Tại sao khi che camera màn hình lại tắt

iPhone bị tắt màn hình khi gọi điện đang khiến nhiều iFan trải qua một sự hoang mang không hề nhẹ. Tuy nhiên đôi khi, sự cố này không hề nghiêm trọng như lầm tưởng của người dùng.

Cảm biến ánh sáng là bộ phận quan trọng trên iPhone. Thế nhưng, hầu như chẳng người dùng nào quan tâm đến bộ phận này. Chỉ đến khi nào ánh sáng màn hình trên dế yêu bỗng dưng “dở chứng”, chẳng hạn như iPhone bị tắt màn hình “không theo quy luật” khi gọi điện, bạn mới hoảng hốt nhận ra chiếc dế yêu của mình đang có vấn đề.

Nhìn chung, lỗi iPhone bị tắt màn hình khi gọi điện không quá nghiêm trọng, cũng chẳng mang đến nhiều khó chịu như một vài sự cố khác. Dẫu vậy, nếu là một người khó tính và yêu thích sự hoàn hảo, chắc chắn tình trạng này vẫn khiến bạn cảm thấy vô cùng “lấn cấn”.

iPhone tắt màn hình khi gọi mang đến một vài phiền phức

iPhone bị tắt màn hình khi người dùng đàm thoại là điều hết sức bình thường. Bạn lưu ý cho dù bạn thực hiện cuộc gọi đi hay nghe cuộc gọi đến, iPhone đều tự động tắt màn hình khi bạn áp máy lên tai (hoặc khi che phần cảm biến). Nếu điều này không xảy ra, chiếc iPhone của bạn mới bị lỗi ở cảm biến ánh sáng – tiệm cận.

Tuy nhiên, tính năng tự động tắt màn hình khi gọi điện trên iPhone đôi khi lại “chập cheng” một cách khó hiểu. Đó là khi bạn muốn ngưng cuộc gọi và đã đưa máy ra khỏi tai, nhưng màn hình lại không hề sáng lên. Màn hình iPhone lúc này vẫn “tối đen như mực”, khiến bạn không thể nhấn nút kết thúc cuộc gọi như mong muốn.

Thay vào đó, bạn sẽ phải nhấn nút Home hoặc nút Nguồn cho màn hình sáng lên, rồi mới có thể tiếp tục thao tác trên máy. Rõ ràng, điều này sẽ mang đến nhiều bất tiện.

Cảm biến tiệm cận liên quan đến sự cố

Có thể bạn cần:

“Thủ phạm” khiến iPhone tắt màn hình khi gọi điện là gì?

Nguyên nhân khiến chiếc dế yêu của bạn không chịu sáng màn hình, dù đã được bỏ ra khỏi tai (hoặc không chịu tắt màn hình, dù tai đã kề bên máy) “tưởng xa tận chân trời, nhưng gần ngay trước mắt”. Đó chính là lớp kính cường lực hay miếng dán bảo vệ màn hình bạn sử dụng cho dế.

Nếu thấy cảm biến ánh sáng trên iPhone hoạt động “sai sai”, cứ tự động sáng hoặc tự động tối một cách bất thường, bạn nên nghĩ đến “thủ phạm” này đầu tiên. Bởi đôi khi chúng ta không để ý, cứ dán một lớp kính bảo vệ quá dày cho màn hình, mà không biết rằng phụ kiện này đã vô tình che mất cảm biến ánh sáng ở gần camera trước. Từ đó, hoạt động của bộ phận này cũng bị ảnh hưởng theo.

Miếng dán màn hình là thủ phạm quen mặt của sự cố

Như vậy, khi iPhone bị tắt màn hình khi gọi điện, bạn nên giải quyết sự cố bằng thao tác đơn giản sau:

Gỡ bỏ miếng dán màn hình/kính cường lực bạn đang sử dụng cho iPhone. Sau đó, bạn hãy dùng khăn mềm vệ sinh mặt trước của máy, nhất là khu vực gần camera. Với phương pháp này, 90% người dùng đã khắc phục thành công sự cố.

Nếu cách trên chưa đem lại hiệu quả, bạn hãy thử áp dụng những thủ thuật truyền thống. Chẳng hạn như Khởi động lại máy hay Đặt lại tất cả các cài đặt.

Cuối cùng, không loại trừ khả năng cảm biến tiệm cận của iPhone đã bị hư hỏng. Với trường hợp này, nếu thấy sự cố ảnh hưởng đến chất lượng trải nghiệm của mình, bạn nên gửi gắm dế yêu cho các trung tâm sửa chữa iPhone chuyên nghiệp.

Có thể bạn sẽ phải thay mới cảm biến tiệm cận cho iPhone

Như vậy, “thủ phạm” khiến iPhone tự tắt màn hình khi gọi điện, dù máy đã được đưa ra khỏi tai không ở đâu xa. Đồng thời, cách khắc phục tình trạng này cũng chẳng quá phức tạp. Với những gợi ý ở trên, Learn With Me tin chắc rằng bạn sẽ sớm giải quyết sự cố thành công!

Bỗng dưng hôm nay nhận cuộc gọi điện thoại từ “dế iu”, nhưng không thấy màn hình điện thoại iPhone tự động tắt như thường ngày! Điều đó có nghĩa là bộ phận cảm biến tiệm cận iPhone đang không hoạt động, khiến cho các cuộc gọi bị gián đoạn thường xuyên vì lỡ chạm vào màn hình, điện thoại hao pin hơn và nóng máy nhanh chóng, thật bất tiện. Hãy khắc phục ngay tình trạng này với cách sửa lỗi tại nhà có hướng dẫn chi tiết cực kỳ đơn giản và dễ dàng, không tốn kém mà ai cũng làm được.

Cảm biến tiệm cận là gì? Nó là loại cảm biến được đặt phía mặt trước của điện thoại, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy được. Đối với iPhone nó thường là một chấm tròn kế bên camera trước.

Được đặt ở mặt trước iPhone

Cảm biến tiệm cận có tác dụng phát hiện vật đến gần bằng cách phát ra một loại trường điện tử. Một chùm bức xạ hoặc một loại ánh sáng. Khoảng cách mà cảm biến thông thường có thể phát hiện ra là khoảng 2 – 5cm.

Mỗi khi bạn áp tai vào nghe điện thoại, màn hình iPhone sẽ tự động tắt để tiết kiệm pin và tránh những thao tác lên màn hình không mong muốn. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện cảm biến này không hoạt động thì hãy thử ngay những cách đơn giản mình sẽ hướng dẫn sau đây.

Nguyên nhân gây lỗi cảm biến tiệm cận không hoạt động

Tuy iPhone được đánh giá là chiếc điện thoại khá bền nhưng cũng không tránh khỏi lỗi hư lặt vặt như cảm biến tiệm cận. Nguyên nhân gây ra lỗi này thường do:

  • Sử dụng miếng dán màn hình quá dày làm chức năng cảm biến tiệm cận bị chặn, không thể hoạt động được. Lỗi này khi mới mua điện thoại rất nhiều người mắc phải.
  • Làm rơi hay bị va chạm mạnh hoặc làm dính nước khiến bộ phận này bị hư tổn.
  • Lỗi xung đột phần mềm của iPhone nên cảm biến tiệm cận không hoạt động được.
  • Hư hỏng các phần cứng khác của điện thoại làm ảnh hưởng đến cảm biến tiệm cận.
  • Thay màn hình không đúng cách, người lắp che khuất cảm biến nên không hoạt động được.

Tìm được nguyên nhân là đã giúp bạn 50% sửa lỗi dễ dàng hơn rồi. Hãy kiểm tra ngay điện thoại của bạn có đang ở trong các tình trạng trên không nhé.

Nghe điện thoại mà màn hình không tắt.

Học nhanh 4 cách sửa lỗi cảm biến tiệm cận trên iPhone

Lỗi màn hình không tự tắt trở nên phiền phức với bạn? Nhanh bỏ túi ngay những cách sau đây để trị dứt điểm bệnh của chiếc điện thoại iPhone.

1. Khởi động lại điện thoại iPhone

Điện thoại dùng lâu ngày có thể khiến nhiều phần mềm bị lỗi. Bên cạnh đó chiếc iPhone hoạt động lâu cũng cần được làm mới, nghỉ xả hơi. Có rất nhiều lỗi được sửa dễ dàng bằng cách khởi động lại iPhone. Để khởi động lại iPhone bạn cắm sạc vào điện thoại và làm những bước sau:

  • Các dòng máy từ iPhone 4 đến iPhone 6s Plus bạn nhấn giữ (nút nguồn + home).
  • Các dòng máy từ iPhone 7 trở về sau này bạn nhấn giữ (nút nguồn + nút giảm âm lượng).

Bạn nhấn giữ đến lúc màn hình tắt lên lại nguồn và chờ vài dây cho điện thoại khởi động lại. Sau đó kiểm tra xem cảm biến tiệm cận đã hoạt động lại chưa nhé.

2. Gỡ miếng màn hình không phù hợp

Miếng dán màn hình quá dày làm che khuất cảm biến tắt màn hình iPhone. Đây là trường hợp rất hay gặp ở những miếng dán màn hình không đúng chuẩn. Để khắc phục đơn giản chỉ cần tháo miếng dán ra và kiểm tra.

Gỡ miếng dán không phù hợp trên điện thoại.

Khuyên bạn nên chọn lựa những miếng dán màn hình tốt và có chừa khoảng trống cho cảm biến hoạt động.

3. Restore (Cài đặt lại) lại iPhone

Cài đặt lại iPhone sẽ giúp cho bạn loại bỏ được các lỗi xung đột phần mềm. Cách này bạn có thể tự làm được ngay tại nhà nếu bạn có chút am hiểu.

Restore iPhone

Điều quan trọng là bạn nhớ lưu thông tin trên iCloud hoặc iTunes trước khi Restore. Vì khi Restore sẽ khiến dữ liệu trên máy mất hết. Tốt nhất bạn nên đồng bộ iCloud, sau đó đăng xuất tài khoản rồi thực hiện Restore.

Nếu bạn đang dùng iPhone lock thì phải kết nối điện thoại với iTunes, thực hiện đồng bộ dữ liệu rồi Restore như iPhone quốc tế.

Lưu ý, phải sạc đủ trên 50% trước khi Restore, vì việc này tốn khá nhiều pin, tránh bị gián đoạn.

4. Đem đến trung tâm sửa chữa iPhone

Dù bạn đã thử hết cách trên nhưng cảm biến tiệm cận tắt màn hình iPhone vẫn không hoạt động? Điện thoại của bạn cần được mang đến trung tâm sửa chữa iPhone uy tín để các “bác sĩ” hỗ trợ và cứu chữa kịp thời.

Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ giúp bạn dễ dàng sửa lỗi cảm biến tiệm cận iPhone.

Có thể bạn quan tâm:

  • Bảng giá: thay cảm biến tiệm cận iPhone.

Video liên quan

Chủ đề