đề hiện nay của châu Âu giống như những gì đã từng xảy ra với thế giới?

Trong làn sóng khủng hoảng nối tiếp nhau từ Mỹ Latinh trong thập niên 80 của thế kỷ trước cho tới cuộc khủng hoảng châu á giữa năm 1997, các nước đã học được cách tiếp cận chính sách kinh tế có hiệu quả hơn và xây dựng khung quản lý nợ công bền vững hơn. Nhưng thật đáng tiếc, nay lại tới lượt châu Âu lâm nguy.

Cuộc khủng hoảng của châu Âu ban đầu chỉ là cuộc khủng hoảng tài chính, rồi nhanh chóng phát triển thành cuộc khủng hoảng nợ công kinh điển sau khi chính phủ phải can thiệp để cứu các ngân hàng.

Chính động thái đó lại gây ra một loạt nỗi lo mới về các ngân hàng được cho là "dựa dẫm" vào sự bảo lãnh nợ của chính phủ. Khi đó nợ quốc gia dường như không còn ổn định nữa.

Một trong những tiền lệ khó quên là vụ vỡ nợ ở Mỹ Latinh cách đây gần 30 năm. Vào tháng 8/1982 đất nước Mexico đã làm rung chuyển thế giới khi Chính phủ tuyên bố không có khả năng trả nợ.

Gần như suốt mùa hè năm đó Mexico, nước được tiên lượng thâm hụt ngân sách chiếm 11% GDP vẫn vay mượn trên thị trường quốc tế với chi phí ngày càng bị đẩy lên cao hơn.

Các ngân hàng tự trấn an rằng đất nước không thể bị vỡ nợ. Nhưng rồi những gì phải đến đã đến, một loạt nước vốn có mô hình kinh tế khác nhau lại xếp hàng đổ vỡ theo hiệu ứng "domino."

Trong khi Mexico đi tới sự bùng nổ kinh tế dựa vào dầu mỏ nhờ cú sốc dầu mỏ lần hai trong thập niên 70 của thế kỷ trước, thì đất nước áchentina lại chìm trong cơ chế quản lý nền kinh tế yếu kém bởi chế độ độc tài quân sự.

Còn Brazil trải qua sự thần kỳ kinh tế với tốc độ tăng trưởng đầy ấn tượng nhờ nhập khẩu vốn. tựu chung lại các nước này cùng tạo ra một vấn đề chung và cực kỳ đơn giản: nợ nần quá mức.

Sự vỡ nợ của Mỹ Latinh ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng của tất cả các nước công nghiệp chủ chốt, gây ra cái gọi là "tua lại" cuộc Đại suy thoái. Nợ nần của Mexico liên đới tới 90% vốn hóa của các ngân hàng chủ chốt Mỹ.

Giải pháp được coi là sáng suốt vào thời điểm đó để tránh tình trạng vỡ nợ cho bất kỳ nước vay nợ lớn nào ở Mỹ Latinh có sự kết hợp của ba nhân tố: cứu trợ khẩn cấp của quốc tế thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thực hiện cắt giảm mạnh chi tiêu trong nước theo các điều kiện ngặt nghèo mà IMF đặt ra và các ngân hàng bổ sung vốn.

Các tổ chức tài chính không hề xóa nợ cho Mỹ Latinh cho dù 5 năm sau khi xảy ra khủng hoảng khi mà việc cắt giảm chi tiêu không còn đe dọa sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Thay vào đó chỉ là bắt đầu cho vay đối với các dự án mới. Trong khi khu vực này vẫn được biết đến với tên gọi "một thập niên bị đánh cắp."

Giải pháp của châu Âu hiện nay dường như đang lặp lại những gì đã xảy ra trong thập niên 80 bị đánh cắp ở các nước đang phát triển. Đó là kết hợp sự hỗ trợ quốc tế, các biện pháp thắt lưng buộc bụng và tuyên bố rõ ràng của các ngân hàng về trách nhiệm tài chính đối với những vấn đề mà họ gây ra.

Cùng như các ngân hàng đồng hương trong thập niên 80 của Thế kỷ trước, các "đại gia" châu Âu, trong đó các ngân hàng ở Đức, Anh và Pháp, hiện nay đã "dính" vào những khoản tiền khổng lồ mà họ sai lầm nghĩ là nợ an toàn.

Sự cắt giảm đáng kể nợ chủ quyền của các nước Eurozone dễ bị tổn thương có sức công phá mạnh tới mức gây ra đợt hoảng loạn mới về ngân hàng. Thừa nhận vấn đề này các ngân hàng có thể yêu cầu chính phủ cứu trợ. Đó là tại sao cuộc khủng hoảng trở thành thách thức với Anh, Đức và Pháp.

Sáng kiến chung mà Pháp và Đức khởi xướng tại Deauville đầu tháng 11/2011 về các biện pháp tái cơ cấu nợ thực hiện sau năm 2013 đã cố gắng tránh cú sốc tức thời của viện cắt giảm chi tiêu.

Nhưng việc loan báo trước khả năng xóa nợ vẫn dẫn tới mối lo bất ổn về ngân sách. Do đó cần có sự bảo lãnh kèm theo điều kiện đối với một phần nợ chưa thanh toán để át đi nỗi lo xóa hết nợ.

Cơ chế giải quyết nguy cơ vỡ nợ quốc gia theo trình tự sẽ góp phần nâng cao năng lực quản trị toàn cầu và giải quyết các vấn đề lâu dài của thị trường nợ quốc gia. Những đề xuất như vậy từng được thảo luận rộng rãi trong những năm 1999-2000.

Phó giám đốc điều hành IMF Anne Krueger đã hối thúc triển khai Cơ chế Tái Cơ cấu Nợ Chủ quyền nhằm đưa ra lộ trình pháp lý cho việc áp mức cắt giảm chung đối với các chủ nợ để từ đó chấm dứt những trở ngại mang tính tập thể trong việc tìm kiếm một giải pháp hiệu quả để tránh vỡ nợ quốc gia./.

Thế giới hiện đang phải đối mặt với một cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng nhất trong vòng 70 năm qua. Cuộc Đại suy thoái giai đoạn 1929-1933 đã đẻ ra chủ nghĩa phát-xít trong thập niên 1930; đồng thời, nó cũng chính là nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến Chiến tranh Thế giới thứ hai vô cùng kinh hoàng. Không một ai muốn điều tồi tệ, tới mức phải đi đến chiến tranh thế giới như nó đã từng diễn ra, song đối với cuộc khủng hoảng tài chính (KHTC) dẫn đến suy thoái nền kinh tế thế giới lần này, khiến loài người đang phải đứng trước những nguy cơ đầy bất ổn về vấn đề an ninh toàn cầu.

Thất nghiệp hàng loạt, nghèo đói gia tăng.

Đây là nạn nhân đầu tiên của KHTC. Thật vậy, sự sụp đổ của các ngân hàng, sự phá sản của các tập đoàn kinh tế và các công ty, ngay lập tức đã đánh mạnh vào số phận người lao động của hầu hết các nước trên thế giới. Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2008 lên tới 6,8% và dự báo là 11% trong năm 2009; riêng tháng 1-2009 có khoảng 600.000 người thất nghiệp – con số cao nhất trong một tháng, kể từ 35 năm qua. Ở Pháp, tỷ lệ thất nghiệp tăng đến chóng mặt và lên đến hơn 2 triệu người; dự báo tới quý II năm 2009 sẽ có thêm 214 nghìn người bị mất việc làm, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2008. “Tâm” KHTC tuy xảy ra ở Mỹ, song lại làm cho vùng Trung Đông và Bắc Phi bị tác động nặng nề, với tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục vào cuối năm 2008 (10,3% và 9,4%), kế đến là Trung Âu và Đông Nam Âu (8,8%), khu vực Hạ Sa-ha-ra (7,9%), khu vực châu Mỹ La-tinh (7,3%). Còn ở Trung Quốc, kết quả của cuộc khảo sát mới nhất cũng cho thấy khoảng 15,3% trong tổng số 130 triệu lao động (gần 20 triệu người) nông thôn mất việc làm ở thành phố phải trở về quê nhà với hai bàn tay trắng...

Ngoài các nước, các khu vực trên, các quốc gia, các khu vực khác trên thế giới cũng đang lún sâu vào cuộc khủng hoảng việc làm. Con số thất nghiệp tăng lên hằng ngày. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa cảnh báo: số người thất nghiệp trên thế giới sẽ đạt con số kỷ lục 210 triệu vào cuối năm 2009; trong 2 năm tới thế giới sẽ tiếp tục có thêm 20 đến 25 triệu người thất nghiệp.

Cùng với nạn thất nghiệp hàng loạt, nạn nghèo đói trên thế giới cũng ngày càng gia tăng. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) thông báo thị phần của nông nghiệp trong hỗ trợ phát triển (ODA) đã giảm từ 17% năm 1980 xuống còn 3% năm 2006. Còn Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, cuộc KHTC cộng với giá lương thực, năng lượng tăng cao trong năm 2008 đã đẩy thêm 130 đến 135 triệu người vào cảnh đói nghèo (với mức sống ít hơn 1,25 đô-la/ngày) và năm 2009 thế giới sẽ có thêm khoảng 53 triệu người rơi vào cảnh tương tự, nâng tổng số người đói nghèo trên toàn cầu lên khoảng 1 tỷ. Điều này khiến cho Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về giảm đói nghèo vào năm 2015 có thể không đạt được. Suy thoái kinh tế cũng làm chậm lại tiến bộ trong nỗ lực giảm thiểu tỷ lệ tử vong và chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nếu khủng hoảng tiếp tục kéo dài thì có thể có thêm 1,4 đến 2,8 triệu trẻ em bị tử vong trong giai đoạn 2009-2015. Do đó, cuộc KHTC còn có nguy cơ trở thành cuộc “khủng hoảng nhân đạo” ở nhiều quốc gia, khu vực, đặc biệt là ở châu Phi.

Nguy cơ bùng phát bạo lực.

KHTC không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới mà còn dẫn đến sự thay đổi sâu sắc về mặt chính trị, xã hội. Nhiều nhà phân tích coi KHTC lần này như một “đại dịch chết người” làm hủy hoại trước hết các nước nghèo không có sức đề kháng, gây “nguy hiểm chết người” đối với các nước Hồi giáo, đặc biệt là các nước Hồi giáo đông dân. Đó là nguy cơ dẫn đến bạo lực không thể lường trước được. Còn với châu Âu, nơi được coi là sung túc hơn so với phần còn lại của thế giới, cũng đang phải nếm trải những “ngày đen tối” nhất trong nhiều thập kỷ qua. Tại Pháp, Anh, Hy Lạp, Tây Ban Nha..., gần đây liên tục diễn ra các cuộc biểu tình quy mô lớn. Những người biểu tình đòi chính phủ của họ phải có những hành động khẩn cấp và hiệu quả để ngăn chặn đà suy thoái kinh tế và sự xuống cấp của an sinh xã hội. Nguy hiểm hơn, bắt đầu đã có sự xung đột ngay trong chính những người công nhân với nhau. Đó là sự thù nghịch và thái độ oán hận giữa lao động nước sở tại với lao động ngoại quốc; giữa người lao động da trắng với người lao động da màu; giữa giới chủ và những người làm thuê. Các vụ đình công trong 20 xưởng sản xuất dầu khí và khí đốt ở nước Anh vừa qua là một ví dụ. Một số nhà nghiên cứu cho biết, các cuộc đình công tương tự như ở Anh có thể sớm lan sang nhiều nước khác, với tính chất có thể còn phức tạp hơn; thậm chí, có thể còn có các vụ tấn công của người lao động bản địa đối với những người nhập cư và của người lao động với giới chủ.

Rõ ràng, KHTC và sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu đang nảy sinh nhiều mâu thuẫn mới, làm cho cuộc mưu sinh, kể cả tính mạng của nhiều người lao động bị đe dọa. Những mâu thuẫn này nếu ngày càng tăng lên thì số phận của không ít chính quyền cũng bị định đoạt. Trên thực tế, có chính phủ đã bị đổ (như Chính phủ Ai-xơ-len và mới đây nhất là Chính phủ Lát-vi-a), có nước vốn đã không ổn định, càng lún sâu hơn vào khủng hoảng chính trị-xã hội và kinh tế (như U-crai-na), v.v. Tất cả đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc KHTC toàn cầu.

Nguy cơ về một cuộc chiến tranh thương mại.

Chiến tranh thương mại là sự kế tiếp của cuộc Đại suy thoái 1929-1933 và là “đêm trước” của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nhiều nước đế quốc vào thời kỳ đó, một mặt, bảo vệ thị trường trong nước bằng những phương sách khắt khe; mặt khác, tìm cách chiếm thị trường ở các nước khác bằng mọi giá, với chính sách: nếu hàng hóa không thể vượt qua biên thùy, thì quân đội sẽ làm. Đây là nguyên nhân làm khoét sâu thêm mâu thuẫn, dẫn đến khả năng bất dàn hòa giữa các đế quốc, các nhóm đế quốc và nhiều quốc gia có lợi ích đối lập. Lo ngại về một điều gì đó tương tự, hiện nay, hầu hết chính phủ các nước trên thế giới đang tìm cách ngăn chặn hình thức bảo hộ mậu dịch. Đó là lý do khiến nhiều nước đã và đang có thái độ phản ứng dữ dội xung quanh điều khoản “người Mỹ dùng hàng Mỹ”, với lời cảnh báo rằng, nó sẽ làm bùng nổ những hành động trả đũa về thương mại trên toàn cầu tương tự như thời kỳ Đại suy thoái 1929-1933. Bộ trưởng Ngoại giao Bra-xin Xên-xô A-mô-rim cảnh báo, nước ông có thể kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về điều khoản “người Mỹ dùng hàng Mỹ” của Mỹ. Theo ông, chính sách “người Mỹ dùng hàng Mỹ” là một tín hiệu xấu trong thời điểm hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang cố gắng phục hồi. Ca-na-đa- đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ- và Liên minh châu Âu (EU) cũng cảnh báo rằng, họ sẽ không ngồi yên nếu Mỹ phê chuẩn một điều khoản như vậy trong đạo luật kích thích kinh tế. Và nữa, ngay cả một số nghị sỹ Mỹ cũng lo ngại rằng, nếu Mỹ áp dụng điều khoản trên thì chẳng bao lâu chính Mỹ sẽ phải đối mặt với làn sóng bảo hộ tương tự; điều đó làm dấy lên cuộc chiến tranh thương mại và làm trầm trọng thêm sự suy thoái kinh tế toàn cầu.

Như vậy, KHTC và suy thoái nền kinh tế thế giới đã nảy sinh vô vàn sự bất ổn. Có sự bất ổn đã hiện hữu, có sự bất ổn đang còn ở dạng nguy cơ. Tất cả những điều đó làm cho “thế giới đang nhảy múa bên miệng núi lửa” - như lời của đồng tác giả cuốn sách “Thế giới về sau. Một cuộc khủng hoảng chưa từng có” (Nhà xuất bản Plôn, Pa-ri) khi trả lời phỏng vấn Tờ Người quan sát số ra gần đây.

Tuy nhiên, nhìn ở một góc độ khác, cuộc KHTC và sự suy thoái của nền kinh tế thế giới cũng đang hé lộ những tín hiệu tích cực. Trước hết, đó là sự xích lại gần nhau hơn, thống nhất với nhau hơn của cộng đồng thế giới trước mối quan tâm chung, mục tiêu chung đó là: thoát ra khỏi khủng hoảng. Bởi lẽ, trong thời đại toàn cầu hoá, không một quốc gia nào đủ điều kiện để có thể tự mình đứng ngoài cuộc. Hàng loạt hội nghị mang tầm châu lục và thế giới diễn ra gần đây, với sự có mặt của lãnh đạo hầu hết các quốc gia nhằm tìm cách vực dậy nền kinh tế thế giới, là minh chứng rõ nhất cho sự xích lại gần nhau đó.

Đặc biệt, tín hiệu tích cực còn thể hiện ở xu thế hoà dịu, hợp tác trong quan hệ giữa Nga với Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tại Hội nghị An ninh quốc tế lần thứ 45 (2-2009), các nhà lãnh đạo NATO tỏ ý muốn tăng cường hợp tác với Nga trong một số vấn đề an ninh toàn cầu. Đại diện Nga và NATO đã thống nhất tăng cường hợp tác về chính trị, quân sự, như: phối hợp chống hải tặc ở vùng biển Xô-ma-li; Nga cho phép NATO vận chuyển hàng hoá quá cảnh cho cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ và NATO đang tiến hành ở Áp-ga-ni-xtan. Bên cạnh đó, Nga và Mỹ chủ trương làm giảm căng thẳng giữa hai nước xung quanh hệ thống lá chắn tên lửa (NMD) của Mỹ ở Séc và Ba Lan. Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma tuyên bố sẽ xem xét lại dự định này của chính quyền tiền nhiệm. Đáp lại, Nga tuyên bố sẽ không bố trí tên lửa “Iskander” tại tỉnh Ka-li-nin-grát, nếu Mỹ từ bỏ triển khai NMD tại Đông Âu. Nga sẵn sàng ký Hiệp ước an ninh mới với phương Tây và “mở cơ hội” cho Mỹ trong việc đàm phán về NMD. Phó Thủ tướng Nga X. I-va-nốp nhấn mạnh, trước sau như một, Nga chủ trương cùng với Mỹ cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược; tăng cường vai trò của Liên hợp quốc; cùng nhau duy trì, củng cố an ninh quốc tế và vạch ra sách lược đối phó với những nguy cơ và thách thức mới mang tính toàn cầu.

Quan hệ Nga – Mỹ, Nga – NATO được cải thiện theo hướng hoà dịu, hợp tác là cơ sở để tránh một cuộc “chiến tranh lạnh” mới sau cuộc xung đột quân sự giữa Nga – Gru-di-a hồi tháng 8-2008. Ngoài ra, do tác động của cuộc KHTC toàn cầu, mà hàng loạt mối quan hệ song phương vốn rất căng thẳng trước đây, như quan hệ Mỹ với I-ran, Mỹ với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, hay Mỹ với Vê-nê-xu-ê-la…, nay cũng đã có những biểu hiện “giảm nhiệt”. Hầu như tất cả các quốc gia, nhất là các nền kinh tế lớn, đều muốn tập trung vào “nhiệm vụ hàng đầu” là thoát khỏi cơn bão KHTC toàn cầu, phục hồi và phát triển kinh tế.

Những tín hiệu tích cực trên là rất quan trọng vì chúng có lợi cho an ninh toàn cầu. Sớm muộn thì thế giới cũng vượt qua được KHTC và suy thoái kinh tế. Song ai dám bảo rằng, một cuộc khủng hoảng tương tự như hiện nay lại không trở lại trong tương lai, bởi lẽ, kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 - 1933 đến nay, thế giới đã phải nếm trải gần chục cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhỏ có tính chu kỳ của nó. Nhưng làm thế nào để thế giới đoạn tuyệt với khủng hoảng?

Gần đây, nhiều nhà phân tích cho rằng nguyên nhân của cuộc khủng hoảng bắt đầu từ chính sách cho vay tín dụng dưới chuẩn (còn gọi là tín dụng thế chấp rủi ro cao) tại Mỹ. Nhưng đó chỉ là biểu hiện, là diễn biến ban bầu của cuộc khủng hoảng, chứ quyết không phải là nguyên nhân. Nói đúng hơn, đó là hệ quả của “chủ nghĩa M.Thát-chơ và chủ nghĩa R.Ri-gân” (bằng mọi cách để có lợi nhuận tối đa) – một chính sách kinh tế ra đời cách đây 30 năm. Còn nguyên nhân cuối cùng của cuộc khủng hoảng lần này, cũng giống hệt như các cuộc khủng khoảng trước đó, như C.Mác đã từng viết: Sự nghèo khổ của quần chúng và tính chất hạn chế của sự tiêu dùng của họ, đối lập với cái xu hướng của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là muốn phát triển các lực lượng sản xuất tựa hồ như chúng chỉ bị hạn chế bởi sức tiêu dùng tuyệt đối của xã hội mà thôi.

Đó là lý do vì sao, các tác phẩm của C.Mác, một lần nữa, đang trở thành mối quan tâm đặc biệt của công chúng trên thế giới. Tờ Điện tín hàng ngày viết: “Ngày 13-10-2008 sẽ được ghi nhớ mãi trong lịch sử như một ngày mà hệ thống tư bản Anh thừa nhận thất bại”. Còn ở Niu Y-oóc (Mỹ), đoàn biểu tình giương cao những tấm biển trước Phố Uôn với dòng chữ: “C.Mác có lý”. Tại Phờ-ran-phuốc (Đức) và tại Pa-ri (Pháp), các tác phẩm của C.Mác cũng như các bài viết liên quan đến Người được tái bản và đăng tải với số lượng lớn chưa từng có. Đắm chìm trong tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” và bộ “Tư bản”, người đọc đang khám phá những dòng chữ của C.Mác – những điều đã được viết cách đây một thế kỷ rưỡi – với sự xúc động mạnh mẽ. Họ muốn tìm cho mình câu trả lời về cuộc khủng hoảng hiện tại, vì họ biết, C.Mác đã phân tích sâu sắc về sự tha hóa, về nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản và về phương thức cải biến nó. Đó có thể được xem như là tín hiệu mới, là “cái được” bên cạnh “cái rủi” của cuộc khủng hoảng lần này để thế giới loài người hướng tới một chế độ xã hội tốt đẹp hơn. Chỉ khi đó, vấn đề an ninh toàn cầu mới được bảo đảm một cách bền vững.