Dòng sông cây cối kinh nghiệm là gì

       Các bạn  đồng nghiệp thân mến !

Không biết từ bao giờ đã có câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” Ngữ pháp Việt Nam là cả một nội dung rộng lớn  các nhà ngôn ngữ học  bàn tới bàn lui  đã nhiều mà  không ít nội dung  chưa thống nhất nên GVTH cố gắng biết những gì cơ bản nhất về ngữ pháp Tiếng Việt để hoàn thành các mục tiêu theo chuẩn trong giảng dạy cũng là rất khó. Với cấu trúc khoa học nội dung lý thuyết  cụ thể gắn liền  các dạng bài tập  ở SGK theo chuẩn và một số  bài được trích từ nhiều đề thi tôi hy vọng qua chuyên đề  tôi cùng các bạn  có sự  nhìn nhận đa chiều về từ loại  danh từ và vận dụng trong giảng dạy  phù hợp với phân hóa đối tượng học sinh TH góp phần thêm những tiết học thú vị . 

      Thưa cùng các bạn ! Để  đủ kiến thức giúp hóa giải “Phong ba bão táp” khi học về ngữ pháp Việt Nam là vô cùng khó khăn cả đối với những nhà ngôn ngữ học. Ở đây chúng ta chỉ cùng nhau tìm hiểu về một nội dung nhỏ là danh từ phù hợp với kiến thức cấp Tiểu học. Để tự tin mình là người dẫn đường thông thái cho các em đòi hỏi mỗi chúng ta không ngừng học tập tìm tòi khám phá,tích lũy kiến thức và luôn sáng tạo.  Nhân dịp năm học mới và chương trình lớp 4 học đến nội dung DANH TỪ tôi trân trọng kính gửi các bạn nội dung sáng kiến “ Nâng cao chất lượng dạy nội dung danh từ” sáng kiến xếp loại khá cấp ngành năm học 2015- 2016.( Do nội dung sáng kiến khá dài nên tôi dự kiến toàn bộ sáng kiến sẽ được giới thiệu trong 8 bài đăng.- Đây là bài đăng thứ 5)

Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, động viên và sự hợp tác tích cực của các bạn  !

Mọi ý kiến xin gửi về địa chỉ: 

2.4.2 Phần luyện tập

Các dạng bài tập về danh từ ở Tiểu học

Dạng 1: Tìm danh từ theo yêu cầu và nhận diện danh từ trong  tập hợp từ hoặc trong câu, trong đoạn.

Để phù hợp với từng giai đoạn học tập và từng nhóm đối tượng học sinh ta có một số  kiểu bài  mục đích là hệ thống  các loại danh từ và nhận diện chúng.

Bài tập 1 : Tìm mỗi loại danh từ 5 ví dụ theo bảng dưới đây .

Danh từ chung

Danh từ riêng

Danh từ cụ thể

Danh từ trừu tượng

 chỉ người

chỉ con vật

 chỉ đồ vật, chỉ hiện tượng

 chỉ đơn vị

Chỉ

Khái

 niệm

 Chỉ người, chỉ tên địa danh, tên sông

Bà, chị, cô, chú, mẹ

Mèo, lợn, trâu, bò, bê

Bàn,ghế, ,mưa,gió,

động đất.

Cái, chiếc, mét, kg, gang tay, sải tay,..

Kinh nghiệm,

truyềnthống, tinh thần, hạnh phúc, lịch sử,...

Bài 2 : ( Sách Tiếng Việt nâng cao Lớp 4 – tuần 5)

Cho các từ sau : bác sí, nhân dân, hi vọng,  thước kẻ, sấm, văn học, cái ,thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần , hòa bình chiếc, mong muốn, bàn ghế, gió mùa, truyền thống, xã, tự hào, huyện , phấn  khởi. thợ mỏ.

 Hãy xếp  các từ đã cho thành 2 nhóm : nhóm danh từ và nhóm không là danh từ.

  • Đáp án ; a ) Nhóm không là danh từ : hi vọng, mơ ước, mong muốn, tự hào, phấn khởi.
  • B ) Nhóm là danh từ
  • Danh từ chỉ người : bác sĩ, nhân dân, thợ mỏ.
  • Chỉ đồ vật ; thước kẻ, xe máy , bàn ghế,
  • Chỉ hiện tượng : sấm, sóng thần, gió mùa.
  • Chỉ khái niệm : văn hoc, hòa bình, truyền thống
  • Chỉ đơn vị :  cái, chiếc, xã , huyện.

 Hãy tìm 3 danh từ cụ thể và 3 danh từ trừu tượng đặt câu với mỗi danh từ đó.

Bài  3 : ( STV lớp 4  tuần 5 )

Tìm danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ  in đậm dưới đây ;

Một điểm nổi bật trong đạo đức của  Chủ tịch Hồ Chí Minh  là lòng thương người... Chính vì thấy nước mất nhà tan  mà Người đã ra đi học tập kinh nghiệm  của  cách mạng thế giới để về giúp đồng bào.

 Đáp án : Danh từ chỉ khái niệm : điểm, đạo đức, lòng, kinh nghiệm , cách mạng .

Bài 3 : Đề 1 – Tuyển tập đề thi học sinh giỏi Tiểu học môn Tiếng Việt .

  Tìm các danh từ trong  các từ sau : núi đồi, rực rỡ, vườn, chen chúc, dịu dàng, ngọt,  đường phố, truyền thống, thật thà, nắng. mưa phùn.

Đáp án : các danh từ : núi đồi, vườn, đường phố, truyền thống, nắng, mưa phùn.

Bài 4  Đề 15 – Tuyển tập đề thi học sinh giỏi Tiểu học môn Tiếng Việt 

Xác định danh từ có trong hai câu thơ  của Bác Hồ ;

« Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày »

Đáp án :

Danh từ : cảnh, rừng,Việt Băc, vượn, chim, ngày.

( trường hợp này một số người cho rằng « cảnh rừng » là 1 từ tuy nhiên nếu ta tách ra chúng vẫn có nghĩa độc lập nhau và vẫn có thể chêm xen giữa chúng như «  cảnh trong rừng » «  cảnh ở rừng »  «  cảnh giữa rừng »)

Bài 5 :Đề 37– Tuyển tập đề thi học sinh giỏi Tiểu học môn Tiếng Việt 

Xác định từ loại của các tư : niềm vui, nỗi buồn,cái đẹp, sự đau khổ và tìm thêm các từ tương tự.

Đáp án : Các từ : niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ  đều là danh từ trừu tượng.

Một số từ tương tự : cái xấu, niềm tin, sự hi sinh, niềm tự hào,cuộc vui, cơn  thịnh nộ,...

Bài 6  Xác định danh từ trong các thành ngữ sau :

Nước chảy bèo trôi.

Nước chảy đá mòn.

Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Đáp án : danh từ : nước, bèo. nước, đá, nồi, hướng, con ngựa , tàu, cỏ .

Bài 7 :Đề 40– Tuyển tập đề thi học sinh giỏi Tiểu học môn Tiếng Việt .

Trong bài Sầu riêng của  Mai Văn Tạo có câu :

: Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín  quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. 

Hãy nhận xét về từ loại của các từ ; cái béo, mùi thơm.

Đáp án : từ cái béo, mùi thơm đều là danh từ. (  nếu không có tiếng « cái, mùi » thì chúng là tính từ )

Bài 8: Xếp các danh từ trong đoạn văn sau vào các nhóm và viết lại các cụm danh từ.

Tiếng đàn bay ra vườn.Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp.

                                      Theo Lưu Quang Vũ

Đáp án:

              - Danh từ chỉ người:  trẻ, dân chài.

-Danh từ chỉ vật: Đàn, vườn,  ngọc lan, nền đất, vườn , thuyền giấy, nước mưa, lưới , cá, hoa mười giờ, lối đi, hồ, bóng, chim bồ câu, nhà.

-Danh từ chỉ đơn vị: tiếng, cánh, lũ, chiếc, vũng,  con, mái.

-Danh từ riêng: Hồ Tây.

-Cụm danh từ: tiếng đàn, vài cánh ngọc lan, những chiếc thuyền, những vũng nước mưa, các lối đi, bóng mấy con chim bồ câu, những mái nhà.

Bài 9 : ( Sách TV nâng cao lớp 5 tuần 14 )

Phân chia các danh từ được in nghiêng trong đoạn văn sau vào các nhóm .

Ở làng người Thái và làng người Xá, đến mùa đi làm nương thì trên sàn, dưới đất mọi nhà đều vắng tanh …Trên nương mỗi người một việc .Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ,  đốt lá… Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để  bắc bếp thổi cơm… Lũ chó nhung nhăng chạy sủa om cả rừng.

                                             Theo Tô Hoài                     

Đáp án            

  Danh từ  chung chỉ người: người, người lớn, cụ già, chú bé.

Danh từ chỉ  con vật: trâu,  chó

Danh từ chỉ sự vật : làng, nương, sàn, đất, nhà, bếp, cơm, suối.

Danh từ chỉ cây cối:cỏ, lá, rừng.

Danh từ chỉ đơn vị: lũ

Danh từ chỉ thời gian: mùa

Danh từ riêng: Thái, Xá ( tên dân tộc )

Bài 10: Tìm các danh từ trừu tượng trong bài thơ

                Trong lời mẹ hát

Tuổi thơ chở đầy cổ tích

Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

Đưa con đi cùng đất nước

Chòng chành nhịp võng ca dao.

          Con gặp trong lời mẹ hát

          Cánh cò trắng, dài đồng xanh

          Con yêu màu vàng hoa mướp

          “ Con gà cục tác lá chanh”.

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng  dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

Mẹ ơi, trong lời mẹ hát

Có cả cuộc đời hiện ra

Lời ru chắp con đôi cánh

Lớn rồi con sẽ bay xa.

                            TRƯƠNG NAM HƯƠNG

 Đáp án : Các danh từ trừu tượng trong bài: Tuổi thơ, cổ tích, lời mẹ, nhịp võng, ca dao, màu , thời gian, cuộc đời, lời ru.

 Bài 11 ( Ôn luyện TV theo CKTKN lớp 5 tuần 10)

 Cho đoạn văn sau :

Sáng sớm,trời quang hẳn ra . Đêm qua một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ . Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt,ngăn không cho thấy biển khơi ai đã ném lên bôn năm mảng mây hồng to tướng lại điểm xuyết them ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.

Trong các từ được gạch chân  từ nào là danh từ:

Đáp án: Danh từ :  .trời, bàn tay, dải, nét.biển khơi.

Bài 12 ( Sách TV nâng cao lớp 5 tuần 14 )

Tìm danh từ trong các câu sau ;

Nắng rạng trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây những mái ngói của nhà hội trường , nhà ăn, nhà máy nghiền cói … nở nụ cười tươi đỏ.

                                              Theo Bùi Hiển

Đáp án : nắng, nông trường, màu xanh, lúa, màu xanh, mực, đám cói, mái ngói, nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cói, nụ cười.

 Bài 13: Trong  những từ được  gạch chân từ nào là danh từ ?

1. Cô giáo của chúng tôi rất yêu thương học sinh.

2. Dù ông ta có  một đống của nhưng ông ta không thấy hạnh phúc.

3. Chú  là nhà thơ quân đội.

 4. Chú  tên là gì ?

 5. Tôi đang tính toán làm ăn thế nào cho lãi.

6. Những tính toán về việc làm ăn của tôi được nhiều người ủng hộ.

Đáp án .

Câu văn

Từ được gạch chân là danh từ

Ghi chú

Dù ông ta có  một đống của nhưng ông ta không thấy hạnh phúc.

.

của

Trong câu 1 từ của là quan hệ từ.

Trong câu 4 từ chú là đại từ.

Trong câu 5 từ tính toán là động từ.

Chú  là nhà thơ quân đội.

chú

Những tính toán về việc làm ăn của tôi được nhiều người ủng hộ.

tính toán

Bài 14  Tìm các danh từ trong câu  và xác định chủ ngữ trong mỗi câu sau:

Rừng cỏ may vang động tiếng nói,tiếng cười .

Tiếng đàn của chàng Dế Mèn vút lên, cao bát ngát.

Đáp án

Câu văn

Danh từ

Bộ phận chủ ngữ

Rừng cỏ may vang động tiếng nói,tiếng cười .

rừng,cỏ may, tiếng nói,tiếng cười.

Rừng cỏ may(rừng là danh từ chính của cụm danh từ và là trung tâm của chủ ngữ)

Tiếng đàn của chàng Dế Mèn vút lên, cao bát ngát.

tiếng đàn,  chàng, Dế Mèn

Tiếng đàn của chàng Dế Mèn

) trong đó Tiếng đàn là danh từ chính là trung tâm của chủ ngữ)

 Bài  15 :   Nêu ý nghĩa của cách dùng danh từ riêng sau:

           “Mình về với Bác đường xuôi,

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.

              Nhớ  Ông Cụ mắt sáng ngời,

Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường.

              Nhớ Người những sáng tinh sương,

Unng dung yên ngựa trên đường suối reo.

              Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi , rừng núi trông theo bóng Người.”

                                           TỐ HỮU

Đáp án :. các danh từ riêng chỉ người: Bác, Người, Ông Cụ.

-Các danh từ này dùng gọi Bác Hồ thể hiện sự tôn kính đối với Bác.

                                                                                  ( Còn nữa)

Chủ đề