Tại sao nướu bị chảy máu

Khi các mô mềm xung quanh răng như lợi, dây chằng, xương ổ răng... bị tổn thương sẽ khiến các mạch máu vỡ ra, gây xuất huyết chân răng. Những tổn thương mô mềm có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau: 

  • Vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách

Việc này tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi ở những khe hở giữa nướu và răng. Các nội độc tố do vi khuẩn tiết ra làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó, gây nên các phản ứng của cơ thể như sưng, viêm, chảy máu chân răng...

  • Các tác động mạnh gây tổn thương răng

Việc chải răng quá mạnh, dùng bàn chải quá cứng hoặc các va đập bên ngoài sẽ khiến nướu bị tổn thương, gây chảy máu. 

Bệnh nhân không đi lấy cao răng thường xuyên rất dễ mắc phải bệnh viêm nướu, viêm nha chu. Phần nướu lúc này sẽ bị sưng đỏ, viêm nhiễm, xung huyết và rất dễ bị chảy máu. Nướu càng bị viêm thì chảy máu càng nhiều. 

  • Răng mọc lệch, khấp khểnh

Răng mọc lệch, khấp khểnh làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn. Thức ăn bị mắc lại ở các kẽ răng dễ gây viêm nhiễm, chảy máu chân răng. 

  • Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ 

Phụ nữ có hiện tượng thay đổi nội tiết tố ở các giai đoạn như dậy thì, mang thai hoặc tiền mãn kinh. Những thay đổi đột ngột này làm tăng lưu lượng máu đến lợi, gây xuất huyết. 

Tiểu cầu trong máu có chức năng cầm máu, khi bạn mắc các bệnh lý như sốt xuất huyết, bạch cầu... sẽ khiến lượng tiểu cầu suy giảm. Từ đó xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng. 

  • Thiếu Vitamin C, Vitamin K 

Vitamin C giúp phát triển và tái tạo mô, có chức năng chữa lành vết thương và củng cố xương, răng của bạn. Nếu cơ thể bạn thiếu Vitamin C sẽ diễn ra tình trạng sưng và chảy máu nướu. 

Trong khi đó Vitamin K giúp máu của bạn đông lại khi chảy ra ngoài. Nếu cơ thể không cung cấp đủ VItamin này qua chế độ ăn uống hoặc cơ thể không hấp thụ được thì sẽ xảy ra tình trạng chảy máu. 

Gan và thận là 2 bộ phận tham gia vào việc tổng hợp đông máu từ Vitamin K. Nên khi 2 bộ phận này gặp vấn đề, không tổng hợp được chất sẽ dẫn đến việc máu không đông, gây chảy máu. 

Ngoài ra, bệnh nhân khi mắc các bệnh rối loạn máu không đông, bệnh bạch cầu, đa u tủy cũng khiến chân răng chảy máu trầm trọng. 

Bệnh nhân khi gặp phải dấu hiệu chảy máu chân răng, ngoài việc đến khám ở chuyên khoa răng hàm mặt cũng nên khám tổng quát sức khỏe. Để sớm phát hiện những bệnh lý mà cơ thể đang mắc phải. 

Tại sao nướu bị chảy máu

Các nguyên nhân gây chảy máu chân răng

2. Điều trị chảy máu chân răng như thế nào?

Khi đã xác định rõ nguyên nhân gây chảy máu chân răng, bạn sẽ có cách điều trị phù hợp. Nếu nguyên nhân là các bệnh lý thì phải tiến hành điều trị triệt để mới chấm dứt được tình trạng chảy máu chân răng. 

2.1 Cầm máu ngay khi phát hiện chảy máu chân răng

Lúc ở nhà, bạn có thể cầm máu bằng những cách đơn giản như sau:

  • Ép nước lô hội (nha đam) thoa lên nướu răng trong vòng 5 phút, làm 2 lần/ngày. Sau đó súc miệng lại bằng nước sạch. 
  • Dùng dầu đinh hương bôi lên nướu khoảng 5 phút. Sau đó cũng súc miệng lại bằng nước sạch. 
  • Pha lá trà xanh tươi với mật ong. Ngậm trong vòng 3 phút trước khi nuốt. Làm 2,3 lần/ngày. 

Tại sao nướu bị chảy máu

Những cách cầm máu chân răng đơn giản

2.2 Chảy máu chân răng nên ăn uống gì?

Người bị chảy máu chân răng do thiếu Vitamin C, Vitamin K hoặc Canxi thì cần ăn những nguồn thực phẩm bổ sung các chất này như: cam, chanh, bưởi, các loại hạt, phô mai, các loại rau xanh… 

Ngoài ra, một chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn mau lành thương và duy trì ổn định các chức năng của cơ thể. 

2.3 Chảy máu chân răng nên sử dụng thuốc gì?

Việc sử dụng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc thường được sử dụng là:

  • Nhóm corticosteroid điều trị các triệu chứng sưng, đỏ, đau răng
  • Nhóm thuốc kháng sinh dùng để tiêu diệt vi khuẩn
  • Nước súc miệng giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi miệng
  • Thuốc kháng viêm làm giảm viêm

Tuy nhiên, không được tự ý sử dụng thuốc mà phải theo đúng đơn và liều lượng chỉ định của bác sĩ. 

Tại sao nướu bị chảy máu

Không được tự ý sử dụng thuốc mà phải theo đúng đơn và liều lượng chỉ định của bác sĩ

3. Cách phòng ngừa chảy máu chân răng

Để phòng ngừa chảy máu chân răng hiệu quả nhất, việc bạn cần làm là ăn uống đủ chất, tăng cường sức khỏe và bổ sung vitamin cho cơ thể. Đồng thời chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách.

  • Nên dùng các bàn chải có đầu lông tơ mềm và chải nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương lên vùng nướu
  • Ngưng hút thuốc lá và hạn chế sử dụng các chất kích thích 
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng và lấy vôi răng định kỳ 6 tháng/lần

Hơn 90% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng. Từ đó, cho thấy chúng ta chưa dành sự quan tâm đúng mực cho tình hình sức khỏe răng miệng của mình. Khi răng miệng gặp vấn đề cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến các hệ cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, cần thay đổi nhiều thói quen trong vấn đề chăm sóc răng miệng, đi khám sức khỏe định kỳ. Và khi gặp bất cứ vấn đề gì, bạn cần trực tiếp đến khám ở các nha khoa, bệnh viện uy tín, tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm. 

Tại sao nướu bị chảy máu

Cách phòng ngừa chảy máu chân răng

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ

Nếu bạn đang gặp vấn đề về răng miệng, có dấu hiệu chảy máu chân răng, bạn lo lắng không biết mình đang mắc phải bệnh lý gì thì nên đến trực tiếp phòng khám của Nha Khoa I-DENT để được bác sĩ khám, chụp CT 3D và tư vấn miễn phí 100%.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline 094 1818 616 để được tư vấn thêm những thắc mắc của bạn.

Địa chỉ : CS1: 193A - 195 Hùng Vương, P.9, Quận 5

               CS2: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Quận Bình Thạnh

Nha khoa Implant I-DENT không chỉ mang đến cho bệnh nhân một hàm răng mới, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ cao. Chúng tôi hướng đến sức khỏe lâu dài và sự hài lòng tuyệt đối của từng bệnh nhân, qua đó để góp phần tạo kiến tạo nên những nụ cười hạnh phúc trọn vẹn cho cộng đồng.”

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hiếu Tùng

HÃY ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI, BÁC SĨ SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN NGAY

Bài viết liên quan

Đôi khi chảy máu chân răng có thể do đánh răng quá mạnh hoặc đeo răng giả không vừa vặn. Chảy máu chân răng thường xuyên cũng có thể cho thấy các tình trạng nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Bệnh viêm nha chu (viêm lợi cấp)
  • Bệnh bạch cầu (ung thư máu)
  • Thiếu vitamin
  • Thiếu tế bào đông máu (tiểu cầu)

Nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng

Các vấn đề răng miệng là nguyên nhân chính gây chảy máu chân răng răng. Viêm lợi và viêm nha chu làm cho lợi của bạn nhạy cảm và dễ bị chảy máu.

Viêm lợi

Hầu hết mọi người bị viêm lợi khi mảng bám ở trên đường viền nướu quá lâu. Mảng bám răng đề cập đến các mảnh vụn và vi khuẩn bám trên răng của bạn.

Đánh răng loại bỏ mảng bám và có thể ngăn ngừa sâu răng (sâu răng). Tuy nhiên, mảng bám có thể ở trên đường viền nướu nếu bạn không chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách.

Nếu mảng bám không được loại bỏ, nó có thể cứng lại thành cao răng (vôi răng), làm tăng chảy máu. Sự tích tụ của mảng bám gần nướu răng của bạn cũng có thể gây ra viêm nướu.

Các triệu chứng của viêm lợi bao gồm:

  • Sưng lợi
  • Đau nhức trong miệng và các vùng lợi
  • Chảy máu chân răng

Tại sao nướu bị chảy máu

Viêm nha chu

Bệnh nha chu (viêm nha chu) có thể xảy ra khi tình trạng viêm nướu trở nên nặng hơn. Bệnh nha chu là tình trạng nhiễm trùng nướu, xương hàm và các mô nâng đỡ kết nối răng và nướu của bạn. Viêm nha chu có thể khiến răng bị lung lay hoặc rụng.

Tại sao nướu bị chảy máu

Thiếu vitamin và khoáng chất

Sự thiếu hụt vitamin C và vitamin K cũng có thể khiến nướu răng dễ bị chảy máu chân răng

Yêu cầu bác sĩ kiểm tra nồng độ vitamin C và K nếu bạn bị chảy máu chân răng mà không phải do chăm sóc răng miệng không đúng cách. Ngoài ra, hãy tuân theo một chế độ ăn uống có cả hai chất dinh dưỡng để đảm bảo bạn nhận được các loại vitamin cần thiết để duy trì sức khỏe.

Tại sao nướu bị chảy máu

Phòng tránh và điều trị chảy máu chân răng

Vệ sinh răng miệng tốt là bước đầu tiên để kiểm soát chảy máu nướu răng.

Hãy đến gặp nha sĩ của bạn hai lần mỗi năm để làm khám định kỳ và vệ sinh răng miệng. Nha sĩ sẽ cho bạn biết nếu bạn bị viêm lợi và hướng dẫn bạn cách đánh răng đúng cách. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách có thể loại bỏ mảng bám trên đường nướu và giảm nguy cơ phát triển bệnh nha chu.

Nha sĩ cũng có thể hướng dẫn bạn cách sử dụng nước súc miệng sát khuẩn để giảm thiểu mảng bám hình thành trong miệng. Và súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp làm dịu nướu bị sưng dễ chảy máu.

Sử dụng bàn chải đánh răng mềm sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn cho răng lợi, đặc biệt nếu bạn bị chảy máu sau khi đánh răng. Lông bàn chải quá cứng có thể quá mài mòn cho lợi và men răng mỏng manh của bạn.

Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng bàn chải đánh răng điện. Đầu bàn chải được thiết kế đặc biệt trên những chiếc bàn chải đánh răng này có thể giúp bạn chải sạch đường viền nướu dễ dàng hơn so với bàn chải đánh răng thủ công.

Tổng kết

Thăm khám nha khoa định kỳ để xác định xem sức khỏe răng miệng có phải là vấn đề cơ bản gây ra chảy máu nướu răng của bạn hay không. Khám sức khỏe và xét nghiệm máu có thể giúp xác định nguyên nhân gây chảy máu. Điều trị sẽ khác nhau tùy theo tình trạng của bạn.

-----------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------
Home Dental – Nha khoa chuẩn Đức duy nhất được Đại sứ quán Đức công nhận tại Hà Nội
Địa chỉ: 30 Triệu Việt Vương, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Website: http://nhakhoahome.com/
Hotline: 0243.8289999 / 0914.665.656
Thời gian làm việc: 8h30 - 20h30 tất cả các ngày.
#nha_khoa_home #30_triệu_việt_vương #home_dental #cấy_ghép_implant #implant #trồng_răng_implant