Tại sao làng ở Việt Nam được gọi là quốc gia thu nhỏ

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 3 CHƢƠNG 1. NGUỒN GỐC LỊCH SỬ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG XÃ VIỆT NAM................................................ 4 1.1. Khái niệm làng, xã, thôn ........................................................................ 5 1.1.1. Làng ................................................................................................. 5 1.1.2. Xã .................................................................................................... 8 1.1.3. Thôn................................................................................................. 9 1.2. Phân loại làng xã ................................................................................. 11 1.2.1. Theo thời gian hình thành ............................................................. 11 1.2.2. Theo vùng địa lý ............................................................................ 12 1.2.3. Theo nghề nghiệp .......................................................................... 12 1.2.4. Theo phương thức thành lập ......................................................... 12 1.2.5. Theo tôn giáo ................................................................................. 12 1.2.6. Theo đặc điểm văn hóa ................................................................. 12 1.3. Tên gọi làng xã ..................................................................................... 13 1.4. Nguồn gốc lịch sử và quá trình phát triển ........................................... 14 CHƢƠNG 2. KẾT CẤU KINH TẾ CỦA LÀNG XÃ (6 TIẾT) ................ 22 2.1. Chế độ sở hữu ruộng đất ...................................................................... 23 2.1.1. Ruộng đất công.............................................................................. 23 2.1.2. Ruộng đất tư nhân ......................................................................... 25 2.2. Thương nghiệp làng xã......................................................................... 29 2.3.1. Làng nghề ...................................................................................... 30 2.3.2. Phường hội - mảng thành thị hòa tan trong nông thôn ................. 34 CHƢƠNG 3. KẾT CẤU XÃ HỘI CỦA LÀNG XÃ (6 TIẾT) ............. 34 3.1 Các loại hình tổ chức làng xã ................................................................ 34 3.1.1. Tập hợp người theo địa vực ngõ, xóm .......................................... 34 3.1.2. Tổ chức dòng họ ............................................................................ 35 3.1.3. Tổ chức giáp (tuổi) ........................................................................ 38 3.1.4. Tập hợp người theo nghề nghiệp và sở thích. Phường, hội .......... 38 3.2. Tổ chức bộ máy tự trị và hành chính ................................................... 40 3.2.1. Bộ máy tự trị - tự quản .................................................................. 40 3.2.2. Bộ máy quản lý hành chính được gọi là Hội đồng kỳ dịch .......... 42 1 3.3. Hương ước ............................................................................................ 45 3.3.1. Một số nội dung cơ bản của hương ước ........................................ 48 3.3.2. Vai trò và tác động của hương ước trong quản lý làng xã ............ 53 3.4. Tái lập hương ước và vai trò của hương ước mới trong quản lý làng xã hiện nay ....................................................................................................... 55 CHƢƠNG 4. VĂN HÓA LÀNG XÃ ( 6 TIẾT) ....................................... 56 4.1. Tín ngưỡng - tôn giáo trong làng xã cổ truyền Việt Nam.................... 56 4.1.1. Đình làng và tín ngưỡng Thành hoàng ......................................... 56 4.2. Tôn giáo, tư tưởng ................................................................................ 62 4.2.1. Nho giáo trong tâm thức người Việt ............................................. 62 4.2.2. "Phật giáo dân gian". Tính thích ứng, tính đơn giản, tính điều hòa và dung hợp. ............................................................................................ 67 4.2.3. Đạo giáo và "Tam giáo đồng nguyên" ......................................... 72 4.2.4. Thiên Chúa giáo ............................................................................ 82 4.3. Tính tự trị.............................................................................................. 84 4.4. Tính cộng đồng..................................................................................... 90 4.5. Ý nghĩa tích cực và hạn chế của tính tự trị và tính cộng đồng trong làng xã cổ truyền Việt Nam và những vấn đề đặt ra trong công cuộc cải tạo và xây dựng nông thôn mới ............................................................................. 93 4.3.3. Những vấn đề đặt ra trong công cuộc cải tạo và xây dựng nông thôn mới hiện nay .................................................................................... 97 2 LỜI NÓI ĐẦU Làng xã Việt Nam là tài liệu được biên soạn để phục vụ cho việc học tập, giảng dạy của giảng viên và sinh viên đại học các ngành Lịch sử. Tài liệu cung cấp những kiến thức cơ bản về dân tộc học như khái niệm, nguồn gốc lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của làng xã Việt Nam… Giáo trình được biên soạn dựa trên để cương chi tiết học phần Dân tộc học đại cương đã được Hội đồng khoa học và Đào tạo nhà trường thông qua. Tài liệu không chỉ phục vụ cho việc học tập, giảng dạy học phần Làng xã Việt Nam mà còn là một tài liệu tham khảo trong quá trình kiến tập, thực tập và giảng dạy sau này của sinh viên. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do biên soạn lần đầu, giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong đồng nghiệp và bạn đọc đóng góp ý kiến để giáo trình được hoàn thiện hơn. 3 CHƢƠNG 1. NGUỒN GỐC LỊCH SỬ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG XÃ VIỆT NAM * Hƣớng dẫn học tập: Ý nghĩa của việc nghiên cứu làng xã Việt Nam: Việt Nam vốn là một quốc gia mà cư dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Trước cách mạng tháng Tám 1945, ở nước ta trên 90% cư dân là nông dân sống ở nông thôn. Chính vì lẽ đó mà việc nghiên cứu làng xã trước cách mạng tháng Tám 1945 chính là việc chúng ta đã đi vào khảo sát bộ phận chủ yếu của văn hóa và lịch sử dân tộc. Trong tác phẩm “Đại Nam hội điển sự lệ” vua Gia Long khẳng định: “Nước là góp làng xã lại mà thành...”. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc làng giữ vị trí vô cùng quan trọng. Đặc biệt dưới thời Bắc thuộc, hơn 1000 năm các triều đại phong kiến phương Bắc dù rất thâm độc – bên cạnh việc đàn áp dã man phong trào đấu tranh của nhân dân ta thì chúng còn thi hành chính sách đồng hóa dân tộc (nhằm Hán hóa Việt tộc) để vĩnh viễn xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới, biến nước ta thành quận huyện và nhằm loại trừ văn hóa của người Việt, thay vào đó là văn hóa Hán. Tuy nhiên nhân dân ta bên cạnh cuộc đấu tranh vũ trang giành độc lập thì cũng đã kiên cường, bền bỉ đấu tranh chống đồng hóa bằng cách dựa vào làng biến làng thành pháo đài bất khả xâm phạm để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Làng Việt dưới thời Bắc thuộc vẫn là những khoảng trời riêng để nhân dân ta khước từ các phong tục tập quán văn hóa Hán, khước từ việc tiếp thu Nho giáo của kẻ thù. Nhờ dựa vào làng mà nhân dân ta đã bảo tồn được các giá trị văn hóa dân tộc, đó là cơ sở nền tảng để thực hiện thành công công cuộc đấu tranh giành lại độc lập. Trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược về sau, trước thế mạnh của kẻ thù, các triều đình nhà Lý, Trần đều phải rời khỏi kinh thành lui về nông thôn dựa vào làng để tiến hành kháng chiến. Ngày nay nước ta tiến lên CNH – HĐH thì làng xã vẫn không mất đi vai trò quan trọng của nó. Trong các nguồn lực cung cấp cho việc CNH – HĐH thì nguồn lực không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng đó là nguồn lực con người. Nông thôn là nơi cung cấp nguồn lực con người chiếm tỉ trọng lớn. Do đó cho nên ngày nay làng xã vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng cả về kinh tế, quốc phòng và văn hóa. 4 Vì những lí do trên mà ngày nay việc nghiên cứu làng xã vừa là vấn đề khoa học vừa là nhu cầu tình cảm, giúp cho ta hiểu rõ làng xã trong lịch sử. Nghiên cứu chuyên đề này chúng ta sẽ tập trung vào 4 vấn đề trọng tâm sau: - Quá trình hình thành làng xã Việt Nam trong lịch sử - Văn hóa làng xã: sinh hoạt kinh tế, đời sống vật chất và đời sống tinh thần. - Tổ chức và quản lý làng xã: Kết cấu làng xã, các cơ quan quản lý tự trị, tự quản và cơ quan quản lý hành chính. - Vai trò của làng xã trong đấu tranh dân tộc. 1.1. Khái niệm làng, xã, thôn 1.1.1. Làng Cho đến nay, khi tìm hiểu xã hội nông thôn Việt Nam, vẫn thường hay gặp những khái niệm như làng, xã. Các nhà sử học và Dân tộc học vẫn cố gắng đi tìm những thông số cơ bản, đặc trưng của “khái niệm” này, nhưng giữa các nhà nghiên cứu vẫn chưa hoàn toàn có ý kiến thống nhất. Thời Văn Lang – Âu Lạc, làng được gọi là chạ, kẻ, chiềng đó là những từ thuần Việt; còn hương, lý là từ Hán – Việt. Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thì làng được gọi là bản, mường. Tại Tây Nguyên, đồng bào gọi làng là buôn, plây, tại Nam Bộ nới người Khơ-me sinh sống thì gọi là phum, sóc. Tuy có nhiều cách gọi khác nhau nhưng chúng ta tạm thống nhất cách hiểu Làng là danh từ chỉ một đơn vị cư trú trên một địa vực nhất định của người Việt, chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Nhiều chuyên gia phương Tây đã nêu lên 3 đặc trưng cơ bản của làng cổ truyền: về mặt chính trị là sự tự quản; về mặt kinh tế là sự tự cấp, tự túc; về mặt xã hội là thuần nhất, cộng đồng.Và như thế có thể đồng nhất khái niệm làng cổ truyền với khái niệm CXNT. Theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc thì có 2 tiêu chí sau đây để nhận diện làng: 1) Mỗi làng có một địa vực nhất định coi như không gian sinh tồn gồm khu cư trú, ruộng đất, gò đồi núi, sông, ao, đầm... do cộng đồng hay thành viên của làng sử dụng. 2) Cư dân là thành viên của một cộng đồng gắn bó với nhau bằng nhiều mối quan hệ như láng giềng, huyết thống,quan hệ nghề nghiệp, quan hệ tín ngưỡng, quan hệ tương trợ giúp đỡ lẫn nhau... Theo GS. Bùi Xuân Đính thì: “Làng là một đơn vị tụ cư truyền thống của người nông dân Việt, có địa vực riêng, cơ cấu tổ chức, cơ sở hạ tầng, các tục lệ 5 (về cưới cheo, tang ma, khao vọng) thờ cúng riêng, tâm lý tính cách riêng và cả “thổ ngữ” (tiếng làng) riêng, hoàn chỉnh và tương đối ổn định trong quá trình lịch sử”. Làng còn là danh từ dùng để chỉ đơn vị hành chính cơ sở ở Việt Nam thời xưa như ta tìm thấy trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi và nhất là trong sách “Các trấn tổng xã danh bị lãm”, được viết vào khoảng các năm 1810 – 1813, ta không thể không ngạc nhiên trước số lượng rất lớn của chúng, nên cần định nghĩa một số danh từ có nội hàm gần tương đương với làng như: Phường là từ chỉ một làng ở đô thị hay một làng mà phần đông dân chúng cùng làm một nghề (thủ công hay buôn bán). Phường còn dùng để chỉ một hội hành nghề. Trang là từ chỉ các làng thời xưa vốn là điền trang, trang trại do các ông hoàng, bà chúa, các gia đình quý tộc hay quan lớn lập ra. Trại: chỉ các làng lúc đầu gồm vài nhà, lều thô sơ để ở tạm do nhu cầu lao động. Ví dụ vào đầu thế kỷ XIX, Mông Phụ (Đường Lâm, Sơn Tây) có xóm Trại là nơi nhiều gia đình nông dân đến ở để đi làm ruộng; hơn một thế kỷ sau, xóm này thành làng Phụ Khang. Sở: nguyên thuở xưa đây là các sở đồn điền mà dường như Lê Thánh Tông là vị vua đầu tiên đã cho lập vào năm 1481 để phát triển nông nghiệp. Châu: làng được lập trên vùng đất bồi ở ven sông. Vạn: làng chài. Vạn còn chỉ tập hợp những người cùng làm chung một nghề như vạn buôn, vạn xe, vạn cấy... Giáp: Vào đầu thế kỷ XIX, từ này rất ít khi được dùng để chỉ đơn vị hành chính cơ sở, ngoại trừ ở Thanh Hóa và nhất là ở Nghệ An. Phải chăng cách dùng này của từ giáp (với nghĩa là đơn vị hành chính cơ sở) phát xuất từ chính sách của Khúc Hạo vào năm 907 đã đổi hương ra giáp? Vấn đề đặt ra dường như vào các thời ấy (các thế kỷ X – XIII) giáp (=hương, tạm gọi là giáp 1) rộng tương đương ít ra với đơn vị tổng (vào thời Khúc Hạo, cả nước – nghĩa là từ khoảng Đèo Ngang trở ra – chỉ có 344 giáp), nên chắc rằng giáp là gồm nhiều xã. Ta cũng có thể nghĩ rằng, đôi khi giá (= xã, tạm gọi là giáp 2) là sự phát triển của giáp 3 (= đơn vị cư trú bên trong làng xã) do Lý Bân đặt ra vào năm 1419 trong thời Minh thuộc giống như giáp ở Trung Quốc do Vương An Thạch lập ra vào khoảng năm 1074 đời Tống. Ở các tỉnh miền núi, bản làng của các dân tộc ít người thường được gọi là sách hay động. Ngoài ra còn thấy có nhiều từ khác như lũng, xưởng, mỏ, bến, chòm, cùng để chỉ xã thôn. 6 Ở Nghệ An và Thanh Hóa, ta còn gặp các từ khác nữa: nậu (làng do một nhóm thợ hay lái buôn lập ra), tích (làng của những người làm muối), đội (làng do một đội lính lập ra), tộc (Làng chỉ do những người cùng một tộc lập ra), lăng (làng có nhiệm vụ bảo vệ, tu bổ một lăng vua) và nhất là giáp. Cuối cùng, trong Đại Nam thực lục, trong số các làng do Nguyễn Công Trứ lập ra vào năm 1838, có 14 lý và 27 ấp. Lý là từ đã được Lý Bân dùng vào năm 1419, ở Đại Việt trong hời Minh thuộc, gồm khoảng 110 hộ có lý trưởng và giáp thủ đứng đầu. Còn ấp thì đã xuất hiện trong các thành ngữ thái ấp, thang mộc ấp, thực ấp chỉ để các điền trang mà các vua Lý – Trần ban cho các vương hầu. Ở Nam Bộ, ấp thường được dùng để chỉ các làng. Nhưng hai từ được dùng nhiều nhất để chỉ làng là thôn và đặc biệt là xã (hơn 90%). Trên nguyên tắc, ít ra cho đến cuối thế kỷ XIX, là đơn vị hành chính cơ sở như ở Việt Nam. Tóm lại, Làng được hình thành, tổ chức chủ yếu dựa vào hai nguyên lý huyết thống và địa vực. Một mặt, làng có sức sống mãnh liệt, mặt khác, xét về cấu trúc, làng là một cấu trúc động, không có làng bất biến. Làng Việt là một thiết chế phức hợp, vừa chứa những yếu tố khởi nguyên của công xã, vừa chịu tác động của những thay đổi chế độ xã hội. Sự biến đổi của làng là do sự biến đổi chung của đất nước qua tác động của những mối liên hệ liên làng và siêu làng. Do những đặc thù của tự nhiên và xã hội mà ở miền Trung, miền Nam tuy gốc gác cũng là người Việt từ miền Bắc di cư vào, nhưng với môi trường sống mới, hình thức cơ cấu làng xã và quan hệ xã hội đã thay đổi nhiều, không còn những đặc điểm như làng Bắc Bộ. Làng Việt ở châu thổ Bắc Bộ là hình thức công xã nông thôn với những đặc thù riêng của mình, hình thức CXNT “nửa kín, nửa hở” những đặc thù riêng của làng thể hiện ở chế độ ruộng đất, các loại hình và nguyên tắc tổ chức xã hội, lệ, luật tục, tín ngưỡng, lễ hội của làng. Đặc trưng của làng Việt là ý thức cộng đồng, ý thức tự quản – quyền quản lý làng xã được thể hiện trong hương ước của làng – và tính đặc thù độc đáo rất riêng của mỗi làng trong tập quán, nếp sống, tín ngưỡng, tôn giáo, thậm chí giọng nói và cả cách ứng xử. Giữa ba đặc trưng trên có mối liên hệ hữu cơ, tạo cho làng một vị trí đặc biệt tạo nên những đặc trưng văn hóa làng, văn hóa dân tộc. Như thế, làng của người Việt là một môi trường văn hóa, là một đơn vị xã hội của văn hóa Việt Nam. Ở đó, mọi thành tố, mọi hiện tượng văn hóa được sinh thành phát triển, lưu giữ và trao truyền tới mọi cá thể. - Liên làng: các làng liên kết với nhau (tục kết chạ); hay đó là mối liên hệ giữa các hệ thống tương đương. 7 - Siêu làng:là mối liên hệ giữa làng với cộng đồng hay khu vực rộng lớn hơn. Khi cộng đồng tộc người đã tiến tới trình độ dân tộc thì cộng đồng siêu làng lớn nhất là nước, là dân tộc. “Làng” là một từ thuần Việt, được sử dụng rất phổ biến trong dân gian, nhưng không thấy ghi chép trong thư tịch cổ hay trong địa bạ, hương ước cổ. Những tiêu chí để nhận diện làng truyền thống: - Mỗi làng có một địa vực nhất định coi như không gian sinh tồn gồm khu cư trú, ruộng đất, gò đồi, núi sông, ao đầm... do cộng đồng làng hay các thành viên của cộng đồng làng sử dụng. - Cư dân trong làng là thành viên của cộng đồng gắn bó với nhau bằng nhiều mối quan hệ như quan hệ láng giềng, quan hệ huyết thống, quan hệ nghề nghiệp, quan hệ tín ngưỡng, quan hệ tương trợ giúp đỡ lẫn nhau... - Về mặt văn hóa mỗi làng thường có đình làng thờ Thành hoàng làng, có chùa, đền, miếu, am, quán, có cơ sở sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và lễ hội chung (riêng các làng theo Thiên chúa giáo các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tập trung ở nhà thờ). - Về mặt quản lý, thời kỳ đầu có thể chỉ là hội đồng già làng, chủ yếu tổ chức quản lý theo tục, sau đó đến Hội đồng kỳ mục rồi Hội đồng tộc biểu.., quản lý thông qua hương ước. Làng Việt bắt đầu xuất hiện cùng với quá trình tan rã của công xã thị tộc hình thành CXNT, có lịch sử khoảng 4000 năm. 1.1.2. Xã : Là danh từ chỉ một làng lớn. Lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào đầu thế kỷ VII dưới thời thống trị của nhà Đường. Tuy nhiên phải đến khi họ Khúc giành được quyền tự chủ vào đầu thế kỷ X, ý tưởng biến làng Việt thành đơn vị hành chính cấp cơ sở của nhà nước trước đây mới được khẳng định và chính thống hóa. Mặc dầu vậy, vai trò của cấp xã thời kỳ này cũng chưa thật rõ. Từ thời Minh Mạng trở về sau, từ xã dùng để chỉ các đơn vị hành chính cơ sở của nhà nước. Từ đầu thế kỷ XX, việc dùng từ xã để chỉ tất cả các đơn vị hành chính cơ sở trở nên phổ biến. Một điều nên lưu ý là trong tiếng Hán dùng ở Trung Quốc thời xưa, từ xã không chỉ đơn vị hành chính. Tuy nhiên dù có nguồn gốc thế nào thì về mặt kinh tế, làng xã Việt Nam nói chung đều gắn với nghề nông nghiệp trồng lúa. Ở đồng bằng thì số làng xã càng nhiều và mật độ dân số càng cao. Qui mô làng xã lớn bé thường phụ thuộc vào diện tích cánh đồng lúa nơi đó. Thời kỳ đầu, một xã chỉ có một làng, nhưng dần 8 dần trong quá trình phát triển, một xã có khi bao gồm vài ba làng, thậm chí nhiều hơn. Khi ấy sự khác nhau giữa xã và làng còn ở cả quy mô nữa. → Khái niệm “Làng xã” là một đơn vị tụ cư, đơn vị kinh tế, đơn vị tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đơn vị hành chính cấp cơ sở. Cụm từ “làng xã” hết sức thông dụng, thậm chí nhiều người tưởng rằng làng với xã chỉ là một và có cùng nguồn gốc rất lâu đời. Thật ra khái niệm “làng xã” xuất hiện sớm nhất từ thế kỷ VII, đến thế kỷ X, sau khi cấp xã chính thức xuất hiện mới có điều kiện trở thành phổ biến trong xã hội. 1.1.3. Thôn : cũng xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ X. Là danh từ chỉ một làng nhỏ thông thường dưới chế độ phong kiến Việt Nam thì thôn cũng là một đơn vị hành chính dưới cấp xã. Cấp thôn ra đời chính là do nhu cầu quản lý hành chính của bản thân cấp xã. Thôn là đầu mối giáp nối, gắn kết và điều hòa hai hệ thống quản lý hành chính và tự trị, luật pháp và tục lệ, chính trị và xã hội. Khái niệm “thôn” thông thường có hai dạng: 1) Thôn là đơn vị hành chính độc lập do có vị trí…. 2) Thôn là đơn vi cư trú cấu trúc nên xã. * Từ các khái niệm trên chúng ta có thể khẳng định: Để làng được công nhận là một đơn vị hành chính thì phải hội đủ các tiêu chí sau đây: Có sổ địa bạ (sổ ghi chép về ruộng đất cư trú và ruộng đất canh tác) Có sổ nhân đinh (ghi trai tráng từ 18 tuổi trở lên đến 59 tuổi) Có sổ hương ước (ghi lệ làng) Có sổ Hương ẩm (quy định về chia phần các đồ cúng tế của làng theo chức tước phẩm hàm). Có đình làng, có hội đồng ngũ vị hương, và có Hội đồng bô lão, có triện đồng. Trong khái niệm làng Việt nó bao gồm các yếu tố sau: + Ranh giới làng (làng thường có 2 ranh giới): - Ranh giới về khu vực cư trú thường được giới hạn bởi lũy tre làng. - Theo nghĩa rộng thì ranh giới của làng là gồm cả đất thổ canh lẫn đất thổ cư được xác định trong bản đồ hành chính của chính quyền. + Tên làng: thông thường làng Việt có 2 tên vừa có tên Nôm (thuần Việt xưa các tên làng kiểu này bao giờ cũng có chữ kẻ đi kèm), vừa có tên Hán Việt (tên chữ) dùng để kê khai trong sổ sách của nhà nước; là tên chữ của làng nên 9 thường được chọn tên đẹp. Trong lịch sử tên Hán Việt này hay bị thay đổi vì khi có vị vua chúa, hoàng hậu nào có tên trùng với tên làng thì tên làng bị đổi ngay. + Cấu trúc vật chất của làng: - Lũy tre làng, vừa là vật che chắn vừa là vật che đỡ cho khu vực cư trú của làng. Ngoài ra lũy tre gắn bó với dân làng rất sâu sắc về mặt tình cảm. Lũy tre là nơi hóng mát vui chơi của trẻ, nơi cung cấp nguyên liệu để chế tạo các công cụ lao động, vũ khí, cung cấp vật liệu để làm các đồ gia dụng... Lũy tre là cảnh quan thân thuộc mà gần gũi với mỗi người dân làng. - Đình làng: là nơi hội họp chung của làng, nơi xử tội, nơi thờ tự chung của 2 người là ông Khai canh và ông Thành hoàng. Thành hoàng làng là người được nhà vua sắc phong, thường là các anh hùng dân tộc hoặc những người có công với làng nhưng có khi cũng chỉ là một người chết bất đắc kỳ tử mà linh thiêng họ được dân làng làm văn bản đề nghị nhà vua phong làm Thành hoàng để nhân dân thờ cúng. Ông Khai canh là người có công khai khẩn đất đai để lập ra làng đầu tiên. Đình làng còn là nơi cất giấu vũ khí của tự vệ làng, nơi ngủ của lực lượng bảo vệ làng. Gắn với gia đình có hệ thống canh điếm. - Ngoài ra ở cổng làng thường có hệ thống điếm canh có thể tầng trên của cổng là điếm canh để kiểm soát việc ra vào và bảo vệ trật tự trị an của làng. Những làng ở ven đê thì còn có điếm canh ở trên đê. - Chùa làng: đa số các làng Việt đều có chùa làng (trừ làng Thiên chúa giáo có nhà thờ). Diện tích làng lớn nhỏ thường tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, địa hình. Việc chọn địa điểm lập làng ngày xưa thường dựa vào các yếu tố sau: - Làng phải khống chế được một tuyến giao thông, nằm ở thượng nguồn hoặc ở hạ lưu của một con sông. - Làng phải dựa một phía vào núi hoặc khe suối. + Cấu trúc xã hội của làng: - Cư dân của làng sống theo hộ. Cư dân của mỗi làng được phân chia thành hai bộ phận: dân chính cư (đã sinh sống lâu đời) và dân ngụ cư (thường là dân chài ghé vào hoặc là những người mới từ nơi khác đến mua đất của làng để sinh sống). Dưới chế độ phong kiến, cư dân trong làng cũng phân chia theo đẳng cấp, ngôi thứ. Đặc điểm nổi bật cả về cấu trúc vật chất lẫn cấu trúc xã hội đó là tính phòng thủ quân sự, phòng ngự cứ điểm. Trai tráng của làng thường xuyên phải luyện tập quân sự như luyện võ, sử dụng vũ khí và tập thể dục thể thao... 10 Đứng về phương diện xã hội, những thành viên trong làng xã cổ truyền Việt Nam thường tập hợp lại trong nhiều cộng đồng nhỏ theo những quan hệ khác nhau như địa lí, huyết thống, tuổi tác, nghề nghiệp... rất đa dạng. - Quan hệ địa lí: bên trong làng thường chia làm thôn, xóm, ngõ. Ngõ gồm những gia đình ở 2 bên lối đi trong làng. Xóm là địa vực cư trú nhỏ của làng. Thôn là địa vực cư rú của vài ba xóm. Mỗi làng thường có từ vài ba thôn trở lên, nhưng cũng có khi chỉ một thôn. Việc phân chia địa vực trong làng rất khác nhau và khó tìm được mô hình chung. 1.2. Phân loại làng xã 1.2.1. Theo thời gian hình thành : Làng cổ hay làng truyền thống, làng mới hay làng hiện đại… Theo GS. Phan Ngọc Doãn, cho đến nay hầu như chưa có một công trình nghiên cứu hình loại học (Typologie) về làng xã Việt Nam. Chưa có nhà nghiên cứu nào đề cập đến quá trình phát triển “điểm dân cư” làng qua các thời kỳ lịch sử: thời dựng nước, thời Bắc thuộc, thời kỳ Đại Việt; từ thế kỷ XV-XIX với rất nhiều biến động thăng trầm của lịch sử; thời kỳ cải cách ruộng đất (1955-1956) và hợp tác hóa nông nghiệp; thời kỳ đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về lịch sử thay đổi của làng xã, có người cho rằng đã có ba lần biến cách: thế kỷ XV khi chế độ quân điền được thực hiện. Cuối thế kỷ XIX khi thực dân Pháp đặt ách thống trị trên đất nước ta. Cách mạng tháng Tám 1945 và cải cách ruộng đất đã làm thay đổi hẳn cơ chế làng xã, tác động mạnh vào tổ chức cổ truyền này. Có một số ý kiến lại nêu rõ cần phân biệt làng Bắc Bộ, làng Trung Bộ và làng Nam Bộ. Sự phân biệt như vậy dựa vào hoàn cảnh lịch sử và hoàn cảnh địa lý – điều này là cần thiết và phù hợp với thực tế xã hội nước ta. Vùng đồng bằng Bắc Bộ là nơi đã hình thành những điểm dân cư đầu tiên của người Việt. Từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào thì làng Việt hình thành muộn hơn, và muộn hơn nữa là làng xã ở Nam Bộ (do tiến trình khai khẩn và khai chiếm, mở rộng lãnh thổ). Thời gian hình thành sớm muộn khác nhau đã để lại những dấu ấn không nhỏ trong làng xã người Việt của các vùng, tạo ra những yếu tố theo GS. Trần Quốc Vượng – là “khu biệt văn hóa” trong tổng thể “không gian văn hóa và thời gian văn hóa Việt Nam… một Việt Nam thống nhất trong đa dạng”. 11 1.2.2. Theo vùng địa lý : Thượng, Hạ, Đông, Đoài. Làng miền núi (thường gọi là bản, mường, plây, buôn); làng trung du, làng đồng bằng (làng, ấp, phum, sóc). Những người sống trên một khu vực mặc dù thuộc các dòng họ khác nhau cũng hợp lại thành một làng. Dân làng sống bình đẳng với nhau, tôn trọng người lớn tuổi. Đặc biệt có quan hệ láng giềng gắn bó (Bán anh em xa mua láng giềng gần). Dân làng còn có sự hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất mùa vụ, làm đổi công cho nhau. Dân làng có tính dân chủ. Tuy vậy, vẫn có khuyết điểm là dựa dẫm, ỷ lại, chờ đợi. 1.2.3. Theo nghề nghiệp :Làng nông nghiêp, làng chài (vạn), làng thủ công như làng đúc đồng (Đại Bái), làng dệt lụa (Nghi Tàm), làng gốm (Bát Tràng). Quảng Bình có các làng nghề thủ công như làng dệt chiếu An Xá, làng gốm Mĩ Cương, làng đan lát Thọ Đơn... Những người cùng làm một nghề (không kể trồng lúa) về sau gọi là phường. Những phường này sẽ là mầm mống của thành thị. Hà Nội ngày xưa có 36 phố phường, mỗi phố phường nguyên là một làng nghề. Ngày nay vẫn còn giữ tên gọi cũ như phố Hàng Bún, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Cá... 1.2.4. Theo phƣơng thức thành lập : - Được phản ánh qua tên gọi: Xá - Làng thành lập dựa trên hình thức di dân khai canh; đồn điền nông nghiệp chuyển thành trại; điền trang gọi là trấn… 1.2.5. Theo tôn giáo : Làng thuần lương, làng công giáo toàn tòng. 1.2.6. Theo đặc điểm văn hóa - Làng văn còn được gọi là làng văn vật, ngày nay chúng ta gọi là làng văn hóa. Trong chuyên khảo “Làng văn hóa xứ Thanh” các tác giả định nghĩa “Làng văn là dạng làng nổi tiếng về văn học được mọi người kính nể, ngày nay con cháu vẫn tiếp tục phát huy. Đó là những làng có truyền thống học chữ Nho, nhiều 12 người đỗ đạt... cùng sinh hoạt văn hóa của các gia đình Nho học tạo ra nét văn hóa riêng cho các làng văn”. - Làng võ là những làng có truyền thống thượng võ, dân làng hầu hết mọi người đều biết võ nghệ, trong làng thường có lò võ. Ở Bình Định có 3 làng võ nổi tiếng là An Thái, An Vinh và Thuận Truyền. 1.3. Tên gọi làng xã Các loại làng xã người Việt không những được hình thành theo những con đường khác nhau, mà tên gọi chung cũng có sự khác nhau qua các thời kỳ lịch sử. Có nhiều ý kiến cho rằng vào thời kỳ dựng nước, chắc chắn ở Việt Nam đã hình thành nhiều đơn vị tụ cư với những tên gọi riêng biệt nằm trong 15 bộ của nước Văn Lang. Tới thời kỳ Bắc thuộc, chính quyền phong kiến phương Bắc đã với tay sâu vào làng xã người Việt. Chính điều đó đã khiến chúng phải dịch âm tên đất, tên làng từ tiếng Việt cổ sang tiếng Hán. Thời này, làng xã được gọi là các chạ, kẻ, chiềng. Thời thuộc Đường, chính quyền đô hộ biến được một số ít làng xã Việt thành làng xã phụ thuộc vào chúng. Ở bộ phận làng xã này, nhà Đường gọi là hương hay xã. Xã nhỏ có từ 10 đến 30 hộ, xã lớn từ 40-60 hộ, tiểu hương có từ 70-150 hộ, đại hương có từ 160 – 540 hộ. Cuối thời đô hộ của nhà Đường chỉ còn lại một tên chung là hương, xã. Đầu thế kỷ X, để xây dựng một nhà nước độc lập, tự chủ, thoát dần khỏi ảnh hưởng của chính quyền đô hộ Trung Hoa, Khúc Hạo tiến hành nhiều biện pháp cải cách đất nước. Ông đã bỏ tên gọi là hương của chính quyền nhà Đường đặt ra trước đó, đổi thành giáp, tổng số giáp trong cả nước đầu thế kỷ X có 344 giáp. Bên cạnh tên giáp, bấy giờ còn có một số tên như thôn, động, sách, trang, trại. Từ thời Lý – Trần trở về sau, đơn vị hành chính cấp cơ sở là xã. Có 3 loại xã tùy theo quy mô và số hộ (đại xã, trung xã, tiểu xã) gọi là xã lớn, xã vừa và xã nhỏ. Tên gọi chính của làng xã cũng rất phong phú, song song với quá trình không ngừng tăng lên về số lượng các làng xã, tuy nhiên cũng có một số điểm chung như nó được ghi vào danh sách làng xã do cơ quan chính quyền các cấp quản lý, các làng xã mang tên nôm đều có thêm tên Hán Việt hay chỉ có tên Hán Việt (đa số tên các làng xã người Việt là các mỹ tự như An Thịnh, Thịnh Đức, Hưng Long, Đại Hoàng, Thái Bình, Phú Cường...), có làng xã tên gọi đã Hán hóa tên Việt cổ như Phú Lãm, Quảng Bố, Dịch Vọng (Bố là Hán hóa từ Vó, Vọng là Hán hóa từ Vòng mà thành). Còn có một số làng xã tên gọi phản ánh những đặc trưng của làng về thiên nhiên, địa hình, lịch sử, đặc sản, nghề nghiệp. Tùy theo 13 các thời kỳ lịch sử, tên của các làng xã cũng có sự thay đổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo nhận xét của GS. Phan Đại Doãn thì những làng có tên Nôm thường là những làng xuất hiện sớm vào thời kỳ Lý – Trần. Làng xã thuộc huyện Tiền Hải (Thái Bình) được thành lập vào đầu thế kỷ XIX không có tên Nôm. Nhìn chung, tên Nôm thường xuất hiện trước, gắn liền với thời điểm tụ cư hình thành cộng đồng dân sự. Tên Hán – Việt xuất hiện sau, trong ghi chép các văn bản quản lý hành chính. Nhiều tên làng Việt từ Quảng Bình trở ra thường có thêm âm “Xá”. Chẳng hạn riêng tỉnh Thái Bình hiện nay đã có 82 làng mang tên làng có âm Xá. 1.4. Nguồn gốc lịch sử và quá trình phát triển Làng xã Việt Nam có quá trình hình thành khá phức tạp. Cho đến nay trong giới nghiên cứu về làng xã n cỏ truyền vẫn còn tồn tại hai ý kiến về nguồn gốc lịch sử của làng Việt. Ý kiến thứ nhất cho rằng: Từ thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên cách ngày nay khoảng 4000 năm, trên đất nước ta đã diễn ra quá trình tan rã của CXTT và thay vào đó là quá trình hình thành công nông thôn – hay nói cách khác đấy là quá trình hình thành làng Việt. Chính sự tư hữu về TLSX đã đưa đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, tạo ra một sự “phân ly” trong công xã nguyên thủy, khiến một bộ phận dân cư từ bỏ thị tộc của mình đi nơi khác “kiếm ăn”. Bộ phận dân cư phân ly của các thị tộc khác nhau đã tập hợp lại trên một địa điểm mới, tạo nên một công xã nông thôn mới. Dĩ nhiên công xã nông thôn mới này không còn giữ nguyên tắc huyết thống – nguyên tắc duy nhất để kết nối các cá nhân và gia đình, mà nó được bổ sung bằng một quan hệ mới – quan hệ láng giềng. Mỗi làng bao gồm một số gia đình sống quây quần trong một khu vực địa lý nhất định. Ở đây, bên cạnh quan hệ địa lý – láng giềng, quan hệ huyết thống vẫn được bảo tồn và củng cố tạo thành kết cấu vừa làng vừa họ, hay kết cấu làng họ rất đặc trưng ở Việt Nam. Lúc này toàn bộ ruộng đất cày cấy cùng với rừng núi, sông ngòi, ao đầm trong phạm vi làng đều thuộc quyền sở hữu của làng. Ruộng đất của làng được phân chia cho các gia đình thành viên sử dụng theo những tục lệ mang tính chất bình đẳng, dân chủ của cộng đồng làng và có thể là phân chia một lần rồi có kết hợp điều chỉnh khi cần thiết. Đơn vị sản xuất chủ yếu trong làng là gia đình nhỏ. Ngoài những ruộng đất phân chia cho các thành viên cày cấy, làng có thể giữ một phần ruộng đất để sản xuất chung nhằm sử dụng hoa 14 lợi thu hoạch vào những chi phí công cộng. Công việc khai hoàng, làm thủy lợi và các hình thức lao động công ích khác đều được tiến hành bằng lao động hợp tác của các thành viên trong làng. Làng Việt như thế, là một loại hình của công xã phương Đông, trong đó nông nghiệp gắn liền với TCN, làng xóm gắn liền với ruộng đất, nên tự nó mang tính ổn định cao. Tính ổn định cao này đã hóa thân thành tinh thần công xã, thành truyền thống xóm làng nên nó trở thành nguồn sức mạnh tiềm tàng trong cuộc đọ sức nghìn năm với các mưu đồ nô dịch và đồng hóa của phương Bắc. Những làng Việt cổđược thành lập thời hậu kỳ xã hội nguyên thủy hoặc thời Văn Lang Âu Lạc thường được gọi tên kèm theo chữ Kẻ. Đó là những làng truyền thống (những công xã nông thôn còn được gọi là công xã láng giềng). Dưới thời phong kiến độc lập có các dạng làng mới được thành lập, đó là những làng khai canh, làng biệt triện... Làng khai canh là làng do một vị quan của nhà nước hoặc một nhà giàu đứng ra vận động gia đình, bà con họ hàng đi khai phá đất hoang hóa lập ra. Người đầu tiên khởi xướng việc khai canh lập làng thường được gọi là ông Khai canh. Sở là làng hình thành từ các đồn điền của nhà nước lập ra sau phát triển thành. Trang cùng là làng hình thành từ chính sách cho phép quý tộc Trần được phép lập điền trang, thái ấp bằng cách cho quý tộc mộ dân nghèo đi khai hoang lập điền trang. Làng biệt triện: thông thường do dân số của làng tăng lên quá nhanh nên một bộ phận xin tách ra lập làng mới, đặt tên mới, xin nhà nước cấp triện đồng mới, bầu thêm lý trưởng mới. Có trường hợp cư dân trong làng mâu thuẫn nhau gay gắt quá không giải quyết được nên một bộ phận cư dân đã làm đơn xin nhà nước tách riêng ra cấp triện đồng mới, lập nên làng mới. Ý kiến thứ hai cho rằng: làng xã Việt Nam không phải là sự phân hóa của thị tộc, bộ lạc mà thành, cũng không phải là sự tập hợp dân cư của những thủ lĩnh quân sự. Làng Việt được hình thành trong quá trình liên hiệp giữa những người nông dân lao động trên con đường chinh phục những vùng đất mới để trồng trọt. Ở nơi ấy, họ phải chiến thắng đầm lầy, rừng rậm; chiến thắng lũ lụt và đẩy lùi biển cả. Ở đó, họ phải cố kết với nhau chiến đấu liên tục và bền bỉ để chống thiên tai, ngoại xâm nhằm bảo đảm cuộc sống và an ninh chung trong hoàn cảnh tự nhiên và xã hội đầy biến động. 15 Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu thì ít ra vào cuối thời kỳ Hùng Vương, trên đất Việt Nam đã tồn tại phổ biến một loại hình làng định cư công xã nông thôn. Thành viên công xã dựa trên những tục lệ bình đẳng, dân chủ trên cơ sở kinh tế “ruộng Lạc” – ruộng công làng xã được chia đều cho “dân Lạc”. Đứng đầu công xã là Bồ chính (già làng) và Hội đồng công xã gồm những người do các thành viên công xã bầu chọn để đảm nhận chức năng tổ chức và giải quyết những vấn đề có liên quan đến sinh hoạt cộng đồng. Và hoặc vì mục đích quân sự, hoặc vì tín ngưỡng, cũng có thể vì mục đích thủy lợi mà liên minh giữa các công xã đã xuất hiện. Thời kỳ Bắc thuộc, phong kiến Trung Quốc đã tìm mọi cách vươn xuống tận cơ sở để nắm lấy và sử dụng làng Việt truyền thống như một công cụ phục vụ cho mưu đồ thống trị và đồng hóa của chúng. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là việc Khâu Hòa (Giao Châu Đại Tổng quản của nhà Đường) đầu thế kỷ VII đã đề ra chính sách khuôn làng Việt vào mô hình thống trị của Trung Quốc: đặt ra hương (trong đó tiểu hương có từ 70 đến 150 hộ) và dưới hương là xã (gồm tiểu xã từ 10 – 30 hộ và đại xã từ 40-60 hộ). Nhưng trong thực tế phong kiến Trung Quốc đã không thành công. Tuy từ đầu Công nguyên chế độ Lạc tướng đã bị xóa bỏ và chính quyền đô hộ đã nắm giữ được cấp huyện, nhưng nó vẫn không thể khống chế nổi cơ sở hạ tầng của xã hội Việt cổ là các công xã (tức các xóm làng). Người Việt suốt thời kỳ thống trị của phong kiến phương Bắc đã không ngừng bảo tồn và củng cố cộng đồng xóm làng, biến xóm làng của mình thành những pháo đài chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, dựa vào làng và xuất phát từ làng mà đấu tranh giành lại nước. CXNT Việt Nam với kết cấu bền chặt của nó không những không bị giải thể mà trái lại có mặt còn được củng cố trong nghìn năm chống Bắc thuộc. Vào cuối thời kỳ Bắc thuộc, nhân cơ hội nhà Đường đang khủng hoảng, họ Khúc được sự ủng hộ của quần chúng đã nổi dậy lật đổ chính quyền đô hộ. Đầu thế kỷ X, một mặt chính quyền tự chủ của họ Khúc bước đầu xác lập quyền sở hữu trên danh nghĩa của nhà nước đối với ruộng đất công xã; mặt khác, tích cực thi hành chính sách cải cách hành chính, biến làng thành đơn vị hành chính cấp cơ sở của nhà nước, gọi là xã. Khái niệm “làng xã” như một đơn vị tụ cư, đơn vị kinh tế, đơn vị tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đơn vị hành chính cấp cơ sở như ta hằng quan niệm xưa nay được hình thành trong thời điểm lịch sử này. Đây cũng chính là bước chuyển biến rất quan trọng của nông thôn Việt Nam truyền thống. 16 Tuy nhiên trong suốt thế kỷ X-XI, XII, CXNT vẫn còn tồn tại phổ biến và giữ vai trò hạ tầng cơ sở bền vững của xã hội với quyền sở hữu trên thực tế đại bộ phận ruộng đất và quyền tự trị khá lớn. Nhà nước TW tập quyền với tư cách là người chủ sở hữu tối cao về ruộng đất bóc lột tô thuế và lao dịch đối với làng xã. Lúc này chế độ tư hữu ruộng đất mới phôi thai và chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, nhưng càng ngày càng phát triển nhanh. Cũng trong buổi đầu của thời kỳ độc lập, khi cấp xã được nhà nước chính thống hóa trở thành đơn vị hành chính cấp cơ sở ở nông thôn thì cấp thôn cũng dường như đồng thời xuất hiện. Vấn đề đặt ra là từ khi nông thôn Việt Nam xuất hiện thêm hệ thống quản lý hành chính là xã trong khi hệ thống tự trị vẫn còn rất mạnh và giữ vị trí chi phối thì có nghĩa là cả hai hệ thống hành chính và tự trị cùng tồn tại trong một đơn vị làng xã. Trong quá trình vận hành không phải lúc nào hai hệ thống này cũng thống nhất với nhau, mà nhiều khi chúng mâu thuẫn, thậm chí còn rất trái ngược và đối lập nhau. Tư liệu lịch sử cho phép đoán định rằng ngay từ khi mới thoát ra khỏi ách đô hộ của Trung Hoa, các chính quyền tự chủ của người Việt lấy làng truyền thống làm đơn vị hành chính cấp cơ sở của nhà nước (tức cấp xã) thì cấp thôn cũng xuất hiện ở trong các làng xã đó. Cấp thôn ra đời chính là do nhu cầu quản lý hành chính của bản thân cấp xã. Nhà nước thông qua xã để quản lý dân làng, nhưng xã khó có thể làm tốt chức năng quản lý hành chính của mình nếu như không thông qua một cấp trung gian khác là thôn. Thôn vì thế đã trở thành đầu mối giáp nối, gắn kết và điều hòa hai hệ thống quản lý: hành chính và tự trị, luật pháp và tục lệ, chính trị và xã hội. Vào đầu thời Trần, năm 1242, Trần Thái Tông tiến hành phân chia ra các xã lớn, nhỏ mà đặt các chức đại tư xã, tiểu tư xã là các xã quan thay mặt nhà nước trực tiếp quản lý từ 1 đến 4 xã. Chiếm được nước ta, nhà Minh muốn áp đặt trọn vẹn mô hình nông thôn Trung Quốc vào nông thôn Việt Nam. Chúng tiến hành chia dân ta ra thành từng “lý”, mỗi lý gồm 110 hộ (tương đương với 1 làng lúc đó) và đứng đầu lý là lý trưởng. Đây là lần đầu tiên xuất hiện chức danh lý trưởng với tư cách là người đứng đầu đơn vị hành chính cấp cơ sở ở nông thôn Việt Nam. Dưới lý là giáp. Cứ 10 hộ họp thành một giáp, do giáp thủ đứng đầu. Những chức lý trưởng, giáp thủ đều luân phiên nhau làm trong thời hạn một năm với nhiệm vụ thu thuế và bắt phu dịch. Tuy nhiên tổ chức này chưa bao giờ được thực hiện trên phạm vi cả nước. 17 Ngay sau khi chiến thắng quân Minh, vào tháng 11-1428, Lê Lợi tiến hành tổ chức lại làng xã. Ông phân ra làm 3 loại xã theo số đinh: loại nhỏ từ 10-49 đinh, loại trung bình từ 50-99 đinh và loại lớn từ 100 đinh trở lên. Theo cách phân loại này, những xã loại vừa và nhỏ trong thực tế chỉ là thôn. Thôn cũng được chia ra thành nhiều loại, trong đó có những thôn phụ thuộc xã và những thôn độc lập. Trên cơ sở phân loại như vậy, ông lại đặt các xã quan tùy theo từng loại xã: xã nhỏ chỉ đặt 1 viên, xã trung bình đặt 2 viên và xã lớn đặt 3 viên xã quan. Các xã quan trên nguyên tắc vẫn là các viên chức của nhà nước, do nhà nước cử ra để quản lý làng xã, nhưng thực tế vào đầu thời Lê so họ đã là người quản lý trực tiếp từng làng xã, thậm chí là từng thôn xóm nhỏ. Với cách tổ chức này, việc quản lý xã thôn được quy định cụ thể hơn trên cơ sở quản lý dân đinh chứ không phải là quản lý hộ như thời Minh thuộc. Đến năm 1466, Lê Thánh Tông tiến hành cải cách lại bộ máy quản lý hành chính, đổi chức xã quan thành xã trưởng, quy định việc bầu xã trưởng cũng như tư cách, đạo đức, năng lực của xã trưởng rất chặt chẽ. Về số lượng xã trưởng, luật quy định các xã cứ trên 500 hộ thì bầu 5 xã trưởng, từ 300-500 hộ thì bầu 4 xã trưởng, từ 100-300 hộ thì bầu 2 xã trưởng và từ 0 - 60 hộ thì bầu 1 xã trưởng. Như vậy rõ ràng Lê Thánh Tông đã khéo biết khai thác và lợi dụng tục bầu cử người đứng đầu trong các CXNT trước đây để tuyển chọn người đứng đầu làng xã, bảo đảm họ vừa là đại diện của dân làng, vừa phục vụ một cách có hiệu quả cho yêu cầu quản lý làng xã của nhà nước TW. Xã dưới thời Lê Thánh Tông được tổ chức theo hộ (chứ không theo số đinh như dưới thời Lê Thái Tổ). Gia đình là tế bào của xã hội, là đơn vị sản xuất cơ bản nhất trong nền kinh tế tiểu nông. Tổ chức và quản lý làng xã theo đơn vị hộ gia đình, Lê Thánh Tông đã đưa làng quê trở về với truyền thống, đạo lý, lối sống lâu đời. Vào giữa năm 1490, Lê Thánh Tông lại ban hành thể lệ tách xã cũ, lập xã mới: nếu tiểu xã dân số tăng lên trên 500 hộ thì gọi là đại xã, nếu đại xã mà dân số tăng lên trên 600 hộ thì tách số hộ này ra lập thành tiểu xã mới và chia tài sản công cộng (chủ yếu là ruộng đất công) dựa theo tỷ lệ số hộ. Lúc này trong xã hội tồn tại phổ biến loại hình một xã có nhiều thôn phụ thuộc và bên cạnh chức danh xã trưởng cũng đã thấy xuất hiện chức danh thôn trưởng. Đồng thời với việc cải tổ bộ máy quản lý hành chính là việc thi hành chính sách mới về ruộng đất, thâu tóm toàn bộ ruộng đất của các làng xã trong tay nhà nước và tiến hành phân chia theo thể lệ, thời gian cũng như quy định mức tô thuế chung cho cả nước, biến làng xã thành người quản lý ruộng đất công cho nhà vua và nông dân cày ruộng đất công làng xã thành tá điền của nhà nước. Những làng xã 18 tương đối tự trị trước đây bây giờ trở thành một đơn vị kinh tế phụ thuộc nhà nước, vừa cung cấp lương thực, thực phẩm, lao dịch, binh dịch cho nhà nước, vừa cung cấp đất đai để nhà nước ban cho những viên chức của mình. Mặc dù là người kiên quyết chủ trương xây dựng chính thể quân chủ tập trung, đề cao luật pháp thống nhất, nhưng chính Lê Thánh Tông lại là người ra điều luật cho phép các làng xã được lập hương ước riêng. Nếu như nhà nước phong kiến chỉ quan tâm đến quyền thống trị của riêng mình mà không chấp nhận nhu cầu tự trị của làng xã về phía đối lập và trong thực tế là không nắm được quyền quản lý làng xã đó. Trái lại nếu nhà nước phong kiến buông xuôi phó mặc cho làng xã tùy tiện vận hành theo tục thì cũng có nghĩa là nhà nước đã tự mình bỏ mất quyền quản lý làng xã. Trên cơ sở những cố gắng của các triều đại Lý, Trần, Lê trong quá trình từng bước vươn xuống nắm lấy và sử dụng làng Việt cổ truyền như là một công cụ quản lý của mình, Lê Thánh Tông trở thành ông vua đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đã đưa ra được phương án tối ưu để xử lý hài hòa mối quan hệ giữa quyền quản lý của nhà nước và truyền thống tự trị của xóm làng. Có lẽ cũng vì thế mà tất cả các vương triều phong kiến sau đó kể từ các vua Lê đầu thế kỷ XVI đến nhà Mạc, triều Lê Trung Hưng, các chúa Trịnh chúa Nguyễn... trên đại thể đều lấy mô hình tổ chức quản lý làng xã thời Lê Thánh Tông làm khuôn mẫu. Từ thế kỷ XVI, nhất là vào các thế kỷ XVII-XVIII, tình hình nông thôn đã thay đổi nhiều nên mô hình tổ chức quản lý làng xã nông nghiệp tự cấp tự túc, công điền, độc canh lúa nước dường như không còn hiệu lực nữa. Vì thế vào năm 1658, vua Lê Thần Tông đã tiến hành cải cách bộ máy quản lý làng xã nhằm cứu vãn lại tình thế. Nhưng cải cách của Lê Thần Tông không được các làng xã ủng hộ nên chỉ ít năm sau, dưới thời Cảnh Trị (1663-1672) vua Lê Huyền Tông phải định lại việc bầu xã trưởng nhằm kiểm tra chặt chẽ hơn người lãnh đạo làng xã. Bước sang thế kỷ XVIII, họ lại cố gắng hơn nữa để can thiệp một cách trực tiếp vào công việc của làng xã (như năm 1762, vua Lê Dụ Tông định lại phép khảo công xã trưởng...), nhưng xem ra những cố gắng đến mức cao nhất này đã thực sự không còn hiệu quả. Có lẽ đấy chính là lí do giải thích vì sao vào năm Long Đức (1732) và Vĩnh Hựu (1735) họ Trịnh đã buộc phải đi đến quyết định bãi bỏ phép khảo khóa xã trưởng, phó mặc cho làng xã tự chọn lấy xã trưởng của mình. Đây rõ ràng là sự bất lực hoàn toàn của nhà nước phong kiến trong việc quản lý các xã trưởng, phó mặc cho làng xã tự quyết định lấy người lãnh đạo của mình xét về hình thức là sự mở rộng quyền tự trị của làng xã, nhưng trong thực tế đây là sự bỏ mặc cho bọn cường hào hoành hành, gây ra muôn vàn tệ nạn ở thôn 19 quê. Tình hình nông thôn càng ngày càng nặng nề căng thẳng. Người nông dân Việt Nam vốn hết sức gắn bó với làng quê mình thì giờ đây bị bần cùng hóa, phá sản, phải rời bỏ đồng ruộng, rời bỏ xóm làng đi lang thang kiếm ăn một cách tuyệt vọng. Nông thôn Việt Nam thế kỷ XVIII đã thực sự tuột ra khỏi tay của các chính quyền phong kiến Lê - Trịnh, Nguyễn và nhanh chóng trở thành căn cứ xuất phát cho các cuộc khởi nghĩa nông dân rộng lớn và cuối cùng tất cả các chính quyền đó đều bị lật nhào bởi phong trào nông dân Tây Sơn. Vốn từ một thủ lĩnh phong trào nông dân trở Thành hoàng đế Quang Trung, ngay từ những ngày đầu vua Quang Trung đã kiên quyết và khẩn trương đưa dân phiêu tán trở về quê quán sản xuất và thanh toán tình trạng ruộng đất bỏ hoang. Tiếc rằng chủ trương này vừa mới được triển khai thì Quang Trung đã qua đời và người kế nghiệp ông không đủ bản lĩnh và tài năng để tổ chức thực hiện chủ trương đó, nên tình hình không những không được cải thiện mà thậm chí ngày một xấu đi. Gia Long khôi phục lại quyền thống trị của họ Nguyễn trong bối cảnh như thế, đã đặc biệt đề cao vai trò của làng xã trong quốc sách trị nước của mình. Ông nung nấu một ý chí cải tổ làng xã nhưng vì đây là vấn đề không đơn giản và chưa tìm ra được giải pháp thỏa đáng nên xem ra chính sách của Gia Long đối với làng xã chưa có gì mới so với trước. Điều đáng nói là dưới thời vua Gia Long, công việc điều tra ruộng đất, chí ít là trên phạm vi toàn miền Bắc và lập sổ địa bạ để quản lý ruộng đất một cách thống nhất và chặt chẽ đã được tiến hành một cách quy mô và vượt xa bất cứ các triều đại nào trước đó. Minh Mệnh lên ngôi trong tình hình xã hội rất phức tạp: ở nông thôn nông dân đói khổ phải bỏ đi phiêu tán rất nhiều, làng xã chứa chất đầy rẫy những vấn đề phức tạp, mà phức tạp hơn cả vẫn là làm sao có thể quản lý được bộ máy quản lý làng xã. Chính vì thế mà Minh Mệnh đã đi đến quyết định cải tổ lại bộ máy quản lý xã thôn: bỏ chức xã trưởng và thay vào đó là chức lý trưởng, quy định một xã chỉ có 1 lý trưởng và tùy theo quy mô làng xã nếu đinh số từ 50 – 149 thì đặt thêm 1 phó lý, đinh số trên 150 thì đặt thêm 2 phó lý. Lý trưởng và phó lý phải được chọn trong số nhưng người “cật lực cần cán”, phải do dân làng bầu cử ra, được phủ huyện xét kỹ lại và bẩm lên trấn để cấp văn bằng, mộc triện. Trách nhiệm của lý trưởng rất nặng nền nhưng lý trưởng đến lúc này lại không được nằm trong hàng quan chức nữa. Đây xét về hình thức là biện pháp hạn chế quyền hành của lý trưởng, nhưng trong thực tế lại chính là cơ hội tốt để cho bọn cường hào đứng sau lý trưởng mà thao túng làng xã. Thành thử cải cách của Minh Mệnh 20