Tại sao thuốc lào không bị cấm

Người nghiện thuốc lá không chỉ nghiện nicotin, mà họ còn nghiện hành vi cầm, đốt và rít thuốc. Chính vì vậy, việc cấm bán hoặc cấm sản xuất thuốc lá là không khả thi. Vì làm như vậy chỉ tạo cơ hội cho các nguồn hàng buôn lậu, bất hợp pháp với giá thành sản phẩm rẻ mạt và tồn tại nhiều rủi ro, nguy cơ cho sức khỏe.

Do đó để kiểm soát tác hại thuốc lá, một số tổ chức y tế uy tín trên thế giới gồm WHO và Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra các hướng dẫn quy định quản lý đối với các sản phẩm thuốc lá, đưa ra khuyến cáo về tác hại của các loại thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và hướng dẫn quy định ngăn ngừa khả năng tiếp cận sớm của giới trẻ với thuốc lá.

Tại Việt Nam, Luật phòng chống tác hại của thuốc lá được Quốc hội thông qua từ 2012, đến nay đã góp phần quan trọng trong việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá và kiểm soát các nguồn cung thuốc lá. Tuy nhiên, với sự nổi lên các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới trong những năm gần đây, thì rõ ràng luật vẫn chưa được cập nhật và hoàn thiện kịp thời. Tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có hành lang pháp lý phù hợp để quản lý các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, điển hình là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng.

Loại bỏ hoàn toàn quy trình đốt cháy và tạo khói (nguyên nhân chính gây ra các bệnh do hút thuốc lá), thuốc lá thế hệ mới có cơ chế vận hành hoàn toàn khác biệt so với thuốc lá điếu, cigar hoặc thuốc lào, đang gây nhiều bối rối cho các cơ quan quản lý nước ta. Thực tế, đây cũng là tình hình chung của nhiều nước trên thế giới trong công tác quản lý thuốc lá thế hệ mới, nhất là trong giai đoạn đầu. Hiện tại có nhiều quan điểm khác nhau trong việc quản lý các sản phẩm này: cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, cấm một loại sản phẩm riêng biệt (ví dụ như thuốc lá điện tử), cho phép bán nhưng tăng cường kiểm soát, cho phép tiêu dùng như sản phẩm tiêu dùng thông thường, hoặc thậm chí được cơ quan y tế quốc gia khuyến khích chuyển đổi sử dụng từ thuốc lá điếu thông thường sang thuốc lá thế hệ mới (ví dụ như tại Anh quốc). Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện tại có 8 quốc gia cấm tất cả các loại thuốc lá thế hệ mới nói chung; nhưng cũng đã có 57 nước chấp nhận thuốc lá làm nóng như biện pháp giảm thiểu tác hại cho những người hút thuốc lá trưởng thành muốn tiếp tục hút thuốc. Với những nước cho phép thương mại hóa thuốc lá thế hệ mới, dữ liệu cho thấy các sản phẩm này đang đóng góp vào việc giảm thiểu tiêu thụ của thuốc lá điếu lên sức khỏe cộng đồng. Đơn cử như ở Nhật Bản có sự sụt giảm thuốc lá điếu bắt đầu từ năm 2016 tương ứng với thời gian sản phẩm thuốc lá làm nóng được đưa vào thị trường này. Tương tự, dữ liệu về sự giảm tiêu thụ thuốc lá điếu tại thị trường New Zealand cũng đang được ghi nhận. TS. George Laking, bác sĩ chuyên khoa ung thư và cũng là Chủ tịch của tổ chức End Smoking New Zealand cho biết, việc cung cấp cho những người nghiện thuốc lá nặng một giải pháp thay thế như miếng dán và kẹo ngậm nicotine, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới cũng là một trong những biện pháp hiệu quả nhằm giảm lượng tiêu thụ thuốc lá điếu.

Trong nước, trong lúc các cơ quan chức năng còn chưa ngã ngũ về chính sách quản lý, thì thuốc lá thế hệ mới đang trở thành “món mồi” ngon cho các tay buôn lậu và bán hàng bất hợp pháp. Người dùng có nhu cầu sử dụng sản phẩm giảm thiểu tác hại thì thấp thỏm lo âu với chất lượng sản phẩm và tình trạng giá cả “nhảy múa” không kiểm soát. Nhà nước thì mất đi nguồn thu đáng kể.

Luật phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2012 định nghĩa: “Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác”. Như vậy, khung hành lang pháp lý phù hợp để quản lý các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới không chỉ là tuân theo Công ước khung FCTC của WHO mà còn là sự phù hợp với định nghĩa của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam.

Trong tuần vừa qua khoa Tâm thần kinh- CXK bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí vừa tiếp nhận điều trị bệnh nhân nam T.M.C., 18 tuổi, địa chỉ tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh với lý do co giật.

Theo gia đình cho biết người bệnh trước lúc vào viện khỏe mạnh, không có bệnh lý nền, nhưng thường xuyên hút thuốc lào 6 tháng nay. Trước lúc nhập viện người bệnh có hút thuốc lào. Sau khoảng vài phút đột ngột xuất hiện nhiều cơn co giật toàn thân, tăng tiết đờm dãi, mất ý thức trong cơn co giật, ngã đập vùng đầu mặt xuống nền cứng và xây xát da nhiều nơi. Người bệnh đã được người nhà sơ cứu sau đó chuyển viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí điều trị, xử trí thuốc và theo dõi tại khoa Tâm thần kinh – Cơ xương khớp. Sau quá trình điều trị người bệnh ổn định, không xuất hiện cơn co giật và được ra viện.

Theo các bác sĩ của khoa cho biết: Thuốc lào là cây thuộc họ thuốc lá, đây là một loài thực vật có hàm lượngnicotinrất cao. Nhân dân ta trồng cây thuốc lào, sau đó thu lấy lá, mang thái nhỏ, phơi khô và dùng điếu tre hoặc gỗ để hút. Thuốc lào có tác hại tương tự như thuốc lá.

Tại sao thuốc lào không bị cấm

Hút thuốc lào tác hại như hút thuốc lá (hình ảnh minh họa)

Khi hút thuốc ta đã vô tình hít vào cơ thể hơn 4 triệu hợp chất độc hại, trong đó có hơn 40 hợp chất gây ung thư. Những người hút thuốc có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư vòm, ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư đại tràng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, gây những cơn co giật và nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng... Những người thường xuyên hít phải khói thuốc do người khác hút cũng có tỷ lệ mắc các bệnh trên cao hơn.

Ở nước ta, mỗi năm có 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến hút thuốc và 33 triệu người không hút thuốc bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động.

Do vậy, nếu bạn bỏ thuốc lá, chuyển sang hút thuốc lào thì tác hại đến cơ thể vẫn không thay đổi. Vì vậy mỗi người hãy vì sức khỏe của bản thân mà bỏ thuốc ngay từ bây giờ. Nếu bỏ thuốc trước tuổi 50 sẽ giảm 50% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sau khi bỏ thuốc được 1 năm, giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Hãy vì một cộng đồng không khói thuốc.


Vì sao lại gọi là thuốc lào?

Theo nhà sử học Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào (Ai Lao) du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như vậy. Cũng có giả thiết khác cho rằng, thuốc Lào được trồng và thử nghiệm lần đầu tiên bởi cụ Hồ Lào vào thế kỷ 18, chính thức được đặt tên thương hiệu là thuốc Lào và được lưu hành rộng rãi trên thị trường ba nước Đông Dương dưới sự bảo trợ của Pháp. 

Sách Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ nhớ thương), sở dĩ nó có tên gọi như vậy bởi vì người nghiện thuốc lào mà 2, 3 ngày không được hút thì trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu trong đầu luôn luôn nghĩ đến 1 hơi thuốc, giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp vậy đó mới có tên là tương tư. Thời xưa, ngoài miếng trầu là đầu câu chuyện, thuốc lào cũng được đem ra để mời khách, hút thuốc lào còn được gọi là ăn thuốc lào.

Thuốc lào là gì?

Cây thuốc lào có tên khoa học là Nicotiana rustica L, là một loài thực vật thuộc chi Thuốc lá (Nicotiana), họ Cà Solanaceae. Loài này có hàm lượng nicotin rất cao. Lá của nó ngoài việc dùng để hút còn sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất các thuốc trừ dịch hại hữu cơ. Cây thân thảo, mọc quanh năm, cao chừng 1m, thấp hơn cây thuốc lá.

Ở một số vùng, thuốc lào đã thành thương hiệu ngon nổi tiếng, như An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến An (thuộc thành phố Hải Phòng); Quảng Xương, Thanh Hóa. Trong những nơi trồng thuốc lào thì làng An Tử Hạ nay là làng Nam Tử thuộc Tiên Lãng được đánh giá cao hơn hẳn, vì có tiếng là thuốc ngon và đậm khói. Thời xưa thuốc lào của làng An Tử Hạ còn được dùng để tiến vua và được ghi vào sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi.

Tại sao thuốc lào không bị cấm

Thuốc lào làm từ gì?

Thuốc lào sau khi gieo trồng và thu hoạch chủ yếu được chế biến thủ công, lá được rửa, lau sạch sau đó được thái, xắt nhỏ ra, phơi khô rồi hồ để tiện cho việc đóng thành bánh. Hút thuốc lào sử dụng dụng cụ gọi là điếu, có 3 loại điếu chính:

Điếu cày: thân điếu hình ống (bằng tre, nứa, kim loại nhẹ) dài khoảng 40 – 60cm, một đầu của thân điếu phải kín để thân điếu có thể chứa nước, đầu kia hở dùng để hút. Vị trí gần phía đầu kín của thân điếu được khoan một lỗ gọi là nõ điếu để tra thuốc lào vào hút. 

Điếu bát: gồm có bát điếu (bằng gốm, sứ) là nơi chứa nước, nõ điếu lắp ở phía trên. Điếu bát không thuận lợi khi mang xách nên thường dùng để hút ở nhà. 

 Điếu ống chạm bạc còn gọi là điếu dóng: tương tự điếu cày nhưng ngắn và to hơn, làm bằng gỗ quý, xương ống của động vật hoặc bằng ngà... Loại điếu này hiện nay hầu như không còn được sử dụng để hút thuốc lào nữa.

Ngoài ra khi không có sẵn điếu, người ta có thể dùng lá chuối, giấy cuộn lại, miệng ngậm một ngụm nước là có thể hút được thuốc lào. Sợi thuốc lào được vê tròn lại thành viên cỡ đầu ngón tay út và tra vào nõ điếu. Sau đó dùng lửa để đốt cho thuốc cháy tạo thành khói đồng thời dùng miệng để hút. Ngoài cách hút thuốc, thuốc lào còn dùng để nhai giống như trong trường hợp ăn trầu. Khi nhai riêng thì gọi là thuốc rê và người "ăn" sẽ ngậm một nhúm thuốc lào khô trong miệng, kẹp giữa răng và má, thỉnh thoảng nhai để chắt lấy nước chứ thực ra không nuốt phần bã thuốc.

Thuốc lào có hại không?

Khói thuốc lào chứa những yếu tố nguy hiểm gây ra bệnh nhồi máu cơ tim và ảnh hưởng xấu đến tuần hoàn, hô hấp, đường ruột và hệ thống bài tiết của người hút chủ động và bị động. Những người hút thuốc lào có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư vòm, ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư đại tràng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), cơn đau thắt ngực, cơn nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não...

Những người thường xuyên hít phải khói thuốc lào do người khác hút nhả ra cũng có tỷ lệ mắc các bệnh trên cao hơn người khác. Thuốc lào còn gây nghiện, tạo cảm giác chán ăn.

Khói thuốc lào thường được lọc một phần qua nước ở trong điếu, tuy nhiên rất nhanh sau đó nước điếu cày sẽ bão hoà và không giữ được nicotin nữa. Một giọt nicotin đủ để làm chết một con ngựa vì vậy những chất độc trong khói thuốc lào như chất nicotin và carbon oxyt dần dần tích tụ và để lại dấu vết trên thành mạch máu làm cho động mạch hẹp lại và có thể bị tắc, không cho máu lưu thông. Điều này ảnh hưởng đến cả những người ở xung quanh bắt buộc phải hít những chất độc của khói thuốc.

Thêm vào đó, cảm giác khi say thuốc lào mạnh đến mức những người mới hút thường bị mất thăng bằng, nếu tư thế ngồi của người hút không vững thì rất dễ bị ngã. Ngoài ra, người hút thuốc lào còn có thể sùi bọt mép, nôn nao, quằn quại... Nếu say thuốc lào mà không có người tỉnh táo ở bên cạnh còn có thể dẫn đến tử vong vì người say thuốc không tự kiểm soát được hành vi của mình.

Khi gặp người bị say thuốc lào cần cho họ nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, sau đó từ từ đỡ họ dậy, cho uống nước từng chút một để họ từ từ tỉnh. Nếu xảy ra hiện tượng co giật, sùi bọt mép, không có dấu hiệu cho thấy hết cơn say thuốc thì nên nhanh chóng đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Tại sao thuốc lào không bị cấm

Thuốc lào có hại như thuốc lá không?

Thuốc lào có hàm lượng nicotin khoảng 9%, cao hơn nhiều so với thuốc lá thông thường (khoảng 1 - 3%). Dù hút thuốc lào hay thuốc lá đều có hại cho sức khỏe của chính bản thân người hút và những người xung quanh. Cả hai loại thuốc này đều dẫn đến nguy cơ ung thư phổi, ung thư vòm họng, nhồi máu cơ tim...

Đối với thuốc lào, tác hại tương tự như thuốc lá, gây ra các bệnh đường hô hấp, kể cả ung thư cho người hút chủ động và thụ động. Ngoài ra, thuốc lào cũng có các chất độc, chủ yếu là nicotin, hàm lượng thay đổi, có thể tới 16%. Khi thuốc lào cháy sẽ tạo ra 56 loại chất độc khác nhau, trong đó nguy hiểm nhất là benzopyren. Trong khói thuốc lào có nhiều chất poloni - 20 phóng xạ ra hạt alpha.

Còn đối với thuốc lá, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong sớm trên toàn thế giới, gây ra khoảng 25 căn bệnh khác nhau cho người hút thuốc, trong đó có nhiều căn bệnh nguy hiểm như: ung thư, tim mạch, hô hấp và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Tính chung trên thế giới thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi... Phát hiện mới nhất của các nhà khoa học Mỹ vừa công bố, cho thấy có tới 7.000 chất độc hại chứa trong khói thuốc lá, trong đó có 70 chất là tác nhân gây ung thư.

Như vậy, có thể khẳng định rằng thuốc lào và thuốc lá đều là những sát thủ giết người nguy hiểm, không cần dao vì nó chứa rất nhiều độc tố. Còn để khẳng định thuốc nào độc hại hơn thì hoàn toàn phụ thuộc vào nhóm đối tượng sử dụng nhiều hay dùng ít.

Tại Việt Nam, doanh nhân Lê Thanh Thản, Giám đốc Công ty tư nhân xây dựng số 1 Lai Châu là người có thói quen đi đâu cũng phải mang theo cái điếu cày kể cả những lúc ngồi trên Rolls-Royce. Có lần đi nước ngoài, ông Thản mang theo điếu cày, nhân viên an ninh bắt ông bỏ lại, ông không chịu, cãi nhau một hồi rồi họ cũng bỏ qua và cho mang theo.

PV