Tại sao những người có quan hệ huyết thống từ đời thứ 5 trở đi được phép kết hôn

Có con với em họ xa 5 đời, con dễ bị bệnh, dị tật?

TTO - Em và cô ấy có quan hệ huyết thống như sau: bà ngoại em là em của ông nội cô ấy. Vậy em và cô ấy có quan hệ huyết thống 4 đời phải không? Chúng em quen nhau nhưng gia đình hai bên ngăn cản vì cho là bà con nhưng em có giải thích mà mọi người không nghe. Vậy em và cô ấy có thể lấy nhau được không?

Nếu được thì tụi em phải đăng ký kết hôn ở đâu và phải cần những gì, thủ tục như thế nào mới đầy đủ? Hộ khẩu của em ở thành phố, còn cô ấy thì ở tỉnh. Có phải sau khi đăng ký kết hôn thì tụi em là vợ chồng hợp pháp phải không? (Em và cô ấy đã đủ tuổi kết hôn và không có vấn đề gì trở ngại ngoài việc gia đình 2 bên ngăn cản). chieuhien09@...

Trả lời:

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba;

Theo cách tính như trên thì hai bạn là người có họ thuộc đời thứ 4, cụ thể như sau: hai cụ thân sinh ra bà ngoại của bạn và ông nội cô ấy là đời thứ nhất, bà ngoại của bạn và ông nội cô ấy là đời thứ hai, cha mẹ bạn, và cha mẹ cô ấy là đời thứ ba, tiếp theo, bạn và cô ấy là đời thứ tư.

Nếu bạn và cô ấy đã đủ tuổi đăng ký kết hôn và không thuộc trường hợp cấm kết hôn (Người đang có vợ hoặc có chồng; Người mất năng lực hành vi dân sự; Giữa những người cùng dòng máu trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời; Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Giữa những người cùng giới tính) thì hai bạn hoàn được phép kết hôn với nhau mà không ai có quyền ngăn cản.

Theo quy định của pháp luật thì Nam và Nữ khi đã đăng ký kết hôn theo đúng quy định pháp luật thì được pháp luật công nhận là vợ chồng.

Theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP về quản lý hộ tịch thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn; Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong thời hạn công tác, học tập lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đã cắt hộ khẩu thường trú ở trong nước, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam, nữ.

Về thủ tục Thủ tục đăng ký kết hôn:

1. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.

Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó.

Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.

Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Ủy ban nhân dân cấp xã của người có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đó; Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian ở trong nước, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú trước khi xuất cảnh, thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian ở nước ngoài, thì cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ở nước mà người đó cư trú, thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.

2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

3. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.

Quan hệ họ hàng trong phạm vi 4 đời có được kết hôn?

Luật sư cho em hỏi về quan hệ họ hàng có được kết hôn hay không, cụ thể: Em và cô ấy có quan hệ huyết thống như sau: bà ngoại em là em của ông nội cô ấy. Vậy em và cô ấy có quan hệ huyết thống 4 đời phải không? Chúng em quen nhau nhưng gia đình hai bên ngăn cản vì cho là bà con nhưng em có giải thích mà mọi người không nghe. Vậy em và cô ấy có thể lấy nhau được không?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định như sau:

“2. Cấm các hành vi sau đây:

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”

Tại Khoản 18 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 có giải thích như sau:

“ Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”

Đối chiếu với quy định trên thì trường hợp này bạn và bạn gái đã là ở đời thứ 4 nên không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn nêu trên. Nếu như các bạn đồng thời không thuộc các trường hợp cấm kết hôn và thỏa mãn điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì có thể kết hôn với nhau.

>> Tư vấn quy định về điều kiện kết hôn, gọi:1900.6169

- Những người có họ trong ở đời thứ tư có được kết hôn với nhau hay không?

Mình và bạn trai có ý định kết hôn với nhau. Nhưng đến khi về ra mắt xong mẹ người yêu mình tìm hiểu thì mới biết 2 bên có họ hàng xa với nhau. Bà ngoại bạn trai mình và bà ngoại bạn mình là 2 chị em, mẹ bạn trai mình và mẹ mình lần lượt là con gái của hai bà. Theo mình tìm hiểu thì bọn mình đã là đời thứ 4.

Cụ thể như sau: cụ sinh ra bà của bọn mình là đời thứ Nhất, bà mình và bà người yêu mình là đời thứ Hai, mẹ mình và mẹ người yêu mình là đời thứ Ba, mình và người yêu mình là đời thứ Tư. Nghĩa là bọn mình đã đủ điều kiện kết hôn. Nhưng khi bọn mình đi hỏi thì mọi người không chấp nhận cách tính này. Mình muốn nhờ công ty Minh Gia là bên chuyên về luật có thể giải thích chắc chắn cho mình được không ạ?

Tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới Công ty Luật Minh Gia, với tình huống của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ vào điểm d khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014có quy định (đã trích dẫn tại phần tư vấn trên).

Như vậy, theo quy định trên thì pháp luật không cho phép những người có họ trong phạm vi ba đời kết hôn với nhau. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là giữa những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Đối chiếu với trường hợp của bạn thì được xác định như sau:

- Người sinh ra bà ngoại bạn trai bạn và bà ngoại bạn là đời thứ nhất;

- Bà ngoại bạn trai và bà ngoại bạn là đời thứ hai

- Mẹ bạn trai bạn và mẹ bạn là đời thứ ba;

- Bạn trai bạn và bạn được xác định là đời thứ tư.

Như vậy, cách hiểu của bạn là hoàn toàn chính xác. Do đó, việc kết hôn giữa hai bạn không vi phạm quy định trên nên hai bạn hoàn toàn có thể kết hôn được với nhau.

Trên đây là nội dung tư vấn về:Quan hệ họ hàng trong phạm vi 4 đời có được kết hôn?Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệluật sư tư vấn pháp luật HNGĐtrực tuyếnđể được giải đáp.