Tại sao trăng khuyết

Trang Chủ Diễn Đàn > D - THƯ GIÃN & GIẢI TRÍ > Kiến Thức Hay > Cuộc Sống >

Tại sao trăng khuyết

Mặt trăng (nguyệt cầu) là thiên thể gần chúng ta nhất. Từ xưa đến nay, mọi người đều yêu thích nồng nàn nó. Nhưng sự hiểu biết của người xưa đối với mặt trăng còn rất không đủ. Ở nhiều nước vẫn lưu truyền hàng loạt chuyện thần thoại về thế giới trên mặt trăng thời cổ đại của Trung Quốc có các câu chuyện thần thoại như “Hằng Nga lên trăng” “Ngô Cương chặt quế” “Thỏ Ngọc giã thuốc” v.v… Đó là bởi vì người xưa chỉ quan sát bằng mắt thường, khó phân biệt được hình dáng thật của mặt trăng, vì thế, tưởng tượng các phần sáng tối khác nhau trên mặt trăng là những hình tượng Hằng Nga, Ngô Cương, Thỏ Ngọc…

Với sự phát triển của khoa học, loài người đã bước vào thời đại mới, nhận thức được về mặt trăng, đồng thời có thể giải thích một cách khoa học sự thay đổi lúc đầy lúc khuyết của nó. Từ mặt đất nhìn lên, hình dáng của mặt trăng luôn thay đổi: tròn rồi khuyết, khuyết rồi tròn; khi thì trăng cong treo nghiêng, khi thì mâm tròn treo cao.

Bạn đang xem: Vì sao mặt trăng lúc thì tròn, lúc thì khuyết?

Thế thì, tại sao trăng khi tròn khi khuyết? Quả đất và mặt trăng vốn cùng một hệ thống thiên thể, gọi là hệ thống quả đất- mặt trăng. Thông thường khi nói đến sự vận động của hệ thống là nói đến sự chuyển động của mặt trăng xoay xung quanh quả đất.

Khi mặt trăng quay xung quanh quả đất, thì vị trí tương đối giữa mặt trăng, mặt trời, quả đất không ngừng thay đổi. Lúc mặt trăng quay đến vị trí giữa quả đất và mặt trời, lúc đó, phần hướng về quả đất của mặt trăng không nhận được ánh sáng mặt trời; người ta suốt đêm không thể nhìn thấy nó, gọi là không trăng hoặc “ngày Sóc”.


Sau đó trăng quay đến một vị trí khác. Phần được chiếu sáng dần dần hướng về quả đất, mép của nó nhìn cong cong như mày ngài hoặc lưởi liềm, gọi là trăng lưỡi liềm. Qua vài ngày, trăng dần “mập” ra, biến thành gần nửa vòng tròn, như cái cung đó là trăng thượng huyền. Sau đó thì thành trăng lồi.

Xem thêm: Entity Relationship Diagram Là Gì ? Cách Vẽ Erd Cách Vẽ Mô Hình Thực Thể Erd Siêu Đơn Giản

Từ đó về sau, trăng dần dần chuyển đến phía khác đối diện với mặt trời, nửa hướng về quả đất, diện tích nhận được ánh sáng càng ngày càng lớn. Khi quả đất nằm giữa mặt trăng với mặt trời thì phần nhận được ánh sáng của mặt trăng hoàn toàn hướng về quả đất, người ta nhìn thấy trăng tròn. Đó là trăng đầy, còn gọi trăng rằm, ngày “vọng”.

Tại sao trăng dần dần trở thành móc câu? Thời gian trăng tròn sáng trưng chỉ được một hai ngày, vị trí của mặt trăng tiếp tục di chuyển. Phần nhận được ánh sáng hướng về Trái đất của trăng dần dần nhỏ lại. Trước tiên biến thành trăng lồi, rồi biến thành trăng nửa hình tròn. Đó là trăng hạ huyền. Từ đó về sau, trăng dần dần “gầy” đi, biến thành trăng mày ngài cong cong. Rồi một hai ngày sau, không còn nhìn thấy trăng nữa.

Khi trăng mới hoặc trăng cuối tháng theo đường nét trăng thường có thể nhìn thấy hình dáng, một vòng tròn. Hiện tượng thiên nhiên thú vị này gọi là “trăng mới ôm trăng cũ”.

Điều này cũng dễ hiểu. Trăng mày ngài là phần trăng được mặt trời chiếu sáng mà người ta nhìn thấy phần mờ kia là phần ẩn của trăng là phần đêm của trăng. Trăng có thể chiếu sáng quả đất, ánh sáng phản chiếu của quả đất cũng có thể chiếu sáng mặt trăng, khiến cho phần ẩn của trăng hiện ra mờ mờ. Điều kỳ diệu là ánh sáng mờ mờ đó rất biến ảo, lúc là màu xanh nhạt, lúc màu vàng nhạt. Đó là do phần lục địa hay phần biển cả ở quả đất hướng về mặt trăng.

Trăng tròn, trăng khuyết, trăng lưỡi liềm… chúng ta quan sát được trong một tháng, rồi sau đó lặp lại, gọi là một pha của mặt trăng.

Vậy điều gì tạo ra pha mặt trăng?

Ông Shoshana Weider, nhà khoa học đang làm việc tại Viện Khoa học Mặt Trăng của NASA, nói rằng pha mặt trăng diễn ra do bề mặt Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời và chúng ta quan sát được sự phản chiếu đó từ Trái Đất. Do vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời với nhau, chúng ta thấy pha mặt trăng có chu kì khoảng 29,5 ngày.

Một pha trăng gồm những giai đoạn nào?

Ngoài những thời điểm Mặt Trăng đi vào vùng tối do Trái Đất che mất ánh sáng Mặt Trời (tức là thời gian có nguyệt thực), thì một nửa bề mặt Mặt Trăng luôn được Mặt Trời chiếu sáng và nửa kia luôn nằm trong bóng tối.

Thỉnh thoảng từ Trái Đất có thể nhìn thấy toàn bộ nửa sáng của Mặt Trăng, hay chính là những ngày trăng tròn. Những lúc khác chúng ta chỉ thấy một phần của một nửa đó, là khi trăng khuyết hoặc trăng lưỡi liềm. Và có cả những ngày chúng ta không thấy trăng đâu cả, hay còn gọi là trăng non.

Một chu kì trăng hay một tháng mặt trăng bắt đầu bằng 3-4 ngày chúng ta không nhìn thấy trăng, sau đó là 3-4 ngày trăng lưỡi liềm, rồi độ 3-4 ngày trăng khuyết, rồi đến 2-3 ngày trăng gần tròn và cuối cùng là trăng tròn đầy.

Từ ngày đầu tiên của chu kì cho đến khi trăng tròn là khoảng 2 tuần. Nhìn Mặt Trăng có vẻ như tròn đầy trong khoảng 2-3 ngày nhưng thực sự trăng chỉ tròn đầy trong một vài khoảnh khắc của một ngày cụ thể.

Sau ngày trăng tròn là nửa sau của tháng mặt trăng, tức là trăng bắt đầu lại khuyết dần: gần tròn, khuyết ¼ rồi lưỡi liềm, cuối cùng lại là trăng non.

Nhật thực chỉ xảy ra vào những ngày trăng non, khi mà Mặt Trăng ở giữa Trái Đất và Mặt Trời, nhưng vì Mặt Trăng quay quanh Trái Đất với một góc nghiêng hơn so với Trái Đất quay quanh Mặt Trời cho nên chỉ thỉnh thoảng vào kì trăng non mới có Nhật thực.

Tương tự như vậy, nguyệt thực chỉ xảy ra vào lúc trăng tròn, khi mà Trái Đất ở giữa Mặt Trăng và Mặt Trời.

Tại sao trăng khuyết
Tên các pha của Mặt Trăng theo thứ tự như sau (có 8 pha của Mặt Trăng):

Pha trăng trong quan niệm dân gian và trong lịch sử

Con người và thế giới xung quanh có nhiều mối liên hệ với Mặt Trăng.

Ví dụ, dân gian Việt Nam có câu “trai mùng một, gái ngày rằm” để dự đoán tính cách của những đứa trẻ sinh ra vào ngày trăng non và trăng rằm sẽ rất đặc biệt. Hay bên phương Tây người ta cho rằng vật nuôi được làm thịt vào những ngày trăng lớn dần thì ăn sẽ ngon hơn và với ngư dân thì những ngày câu được nhiều cá nhất là nửa tháng đầu của pha trăng.

Lịch làm việc hiện nay của chúng ta là dựa theo chuyển động của Mặt Trời, nhưng một số loại lịch cổ xưa của người Babilon (vùng Trung Đông) cách đây khoảng 2.500 năm là dựa theo chuyển động của Mặt Trăng. Và các pha trăng ngày nay vẫn được áp dụng để xác định thời điểm cho nhiều nghi lễ tôn giáo, chẳng hạn như các ngày lễ của đạo Islam và đạo Do Thái được tính theo tháng mặt trăng.

Lễ Phục sinh cũng được tính là ngày Chủ nhật đầu tiên sau kì trăng tròn đầu tiên của mùa xuân. Các ngày lễ tết cổ truyền của người Việt Nam cũng tính theo lịch mặt trăng.

Đồng dao Việt Nam về các pha Mặt Trăng cũng như thời gian trăng mọc:

Mồng một lưỡi trai

Mồng hai lá lúa

Mồng ba câu liêm

Mồng bốn lưỡi liềm

Mồng năm liềm giật

Mồng sáu thật trăng

Mười rằm trăng náu

Mười sáu trăng treo

Mười bảy sảy giường chiếu

Mười tám rám trấu

Mười chín đụn dịn

Hăm mươi giấc tốt

Hăm mốt nửa đêm

Hăm hai hạ huyền

Hăm ba gà gáy

Hăm bốn ở đâu

Hăm nhăm ở đấy

Hăm sáu đã vậy

Hăm bẩy làm sao

Hăm tám thế nào

Hăm chín thế ấy

Ba mươi chẳng thấy

Mặt mày trăng đâu

“Như ta thấy, hình dạng Mặt Trăng luôn biến đổi, có lúc trong như cái đĩa, có lúc khuyết một nửa, có lúc lại cong cong như lưỡi liềm.

Vì sao Mặt Trăng lại biến đổi lúc tròn, lúc khuyết?

Như ta đã biết, Mặt Trăng là một vệ tinh quay quanh Trái Đất. Nó không phát nhiệt, cũng không phát sáng. Trong vũ trụ tối tăm Mặt Trăng dựa vào phản xạ ánh sáng Mặt Trời nên ta mới nhìn thấy nó.

Trong quá trình Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, vị trí tương đối của nó với Mặt Trời và Trái Đất không ngừng biển đổi. Khi nó chuyển đến giữa Trái Đất và Mặt Trời thì phía Mặt Trăng đối diện với Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng, nên lúc đó ta không nhìn thấy nó. Đó là ngày đầu tháng hoặc gọi là sóc.

Qua 2 – 3 ngày sau, Mặt Trăng chuyển qua một góc trên quỹ đạo, mép của nó đối diện với Trái Đất dần dần được Mặt Trời chiếu sáng, do đó ta nhìn thấy trăng lưỡi liềm trên bầu trời.

Từ đó về sau Mặt Trăng tiếp tục quay quanh Trái Đất, phía nó hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng ngày càng nhiều hơn, do đó mảnh trăng lưỡi liềm ngày càng “”béo”” dần. Đợi đến ngày 7 – 8, nửa Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng, nên ban đêm ta nhìn thấy nửa trăng sáng, gọi là trăng thượng huyền.

Sau thượng huyền Mặt Trăng dần dần chuyển đến phía đối diện với Mặt Trời, khi đó phía Mặt Trăng hướng về Trái Đất ngày càng được Mặt Trời chiếu sáng nhiều hơn, vì vậy ta nhìn thấy Mặt Trăng ngày càng tròn hơn. Đến lúc Mặt Trăng tròn hoàn toàn cũng là lúc nửa Mặt Trăng đối diện với Trái Đất hoàn toàn được Mặt Trời chiếu sáng, nên ta thấy trăng tròn vành vạnh, đó là ngày rằm, gọi là vọng.

Sau khi trăng tròn, phía Mặt Trăng đối diện với Trái Đất có một phần dần dần không được Mặt Trời chiếu sáng, do đó ta thấy Mặt Trăng “”gầy”” dần. Đến ngày 17 hoặc 18 trên bầu trời chỉ nhìn thấy trăng sáng một nửa, đó là trăng hạ huyền.

Từ trăng hạ huyền trở đi, Mặt Trăng tiếp tục gầy đi, qua 4 – 5 ngày sau chỉ còn lại hình lưỡi liềm. Sau đó trăng hoàn toàn biến mất, bắt đầu một tháng mới.

Sự biến đổi trăng tròn hay khuyết là do kết quả Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và bản thân nó không phát sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng Mặt Trời gây nên.”

Twitter Facebook LinkedIn