Tại sao tiêm vaccine lại sốt

Tại sao tiêm vaccine lại sốt

CHIA SẺ

Vaccine COVID-19 nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 . Nhiều nghiên cứu chứng minh, việc tiêm chủng vaccine ngoài phòng bệnh COVID-19, còn giúp làm giảm triệu chứng nặng, giảm tỷ lệ biến chứng cũng như làm giảm tỉ lệ tử vong nếu mắc COVID-19 nhờ vaccine giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại SAR-CoV-2.

Tuy vậy, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO ) tiêm vaccine, trong đó có vaccine phòng COVID-19 có thể có một tỷ lệ thấp gặp phải tác dụng phụ, tuy không gây nguy hiểm cho người được tiêm nhưng ở chừng mực nhất định có thể gây phiền toái cho họ.

Sốt sau tiêm vaccine phòng COVID-19 là một trong số tác dụng phụ có thể gặp

Sốt, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn, khó ngủ, ăn kém,... Với triệu chứng sốt, thường nhẹ (dưới 38.5 độ C). Đây là các triệu chứng thông thường gặp sau tiêm.

Các triệu chứng đa phần sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau khoảng vài ngày, không để lại di chứng. Trong đó, triệu chứng sốt nhẹ, sốt khoảng dưới 38 độ C là một trong các phản ứng phổ biến sau khi tiêm. Đây là cách cơ thể phản ứng với vaccine và thường tự khỏi sau tiêm vài ngày.

Tại sao tiêm vaccine lại sốt

Sau tiêm vaccine COVID-19, cơ thể có thể bị sốt, đau cơ...

Cơ chế gây sốt sau tiêm vaccine

Thực ra, sốt là dấu hiệu y khoa thông thường đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn khoảng dao động bình thường của nhiệt độ cơ thể người là 36.5–37.5 °C.

Sốt, đa số là đáp ứng của cơ thể với một bệnh nhiễm trùng (do vi khuẩn hoặc virus), thường kéo dài hơn 2 đến 3 ngày.

Ngoài ra, sốt còn có thể do những bệnh không nhiễm trùng khác, đặc biệt sau khi tiếp xúc với chất lạ (vaccine là một loại kháng nguyên hoàn toàn xa lạ đối với cơ thể). Khi chất lạ này xuất hiện trong cơ thể (sau tiêm) hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận biết là chất lạ và sẽ ngay lập tức gây ra phản ứng sốt để hình thành kháng thể và gây nên "trí nhớ miễn dịch", có nghĩa là sau này khi tác nhân gây bệnh tương ứng với vaccine (SARS-CoV-2) đã được tiêm, hệ thống miễn dịch của cơ thể đó nhớ ngay và huy động ngay lập tức kháng thể để tiêu diệt kẻ xâm nhập đó .

Yếu tố trực tiếp gây ra cơn sốt trong cơ thể là các chất gây sốt nội sinh – là một loại protein được hình thành bên trong cơ thể. Ngày nay, người ta đã tìm ra 11 chất gây sốt nội sinh, trong đó phổ biến nhất là các loại interleukin.

Quá trình diễn ra sốt bắt đầu từ lúc tác nhân lạ (ví dụ vaccine phòng COVID-19) xâm nhập vào cơ thể và tiết ra các chất gây sốt ngoại sinh. Chất gây sốt ngoại sinh kích thích các đại thực bào và bạch cầu trung tính tiết ra chất gây sốt nội sinh. Chất này tác động lên trung tâm điều nhiệt của cơ thể làm trung tâm này hoạt hóa acid arachidonic, làm sản sinh monoamin gây thay đổi setpoint (điểm đặt nhiệt) ở võ não dẫn tới tăng sản nhiệt và giảm thải nhiệt toàn cơ thể, gây ra sốt.

Một con đường khác bắt đầu khi các lympho T kết hợp với vaccine (kháng nguyên), sẽ tiết ra lymphokin kích hoạt bạch cầu đa nhân và đại thực bào tíết ra chất gây sốt nội sinh. Các diễn tiến tiếp sau đó tương tự như chất sốt nội sinh.

Tại sao tiêm vaccine lại sốt

Nên uống nhiều nước khi sốt sau tiêm vaccine.

Xử trí sốt sau tiêm vaccine

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, sau tiêm vaccine, thường xuyên đo thân nhiệt, nếu thấy sốt < 38,5 độ C thì làm giảm thân nhiệt bằng cách:

- Cần cởi bớt, nới lỏng quần áo và chườm/lau ấm (mát) bằng khăn ấm (nước để chườm, lau ấm thấp hơn nhiệt độ của cơ thể người bị sốt là 2 oC) lau, chườm tại trán, hố nách, bẹn;

- Uống đủ lượng nước cần thiết (1,5 - 2,0 lít trong 24h nhưng phải uống ít một (có thể nước lọc, nước hoa quả ép, nước gạo rang, sữa, cháo loãng hoặc ORS);

- Cần lưu ý không để nhiễm lạnh và luôn tự kiểm tra thân nhiệt bằng nhiệt kế mỗi 30 phút.

- Nếu sốt > 38,5 độ C mà chườm ấm không giảm, có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ trong tổ theo dõi sau tiêm vaccine của phường, xã.

- Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng, người dân cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Tại sao tiêm vaccine lại sốt
Món cháo thuốc hỗ trợ hạ sốt sau tiêm vaccine COVID-19

Xem thêm video đang được quan tâm:

Thông điệp 5T: Pháo đài chống dịch COVID-19 trong tăng cường giãn cách xã hội


Sốt, đau nhức, chóng mặt, dị ứng, co giật hay bất cứ điều gì bất thường sau tiêm chủng đều được gọi chung là “phản ứng sau tiêm chủng”.

Vắc-xin chính là cho hệ miễn dịch cơ thể “tập trận”. Nôm na chúng ta có thể hiểu: Vắc-xin được tạo ra từ kháng nguyên đã chết hoặc gần chết, các nhà khoa học làm cho “địch” là con virus vốn rất nguy hiểm trở nên mất khả năng “chiến đấu” hoặc “xé” một phần đặc trưng của nó, sau đó tiêm nó vào cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ nhận diện “kẻ địch” này theo đúng quy trình, tất nhiên, lúc này “kẻ địch” chỉ là xác chết hoặc đã suy yếu nên không có khả năng gây hại cho cơ thể.

Sốt từ đâu đến?

Trong não chúng ta cũng có một vùng, với tên gọi là “vùng hạ đồi. Chức năng của nó là để nhận biết và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, tầm trên dưới 37 độ C với người bình thường.

Khi cơ thể bị vi khuẩn hoặc virus tấn công, chúng giải phóng ra một số hoá chất vào máu nhằm làm suy yếu cơ thể. Lúc này cơ quan “vùng hạ đồi” nhận lệnh có sự tấn công đe doạ cơ thể, nó sẽ điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường, từ 37 độ C lên 39-40 độ C, thậm chí cao hơn, đó chính là sốt.

Sốt như một cơn dự báo chính xác về tình trạng nhiễm trùng của cơ thể, là báo động của cơ thể khi bị tổn thương. Như vậy, khi vắc-xin được tiêm vào, cơ thể cũng sẽ nhận diện nó với cơ chế tương tự như thế. Cơ thể nóng lên tức là hệ miễn dịch đang vào cuộc mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể của mình.

Vì sao có người sốt, có người không?

Nhưng khi hệ miễn dịch nhận diện “kẻ địch” và phản ứng sau tiêm chủng của mỗi người khác nhau. Vắc-xin sẽ tạo ra số lượng kháng thể nhất định nhưng khoảng thời gian tạo ra đủ theo kế hoạch sản xuất thì mỗi người sẽ khác nhau. Có thể sốt, có thể không, nhưng đích đến cuối cùng vẫn đảm bảo hiệu quả của vắc-xin.

Tại sao tiêm vaccine lại sốt

Phản ứng sốt hay không sốt sau tiêm vắc-xin là do cơ thể mỗi người, nhưng hiệu quả của vắc-xin là như nhau.

Cơ thể sốt sau tiêm có nghĩa là hệ miễn dịch đang “nóng nảy” chiến đấu ác liệt với “kẻ địch”. Còn với người không sốt, không có nghĩa là hệ miễn dịch không chiến đấu, mà nó chiến đấu bằng cách nhẹ nhàng hơn.

Và dù có sốt hay không sốt, thì hệ miễn dịch đã nhận diện và sẽ đưa hình dáng của con “SARS-CoV-2” này vào danh sách tiêu diệt, để lần tới nếu con virus này xâm nhập cơ thể, thì hệ miễn dịch sẽ auto tiêu diệt.

Như vậy, sốt hay không sốt cũng mang lại hiệu quả miễn dịch tương đương nhau, hệ miễn dịch sẽ học được cách đánh để triển khai thế trận khi có “địch” xâm nhập cơ thể.

Tại Việt Nam, mấy hôm nay ca lây nhiễm có tăng nhưng số ca bệnh nặng và tử vong vẫn đang được khống chế rất tốt. Mỗi ngày chúng ta cũng được nghe tin vui bởi có nhiều người được tuyên bố khỏi bệnh. Đây là sự cố gắng và là nguồn động viên rất lớn của chính quyền và người dân… Vì thế chúng ta cần hiểu đúng, hiểu đủ để không hoảng loạn, nhưng cũng đừng chủ quan.

Đặc biệt là, khi đi tiêm chủng theo thông báo của cơ quan chức năng, người dân cần nhớ khai báo rõ tình trạng bệnh lý của mình khi khám sàng lọc, trong quá trình tiêm vẫn cần ghi nhớ thật kỹ và thực hiện tốt biện pháp 5K.

Chúng ta không nên đọc các nguồn thông tin không chính thống để rồi hoảng sợ. 5K + vắc-xin - đó là “nỏ thần” để giữ thành trì chống dịch. Đừng chỉ trích, châm biếm, phàn nàn mà hãy hợp tác, cống hiến và tự giác.

Làm được như thế thì giặc nào mà chẳng tan? 

https://suckhoedoisong.vn/sau-khi-tiem-vac-xin-bi-sot-hay-khong-sot-thi-tot-hon-n195999.html

Đỗ Hương (Theo Suckhoedoisong.vn)

Tại sao tiêm vaccine lại sốt

Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là: Sao cùng đi tiêm về mà có người bị sốt, có người không. Vậy sốt hay không sốt là tốt hơn? Có phải chỉ khi bị sốt thì cơ thể mới có miễn dịch?

1.Sốt, đau nhức, chóng mặt, dị ứng, co giật hay bất cứ điều gì bất thường sau tiêm chủng đều được gọi chung là “phản ứng sau tiêm chủng”.

Vaccine giúp cho hệ miễn dịch cơ thể “tập trận”. Nôm na chúng ta có thể hiểu: Vaccine được tạo ra từ kháng nguyên đã chết hoặc gần chết, các nhà khoa học làm cho “địch” là con virus vốn rất nguy hiểm trở nên mất khả năng “chiến đấu” hoặc “xé” một phần đặc trưng của nó, sau đó tiêm nó vào cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ nhận diện “kẻ địch” này theo đúng quy trình. Tất nhiên, lúc này “kẻ địch” chỉ là xác chết hoặc đã suy yếu nên không có khả năng gây hại cho cơ thể.

2. SỐT TỪ ĐÂU ĐẾN?

Trong não của chúng ta có một vùng với tên gọi là “vùng hạ đồi”. Chức năng của nó là để nhận biết và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, tầm trên dưới 37 độ C với người bình thường. Khi cơ thể bị vi khuẩn hoặc virus tấn công, chúng giải phóng ra một số hoá chất vào máu nhằm làm suy yếu cơ thể. Lúc này, cơ quan “vùng hạ đồi” nhận lệnh có sự tấn công đe doạ cơ thể, nó sẽ điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường, từ 37 độ C lên 39-40 độ C, thậm chí cao hơn, đó chính là sốt.
Sốt như một cơn dự báo chính xác về tình trạng nhiễm trùng của cơ thể, là báo động của cơ thể khi bị tổn thương. Như vậy, khi vaccine được tiêm vào, cơ thể cũng sẽ nhận diện nó với cơ chế tương tự như thế. Cơ thể nóng lên tức là hệ miễn dịch đang vào cuộc mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể của mình.

3. VÌ SAO CÓ NGƯỜI SỐT, CÓ NGƯỜI KHÔNG?

Vì hệ miễn dịch nhận diện “kẻ địch” và phản ứng sau tiêm chủng của mỗi người khác nhau, vaccine sẽ tạo ra số lượng kháng thể nhất định và khoảng thời gian tạo ra đủ theo kế hoạch sản xuất của mỗi người cũng sẽ khác nhau. Có thể sốt, có thể không, nhưng đích đến cuối cùng vẫn đảm bảo hiệu quả của vaccine. Cơ thể sốt sau tiêm có nghĩa là hệ miễn dịch đang “nóng nảy” để chiến đấu ác liệt với “kẻ địch”. Còn với người không sốt, không có nghĩa là hệ miễn dịch không chiến đấu, mà nó chiến đấu bằng cách nhẹ nhàng hơn. Và dù có sốt hay không sốt, hệ miễn dịch đã nhận diện và sẽ đưa hình dáng của con “SARS-CoV-2” này vào danh sách tiêu diệt, để lần tới, nếu con virus này xâm nhập vào cơ thể thì hệ miễn dịch sẽ auto tiêu diệt. Như vậy, sốt hay không sốt cũng mang lại hiệu quả miễn dịch tương đương nhau, hệ miễn dịch sẽ học được cách đánh để triển khai thế trận khi có “địch” xâm nhập cơ thể.    

Nguồn: Theo Sức khoẻ & Đời sống