Tại sao trong con trai lại có ngọc

1. Ngọc trai là gì?

Ngọc trai hay còn được biết đến với tên gọi trân châu, là một vật hình cầu được tạo ra từ một cơ thể sống của loại nhuyễn thể như con trai. Ngọc trai được sử dụng phổ biến trong trang sức hoặc cũng có thể tán thành bột để làm mỹ phẩm.

Trang sức Ngọc Trai

Ngọc trai được mệnh danh là Nữ hoàng của các loại ngọc, sở hữu vẻ đẹp tinh khiết, vừa nhẹ nhàng lại vừa sang trọng, bí ẩn. Ngọc trai là biểu tượng của niềm tin, sự may mắn. Bên cạnh đó, nó còn là đại diện của sự thuần khiết, khoan dung, lòng nhân ái.

2. Quá trình hình thành ngọc trai

2.1. Bản chất của loài nhuyễn thể sinh ngọc trai

Ngọc trai là sản phẩm của các loài động vật nhuyễn thể (thân mềm) như con trai, hàu Thân của một con trai nằm gọn trong 2 vỏ được nối với nhau và có kích thước gần bằng nhau. Thông thường thì vỏ dưới dần dần được gắn với một vật thể nào đó, và chỉ có vỏ trên là mở ra mở vào. Việc đóng mở được điều khiển bởi một cặp cơ rất chắc, được gọi là cơ khép (adductors). Phần chủ yếu của thân con trai được ngăn cách với vỏ trai bằng lớp bì (mantle), là một màng bảo vệ gấp nếp thành 2 cánh.

Cấu tạo của con trai

Lớp ngoài của bì, tiếp xúc trực tiếp với hai vỏ trai, có tên gọi là lớp ngoại bì (epithelium). Nó gồm các tế bào có thể tiết ra vài chất khác nhau để tạo ra vỏ trai và lớp xà cừ (nacre). Các tế bào của ngoại bì tiết ra chất CaCO3 dưới 3 dạng: các lăng trụ canxit thô, các lăng trụ aragonit thô, và các tấm được hình thành từ vô số các lăng trụ aragonit rất nhỏ, ngắn, dày.

Chúng cũng tiết ra một chất hữu cơ, giống như móng tay người và có tên gọi là chất sừng hữu cơ conchiolin. Chất conchiolin này đóng vai trò là xi măng gắn kết các tinh thể CaCO3với nhau; nó cũng tạo thành lớp vỏ bảo vệ bên ngoài của vỏ con trai.

Chỉ có các tế bào nằm ở phần ngoài của bì mới tạo nên phần sừng hữu cơ dai ở bên trong và các tinh thể lăng trụ thô, và chúng hình thành cấu trúc ổn định bên ngoài của vỏ con trai (một khi đã hình thành thì phần ngoài của vỏ con trai sẽ không bao giờ thay đổi).

Trong khi đó thì các tế bào trong phần còn lại của bì lại tạo nên các lớp ngũ sắc từ một chất hữu cơ có tên gọi là:

Chất sinh ngọc trai (mother of pearl), nếu chúng nằm ở phía bên trong của vỏ con trai; và

Chất xà cừ (nacre), khi chúng nằm trong viên ngọc trai.

Như ta có thể thấy trên các mặt cắt của con trai, vỏ trai được cấu thành từ lớp vật chất conchiolin có mầu giống như mật ong ở bên ngoài, có tên gọi là lớp periostracum; một lớp hơi dày hơn có thành phần chủ yếu là các tinh thể canxit hoặc aragonit (b); và cuối cùng là lớp dày nhất ở bên trong, tạo thành từ vô số các lớp chất sinh ngọc trai (c). Các lớp b và c trên thực tế tạo thành từ rất nhiều lớp các tinh thể (CaCO3) được ngăn cách với nhau bởi các lớp conchiolin.

Lớp thứ 4 tạo nên từ các tinh thể (CaCO3) dạng lăng trụ, có tên gọi là lớp hypostracum, và chỉ giới hạn ở phần bên trong gần bản lề (d).

2.2. Nguyên nhân hình thành ngọc trai

Người ta xác định được rằng khi có một chất kích thích lạ thâm nhập vào giữa vỏ trai và lớp bì, nó sẽ gây ra sự phát triển của các tế bào ngoại bì (epithelium) xung quanh nó. Chúng được hợp thành từ xà cừ, mà chủ yếu là cacbonat canxi (aragonit hoặc canxit) và chất sừng hữu cơ (conchiolin) và được hình thành theo các lớp đồng tâm quanh các vi tinh thể.

quá trình hình thành ngọc trai

Quá trình hình thành của viên ngọc trai tự nhiên

Cơ chế hình thành ngọc trai

Ngọc trai được hình thành do phản ứng của con vật chống lại một vật thể lạ thâm nhập vào cơ thể. Khi có vật lạ thâm nhập vào lớp ngoại bì, con vật sẽ tiết ra chất xà cừ và bao bọc vật thể lạ tạo nên hạt trai. Phản ứng bình thường của con trai là các tế bào ngoại (epithelium) sẽ bao lấy vật lạ và bắt đầu tích các chất xà cừ xung quanh nó. Nếu vật kích thích xuất hiện vào giai đoạn đầu của đời sống con trai, viên ngọc trai sẽ phát triển hoàn chỉnh, kích thước của nó sẽ được quyết định bởi kích thước của con trai, bởi nhiệt độ của nước nơi loài trai sống và thời gian sống của con trai.

Ở vùng nước tương đối lạnh của Nhật Bản, các chất xà cừ sẽ tích tụ theo bán kính của viên ngọc trai với tốc độ khoảng 0,15 mm/1 năm trong loài trai nhỏ Pinctada mactensii. Ở những vùng nước ấm gần xích đạo, tốc độ này có thể 20 lần hơn.

Trường hợp vật kích thích bám vào vỏ con trai thì sẽ hình thành một loại ngọc trai có tên là ngọc trai bám vỏ (blister pearl) và thường có dạng bán cầu.

2.3. Giá trị của ngọc trai

Trong tự nhiên, 1 viên ngọc trai được tìm thấy trong hơn 10.000 con trai hoang dã. Quá trình hình thành 1 viên ngọc trai thông thường mất từ 3 đến 7 năm (trung bình là 5 năm). Chính vì lẽ đó, ngọc trai là một trang sức rất quý hiếm, không chỉ có giá trị về mặt thẩm mỹ mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa về mặt phong thuỷ.

Để xác định được giá trị của một viên ngọc trai, người ta phải đánh giá dựa trên nhiều yếu tố như độ dày của xà cừ, độ bóng, hình dáng & màu sắc.

Độ dày lớp xà cừ

Một viên ngọc trai có lớp xà cừ càng dày, sẽ có độ bóng đẹp cao hơn. Cùng với đó là màu sắc đẹp và độ bền lâu, từ đó giá trị cao hơn so loại có lớp xà cừ mỏng.

Các yếu tố phân định giá trị và giá thành của Ngọc trai cần biếtĐộ dày của lớp xà cừ phụ thuộc chính vào thời gian viên ngọc phát triển bên trong lớp vỏ. Trong tự nhiên, tốc độ bao phủ của lớp xà cừ này thường giao động khoảng 0.15mm/năm ở vùng nước lạnh. Còn tại các vùng nước biển ấm, độ bao phủ của xà cừ có thể gấp 20 lần trên năm. Nhưng những viên ngọc trai ở vùng biển nước lạnh thường đẹp và có giá trị kinh tế cao hơn.

Độ bóng của ngọc trai

Độ bóng của viên ngọc chính là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng và giá trị của viên ngọc. Viên ngọc sở hữu độ sáng bóng và lấp lánh sẽ có giá trị cao hơn những viên ngọc phản xạ mờ.

Độ bóng của viên ngọc trai được phụ thuộc vào độ phản xạ, khác xạ ánh sáng từ những lớp trong mờ của hạt ngọc. Độ dày và nhiều lớp xà cừ thì lớp trong mờ này càng cao, độ bóng càng đẹp.

Calista Trong quá trình sinh trưởng, có nhiều yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp làm ảnh hưởng đến độ bóng của ngọc trai. Trong đó nhiệt độ nước là ví dụ điển hình, nếu nhiệt độ nước giảm xuống 2 bậc dưới mức cho phép, con trai lập tức tiết ra lượng axit cao.

Điều này gây tổn hại trực tiếp đến lớp xà cừ bên ngoài của viên ngọc trai. Đó chính là lý do tại sao trên bề mặt ngọc trai thường có những mảng bám. Khó có thể tìm thấy viên ngọc nào đẹp không tỳ vết từ thiên nhiên. Và khi thu hoạch trai trong tình trạng xấu này ngọc sẽ kém chất lượng, giá thành giảm mạnh cả về thẩm mỹ cũng như kinh tế.

Hình dạng ngọc trai

Hình dạng của ngọc trai cũng là một yếu tố quan trọng quyết định giá thành của viên ngọc. Hình dạng viên ngọc phụ thuộc vào nhân cấy, hình thức cấy và sự di chuyển của con trai trong quá trình nuôi.

Hình dáng Ngọc trai

Bài viết này của Calista hi vọng đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích về ngọc trai và quá trình hình thành ngọc trai vô cùng tuyệt vời.

Chúc bạn luôn xinh đẹp, tự tin và quyến rũ như chính những viên ngọc trai lấp lánh diệu kỳ.