Tại sao chữ bác sĩ khó đọc

Người gửi: Thảo Thu Gửi tới: Ban Sức khoẻ

Tiêu đề: Chữ bác sĩ

Phải thừa nhận rằng tình trạng bệnh nhân và nhà thuốc không luận được đơn thuốc của bác sĩ rất phổ biến, vô cùng bức xúc và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. 

Không ai có thể nhớ tất cả các tên thuốc. Bác sĩ có quyền tra cứu sách vở, ghi chép một số tên thuốc cần dùng vào nơi dễ xem để khi cần thì ghi đơn cho bệnh nhân. Vì vậy, không có nhiều lý do để bác sĩ phải ghi lung tung vào đơn thuốc. Vả lại, cũng chả mấy ai dám kê đơn loại thuốc mà mình không thuộc tên, kể cả những bác sĩ có trình độ hạn chế. Những người này có thể sẽ kê đi kê lại những loại thuốc mình đã thuộc, nếu không sẽ chẳng có dược sĩ nào bán được thuốc cho người bệnh và sẽ lộ tẩy là bác sĩ không biết tên thuốc.

Nội dung bác sĩ viết trong y bạ bao gồm triệu chứng, chẩn đoán và đơn thuốc. Tất cả những thứ này đều là thuật ngữ chuyên môn nên kể cả viết rõ ràng, không phải ai cũng hiểu được, còn nếu viết nhanh thì khả năng nhiều người không hiểu được càng cao. 

Không nên từ nét chữ mà quy sang đạo đức. Vậy những nhân tài trên thế giới nổi tiếng vì chữ viết xấu đều có đạo đức xấu cả sao? 

Quảng cáo

Theo tôi, có 2 trường hợp bác sĩ viết chữ xấu, người khác không hiểu:

Đa số bác sĩ viết xấu vì không có đủ thời gian. Tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, theo quy định, mỗi bệnh nhân được khám trong 30 phút, vậy mà đôi khi vẫn thấy không đủ thời gian. Hãy thử đến phòng khám của Bệnh viện Nhi Trung ương: mỗi bệnh nhân có lẽ chỉ được 5-10 phút. Trong thời gian này, bác sĩ phải hỏi bệnh, khám bệnh, kê đơn. Lấy đâu ra thời gian để họ viết đẹp, viết rõ? Càng không có thời gian để giải thích gì cho người bệnh. Nếu dành nhiều thời gian cho một bệnh nhân thì nhiều người khác sẽ không được khám.

Một số bác sĩ cố tình ghi chữ xấu để bệnh nhân phải đến hiệu thuốc do mình chỉ định mua, như vậy họ sẽ được hỏa hồng. Người bệnh không nên sợ bác sĩ. Nếu chưa hiểu về chẩn đoán cũng như loại thuốc bác sĩ kê, chúng ta có quyền hỏi. Hãy nhẹ nhàng hỏi: "Vậy tôi bị bệnh gì, loại thuốc bác sĩ cho có tác dụng gì…". Bác sĩ sẽ bắt buộc phải cho bạn biết bạn bị bệnh gì, các thuốc kê trong đơn thuộc nhóm kháng sinh hay chống viêm, vitamin… Có thể hỏi thêm bác sĩ những thuốc nào là bắt buộc, những thuốc nào thuộc loại thuốc bổ, không nhất thiết phải dùng. Nếu tên thuốc ghi quá xấu, có thể kiên trì yêu cầu bác sĩ ghi lại. Nếu như tất cả bệnh nhân đều làm như vậy thì sau một thời gian, chắc bác sĩ đó sẽ không dám cố tình viết xấu nữa. Hãy lựa chọn cho mình một nhà thuốc mình tin tưởng, không nhất thiết phải mua thuốc tại nơi mà bác sĩ chỉ định. Điều này cũng giúp giảm tình trạng bác sĩ kê đơn không phù hợp với bệnh, chỉ để ăn hỏa hồng.

Để khắc phục vấn đề này, cần đi theo hai hướng:

Quảng cáo

Về phía bệnh viện

Tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho bác sĩ: Dùng máy vi tính kê đơn (điều này vô cùng khó thực hiện), lập danh bạ các thuốc chủ yếu cho bác sĩ để họ tra cứu, cho họ nhiều thời gian hơn cho từng người bệnh.

Ra quy định nếu hiệu thuốc không luận được tên thuốc, bệnh nhân có quyền yêu cầu bác sĩ viết lại cho rõ ràng và bác sĩ có nghĩa vụ thực hiện điều này. Lập sổ góp ý của bệnh nhân về những trường hợp bác sĩ gây khó dễ cho người bệnh.

Kiểm soát giá thuốc bán tại hiệu thuốc của bệnh viện sao cho ngang với giá thuốc ở thị trường, nhằm giúp bệnh nhân mua thuốc ngay tại bệnh viện cho tiện và nếu cần có thể quay lại hỏi bác sĩ ngay.

Về phía người bệnh

Cần hiểu quyền của mình, không nên quá sợ bác sĩ. Hãy hỏi ngay khi thấy có những điều không hiểu. Mua thuốc ở hiệu thuốc mình tin tưởng. Không ngại yêu cầu bác sĩ ghi lại tên thuốc, điều này khá mất thời gian nhưng nếu làm được như vậy thì các bác sĩ sẽ cẩn thận hơn với những người khác.  

Thời đi học lâm sàng, chúng tôi ai cũng có một cuốn sổ nhỏ đút vừa túi áo blouse để ghi chép kinh nghiệm của các thầy, các anh khoá trước trên từng bệnh nhân cụ thể, và đương nhiên ít có trong sách vở. Học lâm sàng tức học tại giường bệnh, là quá trình học suốt đời của người thầy thuốc. Nó thể hiện rõ nhất truyền thống cao quý của ngành Y, thế hệ trước đào tạo, dìu dắt thế hệ sau, cùng học hỏi lẫn nhau để cứu chữa người bệnh. Chính vì lý tưởng chung này mà sự tin cậy, thân mật, gần gũi giữa thầy và trò phát triển, có thể nói là tình bạn, tình anh em. Bản thân mỗi thầy thuốc cũng không ngừng tự học, tự đào tạo mình, tự là thầy của chính mình. Nghề Y là nghề chữa bệnh nhưng đồng thời cũng là nghề dạy học, vừa là thầy thuốc vừa là thầy giáo.

Không hiểu từ bao giờ, quan niệm "chữ bác sĩ" xấu và khó đọc được coi như một sự thật hiển nhiên, dù chắc chắn không phải bác sĩ nào cũng viết chữ khó đọc. Nếu tôi phải đưa ra một lý do để giải thích cho điều này, hữu lý nhất là do yêu cầu phải ghi chép nhanh và nhiều trong thời gian giới hạn từ khi học ở trường Y cho đến sau này, cường độ công việc luôn đòi hỏi sự khẩn trương ở bệnh viện. Tôi nhớ, rất nhiều kỳ thi chúng tôi phải viết bốn đến tám trang giấy trong thời gian chỉ một tiếng rưỡi. Hay khi hành nghề, mỗi buổi, một bác sĩ phải khám cho cả trăm bệnh nhân nên viết và làm gì cũng phải nhanh nhanh vội vội.

Là đồng nghiệp trong lĩnh vực hẹp, dù ai viết xấu cỡ nào chúng tôi đều có thể suy luận được vì chung kiến thức và tư duy, trừ một tỷ lệ nhỏ vẫn không thể đọc và hiểu nổi. Song chữ viết không chỉ là phương thức liên lạc giữa các bác sĩ mà còn với điều dưỡng, dược sĩ, các nhân viên y tế và bác sĩ chuyên khoa khác, đặc biệt với bệnh nhân và người nhà. Do vậy, sự cẩu thả thực ra có thể dẫn đến sai sót Y khoa. Chẳng hạn như thuốc Pertuzumab dùng điều trị ung thư vú có tên na ná với thuốc Pembrolizumab là thuốc miễn dịch, điều trị nhiều ung thư khác nhau. Có dược sĩ từng nhầm hai thuốc này khi đọc đơn viết ngoáy, nhưng nhờ chúng có hàm lượng khác nhau (420 mg và 100 mg) nên đã kịp thời gọi điện kiểm tra lại với bác sĩ.

Chính vì vậy, hồi còn làm chuyên môn, tôi không chấp nhận các bác sĩ thuộc đơn vị mình viết ẩu hay sơ sài trong công tác kê đơn, ghi nhận hồ sơ bệnh án. Tôi luôn nói rằng viết khó đọc hay dễ đọc là sự lựa chọn của các bạn, không phải do hoàn cảnh. Có thể anh viết xấu nhưng phải rõ ràng, tỉ mỉ, chính xác và trung thực, đây là vấn đề trách nhiệm với sự an toàn của người bệnh. Chỉ cần sai một vài mẫu tự có thể dẫn đến nhầm lẫn về tên thuốc, liều lượng, đường dùng, gây hệ quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng bệnh nhân. Nhiều năm sau, chúng tôi gặp lại nhau, các bạn bác sĩ trẻ năm xưa vẫn nhắc, "chúng em ghi nhớ hàng ngày và chưa bao giờ phải ‘hối hận’ vì chữ viết".

Tôi hy vọng hệ thống công nghệ thông tin của ngành Y ngày một hoàn thiện sẽ khiến "truyền thuyết" mang tên "viết xấu như chữ bác sĩ" chỉ còn là quá khứ. Ngày nay, hầu hết kiến thức Y khoa đã được số hoá. Người học tra cứu thông tin nhanh, thuận tiện và đỡ mất thời gian, cũng không phải ghi chép nhiều như trước. Công nghệ thông tin ngày càng ứng dụng sâu rộng trong các bệnh viện giúp đảm bảo sự chính xác và an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, ngay cả ở các quốc gia phát triển, bệnh án điện tử chưa thể hoàn toàn thay thế bệnh án giấy. Chữ viết bác sĩ vì thế vẫn là một trong những vấn đề liên quan đến sai sót Y khoa mà các nhà quản lý Y tế không thể không quan tâm, đặc biệt ở công tác hậu kiểm, bình duyệt bệnh án, đơn thuốc. Ghi nhận đầy đủ, rõ ràng diễn biến bệnh tật và xử trí trong hồ sơ bệnh án cũng là một trong những tiêu chí quan trọng bậc nhất của Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam do Bộ Y tế ban hành.

Chữ viết bác sĩ nếu thực sự có xấu hơn các ngành nghề khác là do yếu tố hoàn cảnh học tập và công việc, chứ không phải những người chọn nghề Y có tố chất "chữ như gà bới" hay "có tính truyền nhiễm" từ thế hệ trước.

Chúng tôi mới tới thăm cô chủ nhiệm hồi cấp hai. "Cô còn nhớ giọng văn của con không?", tôi hỏi, "chỉ nhớ chữ con xấu như chữ bác sỹ bây giờ", cô giáo tôi đùa. Nhưng đã mấy chục năm khoác tấm áo blouse trắng, tôi có thể nói rằng, không bác sĩ nào cố tình viết chữ xấu, bởi trong nghĩa vụ của ngành Y, như Giáo sư Hồ Đắc Di nói, "chỗ dành cho trái tim cũng quan trọng không kém chỗ dành cho bộ óc".

Trần Văn Thuấn


Đánh giá:

Tại sao chữ bác sĩ khó đọc
Tại sao chữ bác sĩ khó đọc
Tại sao chữ bác sĩ khó đọc
Tại sao chữ bác sĩ khó đọc
Tại sao chữ bác sĩ khó đọc
(1 đánh giá, trung bình: 5.00 trong tổng số 5)

Tại sao chữ bác sĩ khó đọc
Loading...

Chỉ có những người theo nghiệp y như những sinh viên đại học và Cao đẳng Y khoa họ mới thấu hiệu tại sao chữ Bác sĩ lại xấu hơn bình thường và rất khó đọc.

Tại sao chữ bác sĩ khó đọc

Sinh viên Cao đẳng Y hé lộ tại sao chữ bác sĩ lại xấu

Sinh viên Cao đẳng Y khoa hé lộ tại sao chữ Bác sĩ lại xấu.

Đa phần trong các đơn thuốc, cũng như các số khám chữa bệnh người bệnh thường rất khó đọc được chữ của Bác sĩ. Ngày xưa ông bà thường có câu được cho là châm biếm mỗi khi con trẻ viết chữ xấu thay vì chê bai : “ Mai mốt làm bác sĩ. Thực hư chuyện chữ bác sĩ tại sao lại xấu được sinh viên Cao đẳng y khoa  giải thích như sau :

Thứ nhất: Khi các bạn bước chân vào  Đại học hay Cao đẳng Y khoa thì mỗi người  đều có định hình những nét chữ riêng từ thời còn bé . Người viết chữ xấu thì chắc chắn sau này khó mà đẹp được vì nó hình thành thành thói quen. Còn đối với những người viết chữ đẹp thì cũng chưa chắc giữ được nét chữ đó sau 6 năm theo học Y khoa.

Tại sao chữ bác sĩ khó đọc

Chữ bác sĩ ở các đơn thuốc khiến nhiều người không dịch được

Một lý do đơn giản được sinh viên Cao đẳng Y khoa giải thích đó là hình thức tốc kí của ngành Y. Nghề Y với đặc thù các thầy cô giáo là những Bác sĩ, những điều giảng dạy đều là kinh nghiệm bằng xương bằng thịt và kinh nghiệm của thầy của cô. Sinh viên Đại học, Cao đẳng y ngồi dưới mà không tốc ký những lời vàng ngọc của cô, thầy thì đến khi thi chả biết học gì. Vì thế những sinh viên Y khoa tốc ký chả khác gì phòng lao. Vì thế những sinh viên lấy đâu thời gian mà nắn nót.

Lý do thứ 2: được sinh viên Cao đẳng Y khoa đưa ra đó là. Thời gian thực tập lâm sàng kéo  dài đằng đẵng mấy năm trời. Khi đó mọi động tác viết lách điều được làm ở tư thế đứng hoặc vừa đi vừa viết. Như thế thì có thời gian đâu mà tô với vẽ mà nắn nót. Nhiều khi mỗi người tự phải sáng tạo ra những kí tự riêng cho mình một loại ngôn ngữ mới lạ chỉ có người đó hiểu được may ra mới ghi chép được đủ ý của thầy cô nói. Để khi thi lâm sàng còn có cái mà học. Nhiều bạn sinh viên Cao đẳng y khoa  tối về đọc lại còn phải luận cả nửa tiếng đồng hồ với chữ của mình. Nhưng lâu dần các sinh viên hình thành thói quen tốc ký đó.

Thứ ba: đó là hiện nay số lượng người hành nghề Y – dược quá thấp, hơn nữa nhu cầu khám chữa bệnh của người dân thì lại càng tăng cao. Bệnh viện phòng khám lúc nào cũng trong tình trạng quá tải. Điều này gây áp lực cho các bác sĩ. Nhiều người vội đến mức sau khi viết xong còn không nhận ra chữ của mình. Hoặc đôi khi buổi sáng giao ban xong là 7h30, về ôm chồng hồ sơ bệnh án đi tua khoảng 20 bệnh nhân rồi cho thuốc hàng ngày để điều dưỡng vào sổ đi tiêm trong khi 8h có lịch mổ phiên hàng ngày. Liệu chữ viết bác sĩ có còn là chữ viết? Từ đó tự hiểu vì sao chữ bác sĩ xấu.

Thế đấy, chỉ những người đã và đang công tác trong ngành y và sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng Y khoa họ mới hiểu được lý do tại sao. Cũng chỉ vì khó cân bằng được với nhiều nhu cầu chung của xã hội.