Tài liệu lý luận văn học về thơ

Nguyễn Hiến Lê: “Nhà văn có thể không cần tiền, cũng không cần vàng, nhưng nhất định là phải cần độc giả. Tất nhiên có tác phẩm kén độc giả, có tác phẩm không, có người viết cho đương thời, có kẻ viết cho hậu thế, nhưng đã viết thì ai cũng mong có người đọc mình, nếu không thì viết làm gì?”

nhưng lại có sức gợi mở rộng lớn. Điều kì diệu là mỗi tiếng, mỗi chữ bỗng tự nó phá tung ýnghĩa thông thường, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc thẩm mĩ, những hình ảnh không ngờ. Tiếngsét của thơ ca chỉ thực sự xảy ra trong quá trình tiếp nhận và độc giả là yếu tố làm nên giá trị, sức sống cho tác phẩm thơ. Cảm xúc khi được dồn nén sẽ vỡ òa trong tâm trí người đọc, tác động những tình cảmthẩm mĩ cao đẹp. c. Thơ phải có trí tưởng tượng - Nhà thơ trong quá trình sáng tác phải có trí tưởng tượng phong phú để không chỉ phản ánh hiện thực cósẵn mà còn nói lên những điều cần có, chưa có trong cuộc đời, để thể hiện ước mơ, hy vọng... Thơ còn làsự thể hiện của trái tim và thế giới tâm hồn, tình cảm phức tạp của con người và nhà thơ buộc phải liêntưởng, vận dụng triệt để trí tưởng tượng để làm hiện hình, hữu hình hóa những logic tình cảm ấy bằnghình ảnh, hình tượng trong trang viết.-Độc giả trong quá trình tiếp nhận cũng cần liên tưởng, tưởng tượng để đạt hiệu quả khám khá cao nhấtí tưởng tượng là chìa khóa giúp người đọc khai mở những ý đồ tư tưởng, nghệ thuật trong tác phẩmí tưởng tượng cho phép độc giả phá bỏ những giới hạn đời sống thông thường để thâm nhập vào thếgiới tâm linh, tâm hồn đa chiều của con người, sống sâu hơn vào tác phẩm và hiểu hơn chính bản thân mìnhân tích, chứng minh:Thí sinh được tự do chọn dẫn chứng, miễn là chọn được bài thơ hay trong chươngtrình Ngữ văn để phân tích mô ̣ t cách thuyết phục, làm sáng tỏ vấn đề. 4. Bàn luận, đánh giá ý nghĩa của vấn đề - Sở dĩ ý kiến của Lưu Quang Vũ và Chế Lan Viên nêu lên được những quan điểm đúng đắn, sâu sắc vàtoàn diện về thể loại thơ cũng bởi họ đã thực sự dày dặn trải nghiệm trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. – Yêu cầu đối với nhà thơ và người tiếp nhận:+ Người nghệ sĩ phải sống sâu sắc, gắn bó hết mình với cuộc đời chung để những tình yêu mở ra trong ôcửa thơ ca là những tình cảm mang ý nghĩa nhân văn. Đồng thời, anh cũng phải có thực tài, thực tâm,

không ngừng trau dồi năng lực nghệ thuật, phẩm chất thẩm mĩ của mình để mỗi bài thơ không chỉ dạtdào, lắng đọng triết lí, tình cảm mà còn đạt đến độ cô đúc, độc đáo của ngôn từ.+ Người đọc phải thực sự sống cùng tác phẩm, mở rộng tâm hồn để trái tim cùng giao thoa nhịp đập vớitrái tim thi sĩ. Bên cạnh đó, phẩm chất nghệ thuật, sự nhạy bén với cái đẹp và tinh thần sáng tạo khôngchỉ đòi hỏi ở nhà thơ mà chính bạn đọc trong quá trình khám phá tác phẩm cũng cần đến để cảm thụ vẻđẹp nghệ thuật một cách hiệu quả nhất, góp phần hoàn thiện đời sống của thi phẩm. Đề 2: Xuân Diệu cho rằng: “Cái tính cách cốt yếu của thơ là sự khó”.(Dẫn theo Phan Ngọc Thu, Xuân Diệu nhà nghiên cứu phê bình bình văn học, NXB Giáo dục, 2003)Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ “Tỏ lòng” (Phạm Ngũ Lão)và đoạntrích “Nỗi thương mình” (trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du).

trích “Nỗi thương mình” (trích Truyện Kiều – của Nguyễn Du) cần làm rõ:+ Miêu tả cảnh tiếp khách ở lầu xanh mà làm cho có “chất thơ”, cho không rơi vào dung tục được coi là“điều khó”.Nguyễn Du đã có nhiều sáng tạo: nếu trong tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh TâmTài Nhân chủ yếu kể sự việc, thì Nguyễn Du chủ yếu diễn tả các trạng thái tâm lý, tâm trạng;+ Khung cảnh lầu xanh và chân dung Thúy Kiều trong tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân cũng có phần dung tục, thô nhám. Còn trong Truyện Kiều ở đoạn “Nỗi thương mình”, bằng nghệ thuật ước lệ,dùng nhiều điển tích,... đã làm cho cảnh lầu xanh và hình ảnh Thúy Kiều không còn dung tục, mà vẫn lấplánh sự thanh tao.(học sinh chọn được những câu thơ thể hiện khả năng khám phá, diễn tả những điều tinh tế nhất, sâu kínnhất của xúc cảm, diễn biến tâm trạng tinh nhạy với những biến động cuộc đời, chiều sâu nỗi buồn, khổ đau, tủi hổ).+ Qua đoạn thơ cũng khẳng định tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du. 4/ Đánh giá, mở rộng - Quan điểm của Xuân Diệu “Cái tính cách cốt yếu của thơ là sự khó” đã khái quát được đặc trưng bảnchất nhất của thơ về phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. – Ý kiến vừa đặt ra yêu cầu đối với thơ và với người nghệ sĩ trên hành trình sáng tạo thơ. Ý kiến còn cógiá trị với cả người tiếp nhận thơ:+ Người làm thơ phải luôn “mở hồn ra mà đón lấy tất cả những vang động của đời” trong đó có âm vangc ủ a h ồ n n g ư ờ i , c ó k h ả n ă n g s ố n g s â u v ớ i đ ờ i , v ớ i n g ư ờ i m à c ò n đ ò i h ỏ i n h à t h ơ p h ả i b i ế t l ự a c h ọ n những yếu tố hình thức, phương tiện nghệ thuật phù hợp, đắc địa, độc đáo để thể hiện;

  • Người đọc thơ, muốn tiếp nhận cái hay, vẻ đẹp riêng của thơ ca, phải có tâm hồn nhạy cảm, trái tim đacảm, say mê. Đề 3: Bàn về thơ, Nguyễn Dữ viết: “Thơ của người xưa lấy hùng hồn làm gốc, bình đạm làm khéo, câu tuyngắn nhưng ý thì dài, lời tuy gần nhưng nghĩa lại xa.” (theo Từ trong di sản, Nxb Văn học, 1999, trang 42)Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu trong văn học từ thế kỉ X đếnthế kỉ XV để chứng minh. GỢI Ý LÀM BÀI:1/ Giải thích
    • Thơ của người xưa: thơ ca từ TK XV trở về trước, với Nguyễn Dữ là thơ của các bậc tiền bối của ông. – Lấy hùng hồn làm gốc: trong quan niệm của Nguyễn Dữ cái gốc, điểm căn cốt của thơ xưa là chất hùnghồn: từ đề tài, cảm hứng đến tứ thơ,điệu thơ, ngôn ngữ hình ảnh ...đều mạnh mẽ, hào sảng, hùng hồn( HScần lí giải vì sao: từ hoàn cảnh thời đại chiến tranh vệ quốc, quan niệm Thi dĩ ngôn chí..) – Lấy bình đạm làm khéo: tài thể hiện cuộc sống cũng như bản thân nhà thơ một cách vừa bình dị thanhcao, vừa khéo léo tinh tế,rất sâu sắc và giàu sức gợi. – Câu tuy ngắn nhưng ý thì dài, lời tuy gần nhưng nghĩa lại xa: tính hàm súc,cô đọng, sức gợi trong thơ,khả năng ý tại ngôn ngoại của thơ xưaời bàn trích trong Từ trong di sản là điểm nhìn của nhà văn Nguyễn Dữ về quá khứ mang tính chất lờiđúc rút, khái quát những đặc điểm, cũng là những đặc sắc, vẻ đẹp của thơ xưa- một di sản tinh thần quí báu của dân 2/ Chứng minh

HS chọn các tác phẩm để chứng minh,phải là các tác phẩm tiêu biểu, khai thác nổi bật chất anh hùng ca,ý tứ sâu xa; vẻ đẹp bình đạm, khéo léo ; câu ngắn- ý dài,lời gần- nghĩa xa( thể thơ, nhãn tự, thần tự, tứthơ,giọng điệu...)từ những bài thơ đã chọn như: Nam quốc sơn hà,Thuật hoài, Tụng giá hoàn kinh sư, Ngư nhàn,Cáo tật thị chúng, Cảnh ngày hè, Cây chuối... của các tác giả Lí Thường Kiệt, Phạm Ngũ Lão,Trần Quang Khải, Không Lộ thiền sư, Mãn Giác thiền sư, Nguyễn Trãi... 3/ Bình luận - Lời bàn của Nguyễn Dữ có khả năng khái quát cho những tác phẩm hay của thơ xưa về vẻ đẹp cả nộidung và hình thức. – Lời bàn không chỉ thể hiện khả năng cảm thụ, bình giá thơ ca tinh tường của Nguyễn Dữ, mà còn tháiđ ộ t r â n t r ọ n g , n â n g n i u , n g ợ i c a c ủ a n h à v ă n đ ố i v ớ i n h ữ n g t á c p h ẩ m n g ô n t ừ c ủ a ô n g c h a. Đ ó l à t h á i độ,tình cảm cần thiết từ độc giả đối với người nghệ sĩ, bởi Văn chương muôn đời sống được là nhờ tấclòng tri kỉ. – Lời bàn của Nguyễn Dữ về vẻ đẹp của thơ xưa, cũng là tiêu chí cho vẻ đẹp mà thơ ca nói riêng và vănchương muôn đời cần hướng tới. C. MỘT SỐ ĐỀ TỰ LUYỆN Đề 1: Sưu tầm những nhận định/ quan niệm hay về thơ (khoảng 50 - 100 nhận định) từ đó thử định nghĩavề thơ. Đề 2: Theo em, thế nào là thơ hay? Đề 3: “Thơ là chưa bay mà đã đếnLà đang yêu bỗng giã từLà ba chữ thôi mà là bể, là giếng, là kho vàng hiển hiện,Là hoa sen cười nửa miệng Mà Chân Như”(Trích Quan niệm thơ - Chế Lan Viên - Trang 217, NXB Kim Đồng, 2007)Bằng tri thức và trải nghiệm văn học, anh (chị) hãy bình luận quan niệm trên

LÍ LUẬN VĂN HỌC

CHUYÊN ĐỀ THƠ

I. LÍ THUYẾT

  1. Thơ trong mối quan hệ với hiện thực Thơ là cuộc hôn phối giữa con người và vũ trụ. Thơ luôn tìm về với cuộc sống, thơ ở trong cuộc sống nên “Nhà thơ tuy chẳng muốn, cũng thấy mình bị ràng buộc vào cuộc biến chuyển của lịch sử” (Saint John Perse). Như vậy, dù ý thức hay vô thức, thơ vẫn chảy trong biển lớn cuộc đời và nhà thơ không thể đứng ngoài dòng chảy ấy. Hơn ai hết, họ phải là người cảm nhận cuộc sống mãnh liệt nhất, tế vi nhất. “Thơ phản ảnh đời sống con người trên toàn diện sinh động của nó từ mặt tầng (hành động) tới đáy tầng (tâm linh) qua hết mọi phương diện xã hội”
  2. Nhà thơ và quá trình sáng tạo Để đi vào thế giới nghệ thuật thơ, có lẽ chúng ta cần xác định nhà thơ - họ là ai? Vì chính sứ mệnh nhà thơ chi phối quá trình sáng tạo thi ca. Với Trần Nhựt Tân, “Thi sĩ là người duy nhất có được ngôn ngữ: hắn đã vượt thóat được ngôn ngữ. Thi sĩ là người duy nhất có thể vượt thoát được hố thẳm, lập ngôn”. “Thơ là những xúc động đặc biệt được diễn tả

quan niệm thơ của mình. Theo họ, “Nhạc điệu là một yếu tính của thi ca. Thiếu nhạc tính thơ trở thành văn xuôi”. Bởi nhạc tính như một nét duyên thầm làm nên vẻ đẹp của thơ, cũng là một yếu tố tạo mỹ cảm cho người đọc. “Ly khai với nhạc tính, thơ chỉ còn là một nhan sắc trơ trẽn thiếu duyên”(Tam Ích). Và “Thơ là sự phối hợp của âm thanh”. Thơ bao giờ cũng là sự kết hợp hài hòa giữa ý và nhạc. Nếu “rơi vào cái vực ý thì thơ sẽ sâu nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc thì thơ dễ làm say lòng người nhưng dễ nông cạn” (Chế Lan Viên). Rõ ràng, nhạc tính là tiếng nói linh diệu của thi ca, gợi thức trí tưởng tượng của người đọc, nói như La Fontaine “Chẳng có thơ nào không có nhạc, song chẳng có thơ nào không có tưởng tượng”. Là một yếu tố không thể thiếu trong thơ, nhạc được tạo nên từ cách dùng ngôn ngữ, cách gieo vần, phối thanh... Nếu ngôn ngữ và hình ảnh là những yếu tố song hành thì âm điệu cũng là yếu tố đồng hành với tính nhạc. Nói một cách hình ảnh, nếu ngôn ngữ là sợi dây đàn thì nhạc tính và âm điệu là những cung bậc thanh âm ngân lên từ sợi dây đàn ấy, “âm điệu là bố cục của tiết nhịp” mà “nhạc tính là dây giao cảm của từng yếu tố trong toàn bộ bố cục ấy”(Trần Nhựt Tân). Vì vậy trong quan niệm lý luận phê bình văn học , âm điệu cũng là một yếu tố hình thức nghệ thuật quan trọng trong thơ. Việc kiến tạo âm điệu trong thơ cũng chính là kiến tạo nhạc tính. Và âm điệu cũng là chiếc cầu nối thơ với người đọc, nói như Trần Nhựt Tân “âm điệu là một cảm nghiệm thi tánh như một sinh khí hội thoại của thơ với người thưởng lãm” Quan niệm về ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu và nhạc tính trong thơ của lý luận phê bình văn học cũng tương hợp với quan niệm thơ phương Tây và quan niệm thơ ca truyền thống của dân tộc. Bởi đây là những hằng số giá trị của thơ ca. Nhưng thơ vẫn còn những ẩn số khác mà con người phải khám phá trong quá trình tìm đến bản thể thơ. “Thơ là vần điệu. Thơ là ý nghĩa tác động lên tâm hồn người đọc. Thơ là ẩn dụ nhằm gây rung động hay cảm xúc” (Huỳnh Phan Anh). Thơ mãi là một thế giới đầy bí ẩn mà khi giải mã, không phải lúc nào cũng có sự thống nhất; ngay cả trong quan niệm về việc chú giải, phê bình. Nguồn st)