Tại sao nước mắt lại nóng

Dù là đàn ông hay phụ nữ thì ai ai cũng có lúc từng phải khóc. Đó là khi ta xem phim, gặp chuyện đau lòng, khi kết thúc một mối tình, hay thất bại trong làm ăn... Nhưng ít ai biết rằng những giọt lệ lăn trên má đó lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta.

Nước mắt được tiết ra từ tuyến lệ. Chúng ta sản xuất ra khoảng 300ml nước mắt mỗi ngày và khoảng 115 lít nước mắt mỗi năm. Dưới đây là 9 công dụng vô cùng quan trọng của nước mắt, chắc chắn sẽ khiến bạn ngạc nhiên:

Nước mắt giảm nguy cơ bệnh tim

Nước mắt có thể loại bỏ một số chất hóa học bị tích tụ trong cơ thể do căng thẳng. Nén khóc còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường loại 2 và béo phì. Ngoài ra, nước mắt cũng chứa các hoóc môn hướng vỏ thượng thận và endorphin leucine-enkephalin, có tác dụng giảm đau.

Nước mắt có khả năng kháng khuẩn

Chức năng cơ bản của tuyến lệ đó là bảo vệ đôi mắt, giúp tăng cường thị lực. Nước mắt có chứa lysozyme - chất cũng có trong sữa người, tinh dịch, chất nhầy và nước bọt -có thể tiêu diệt 90 - 95% số vi khuẩn ngay trong vòng 5 - 10 phút.

Một nghiên cứu năm 2011 trên tạp chí Food Microbiology thấy rằng nước mắt có khả năng kháng khuẩn mạnh đến mức thậm chí có thể bảo vệ chống lại bệnh than. Lysozyme có thể tiêu diệt một số vi khuẩn bằng cách phá hủy màng tế bào vi khuẩn – lớp vỏ cứng có tác dụng bao bọc bảo vệ vi khuẩn.

Nước mắt giải phóng các độc tố sinh hóa

Khi bạn có cảm xúc tiêu cực, sự suy sụt về tinh thần cũng sẽ dẫn đến thể xác kiệt quệ. Đó không đơn giản chỉ là do bạn chán ăn gì đó mà xác thực là cơ thể tiết ra rất nhiều độc tố gây hại khắp cơ thể.

Nghiên cứu đã cho thấy giống như các quá trình ngoại tiết khác, như hô hấp, đi tiểu và ra mồ hôi, các chất độc được giải phóng ra khỏi cơ thể khi ta khóc.

Nước mắt giúp loại bỏ dị vật bay vào mắt

Không chỉ có tác dụng rửa nhãn cầu mắt và mí mắt, nước mắt còn ngăn sự mất nước của niêm mạc. Khi một vật thể như khói, bụi, cát… xâm nhập vào mắt, các dây thần kinh ở giác mạc sẽ phản ứng đến não. Sau đó não sẽ gửi trở lại một loại hormone bảo vệ đến mí mắt, giúp sản sinh ra nước để loại bỏ vật thể này.

Nước mắt giúp cải thiện tâm trạng

Một nghiên cứu năm 2008 của trường Đại học Nam Florida thấy rằng khóc là cách để tự xoa dịu và nâng đỡ tâm trạng tốt hơn mọi loại thuốc. Rơi nước mắt đã cải thiện được tâm trạng ở gần 90% số người khóc so với 8% cho biết việc khóc khiến họ càng cảm thấy tệ hơn. Những người lo âu hoặc rối loạn cảm xúc khó nhận được tác dụng tích cực từ việc khóc.

Nước mắt tăng khả năng giao tiếp

Ngoài tăng cường sức khỏe thể chất, khóc cũng có thể giúp xây dựng nên các mối quan hệ. Khóc có thể biểu đạt những ngôn từ mà không thể thể hiện bằng lời nói, nhất là trong một mối quan hệ. Điều này hay gặp nhất khi một người có phản ứng lạnh lùng cho đến khi nước mắt người kia bắt đầu tuôn ra, anh ta hiểu ra nó đáng tin. Mặc dù vậy, người ta vẫn có thể giả khóc nhưng rất khó làm và dễ phân biệt.

Giảm hàm lượng mangan

Khóc sẽ làm giảm mức độ khoáng chất mangan trong cơ thể. Khoáng chất mangan quá nhiều có thể gây ra sự hỗn độn cảm xúc. Chính vì vậy, khóc có thể làm cho tâm trạng ổn định và tốt hơn bằng cách hạ thấp các khoáng chất này.

Khi ta khóc sẽ giúp giảm stress

Khóc là một cách an toàn và hiệu quả để giải tỏa stress mà nếu không có thể dẫn đến những vấn đề như đau đầu hoặc cao huyết áp. Nó giúp bạn đương đầu tốt hơn với những cảm giác tiêu cực, căng thẳng và thất vọng, cho dù hoàn cảnh vẫn y nguyên như vậy. Nguyên nhân là những giọt nước mắt do stress tạo ra sẽ giúp cơ thể đào thải những chất làm tăng cortisol, một hoóc môn stress.

Giúp con người gần nhau hơn

Hầu như khi vui, người ta rất ít khi rơi lệ. Vì thế, chỉ khi quá buồn, người ta mới khóc. Khóc lúc này là dấu hiệu của nhu cầu cần được giúp đỡ và chia sẻ. Điều này khiến mọi người gần gũi và hiểu nhau hơn. Những người bên cạnh sẽ giúp đỡ và xoa dịu cảm xúc, tạo ra một mối quan hệ khăng khít và gắn bó.

Tất cả những điều trên cho thấy nước mắt giúp con người gột rửa cả thể xác lẫn tâm hồn, vì vậy hãy cứ rơi lệ tự nhiên khi cần, chứ đừng kìm nén nữa nhé.

Nguồn: Tổng hợp.

Tôi thường xuyên bị chảy nước mắt, đặc biệt là khi nhìn màn hình vi tính hoặc nhìn vật gì đó chăm chú . Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân vì sao và có thể chữa được không?

Trần Thu Huyền (Nghệ An)

Các tuyến nước mắt nằm ở góc ngoài của mắt, tạo ra những giọt nước mắt khi ta khóc. Ngoài ra còn có những tuyến nước mắt phụ tạo nên một màng nước mỏng cho mắt. Nước mắt cũng còn được tạo ra bởi ống lệ đạo xuất phát từ mắt và đổ vào mũi. Chảy nước mắt là khi các tuyến bài tiết làm việc quá nhiều hoặc ống lệ đạo bị tắc khiến nước mắt không thể chảy vào mũi. Ống lệ đạo bị viêm cũng gây chảy nước mắt thường xuyên, đôi khi rất khó chữa. Có nhiều tác nhân kích thích mắt như: khói, bụi, dị vật, không khí lạnh, nhiễm khuẩn... và chảy nước mắt trong những trường hợp này là một cách bảo vệ tại chỗ. Chảy nước mắt do tắc lệ đạo thường do nhiễm khuẩn hay do tình trạng dị ứng mạn tính ở mũi, họng hay các xoang. Nếu bị chảy nước mắt liên tục nhiều ngày thì cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Để tránh bị chảy nước mắt, bạn nên tránh những nguồn ánh sáng chói chang. Cố gắng chủ động bảo vệ mắt bằng cách tránh bị chói nắng và tác động của tia hồng ngoại, ngay cả khi trời râm mát vẫn cần đeo kính màu.


Chảy nước mắt không phải do khóc thì có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh về mắt. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây chảy nước mắt sau đây để có cách đối phó kịp thời hiệu quả.

1. Chảy nước mắt cảnh báo bệnh về mắt

Có nhiều tác nhân gây nên hiện tượng chảy nước mắt, cần phát hiện sớm để chẩn đoán các bệnh lý về mắt và chữa trị kịp thời.

Hội chứng khô mắt: hội chứng khô mắt có thể dẫn đến tình trạng chảy nước mắt nguyên nhân là do khi mắt bị khô, mắt sẽ bị kích thích và cảm thấy không thoải mái. Tình trạng này sẽ kích hoạt các tuyến lệ sản xuất ra quá nhiều nước mắt làm “quá tải” các ống dẫn nước mắt tự nhiên.

Chảy nước mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cần phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Dị ứng: Các chất gây ra các phản ứng dị ứng được gọi là các tác nhân dị ứng. Phản ứng với các tác nhân dị ứng có thể khiến mắt bị đỏ và kích thích, dẫn đến chảy nước mắt, nóng rát và ngứa mắt.

Nhiễm trùng: Một trong số những phản ứng của cơ thể khi mắt bị nhiễm trùng đó là chảy nước mắt. Đây là phản ứng của cơ thể để cố giữ mắt ẩm và rửa sạch các vi khuẩn và dịch nhầy. Viêm kết mạc và viêm bờ mi là hai loại nhiễm trùng thường gặp và thường gây chảy nước mắt.

Các tác nhân kích thích: Mắt bạn sẽ tiết ra rất nhiều phản ứng để đáp ứng lại các loại tác nhân kích thích khác nhau, như không khí khô, ánh sáng trắng, gió, khói, bụi, lông mi hoặc các chất hóa học. Mỏi mắt cũng có thể gây chảy nước mắt.

2. Khi nào cần đến gặp bác sỹ

Bạn nên đến gặp bác sỹ nếu bạn bị:

  • Chảy nước mắt không rõ nguyên nhân trong một thời gian dài
  • Chảy nước mắt đi kèm với đỏ mắt và chất nhầy
  • Đau mắt và chảy nước mắt
  • Chảy nước mắt và đau xoang mũi

Khi có những triệu chứng trên bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả khám mắt, tiến hành các xét nghiệm về số lượng và chất lượng nước mắt và xem cách nước mắt thoát ra khỏi mắt như thế nào.

3. Chảy nước mắt làm sao để chẩn đoán và điều trị?

Khi có hiện tượng chảy nước mắt tự nhiên, người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị

Bạn sẽ có thể tự tìm ra nguyên nhân khiến mắt mình bị chảy nước.

  • Nếu mắt bạn cảm thấy khô, gai và không thoải mái trước khi bị chảy nước, thì rất có thể bạn bị hội chứng khô mắt
  • Nếu mắt bạn ngứa và sưng lên, thì rất có thể đó là phản ứng dị ứng.

Trong những trường hợp này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc không cần kê đơn:

  • Các loại thuốc nhỏ mắt không cần kê đơn để điều trị hội chứng khô mắt: Nếu khô mắt là nguyên nhân khiến mắt bạn bị chảy nước, bạn có thể làm giảm triệu chứng này bằng cách sử dụng nước mắt nhân tạo để giữ mắt mình luôn ẩm ướt.
  • Các loại thuốc uống không cần kê đơn giúp điều trị tình trạng dị ứng làm mắt bị chảy nước bằng cách làm gián đoạn các phản ứng dị ứng.

Video liên quan

Chủ đề