Tại sao ung thư không được đi đám ma

Tôi nghe nói người bệnh ung thư không nên đi viếng đám ma sẽ làm bệnh di căn nhanh, tái phát. Điều này có đúng không? Xin bác sĩ tư vấn giúp.

Ma Thị Thả (Cao Bằng)

Trong dân gian từ lâu vẫn quan niệm rằng, hơi lạnh tỏa ra từ người chết sẽ nhiễm vào những người đi đám ma, gây bệnh nếu cơ thể không đủ sức chống đỡ. Chính vì vậy, những người có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, người cao tuổi đang mang bệnh, phụ nữ có thai, mắc ung thư… được khuyên không nên đi đám ma kẻo nhiễm hơi lạnh người chết. Tuy nhiên, về mặt khoa học, không có căn cứ để khẳng định đi dự đám tang làm cho bệnh tế bào ung thư di căn nhanh hay bệnh ung thư tái phát trở lại.

Về trường hợp phát bệnh ung thư sau đám tang hay tử vong và di căn sau khi đi đám tang chẳng qua là trùng nhau chứ vía lạnh không có ảnh hưởng gì. Cảm giác mệt mỏi mà những người bệnh nhận thấy sau khi dự đám tang là do ảnh hưởng về mặt tâm lý.

Đây cũng là cảm giác xảy ra không chỉ với người bệnh ung thư mà với bất cứ người nào bởi không khí u buồn, nặng nề ở đám tang sẽ ám ảnh tâm lý. Khi bệnh nhân suy sụp, thể trạng yếu sẽ tạo cơ hội khiến tế bào ung thư càng phát triển nhanh chóng hơn. Những người mắc ung thư khi đi đám tang không nên quá đau buồn quá ảnh hưởng đến sức khoẻ. Khi tinh thần vững, sức khỏe tốt thì việc đi lễ hiếu này hoàn toàn không đáng lo sợ.

Một trong những đặc tính của bệnh ung thư là tái phát và di căn. Ở giai đoạn sớm, nhiều loại ung thư có khả năng điều trị thành công cao và nguy cơ tái phát ít nhưng không ai dám chắc sẽ diệt được tế bào ung thư cuối cùng. Khi đã chữa ung thư, người bệnh cần luôn tuân thủ quá trình điều trị, dinh dưỡng và tái khám.

Bác sĩ Nguyễn Lâm


Những người bị bệnh ung thư hoặc đã khỏi bệnh đều truyền tai nhau kinh nghiệm để bệnh không tái phát đó là không nên đi đám ma, cải táng vì hơi lạnh người mới chết rất độc.

Phát bệnh vì đi đám ma

Ông Nguyễn Văn B. 65 tuổi, ở Thanh Hà, Hải Dương đang điều trị tại Bệnh viện K Hà Nội sau hơn 6 năm chữa thành công bệnh ung thư đại tràng. Ông B. tâm sự: "Cứ tưởng bệnh đã khỏi 6 năm rồi, gần đây tôi thấy ho nhiều, uống thuốc không khỏi. Tôi đi kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện tỉnh Hải Dương. Bác sĩ thấy bất thường, có u ở phổi nên yêu cầu tôi kiểm tra lại. Lúc này, ung thư tái phát và đã di căn vào trong phổi, một số cơ quan khác".

Giọng buồn rầu, ông B. kể thực ra việc đi đám ma hay kiêng đến những nơi cải táng thực sự cần với bệnh nhân ung thư. Ông B. cho biết 6 năm trước, người anh của ông qua đời. Ông B. đã vào tắm rửa, thay quần áo cho anh. Về nhà, ông bị sốt mấy ngày. Nửa tháng sau bụng đau dữ dội, đau quặn từng cơn. Lúc ấy, ông đi khám bệnh phát hiện bị ung thư đại tràng.

Các bác sĩ đã làm phẫu thuật và cắt đi 20 cm đại tràng. Ông B. tiếp tục điều trị hóa chất một năm và sống khỏe được 6 năm nay. Ông không ngờ bệnh lại quay lại. Ông B. cho rằng vì đi đám ma trong người đã có sẵn tế bào ung thư nên gặp hơi lạnh tế bào phát tác nhanh hơn.

Tại sao ung thư không được đi đám ma
Bệnh nhân và người nhà đang điều trị ở Bệnh viện K trung ương.
Chị Nguyễn Thị Hà 54 tuổi, Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội tâm sự cách đây 4 năm chị đã điều trị căn bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 2B. Trong phòng bệnh của chị có mấy chị em cùng truyền hóa chất. Thi thoảng, mọi người vẫn trò chuyện rôm rả vì ai cũng tự tin rằng bệnh sẽ đẩy lùi nay mai. Trong đó có một người bệnh cùng phòng quê ở Bắc Ninh. Chị ấy đã điều trị sắp xong 29 mũi xạ trị cho ung thư vòm họng. Sức khỏe cải thiện đáng kể.

Chị ấy về nhà chơi và đi đám tang người trong họ. Sau đám tang, chị lên Hà Nội xạ trị tiếp nhưng chưa hết đợt xạ trị, chị đi kiểm tra sức khỏe thấy các khối u bỗng nhiên di căn rất nhanh và tử vong sau 1 tháng. Mọi người đều cho rằng do chị đã đi đám ma. Từ đó, bệnh nhân ai ai cũng bảo nhau phải kiêng đám ma không được đi. Chị Hà kể bản thân chị sau 4 năm tạm khỏi bệnh giờ đây chị cũng không dám đến các đám hiếu vì lo sợ các tế bào ung thư dễ tái phát và di căn vì hơi độc của đám ma.

Không liên quan

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Diệu Linh, Phó trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện K trung ương cho biết chị rất nhiều bệnh nhân hỏi chị rằng họ có phải kiêng đi đám ma không. Có bệnh nhân còn sợ hãi kể rằng có bác bị ung thư đi dự đám tang em trai về nhưng sau hơn 40 ngày cũng mất.

Bác sĩ Linh cho biết trên cơ sở khoa học hiện nay chưa có chứng minh về mối liên quan giữa ung thư và đám tang.

Còn các bác sĩ chuyên khoa ung thư cho rằng không khí u buồn, nặng nề, sẽ ảnh hưởng tâm lý đến người ung thư. Dù không có mối quan hệ nào cho rằng tế bào ung thư ác tính dễ phát triển khi đến thăm đám tang nhưng có ảnh hưởng về tâm lý.

Bác sĩ Linh cho biết khi đám tang xảy ra, mọi người đau buồn và chấn động tâm lý. Điều này có thể xảy ra với tất cả mọi người khi đến đám ma chứ không riêng gì bệnh nhân ung thư. Vì quá buồn, ảnh hưởng tâm lý nên bệnh nhân suy sụp, thể trạng yếu và đó là cơ hội khiến tế bào ung thư càng phát triển nhanh chóng hơn.

Giáo sư Nguyễn Bá Đức cho biết không có cơ sở nào liên quan đến việc đến dự đám tang gây tái phát, di căn ung thư. Người bệnh hay người bình thường đều cho rằng việc lấy chữ hiếu át lên quan niệm là điều đương nhiên.

Về trường hợp phát bệnh ung thư sau đám tang, hay tử vong, di căn sau khi đi đám tang giáo sư Đức khẳng định không liên quan mà là hai việc trùng nhau. Bản chất của ung thư là tái phát và di căn. Trưởng hợp của ông B. cũng thế, ông phát hiện ung thư trùng với đám tang người anh, lúc này bệnh đã ở giai đoạn bùng nổ triệu chứng, gặp chuyện đau buồn nên nó đến sớm hơn.

Theo giáo sư Đức, những ai chữa ung thư phải đi khám lại suốt đời đến khi chết vì giai đoạn tái phát ít hay nhiều. Nếu phát hiện sớm di căn ít nhưng không ai biết chắc nó sẽ không tái phát.

Trong điều trị ung thư khối u đó đã cắt, vét hạch, xạ trị, diệt được tế bào nhưng không ai dám chắc diệt được tế bào cuối cùng bởi biết đâu khi mổ đã có tế bào ra ngoài chỗ khác rồi mà bác sĩ không biết.

Còn khi đi đám tang, chúng ta mệt mỏi, đau buồn nên ảnh hưởng đến sức khỏe. Đối với người bị bệnh ung thư nếu khi đi đám tang không nên vật vã, đau buồn quá ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nếu tinh thần vững, sức khoẻ tốt không nên lo sợ việc đi lễ hiếu này.

Bệnh ung thư là một căn bệnh rất nguy hiểm. Theo những quan điểm của người xưa, người bị bệnh ung thư không nên đi đám ma vì sẽ làm bệnh nặng hơn, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có không ít quan điểm ngược lại. Vậy thực hư thế nào? Tại sao ung thư phải tránh đám ma? Người bệnh ung thư kiêng đám ma có đúng hay không?

Tại sao ung thư không được đi đám ma

Tại sao ung thư phải tránh đám ma

>>> ⭐ Xem ngay Top 100 hình ảnh hoa chia buồn đẹp 2021! ⭐ <<<

Bị ung thư kiêng đi đám ma – nên hay không?

Theo các chuyên gia y tế, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng việc đi đám ma làm cho mức độ bệnh của người bị ung thư nặng hơn.

Cũng theo các chuyên gia, sở dĩ việc đi đám ma về mà bệnh của họ ngày càng trầm trọng hơn có thể có thể là do cảm xúc buồn rầu, đau thương của những người có trong đám ma ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý của người bệnh. 

Chính những cảm xúc xấu này đã khiến sức khỏe của họ ngày càng yếu đi, các tế bào ung thư nhờ đó mà có cơ hội phát triển và di căn mạnh mẽ và làm người bệnh hốt hoảng khi nhận ra rằng sau khi đi đám ma mức độ bệnh tật ngày càng phức tạp hơn trước.

Hơn thế nữa, việc các tế bào ung thư hay các khối u phát triển mạnh mẽ sau khi đi đám ma có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Chính điều này làm cho mọi người lầm tưởng đi đám ma về làm bệnh năng hơn.

Nếu người bệnh ung thư có sức khỏe ổn định, tinh thần kiêng cường thì vẫn có thể đi đám ma được. Ngược lại, nếu họ có tâm lý bất ổn, sức khỏe vẫn còn yếu chưa hồi phục thì cũng nên hạn chế đi đám ma. Ngoài ra 1 số người kiêng đi đám ma nên ở nhà là tốt nhất.

Bị ung thư có kiêng hơi lạnh không?

Những người ốm nói chung, sức đề kháng của họ yếu, khi tới những chỗ lạnh dễ khiến cơ thể họ mệt thêm và sinh bệnh.

Đặt biệt với những người mắc bệnh ung thư, trong có thể họ có những tế bào lạ tạo thành ung thư nên khánh thể yếu hơn người bình thường, nên khả năng chịu cái ‘lạnh’ ở đám tang yếu hơn người bình thường. Nếu sơ xuất bị dính hơi lạnh, thì cần tìm hiểu các cách làm hết hơi lạnh để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

Nến bạn đang bị bệnh ung thư mà sức khỏe kém thì nên hạn chế đi đám tang để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Tại sao ung thư không được đi đám ma

Bệnh ung thư có kiêng hơi lạnh?

 Tìm hiểu thêm về đám ma tại đây:

> [BẠN CÓ BIẾT] Các nghi thức trong đám tang Công giáo

Cách tránh hơi lạnh từ người chết

Đám tang là nơi có nhiều âm khí, nếu được thì tốt nhất nên tránh những nơi có đám tang, tuy nhiên nếu bạn không thể tránh được mà bắt buộc phải đi thì bạn nên làm những điều sau để tránh hơi lạnh

Tại sao ung thư không được đi đám ma

Cách tránh hơi lạnh tư người chết

Vo dập lá trầu để dán vào rốn hoặc lỗ mũi, hoặc vò nát bỏ vào túi, thoa vào lòng bàn tay bàn chân và mặt, bạn cũng có thể để vài túi áo hoặc túi quần một nhánh tỏi đập dập

Ngậm một miếng gừng trong miệng hoặc uống một chung rượu mạnh. Hay pha một ly trà gừng cho một chút quế chi vào và uống trước khi đi đám tang

Khi bệnh nhân ung thư đi đám ma cần chú ý những gì?

Khi bệnh nhân mắc bệnh ung thư muốn đi đám ma thì cần lưu ý những điều dưới đây.

Hãy chắc chắn rằng sức khỏe của mình ổn định. Bạn biết không nếu sức khỏe của bạn đang yếu mà vẫn cố chấp đi đám ma thì rất khó kiềm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư.

Chuẩn bị tâm lý tốt vững vàng, kiêng cường nếu bạn phải đi đám ma.

Đây là những điều quan trọng nhất để giữ cho bệnh tình ổn định, điều trị tích cực hơn. Không để những rối loạn tâm lý khi đi đám ma là ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tại sao ung thư không được đi đám ma

Bệnh nhân ung thư cần chú ý khi đi đám ma
Tại sao ung thư phải tránh đám ma không phải là điều được các chuyên gia khẳng định. Nhưng khi có ý định muốn tham gia đám ma để bày tỏ sự tiếc thương, đồng cảm với gia đình người đã khuất thì cần lưu ý. Bệnh tình có suy giảm hay nghiêm trọng hơn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tinh thần. Vì vậy, nếu chẳng may mắc căn bệnh ung thư, hãy cố gắng bình tĩnh giữ cho mình một tinh thần thoải mái để bệnh tình sớm phục hồi bạn nhé! Điện hoa online xin cảm ơn!