Tác dụng của món dạ dày hấp tiêu

Cách làm dạ dày hấp tiêu là một từ khóa mà chúng tôi nhận được khá nhiều từ bạn đọc. Đó không chỉ là một món ăn trên bàn nhậu mà còn được biết đến là một món ăn giúp bồi bổ cơ thể cho bà bầu và thai nhi, đặc biệt là bà bầu ở tuần thứ 32 đến tuần thai thứ 33 theo dân gian truyền miệng. Đây là một món ăn vừa thơm ngon mà còn rất dễ dàng trong việc chế biến. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách làm món dạ dày hấp tiêu thơm ngon, bổ dưỡng.

Tác dụng của món dạ dày hấp tiêu tới bà bầu và thai nhi:

Tuy chưa có nghiên cứu khoa học về mặt y khoa nhưng món ăn này được cho là giúp cho thai nhi có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn khi được sinh ra, vết thương khi mổ sẽ mau lành. Dạ dày cần phải được ăn nguyên chiếc để đạt được hiệu quả cao nhất, vậy nên bạn hãy lựa chọn kích cỡ dạ dày để chế biến phù hợp với khẩu phần ăn của bà bầu. Cách làm dạ dày hấp tiêu dưới đây của chúng tôi cực kỳ đơn giản mà lại vô cùng hiệu quả với sức khỏe, mời bạn đọc tham khảo.

Nguyên liệu cho món dạ dày hấp tiêu:

Nguyên liệu tươi ngon là phần quan trọng nhất trước khi chế biến bất kỳ một món ăn nào. Cách làm dạ dày hấp tiêu ngon cần phải chuẩn bị những nguyên liệu ngon và tốt nhất, đặc biệt là khi chế biến cho bà bầu.

  • Dạ dày nguyên chiếc: nên chọn loại dạ dày lợn có màu trắng hồng hào và còn tươi
  • Tiêu xanh: tiêu xanh sử dụng là tiêu nguyên nhánh hoặc có thể thay thế bằng tiêu sọ
  • Gừng: Gừng tươi sẽ được sửa dụng như một nguyên liệu để khử đi mùi hôi và giúp món ăn thêm thơm ngon
  • Muối hạt, nước

Các bước sơ chế cho món dạ dày hấp tiêu:

Đây là công thức được dân gian truyền lại. Các cách làm dạ dày hấp tiêu khác có thể gây những tác dụng khác hoặc có mùi vị không được thơm ngon, hãy làm đứng theo các bước dưới đây để món ăn trọn vẹn nhất.

  • Dạ dày rửa sạch trong nước lạnh, nên rửa chúng dưới vòi nước để loại bỏ nhanh hơn phần nền nhầy của dạ dày. Bạn có thê cắt đôi hoặc lộn ngược phần dạ dày heo để có thể làm sạch cả mặt trong lẫn mặt ngoài.
  • Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, thái lát hoặc đập dập. Ngoài việc sử dụng gừng tươi, bạn cũng có thể thay thế bằng hành khô, hiệu quả tương tự.

Cách làm dạ dày hấp tiêu (công đoạn chế biến):

  • Cho gừng tươi đã cắt lát và muối hạt vào nồi nước và đun sôi
  • Cho phần dạ dày lợn bên trên vào nồi nước và tiếp tục đun cho tới khi nồi nước sôi trở lại, lưu ý không luộc quá lâu
  • Khi nước đã sôi, vớt phần dạ dày ra và ngâm ngay vào nước lạnh, tiếp tục rửa sạch và laoij bỏ những phần cặn trắng quanh thành dạ dày và làm sạch phần nhớt còn lại.
  • Cho tiêu xanh vào trong dạ dày, thêm một vài lát gừng tươi vào bên trong và khâu hoặc buộc phần miệng dạ dày lại. Như đã nói bên trên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng hành khô để thay thế cho gừng tươi.
  • Đặt phần dạu dày trên vào nồi hấp, rải thêm gừng tươi và tiêu xanh bên ngoài
  • Bạn nên hấp bằng nồi áp suất để món ăn nhanh chín và mềm hơn giúp cho bà bầu dễ dàng hấp thụ
  • Món ăn này nếu dung làm món nhậu, bạn có thể hấp bằng nồi hấp thường để giữ được độ dai và đàn hồi của dạ dày. Các ông chồng thích nhâm nhi hơn phá mồi, đặc biệt là mồi ngon!
  • Hấp dạ dày trong 20 đến 25 phút và vớt ra. Loại bỏ tiêu và gừng bên trong dạ dày, cắt nhỏ vừa miếng.
  • Bày biện ra đĩa, trang trí và thưởng thức món ăn. Cách làm dạ dày hấp tiêu này cực kỳ thơm ngon, bổ dưỡng, có tác dụng làm ấm cơ thể vì mang tính nóng của gừng và tiêu.

> Xem thêm: Các món ngon từ thịt lợn nạc

Hi vọng với cách làm dạ dày hấp tiêu trên sẽ giúp bạn mang đến cho người thân và gia đình mình một hương vị mới. Hãy lưu ý, món ăn này chỉ tốt cho các bà bầu ở giai đoạn tuần thai thứ 32 đến 33 và bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi thắc mắc hoặc đóng góp của bạn đọc sẽ được chúng tôi tiếp nhận và phản hồi ở phần bình luận. Nếu bạn thấy món ăn này ngon hoặc có bất kỳ công thức chế biến các món ăn nào khác thơm ngon, hãy chia sẻ với chúng tôi để phổ biến hơn tới mọi người nhé!

Dạ dày hầm tiêu xanh không chỉ là món ăn ngon mà còn vô cùng dinh dưỡng. Món ăn cũng đặc biệt thích hợp dành cho các bà bầu, tốt cho sức khỏe của cả mẹ và con. Hãy cùng Digifood thực hiện món ăn này nhé!

1. Giới thiệu món dạ dày hầm tiêu xanh

Bao tử (hay còn gọi là dạ dày lợn) được coi như một vị thuốc trong Đông y. Dà dày lợn có vị ngọt tính ấm, có công dụng kiện tỳ ích vị, bổ hư nhược. Bên cạnh đó, dạ dày còn được dùng để chữa trị nhiều chứng bệnh khác như suy nhược cơ thể, thiếu máu, viêm gan,…

Tiêu xanh có khả năng kháng viêm, hỗ trợ việc điều trị chứng viêm khớp. Những người tuần hoàn máu kém khi dùng hạt tiêu đúng cách và thường xuyên sẽ giúp cải thiện khả năng lưu thông máu.

Miếng bao tử giòn dai đậm đà, quyện cùng vị cay nhẹ đặc trưng của tiêu xanh và nước dùng ngọt thanh quả thực là một món ngon không thể bỏ qua.

Tác dụng của món dạ dày hấp tiêu

2. Công thức làm món dạ dày hầm tiêu xanh

  • Khẩu phần: 4 người
  • Thời gian chuẩn bị: 20 phút
  • Thời gian nấu: 30 phút
  • Tổng thời gian: 50 phút

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1 cái dạ dày lợn (khoảng 500 gram)
  • 7 – 8 nhánh tiêu xanh (Nếu không có tiêu xanh, bạn có thể thay thế bằng tiêu sọ tầm 25 – 30 hạt)
  • 1 củ cải trắng
  • 200 gram củ sen
  • 1 củ gừng
  • Rau sống ăn kèm: xà lách xoong, mồng tơi
  • Hành củ, dấm trắng, hạt nêm, muối, dầu ăn, bột ngọt, phèn chua
  • Nước hầm xương hoặc nước dừa tươi (1,5 – 2 lít)

Tác dụng của món dạ dày hấp tiêu

Digi gợi ý một số món heo ngon:

2.2. Cách làm

Bước 1: Sơ chế dạ dày

Đây là khâu đặc biệt quan trọng bởi nếu làm không kĩ thì dạ dày sẽ hôi, làm mất đi độ ngon khi ăn. Để loại bỏ mùi tanh và làm dạ dày sạch, bạn thực hiện các bước sau:

  • Xát muối và dấm mặt ngoài của dạ dày (Cần xát mạnh tay để loại bỏ các chất bẩn).
  • Bạn lộn mặt trong của dạ dày ra ngoài, cạo bỏ lớp màng và cắt phần mỡ thừa. Xát với muối, dấm trắng (hoặc chanh tươi) cho hết nhớt và mùi hôi. Sau đó rửa lại bằng nước sạch. Bạn cũng có thể rửa thêm lần nữa bằng phèn chua hoặc rượu trắng để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi và các chất bẩn. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Tác dụng của món dạ dày hấp tiêu

Tác dụng của món dạ dày hấp tiêu

Tác dụng của món dạ dày hấp tiêu

  • Cắt dạ dày làm 2 phần theo chiều dọc, để ráo nước và nướng sơ trên bếp. Công đoạn này sẽ giúp dạ dày giòn và thơm hơn.

Tác dụng của món dạ dày hấp tiêu

  • Lưu ý: Nếu không muốn nướng, bạn có thể luộc dạ dày với nước pha loãng cùng rượu (300ml nước và 20ml rượu trắng), thêm vài nhánh gừng. Trụng sơ cho đến khi 2 mặt săn lại thì vớt ra
  • Sau đó, rửa miếng dạ dày với nước cho sạch, để ráo, thái miếng vừa ăn (bao tử hầm tiêu xanh sẽ co lại bớt nên đừng cắt nhỏ quá bao tử sẽ không giòn).

Tác dụng của món dạ dày hấp tiêu

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

  • Củ cải trắng gọt vỏ, cắt bỏ 2 đầu và cắt khúc cỡ 3cm và bổ miếng.
  • Củ sen rửa sạch, cắt khoanh mỏng tầm 1cm
  • Rau mồng tơi, xà lách xoong nhặt bỏ gốc, rửa sạch, để ráo
  • Hành củ bóc vỏ, thái nhỏ.
  • Tiêu xanh rửa sạch

Bước 3: Ướp gia vị

  • Hỗn hợp ướp bao gồm: 1/2 nhánh tiêu xanh, 3 lát gừng, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt và 1 muỗng cà phê tiêu vào thố rồi giã nát.
  • Sau đó cho hỗn hợp vừa giã vào phần bao tử đã sơ chế, trộn đều rồi ướp khoảng 30 phút để bao tử thấm gia vị.

Tác dụng của món dạ dày hấp tiêu

Bước 4: Hầm dạ dày

  • Bắc nồi lên bếp, cho chút dầu ăn vào. Khi dầu sôi thì cho dạ dày vào đảo đều khoảng 5 phút đến khi săn lại. Bước này sẽ giúp dạ dày thấm gia vị và đậm đà hơn. (Lưu ý: không nên đảo dạ dày lâu quá khi ăn sẽ bị dai).
  • Cho nước dừa tươi vào nồi dạ dày, thêm củ sen, củ cải trắng và chỗ tiêu xanh còn lại vào. Đun sôi rồi hạ nhỏ lửa và hầm khoảng 20 – 30 phút.
  • Lưu ý: nếu dùng nước hầm xương, trong quá trình hầm bạn cần thường xuyên vớt bọt để nước trong, hầm nhỉ lửa trong khoảng 1 tiếng.
  • Sau đó, bạn nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Vậy là bạn đã hoàn thành món dạ dày hầm tiêu xanh thơm ngon, bổ dưỡng rồi.

Tác dụng của món dạ dày hấp tiêu

3. Thành phẩm

Khi ăn, đặt nồi bao tử hầm tiêu xanh lên bếp lẩu. Nồi bao tử hầm thơm nức mùi tiêu xanh, nước dùng cay nhẹ xuýt xoa lại thêm vị thanh ngọt từ nước dừa. Bao tử mềm dai, giòn sựt khi nhai rất ngon miệng. Món ăn dùng nóng với bún hay mì, ăn kèm với rau mồng tơi, xà lách xoong hoặc cải bẹ xanh đều ngon.

Dạ dày hầm tiêu là món ăn bổ dưỡng. Dù công đoạn chế biến có hơi cầu và mất thời gian nhưng cũng không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật, nên cả những người không chuyên nấu ăn vẫn có thể làm được. Chúc bạn thành công với món ăn này và đừng quên theo dõi các công thức nấu ăn khác của Blog Digifood nhé!

Bài viết có thể bạn quan tâm:

  • Công thức làm món chân giò hầm hạt sen
  • Cách nấu thịt lợn hầm nhừ mềm ngon