Tại sao dây sạc lại nổ

Có nhiều lý do khiến điện thoại thông minh có thể bắt lửa hoặc phát nổ và phần lớn đều liên quan đến pin, theo chuyên trang PCMag.com - cơ quan hàng đầu về công nghệ của Mỹ.

Nếu pin sạc hoặc bộ xử lý làm việc quá sức sẽ trở nên quá nóng, nó có thể làm hỏng cấu trúc các bộ phận của điện thoại. Với pin, một phản ứng dây chuyền được gọi là hiện tượng thoát nhiệt có thể khiến pin sinh ra nhiều nhiệt hơn và cuối cùng bắt lửa hoặc phát nổ.

Có nhiều lý do khiến điện thoại trở nên quá nóng. Hư hỏng vật lý do rơi hoặc uốn cong quá mức, có thể làm gián đoạn hoạt động bên trong của pin. Để điện thoại ngoài nắng quá lâu hoặc lỗi sạc đều có thể gây đoản mạch bên trong thiết bị.

Tại sao dây sạc lại nổ

Có nhiều lý do khiến điện thoại thông minh có thể bắt lửa hoặc phát nổ

Shutterstock

Hoặc có thể do pin xuống cấp theo thời gian. Vì vậy nếu điện thoại đã sử dụng trong vài năm, các bộ phận bên trong có thể bị chai, dẫn đến phồng và quá nóng.

Dấu hiệu cảnh báo

Hãy để ý xem thiết bị có tỏa nhiệt quá mức không, đặc biệt là khi sạc. Nếu chạm vào thấy nóng, hãy rút phích cắm ngay lập tức.

Một dấu hiệu cảnh báo lớn khác là pin bị phồng - lúc này có thể pin bị hỏng hoặc các bộ phận bên trong xuống cấp. Hãy để ý xem có bất kỳ thay đổi nào về hình dạng, như màn hình nhô ra, khung máy bị phồng lên.

Hầu hết các điện thoại thông minh hiện đại không thể tháo pin, vì vậy nếu lo lắng, hãy tắt điện thoại và mang đi bảo dưỡng ngay lập tức.

Nên làm gì để tránh điện thoại cháy nổ?

Nên tránh vừa sạc pin vừa sử dụng điện thoại. Ngoài ra, cần phải kiểm tra pin để phát hiện các bộ phận bị lỗi, đặc biệt pin bán trôi nổi giá rẻ không đảm bảo chất lượng - có thể khiến điện thoại quá nóng.

Có một số điều cần chú ý để tránh điện thoại cháy nổ, bao gồm:

Tránh nhiệt độ quá lạnh, quá nóng

Thường xuyên để pin tiếp xúc với các điều kiện khắc nghiệt có thể làm hỏng các bộ phận bên trong và gây hư hỏng. Vì vậy nên tránh để điện thoại dưới ánh nắng trực tiếp hoặc trên bộ tản nhiệt nóng trên ô tô trong thời gian dài, đặc biệt là khi sạc. Cũng nên tránh để điện thoại trong môi trường nhiệt độ lạnh cóng như trong tủ đông.

\n

Tại sao dây sạc lại nổ

Tốt nhất là đặt điện thoại trên bàn để sạc

Shutterstock

Không phủ vật khác lên điện thoại khi đang sạc

Che phủ lên điện thoại trong khi sạc, đặc biệt là khi sạc trên giường rồi ngủ quên nằm đè lên, phủ mền lên có thể khiến điện thoại trở nên quá nóng. Nó có thể bốc cháy. Tốt nhất là đặt điện thoại trên bàn để sạc, tránh những mớ lộn xộn có thể ủ nhiệt.

Chăm sóc pin tốt

Nên thường xuyên sạc điện thoại trong khoảng 30 - 80% pin và tránh sạc nhanh qua đêm.

Sử dụng đúng bộ sạc

Điện thoại cần có điện áp và dòng điện tối ưu để sạc đúng cách, vì vậy nên sử dụng bộ sạc đi kèm hoặc mua trực tiếp từ nhà sản xuất điện thoại.

Bộ sạc giá rẻ có thể làm hỏng pin.

Chăm sóc dây sạc

Dây sạc và cả phích cắm bị hỏng cũng có thể dẫn đến các vấn đề về sạc, thậm chí gây ra nguy cơ chập điện và bốc cháy.

Tránh quấn dây quá chặt và nhớ rút bộ sạc khỏi phích cắm thay vì giật mạnh. Nếu bộ sạc bị sờn hoặc có vẻ như bị chảy, nên mua dây cáp mới, theo PCMag.com.

Không riêng gì lúc đang sạc, 1 chiếc điện thoại có thể bất ngờ bốc cháy hay thậm chí là phát nổ khi nó đang nằm yên trong túi của chúng ta. Khả năng một chiếc smartphone bốc cháy hay phát nổ được cho là rất thấp, nhưng không phải là nó không xảy ra.

Vậy đâu là nguyên nhân?


Có rất nhiều lý do tại sao 1 chiếc điện thoại có thể bắt lửa hoặc phát nổ, và phần lớn nguyên nhân dường như đều xuất phát từ pin của thiết bị. Hầu hết các thiết bị di động ngày nay đều sử dụng pin lithium-ion với các thành phần hoá học bên trong để cấu thành cực âm, cực dương và chất điện phân. Khi hệ thống này hoạt động bất thường, các bộ phận đó có thể bị hỏng và tạo ra những phản ứng hoá học gây sự cháy.

Tại sao dây sạc lại nổ


Có nhiều lý do dẫn đến việc này thường các vấn đề đều xuất phát từ hiện tượng quá nhiệt. Nếu quá trình sạc pin hoặc vi xử lý làm việc quá mức khiến nó nhanh chóng bị nóng, điều này có thể ảnh hưởng đến những thành phần hoá học nói bên trên. Với pin, một phản ứng dây chuyền được gọi là “thoát nhiệt” có thể khiến cho pin phát ra nhiều nhiệt lượng hơn, cuối cùng là bốc cháy và phát nổ.

Quảng cáo


Tại sao dây sạc lại nổ


Tiếp theo, lý do khiến cho 1 chiếc điện thoại bị quá nhiệt thì cũng đa dạng lắm. Hư hỏng vật lý, chẳng hạn như bạn làm rơi, vỡ gì đó làm ảnh hưởng đến cấu trúc vật lý của bộ pin. Để điện thoại ngoài nắng quá lâu, các phần mềm độc hại khiến CPU hoạt động quá mức hoặc những vấn đề khi sạc cũng có thể khiến cho điện thoại bị đoản mạch. Bên cạnh đó, cũng có những lý do nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, pin xuống cấp theo thời gian dẫn đến phồng, hư hỏng, hoặc cũng có thể do vấn đề gì đó đã phát sinh trong giai đoạn sản xuất, như sự cố của Galaxy Note 7 chẳng hạn.

Các dấu hiệu nhận biết


Tại sao dây sạc lại nổ


Dường như không có dấu hiệu nào có thể báo trước 1 chiếc điện thoại sắp phát nổ, nhưng trước khi thảm hoạ xảy ra, có 1 số những dấu hiệu nhỏ, chẳng hạn như tiếng rít rít hoặc lộp bộp phát ra từ điện thoại, hoặc bạn bắt đầu ngửi thấy mùi khét, mùi nhựa chảy. Lúc này, có lẽ tình trạng đã tệ đến mức sắp cháy hoặc nổ gì đó. Điện thoại quá nóng trong lúc sạc cũng là một trong những dấu hiệu cần lưu tâm. Dù vậy, mình thấy phần lớn smartphone đều bị nóng khi sạc, có cái nóng muốn phỏng tay mà mình dùng gần nửa năm nay chưa thấy sao, có thể do mình hên.

Pin bị phồng là một trong những cái dễ dàng nhận thấy nhất. Lúc đó, điện thoại của anh em sẽ bị biến dạng, màn hình bị kênh lên hoặc thân máy phình to. Lúc này anh em nên đi thay pin mới hoặc không sử dụng thiết bị đó nữa để đảm bảo an toàn.

Tại sao dây sạc lại nổ


Bạn có thể làm gì để ngăn điện thoại phát nổ hay không?


Mặc dù có những cách giúp bảo vệ thứ nhạy cảm nhất của điện thoại trong việc dẫn tới cháy nổ là pin, như không để điện thoại dưới ánh nắng trực tiếp quá lâu hay đại loại vậy. Nhưng nếu vấn đề xuất phát từ lỗi của nhà sản xuất trong khâu thiết kế thì khó mà người dùng cuối có thể nhận ra khiếm khuyết đó và ngăn không cho những vấn đề bên trong điện thoại xảy ra trong quá trình sử dụng. Dù vậy, như đã nói, có những cách để chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ cháy nổ điện thoại càng thấp càng tốt.

Quảng cáo


  • Sử dụng ốp lưng: Việc làm rơi điện thoại được minh chứng là có thể sẽ tổn hại đến cấu trúc của pin, khiến cho các thành phần hoá học bên trong phản ứng không theo cách mà nó được thiết kế, từ đó đưa đến nguy cơ hoả hoạn, cháy nổ các thứ.

Tại sao dây sạc lại nổ


  • Tránh dùng điện thoại ở nơi có nhiệt độ khắc nghiệt: Theo Apple, iPhone có thể chỉ sử dụng được trong điều kiện nhiệt độ giữa 0 - 35°C. Và nhiều dòng smartphone khác cũng được thiết kế để sử dụng trong môi trường này. Như vậy, không chỉ môi trường nóng mà kể cả môi trường quá lạnh cũng có thể làm biến đổi các thành phần hoá học của pin, của các linh kiện điện thoại và khiến cho nó có thể bị hỏng hóc, cháy nổ.

  • Đừng che chắn điện thoại khi đang sạc: Quá trình sạc là quá trình nhạy cảm đối với pin và điện thoại nói chung, bởi năng lượng đi vào khiến cho nó bị nóng lên vào những giai đoạn mà nhà sản xuất đã lập trình để đẩy năng lượng vào càng nhanh, càng nhiều càng tốt. Vì vậy nếu có thói quen sạc điện thoại qua đêm, anh em nên để nó lên mặt bàn hay mặt phẳng nào đó, thoáng mát. Đừng cầm điện thoại dùng khi sạc rồi ngủ quên, đè lên nó hoặc để gối mền che chắn khi nó đang sạc, như vậy nguy hiểm lắm.

Tại sao dây sạc lại nổ


  • Dùng bộ sạc chính hãng: Dùng bộ sạc, củ sạc và cáp đi kèm trong hộp hoặc của chính thương hiệu mà bạn đang sử dụng lúc nào cũng an toàn và tốt nhất dành cho thiết bị của bạn. Nếu bắt buộc phải sử dụng sạc của bên thứ 3, do bạn cần mua nhiều bộ như thế và để tối ưu chi phí, thì cũng nên xem qua các cục sạc đến từ những thương hiệu đã có tên tuổi, hoặc phụ kiện nhận được chứng nhận của hãng, như kiểu chứng chỉ MFi (Made for iPhone/iPad/iPod) mà Apple đặt ra cho các nhà sản xuất phụ kiện vậy đó.

  • Lưu ý đến sợi dây cáp: Cáp sạc, đặc biệt là cáp của Apple thì thường có chất lượng và tuổi thọ vỏ bọc bên ngoài khá kém. Chỉ cần 1 thời gian ngắn anh em dùng, quấn dây quá chặt thì nó đã có thể bị bong tróc rồi. Lúc này, không nên dùng cố sợi dây cáp đó nữa mà nên thay thế. Mình đã từng sử dụng 1 cục sạc và sợi cáp MagSafe 2 với con MacBook 2015. Nó bị hỏng ở cái điểm nam châm mà mình lười không đi mua các khác, xong 1 ngày đẹp trời tự nhiên đang sạc nghe cái bụp, toé lửa ngay điểm sạc ám đen luôn. Xong rồi nó không sạc vô điện nữa, may mà máy không hư và cũng chưa dẫn tới chuyện cháy nổ không thể kiểm soát.

Tại sao dây sạc lại nổ


  • Tránh tải những phần mềm không rõ ràng và để ý đến sự bất thường của nhiệt độ khi sử dụng: Trên Adnroid có rất nhiều những app độc hại, đặc biệt là những app lợi dụng thiết bị của bạn để thực hiện những tác vụ mà bạn không hề biết, như tạo ra mạng lưới đào tiền ảo chẳng hạn. Khi có những phần mềm này, smartphone của bạn sẽ hoạt động quá mức liên tục, ngay khi bạn không sử dụng tới. Bạn cần nhận ra những bất thường về nhiệt độ, xoá những phần mềm lạ đó đi hoặc tốt nhất là khôi phục về cài đặt gốc để đảm bảo mọi thứ sạch sẽ. Nếu sau đó vấn đề còn tiếp tục thì chắc là liên quan tới phần cứng rồi.

Quảng cáo


Đừng lo lắng thái quá bởi điện thoại không dễ nổ như vậy


Mặc dù nghe có vẻ căng thẳng nhưng mà nhìn chung thì việc 1 chiếc smartphone bị cháy hay nổ là rất hiếm. Nhìn lại sự cố của Note 7 hồi năm 2016, trong số 2,5 triệu máy đã được bán ra thị trường thì ghi nhận chính thức chỉ có khoảng 100 trường hợp máy bị cháy nổ. Chỉ cần coi qua một vài lưu ý ở bên trên, tránh đưa máy vào trong tình trạng có thể dễ dàng dẫn tới cháy nổ là ổn.

Nguồn: PCMag