Tại sao mua sắm trực tuyến lại phổ biến

Nhiều lợi ích được tích hợp

Ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam - VECOM nhận xét, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở nên phổ biến và trở thành kênh mua sắm thường xuyên của một bộ phận đáng kể người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ 9X tại 2 thành phố lớn nhất nước.

Theo nghiên cứu VECOM, so với thương mại truyền thống, TMĐT đang sở hữu những lợi thế đáng kể. Trong đó, doanh nghiệp, người bán lẫn người mua đều hài lòng với kênh thương mại này vì thủ tục mua bán nhanh, dễ dàng tìm kiếm sản phẩm, so sánh giá và có nhiều chương trình ưu đãi.

“Dù mới tiếp cận phương thức mua hàng online trên Shopee trong nửa năm trở lại đây, tôi khá hài lòng khi mua hàng ở trang TMĐT này”, chị Hà Phương, chuyên viên chăm sóc khách hàng của một công ty công nghệ nhận xét.

Theo chị Phương, là phụ nữ vừa đi làm, vừa phải chăm lo việc nhà thì TMĐT là trợ thủ đắc lực, giúp người mua có thể tiết kiệm thời gian và có thể mua nhiều sản phẩm và nhiều loại hàng hoá khác nhau, mà không phải di chuyển đến điểm bán. Tuy nhiên, điều khiến chị thích thú nhất là sự thấu hiểu và đáp ứng đúng nhu tìm kiếm sản phẩm, mua sắm của khách hàng.

Tại sao mua sắm trực tuyến lại phổ biến
 

Đồng quan điểm, chị Thu Hương, một nhân viên kế toán cho biết, trước đây, chị ngại mua hàng online bởi cảm giác bị lạc vào một “rừng” sản phẩm. Nay, việc tìm kiếm sản phẩm phù hợp đã thuận lợi hơn nhiều nhờ vào cách sắp xếp hợp lý của Shopee ngay ở trang chủ ứng dụng.

Ví dụ, để mua các vật dụng cho con, chị chỉ cần truy cập Shopee Mum's club là đã thấy các hàng hoá phục vụ việc chăm sóc trẻ từ áo quần, bỉm tã cho đến các loại sữa từ nhiều thương hiệu, cũng như chính sách giảm giá, quà tặng. Hoặc, chị có thể vào Shopee Beauty Club để tìm kiếm những sản phẩm chuyên dành cho việc làm đẹp, không phải mất công tìm kiếm từng sản phẩm ở các gian hàng khác nhau.

Ngoài ra, nhờ đầu tư nền tảng giao - nhận hoàn chỉnh, sàn thương mại này có khả giao hàng nhanh. Trong trường hợp cần sản phẩm gấp, chị có thể nhận hàng chỉ sau 1 giờ với đơn vị giao hàng Grab Express trên Shopee.

Chính sách bảo vệ người tiêu dùng

Nhận xét về TMĐT Việt Nam, ông Trần Tuấn Anh, GĐ điều hành Shopee Việt Nam cho biết: “Chúng tôi ghi nhận sự tăng trưởng và tiềm năng phát triển của thị trường TMĐT Việt Nam, khi người tiêu dùng ngày càng ưu tiên lựa chọn mua hàng trực tuyến”.

Không chỉ tăng về số lượng, yêu cầu từ phía người mua hàng cũng ngày một cao hơn, dành nhiều thời gian hơn trong việc tìm kiếm thông tin sản phẩm trước khi mua hàng. Báo cáo “Tìm kiếm cho ngày mai” do Google thực hiện được công bố cuối tháng 10/2020 cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tích hợp các dịch vụ kỹ thuật số vào hành trình mua hàng. Trung bình có đến 83% người Việt Nam dành thời gian để nghiên cứu sản phẩm trực tuyến trước khi mua hàng.

Sau những nỗ lực đáp ứng đòi hỏi khắt khe từ khách hàng, việc nhận được sự tin tưởng của các thương hiệu, từ đó hình thành nên không gian mua sắm tối ưu là một trong những thành công lớn của các sàn TMĐT. Theo thống kê, có hơn 18.000 thương hiệu đặt nền tảng kinh doanh trực tuyến của mình trên Shopee. Trong đó, đáng chú ý là khu vực Shopee Mall, nơi quy tụ nhiều thương hiệu đẳng cấp quốc tế như Samsung, Olay, Senka, Philips…

Tại sao mua sắm trực tuyến lại phổ biến
 

Không chỉ ngày càng hoàn thiện không gian mua sắm về mặt chất lượng hàng hóa, những chính sách phù hợp nhằm bảo vệ người tiêu dùng cũng là một trong những lý do khiến người dùng ngày càng lựa chọn TMĐT làm kênh mua sắm chính.

“Quan trọng nhất là tôi không còn cảm giác lo lắng khi mua hàng online như trước đây, bởi chính sách đổi trả từ sàn khá chặt chẽ”, chị Thu Hương nhận xét. Theo chị Hương, khi mua hàng trên Shopee, người mua còn được đảm bảo quyền lợi theo chính sách Shopee Đảm Bảo. Theo đó, người mua có quyền trả hàng, hoàn tiền nếu sản phẩm nhận được khác với chất lượng người bán mô tả.

“Chính vì điều này, Shopee cho tôi cảm giác mình được hỗ trợ và bảo vệ nên yên tâm trong những lần mua sắm tiếp theo”, chị Hương nhận định.

Việc người dùng ngày càng ưa chuộng và sàn TMĐT ngày càng đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ sinh thái sẽ là động lực cho TMĐT Việt Nam tăng trưởng trong thời gian tới. Chỉ số TMĐT Việt Nam (EBI) 2020 do VECOM ghi nhận, quy mô TMĐT bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2019 đạt khoảng 11,5 tỷ USD.

“Tốc độ tăng trưởng của năm 2020 sẽ tiếp tục duy trì ở mức trên 30%, khi đó quy mô TMĐT Việt Nam sẽ vượt con số 15 tỷ USD”, đại diện VECOM nhận xét.

“Shopee 11.11 Siêu Sale” - Sự kiện mua sắm được mong chờ nhất tháng 11 sẽ bắt đầu từ 20/10 - 14/11 trên Shopee với loạt ưu đãi dành tặng người dùng như: chương trình miễn phí vận chuyển toàn quốc cho mọi đơn hàng từ 0 đồng trong khung giờ 9h - 21h mỗi ngày, bộ sưu tập đồng giá hấp dẫn từ 11K, 11 triệu voucher các loại và loạt ưu đãi giảm giá độc quyền lên tới 50%.

Bên cạnh đó, người dùng còn có thể tham gia theo dõi nhiều hoạt động mua sắm giải trí hấp dẫn như chuỗi livestream với cơ hội sở hữu các ưu đãi hot, đón xem phần trình diễn của nhiều ngôi sao nổi tiếng.

Doãn Phong

Thế giới hiện đại kéo theo đó là sự phát triển tân tiến hơn trong công nghệ cũng vì thế mà mua sắm trên mạng xã hội cũng ngày càng được quan tâm. Trước đây để nhìn thấy một chiếc smartphone hạng sang rất là khó khăn. Tuy nhiên những năm trở lại đây các bạn có thể thấy những chiếc điện thoại này đã trở nên phổ biến ở thị trường Việt Nam. Mỗi người trưởng thành ở Việt Nam đều có trong tay một chiếc điện thoại thông minh, kèm theo có thể là laptop cá nhân. Chính vì được tiếp xúc với công nghệ như thế, nên con người được tiếp xúc nhiều hơn với ứng dụng, trang mạng xã hội qua Internet. Đặc biệt trong việc mua sắm.

Theo nghiên cứu của Nielsen, Việt Nam có tới hơn 23 triệu người thường xuyên mua sắm online, đa số là các trang mạng xã hội và app bán hàng. Vậy tại sao người Việt lại thích mua sắm trên mạng xã hội? Hãy cùng xinhxinh tìm hiểu những lý do qua bài đọc sau đây.

1. Sự nhanh chóng, tiện lợi

Đầu tiên chúng ta cần nhắc đến sự nhanh chóng và tiện lợi qua việc mua sắm trên các trang mạng xã hội. Người tiêu dùng có thể ngồi ở nhà, không cần đội nắng đội mưa vẫn có thể mua được những món hàng mà họ yêu thích. Bên cạnh đó việc mua sắm trên mạng xã hội tiết kiệm được thời gian, công sức. Không cần xếp hàng chờ thanh toán như việc mua sắm ở trong siêu thị, các trung tâm thương mại lớn,… Công việc của người tiêu dùng ngày nay đơn giản hơn rất nhiều lần. Họ có thể ngồi ở nhà lướt Facebook, Zalo và các trang mạng xã hội khác mà vẫn mua được hàng hóa.

Tại sao mua sắm trực tuyến lại phổ biến
Mua sắm trên mạng xã hội giúp cho việc mua sắm nhanh chóng, dễ dàng hơn

Ngoài ra quá trình mua sắm trên các trang mạng xã hội thuận tiện hơn với người tiêu dùng, bởi lẽ tất cả quá trình mua sắm được gói gọn trong một ứng dụng. Họ quan tâm đến những thông tin mà bạn bè họ chia sẻ, quảng cáo trên Facebook. Sau đó họ có thể mua sắm ngay tại Facebook mà không cần phải mất thời gian chuyển qua ứng dụng. Không chỉ thế, hiện nay người tiêu dùng Việt Nam có thói quen với tin nhắn. Do vậy họ cảm thấy thuận tiện hơn trong việc tư vấn qua tin nhắn của các trang mạng xã hội.

2. Người tiêu dùng có được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ.

Tại sao lại nói người tiêu dùng có được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ? Bởi lẽ ở các website tin tức thời trang, trang mạng xã hội tất cả những sản phẩm mà doanh nghiệp quảng cáo đều đã được nhắm mục tiêu rõ ràng. Công việc của nhà quảng cáo trên các trang mạng xã hội dường như là tác động hơn nữa vào nhu cầu của họ để họ mua hàng. Vì thế người tiêu dùng khi nhìn thấy quảng cáo họ sẵn sàng để lại thông tin để được nhận tư vấn.

Khác với các trang thương mại điện tử đó là các mặt hàng được đăng bán quá nhiều. Các quảng cáo lại mang tính chất chung chung. Do đó, người tiêu dùng khi muốn mua hàng cần phải biết chính xác được mặt hàng họ mua thì mới có thể tìm kiếm được hàng hóa trên các trang thương mại điện tử. Ngược lại nếu không biết chính xác sản phẩm, khi người tiêu dùng tìm kiếm trên các trang thương mại điện tử thì hàng tá các sản phẩm không phù hợp với nhu cầu của họ xuất hiện. Chính điều này làm cho việc mua sắm của người tiêu dùng trở nên khó khăn. Vậy nên họ có thể sẵn sàng từ bỏ việc mua sắm ở trang thương mại điện tử.

Đặc biệt đối với những sản phẩm hoặc dịch vụ khó kiếm như dịch vụ sửa máy lạnh, sửa nhà,… hoặc các sản phẩm khó kiếm như: máy photocopy, máy in… thì người dùng có xu hướng tìm trên internet hơn so với việc chạy tốn công sức chạy ngoài đừng tìm kiếm. Anh Tuấn – nhà kinh doanh chia sẻ rằng: “Bản thân tôi khi chọn mua đồ cho văn phòng của mình cũng rất tín nhiệm các đơn vị trên internet, khi tôi tìm mua máy photocopy thì tôi tìm trên Google và thấy thương hiệu Hưng Phúc Khang cũng được đánh giá rất tốt, lại gần khu vực của tôi nên tôi đặt giao máy đến nơi, test thử và chọn mua hoặc thuê, tôi thấy mua sắm trên Internet vô cùng tiện lợi.

3. Phù hợp với văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam

Điều tiếp theo khiến người Việt Nam mua hàng trên các trang mạng xã hội nhiều hơn. Đó chính là tính phù hợp trong thói quen thanh toán bằng tiền mặt của người Việt. Không giống với các trang thương mại điện tử, tại các trang mạng xã hội người tiêu dùng được thoải mái lựa chọn hình thức thanh toán. Phần đa là họ lựa chọn thanh toán khi nhận hàng và họ được quyền kiểm tra kiện hàng của họ. Ngược lại nhiều trang thương mại điện tử yêu cầu người tiêu dùng thanh toán bằng chuyển khoản, người tiêu dùng không được kiểm tra hàng. Điều này khiến người tiêu dùng thiếu niềm tin vào sản phẩm.

Khi mua hàng ở các trang mạng xã hội người tiêu dùng được mặc cả về giá. Cũng giống như công việc đi chợ, hay đến cửa hàng ở các trang mạng xã hội người tiêu dùng được trả giá. Vậy nên người tiêu dùng cảm thấy được thỏa mãn hơn khi mua hàng tại trang mạng xã hội. Ví dụ cái váy mà người tiêu dùng định mua có giá 320.000 đồng, họ có thể mặc cả xuống còn 300.000 đồng và được miễn ship. Có thể nói đây là điều khiến người tiêu dùng Việt ưu thích nhất trong việc mua sắm qua trang mạng xã hội.

4. Sự linh hoạt của hỗ trợ khách hàng

Đây có thể coi là một điểm phù hợp với người tiêu dùng khi họ mua hàng trên trang mạng xã hội. Bởi lẽ người tiêu dùng Việt Nam rất lo ngại với quá trình tạo và yêu cầu để kiểm tra đơn hàng, thay đổi thời gian, địa điểm nhận hàng. Tuy nhiên vấn đề này được giải quyết ngay khi họ mua sắm ở trang mạng xã hội. Tại các trang mạng xã hội họ chỉ cần trao đổi qua tin nhắn những yêu cầu của họ. Ngay lập tức bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ phản hồi và phục vụ họ.

Ngược lại để xử lý một đơn hàng trên các trang thương mại điện tử, người tiêu dùng phải tự thao tác địa chỉ lại, ngày giờ lại. Điều này khiến họ trở nên bối rối hơn trong quá trình mua hàng do không được trực tiếp hướng dẫn.

5. Một số các lý do khác

Ngoài ra mua hàng trên các trang mạng xã hội được ưa chuộng là bởi vì số lượng người Việt dùng mạng xã hội ngày càng tăng lên. Đặc biệt với Facebook, Instagram,… Gần như mỗi người trẻ tuổi từ 18 tuổi – 55 tuổi tại Việt Nam đều sở hữu một tài khoản mạng xã hội. Với đông đảo người dùng như vậy thì việc kinh doanh buôn bán trên đó cũng được nhiều người mua hơn. Bên cạnh đó việc mua bán trên Facebook khiến người tiêu dùng tin tưởng hơn, vì gần như họ được tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, được trao đổi với người tư vấn. Chứ không hẳn là những con robot tự động.

Tại sao mua sắm trực tuyến lại phổ biến
Số lượng người dùng ngày càng tăng cao

Kết luận

Trên đây là những lý do khiến người Việt Nam thích mua sắm trên mạng xã hội, nếu bạn đọc cảm thấy hứng thú muốn tìm hiểu thêm về công nghệ, mua sắm,… Thì có thể tham khảo tại trang website: https://mona.solutions. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có thêm thông tin về người tiêu dùng, từ đó các bạn có được những chiến lược kinh doanh cho bản thân. Chúc các bạn có một ngày làm việc vui vẻ, hiệu quả!!!