Tại sao phải bảo vệ luống gieo

Đề bài

Hãy nêu thời vụ và quy trình gieo hạt cây rừng ở nước ta ? 

Lời giải chi tiết

* Thời vụ :

+ Miền Bắc: tháng 11 đến tháng 2

+ Miền Trung: tháng 1 đến tháng 2

+ Miền Nam: tháng 2 đến tháng 3

* Quy trình gieo hạt: 

Bước 1: Gieo (Vãi đều hạt trên luống)

Bước 2: Lấp đất (Giữ độ ẩm, tránh côn trùng)

Bước 3: Che phủ (Giữ ẩm cho đất và hạt)

Bước 4: Tưới nước (Cung cấp độ ẩm cho hạt)

Bước 5: Phun thuốc (Diệt sâu, bệnh)

Bước 6: Bảo vệ luống gieo

Loigiaihay.com

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải vở bài tập công nghệ 7 – Bài 24: Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Giải Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

    I. Kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm (Trang 49 – vbt Công nghệ 7):

    Các biện pháp kích thích hạt giống nảy mầm:

    1. Đốt hạt:

    Một số hạt vỏ dầy và cứng (lim, dè, xoan, …) có thể đốt hạt nhưng không làm cháy hạt. Sau khi đốt, trộn hạt với trơ để ủ, hàng ngày vẩy nước cho hạt ẩm.

    2. Tác động bằng lực

    Với vỏ hạt dầy và khó thấm nước có thể tác động một lực lên hạt nhưng không làm hại phôi, gõ hoặc khía cho vỏ nứt, chặt một đầu hạt. Sau đó ủ hạt trong tro hay hút ẩm.

    3. Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm: là biện pháp rất phổ biến

    Mục đích cơ bản của các biện pháp kỹ thuật xử lý hạt giống là: kích thích hạt giống nảy mầm.

    II. Gieo hạt (Trang 50 – vbt Công nghệ 7):

    1. Thời vụ gieo hạt: Em hãy đánh dấu (x) vào đầu câu trả lời đúng

    a. Gieo vụ vào lúc có mưa nhiều.
    b. Gieo vào lúc thời tiết lạnh
    c. Gieo vào lúc thời tiết ấm
    d. Gieo vào lúc có mưa nhỏ
    X e. Cả c và d.

    2. Quy trình gieo hạt: Em hãy điền thứ tự đúng vào các quy trình sau:

    1 – Gieo hạt
    4 – Tưới nước
    3 – Che phủ
    2 – Lấp đất
    5 – Phun thuốc trừ sâu bảo vệ luống gieo

    III. Chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng (Trang 50 – vbt Công nghệ 7):

    Quan sát hình H.38 SGK và điền các thông tin vào bảng sau:

    STT Biện pháp chăm sóc Mục đích
    1 Che phủ Bảo vệ vườn ươm khỏi các tác động thiên nhiên
    2 Tưới nước Cung cấp độ ẩm cho đất, cây giống
    3 Phun thuốc trừ sâu Diệt côn trùng, sâu bệnh
    4 Làm cỏ Làm đất tơi xốp, diệt cỏ
    5 Bón thúc phân Tạo điều kiện sinh trưởng cho cây

    Trả lời câu hỏi

    Câu 1 (Trang 50 – vbt Công nghệ 7): Em hãy điền các biện pháp kĩ thuật thực viện trong vườn gieo ươm vào sơ đồ dưới đây.

    Lời giải:

    Biện pháp kĩ thuật thực hiện trong vườn ươm

    Câu 2 (Trang 51 – vbt Công nghệ 7): Em hãy cho biết nơi đặt vườn gieo ươm cây rừng cần có những yêu cầu gì? Em hãy đánh dấu (x) vào ô trống của những yêu cầu đúng dưới đây:

    Lời giải:

    a. Đặt ở nơi đất cát pha
    b. Đặt ở nơi đất thịt
    c. Không có ổ sâu, bệnh
    d. Đất bằng phẳng
    x e. Gần nguồn nước và nơi trồng
    x g. Đặt ở nơi đất cát pha hay thịt nhẹ

    Câu 3 (Trang 51 – vbt Công nghệ 7): Em hãy điền thứ tự đúng cho các quy trình kĩ thuật dọn đất hoang để có được đất gieo ươm:

    Lời giải:

    1. Đất hoang đã qua sử dụng
    2. Dọn vệ sinh
    3. Cày sâu, bừa kĩ, khử chua, diệt sâu, bệnh
    4. Đập và san phẳng đất
    5. Đất tơi xốp

    Câu 4 (Trang 51 – vbt Công nghệ 7): Em hãy kể tên và nêu mục đích của từng biện pháp chăm sóc ở vườn ươm. Theo em có cần phải bổ sung thêm biện pháp nào nữa không?

    Lời giải:

    Biện pháp chăm sóc Mục đích
    Che phủ Bảo vệ vườn ươm khỏi các tác động thiên nhiên
    Tưới nước Cung cấp độ ẩm cho đất, cây giống
    Phun thuốc trừ sâu Diệt côn trùng, sâu bệnh
    Làm cỏ Làm đất tơi xốp, diệt cỏ
    Bón thúc phân Tạo điều kiện sinh trưởng cho cây

    – Theo em vẫn cần bổ sung các biện pháp chăm sóc khác như: trồng trong nhà kính.

    Câu 5 (Trang 51 – vbt Công nghệ 7): Hạt đã nứt nanh đem gieo nhưng tỉ lệ nảy mầm thấp có thể cho biết do nhưng nguyên nhân nào?

    Lời giải:

    – Do thời tiết xấu (nắng nóng, khô hạn…) sâu, bệnh (côn trùng cắn hỏng hạt hay ăn hạt. Bệnh làm thối hạt và thối rễ mầm) , chăm sóc chưa đúng kỹ thuật (che, tưới, phòng trừ sâu bệnh…)…

    (trang 60 sgk Công nghệ 7): Em hãy nêu một vài ví dụ minh họa về cách kích thích hạt giống nảy mầm.

    Trả lời:

    – Đốt hạt áp dụng cho hạt có vỏ dày và cứng: lim, dẻ, xoan,…

    – Tác động bằng lực: đối với hạt vỏ dày và khó thấm nước như trẩu, lim, trám ta gõ hoặc khía hạt sau đó vùi vào tro ấm.

    – Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm: Phổ biến áp dụng được với đa số các loại hạt.

    (trang 60 sgk Công nghệ 7): Mục đích cơ bản của các biện pháp kĩ thuật xử lí hạt giống trước khi gieo?

    Trả lời:

    Là làm mềm lớp vỏ dày và cứng để dễ thấm nước và mầm dễ chui qua vỏ hạt, kich thích mầm phát triển nhanh đều và diệt trừ mầm mống sâu bệnh.

    Tham khảo bài 24 Công nghệ 7:

    (trang 61 sgk Công nghệ 7): Quan sát hình 38, em hãy nêu và ghi vào vở bài tập tên và mục đích từng biện pháp chăm sóc ở vườn gieo ươm.

    Trả lời:

    – Làm giàn che. Biện pháp làm giàn che nhằm mục đích giảm bớt ánh sáng.

    – Tưới nước. Tưới nước nhằm làm cho cây con đủ ẩm.

    – Phun thuốc trừ sâu bệnh. Phun thuốc trừ sâu bệnh nhằm phòng trừ sâu bệnh hại cho cây.

    – Làm cỏ. Làm cỏ, diệt cỏ dại nhằm giúp cho cây sinh trưởng nhanh hơn.

    (trang 61 sgk Công nghệ 7): Hạt đã nứt nanh đem gieo nhưng tỉ lệ nẩy mầm thấp cho biết do những nguyên nhân nào?

    Trả lời:

    Nguyên nhân: thời tiết xấu, sâu bệnh, chăm sóc chưa đạt yêu cầu.

    Tham khảo bài 24 Công nghệ 7:

    Câu 1 trang 62 sgk Công nghệ 7: Em hãy cho biết các kích thích hạt giống cây rừng bằng đốt và tác động bằng lực.

    Lời giải:

    – Đốt hạt là sử dụng lửa đốt nhưng không làm cháy hạt, sau đó trộn hạt với tro để ủ, hàng ngày vẩy nước cho hạt ẩm. Sử dụng cho những hạt vỏ dày, cứng lim, dẻ, xoan,…

    – Tác động bằng lực là tác động một lực lên hạt nhưng không làm hạt phôi cách làm là gõ hoặc khía cho nứt vỏ, chặt một đầu hạt. Sau đó ủ tro hay cát ẩm. Ứng dụng cho hạt vỏ dày khó thấm nước như trẩu, lim, trám,…

    Tham khảo bài 24 Công nghệ 7:

    Câu 2 trang 62 sgk Công nghệ 7: Hãy nêu thời vụ và quy trình gieo hạt cây rừng ở nước ta.

    Lời giải:

    – Thời vụ:

           + Miền Bắc: tháng 11 đến tháng 2.

           + Miền Trung: tháng 1 đến tháng 2.

           + Miền Nam: tháng 2 đến tháng 3.

    – Quy trình gieo hạt: Gieo hạt, lấp đất, che phủ, tưới nước, phun thuốc trừ sâu, bệnh, bảo vệ luống gieo.

    Tham khảo bài 24 Công nghệ 7:

    Câu 3 trang 62 sgk Công nghệ 7: Hãy nêu những công việc chăm sóc vườn gieo ươm, cây rừng.

    Lời giải:

    – Những công việc chăm sóc vườn gieo ươm, cây rừng là:

           + Làm giàn che.

           + Tưới nước.

           + Phun thuốc trừ sâu.

           + Làm cỏ.

    Tham khảo bài 24 Công nghệ 7:

    Các biện pháp kích thích hạt giống nảy mầm:

    1. Đốt hạt:

    Một số hạt vỏ dầy và cứng (lim, dè, xoan, …) có thể đốt hạt nhưng không làm cháy hạt. Sau khi đốt, trộn hạt với trơ để ủ, hàng ngày vẩy nước cho hạt ẩm.

    2. Tác động bằng lực

    Với vỏ hạt dầy và khó thấm nước có thể tác động một lực lên hạt nhưng không làm hại phôi, gõ hoặc khía cho vỏ nứt, chặt một đầu hạt. Sau đó ủ hạt trong tro hay hút ẩm.

    3. Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm: là biện pháp rất phổ biến

    Mục đích cơ bản của các biện pháp kỹ thuật xử lý hạt giống là: kích thích hạt giống nảy mầm.

    1. Thời vụ gieo hạt:

    Mùa gieo hạt cây ở các tỉnh miền Bắc thường từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, ở miền Trung từ tháng 1 đến tháng 2 và các tỉnh miền Nam từ tháng 2 đến tháng 3.

    2. Quy trình gieo hạt:

    Có thể gieo hạt trên bầu đất hay trên luống đất nhưng phải theo trình tự các bước trong quy trình gieo hạt sau đây: gieo hạt, lấp đất, che phủ, tưới nước, phun thuốc trừ sâu.

    Chăm sóc vườn gieo ươm nhằm tạo môi trường sống thích hợp để hạt nảy mầm nhanh và cây sinh trưởng tốt.

    Công việc chăm sóc tiến hành từ khi gieo hạt đến khi mang trồng.

    Câu 1: Các biện pháp kích thích hạt giống nảy mầm là:

    A. Đốt hạt.

    B. Tác động bằng lực.

    C. Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm.

    D. Tất cả đều đúng.

    Đáp án: D

    Giải thích : (Các biện pháp kích thích hạt giống nảy mầm là:

    – Đốt hạt.

    – Tác động bằng lực.

    – Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm – SGK trang 60)

    Câu 2: Mùa thu hoạch quả Thông nhựa rừng là:

    A. Từ tháng 1 đến tháng 3.

    B. Từ tháng 4 đến tháng 6.

    C. Từ tháng 8 đến tháng 9.

    D. Từ tháng 10 đến tháng 11

    Đáp án: C

    Giải thích : (Mùa thu hoạch quả Thông nhựa rừng là: Từ tháng 8 đến tháng 9 – Phần Có thể em chưa biết, SGK trang 62)

    Câu 3: Mùa gieo hạt cây rừng ở các tỉnh Miền Bắc thường từ:

    A. Tháng 2 đến tháng 3.

    B. Tháng 1 đến tháng 2.

    C. Tháng 9 đến tháng 10.

    D. Tháng 11 đến tháng 2 năm sau.

    Đáp án: D

    Giải thích : (Mùa gieo hạt cây rừng ở các tỉnh Miền Bắc thường từ: Tháng 11 đến tháng 2 năm sau – SGK trang 60)

    Câu 4: Loại hạt nào sau đây người ta hay chặt một đầu hạt để kích thích hạt nảy mầm?

    A. Hạt lim.

    B. Hạt dẻ.

    C. Hạt trám.

    D. Hạt xoan.

    Đáp án: C

    Giải thích : (Loại hạt người ta hay chặt một đầu hạt để kích thích hạt nảy mầm là: Hạt trám – Hình 37 SGK trang 60)

    Câu 5: Quy trình gieo hạt phải theo trình tự các bước nào sau đây:

    A. Gieo hạt → Lấp đất → Che phủ → Tưới nước → Phun thuốc trừ sâu,bệnh → Bảo vệ luống gieo.

    B. A. Gieo hạt → Lấp đất → Che phủ → Tưới nước → Bảo vệ luống gieo → Phun thuốc trừ sâu,bệnh.

    C. A. Gieo hạt → Lấp đất → Che phủ → Phun thuốc trừ sâu,bệnh → Tưới nước → Bảo vệ luống gieo.

    D. A. Gieo hạt → Che phủ → Lấp đất → Bảo vệ luống gieo → Tưới nước → Phun thuốc trừ sâu,bệnh.

    Đáp án: A

    Giải thích : (Quy trình gieo hạt phải theo trình tự các bước sau đây: A. Gieo hạt → Lấp đất → Che phủ → Tưới nước → Phun thuốc trừ sâu,bệnh → Bảo vệ luống gieo – SGK trang 61)

    Câu 6: Công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng gồm:

    A. Che mưa, nắng.

    B. Bón phân, làm cỏ, xới đất.

    C. Tỉa cây, phòng trừ sâu bệnh.

    D. Cả A, B và C đều đúng.

    Đáp án: D

    Giải thích : (Công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng gồm:

    – Che mưa, nắng.

    – Bón phân, làm cỏ, xới đất.

    – Tỉa cây, phòng trừ sâu bệnh– Phần Ghi nhớ, SGK trang 62)

    Câu 7: Trong các loại thuốc thường dùng để phòng trừ sâu, bệnh hại cây rừng Thuốc tím hay được dùng để?

    A. Xử lý đất.

    B. Xử lý hạt.

    C. Phòng trừ bệnh lở ở cổ rễ.

    D. Phòng trừ bệnh rơm lá thông.

    Đáp án: B

    Giải thích : (Trong các loại thuốc thường dùng để phòng trừ sâu, bệnh hại cây rừng Thuốc tím hay được dùng để xử lý hạt – Phần Có thể em chưa biết, SGK trang 62)

    Câu 8: Nồng độ của thuốc trừ sâu Fenitrothion là?

    A. 0,05%.

    B. 1%.

    C. 0,06%.

    D. 0,5%.

    Đáp án: D

    Giải thích : (Nồng độ của thuốc trừ sâu Fenitrothion là 0,5% – Phần Có thể em chưa biết, SGK trang 62)

    Câu 9: Mùa thu hoạch quả Long não rừng là:

    A. Từ tháng 1 đến tháng 3.

    B. Từ tháng 4 đến tháng 6.

    C. Từ tháng 8 đến tháng 9.

    D. Từ tháng 10 đến tháng 11.

    Đáp án: D

    Giải thích : (Mùa thu hoạch quả Long não rừng là từ tháng 10 đến tháng 11 – Phần Có thể em chưa biết, SGK trang 62)

    Câu 10: Mùa gieo hạt cây rừng ở các tỉnh Miền Trung thường từ:

    A. Tháng 2 đến tháng 3.

    B. Tháng 1 đến tháng 2.

    C. Tháng 9 đến tháng 10.

    D. Tháng 11 đến tháng 2 năm sau.

    Đáp án: B

    Giải thích : (Mùa gieo hạt cây rừng ở các tỉnh Miền Trung thường từ tháng 1 đến tháng 2 – SGK trang 60)

    Video liên quan

    Chủ đề