Tác hại của hóa chất đối với môi trường năm 2024

Tác động cơ bản của công nghiệp hóa chất đối với môi trường là do ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động công nghiệp, dẫn đến khí thải, nước thải làm ô nhiễm không khí, ao hồ tự nhiên, chất thải rắn và bùn làm ô nhiễm đất và nước ngầm, nếu không được xử lý

Những thách thức hiện nay

Công nghiệp hóa chất là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất. Vì tất cả các quá trình sản xuất hóa chất đều sử dụng nguyên liệu và vật tư tiêu hao từ các thành phần của môi trường, nên ảnh hưởng do các hoạt động trong ngành công nghiệp hóa chất gây ra không những chỉ do các quá trình máy móc thực hiện mà còn là tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. Trong thế kỷ 21, dầu mỏ, than đá, khoáng sản, gỗ,... đã được khai thác với tỷ lệ rất cao, do đó ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái trong tự nhiên và làm hỏng cảnh quan. Bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng cần nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho các quá trình cơ học, sấy và điện, nên ngành công nghiệp hóa chất cũng gián tiếp nạp vào môi trường lượng khí thải như lưu huỳnh đioxit, nitơ oxit và các hạt bụi mịn do sản xuất năng lượng trong các nhà máy nhiệt điện. Sản xuất dầu và than dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong công nghiệp hóa chất cũng gây nguy hại đến môi trường do phá hủy đất đai màu mỡ bởi hoạt động khai thác.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường tại các nhà máy, xí nghiệp hóa chất. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là do ý thức của mọi người hay của doanh nghiệp. Họ không nhận ra được nguy cơ và cả những tác hại của việc ô nhiễm môi trường gây ra. Đa phần đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vấn đề bảo vệ môi trường khó có thể là ưu tiên của các doanh nghiệp. Hơn nữa công tác quản lý môi trường của họ chưa được xây dựng hoặc chỉ để đối phó với cơ quan chức năng. Để bảo vệ được môi trường xung quanh, trước hết phải cải tiến công tác quản lý trong chính doanh nghiệp. Việc áp dụng các công cụ quản lý là điều cần thiết để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tối đa hóa sức mạnh nội tại từ các doanh nghiệp.

Giải pháp cho tương lai

ISO 14001 - tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý môi trường - yêu cầu tổ chức xác định và giảm thiểu các tác động tới nhiều khía cạnh môi trường. Các nguồn ô nhiễm thường là các chất hóa học, chẳng hạn như nhiên liệu diesel, dầu, axit - thậm chí cả các chất không độc hại như sữa cũng có thể gây ra các sự cố ô nhiễm nghiêm trọng. Sử dụng và quản lý hóa chất một cách an toàn có thể làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm và tác động đến môi trường. Một trong những cách được nghĩ đến đầu tiên cho bất kỳ kế hoạch quản lý hóa chất nào là loại bỏ việc sử dụng hóa chất, đặc biệt là hóa chất nguy hiểm. Thường có nhiều cơ hội để loại bỏ hóa chất, đơn giản là không sử dụng chúng hoặc thay thế chúng bằng một thứ gì đó ít độc hại hơn. Doanh nghiệp đang lãng phí tiền của không chỉ cho việc mua hóa chât, mà còn trong việc xử lý các chất thải từ nó. Các giải pháp thay thế cho hóa chất không nguy hiểm đang xuất hiện liên tục khi ngày càng nhiều doanh nghiệp muốn giảm việc sử dụng hóa chất của họ. Từ các sản phẩm tẩy rửa không nguy hiểm đến các chất tẩy dầu mỡ không chứa dung môi, ngày càng có nhiều sản phẩm mà chúng ta có thể sử dụng để thay thế.

Một ví dụ điển hình về việc loại bỏ sử dụng hóa chất độc hại: “Một nhà thầu vệ sinh làm việc cho một doanh nghiệp đã mua một hệ thống nước điện phân. Nước điện phân được tạo ra này bằng cách chuyển nước thành dung dịch có tính axit và kiềm nhẹ, cho phép nó phân hủy chất bẩn và dầu mỡ. Hệ thống yêu cầu kết nối với nguồn nước và bổ sung muối (như chất làm mềm nước). Điều này cho phép nhà thầu loại bỏ việc mua và lưu trữ thuốc tẩy, hóa chất lau cửa sổ và hóa chất lau sàn. Nó không chỉ giúp công việc của nhân viên vệ sinh an toàn hơn mà còn giảm thiểu việc sử dụng hóa chất tại nơi làm việc.”

Ở những nơi vẫn phải sử dụng hóa chất, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng chúng ta hiểu các rủi ro, cả về an toàn và môi trường. Doanh nghiệp cần phải xây dựng bảng dữ liệu an toàn hóa chất. Thông tin cần được xây dựng bao gồm nhưng không hạn chế:

  • Mức độ phơi nhiễm an toàn là bao nhiêu hoặc nên sử dụng thiết bị bảo vệ nào? Các biện pháp hạn chế tiếp xúc/bảo vệ cá nhân?
  • Biện pháp sơ cứu
  • Các đặc tính lý hóa của các sản phẩm
  • Thông tin về độc tính, nhận biết các nguy hại
  • Phương pháp vận chuyển hóa chất không ảnh hưởng đến môi trường, phương pháp xử lý việc rơi vãi hoặc rò rỉ trong quá trình vận chuyển?
  • Bảo quản – Phương pháp bảo quản phù hợp và an toàn
  • Cách thức xử lý những sự cố cố tràn, rò rỉ hoặc bay hơi
  • Biện pháp phòng cháy chữa cháy
  • Vật liệu được sử dụng để chứa hóa chất, thông tin cần được xem xét trên nhãn mác sản phẩm
  • Các lưu ý tiêu hủy v.v.

Quản lý tốt các hóa chất sẽ giảm khả năng hóa chất thoát ra ngoài. Một số vấn đề cơ bản đó là: Lưu trữ riêng các hóa chất không tương thích. Ví dụ, không bảo quản các chất axit và kiềm cùng nhau. Việc có những thông tin cần thiết sẽ cho chúng ta biết những loại hóa chất nào có thể hoặc không thể được lưu trữ cùng nhau. Đề phòng các chất dễ cháy hoặc rất dễ bắt lửa. Nếu có thể, hãy cất chúng bên ngoài. Nếu được cất giữ bên trong, hãy sử dụng tủ bảo quản được xếp hạng chống cháy phù hợp. Duy trì kiểm soát hàng tồn kho tốt. Dự trữ quá nhiều thường dẫn đến việc hóa chất trở thành chất thải. Có sự kiểm soát mua hàng. Đảm bảo rằng bất kỳ ai cũng không được mang hóa chất vào.

Ngày càng trở nên quan trọng hơn khi các tổ chức đã chứng minh được rằng họ đang suy nghĩ về tác động môi trường của họ và đưa ra các hệ thống không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường mà còn giảm chi phí và nâng cao hiệu quả trong tổ chức.

Lợi ích của việc tuân thủ tiêu chuẩn ISO 14001 là rất nhiều:

  • Tiết kiệm chi phí về chất thải, tái chế và tiêu thụ
  • Lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh khi đấu thầu kinh doanh
  • Quản lý rủi ro môi trường
  • Tuân thủ các quy định về môi trường của từng quốc gia
  • Thể hiện cam kết của doanh nghiệp trong việc cải thiện môi trường
  • Cho thấy tổ chức là đơn vị có trách nhiệm cho xã hội
  • Có thể tăng cường sự tham gia của nhân viên khi biết rằng họ đang làm việc trong một tổ chức thân thiện với môi trường
  • Có một khuôn khổ hệ thống quản lý năng lượng (EMS) được xác định rõ ràng sẽ cung cấp cho tổ chức một cách tiếp cận có hệ thống để tuân thủ

ISO 14001 được kỳ vọng sẽ trở thành điều kiện tiên quyết cho hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới. Các chuyên gia cho rằng chính lực lượng thị trường sẽ thúc đẩy sự chấp nhận các tiêu chuẩn môi trường toàn cầu. Và ISO 14001 cũng hoàn toàn tương thích với các tiêu chuẩn quản lý khác như ISO 9001, ISO 45001 hay ISO 27001...

Bắt đầu ngay từ hôm nay

Với những thách thức và khó khăn hiện nay ngành công nghiệp hóa chất đang phải đối mặt, việc tuân thủ và đạt được chứng nhận ISO 14001:2015 (phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn) là điều cần thiết để mọi doanh nghiệp bất kể quy mô phát triển bền vững và vượt qua những trở ngại trong tương lai.

BLT.cert là Tổ chức chứng nhận sự phù hợp hàng đầu tại Việt Nam với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá và quản lý chất lượng, chúng tôi không chỉ hướng tới sự phát triển ở tương lai gần mà còn cam kết đem lại cho khách hàng những giá trị vượt thời gian.