Suy nghĩ về văn hóa giao tiếp của người việt năm 2024

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Ưu điểm và

hạn chế của những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế Môn : Đại cương văn hóa Việt Nam Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Hồng Thúy TS. Đ�

�o Ngọc Tuấn Sinh viên thực hiện : Nguyễn Minh Ngọc Lớp : TTQT48C1A Mã sinh viên : TTQT48C1-1496 1 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU…………………………………………………….2 B. NỘI DUNG………………………………………………….2 I. GIẢI NGHĨA THUẬT NGỮ………………………………………3 1. Giao tiếp là gì?.3 2. Văn hóa giao tiếp là gì?. 4 3. Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam là gì?.4 II . Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam……….6 1. Về thái độ trong giao tiếp……………………………………………7 2. Về quan hệ giao tiếp…………………………………………………8 3. Về đối tượng giao tiếp…………………………………………….10 4. Về chủ thể giao tiếp……………………………………………….12 5. Về cách thức giao tiếp…………………………………………… 14 6. Hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú………………………….14 III. So sánh đặc trưng trong giao tiếp của người Việt Nam với các nước Đông Nam Á………………………………………………….15 1. Điểm tương đồng………………………………………………….16 2. Điểm khác biệt……………………………………………………16 IV . Ưu điểm và hạn chế của những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế……………………………………………………17 1. Ưu điểm…………………………………………………………….18 2. Hạn chế……………………………………………………………19 C. KẾT LUẬN………………………………………………….20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………….21 2 A. MỞ ĐẦU L. Pheurbach đã từng nói : “ Con người cá thể không chứa bản chất con người ở trong mình. Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp, trong thể thống nhất giữa con người với con người. Con người để cho mình chỉ là con người theo nghĩa thông thường còn con người trong giao tiếp với đồng loại, trong sự thống nhất giữa Tôi với Anh mới chính là Thượng đế.” Ta có thể hiểu câu nói này chính là lời khẳng định tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống muôn đời bất kể thời đại. Giao tiếp là cầu nối giữa người với người và là biểu hiện tính cá nhân và cộng đồng của con người rõ nét nhất. Vì vậy, kĩ năng giao tiếp đã ngày một trở nên thiết thực hơn đối với mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với người trẻ trong bối cảnh hội nhập quốc tế, trở thành công cụ quan trọng trong quá trình kết nối với thế giới xung quanh. Nghệ thuật giao tiếp từ xa xưa đã trở thành một trong những bản sắc văn hóa nhân loại. Bản sắc ấy lại được duy trì qua bề dày lịch sử, góp phần hình thành nên nền văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia. Văn hóa giao tiếp của nước Việt Nam ta mang nhiều đặc điểm rất đỗi phong phú và sinh động - đậm đà bản sắc Châu Á chung, nhưng khi đặt lên bàn cân cụ thể với các nước trong khu vực thì lại có nhiều nét khác biệt. Có thể nói, những nét đặc trưng này đã phần nào khái quát được lên đời sống và tính cách chung của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. Từ nhận thức về tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống thường nhật và sự choáng ngợp trước vô vàn nét đặc sắc trong văn hóa giao tiếp Việt Nam, em mong muốn bản thân có thể khái quát được những đặc trưng cơ bản trong văn hóa giao tiếp của người Việt. Việc tìm hiểu về các đặc trưng này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều về văn hóa dân tộc nói chung, từ đó có thể tìm hiểu các ưu, nhược điểm của chúng trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế, cũng như các giải pháp chung cho người trẻ tự tin tiếp bước vào nền văn minh mới trong bối cảnh đa quốc gia. 3 B. NỘI DUNG I. Giải nghĩa thuật ngữ 1. Giao tiếp là gì? Giao tiếp là một hoạt động truyền tải suy nghĩ, thông điệp, mong muốn giữa con người với con người thông qua ngôn ngữ, dấu hiệu, quy tắc và biểu tượng. Giao tiếp là công cụ gắn kết con người với cộng đồng, vì vậy nó đóng vai trò thiết yếu trong đời sống thường ngày và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nếu con người không giao tiếp với nhau, ta sẽ không còn định nghĩa của cộng đồng và xã hội. Trong thế kỉ mới với bối cảnh hội nhập quốc tế mở rộng, xã hội đòi hỏi sự chung tay phát triển về nguồn lực và trí óc thì kỹ năng giao tiếp trở thành một công cụ cá nhân quan trọng hơn bao giờ hết. Theo các giáo sư, các chuyên gia ở Việt Nam và toàn thế giới, giao tiếp có thể có nhiều định nghĩa khác nhau, tiêu biểu như: - Theo sách “Đại cương về văn hóa Việt Nam” của TS.Phạm Thái Việt (Chủ biên) và TS. Đào Ngọc Tuấn, do NXB Văn Hóa Thông Tin ấn hành, giao tiếp được định nghĩa là “hoạt động giao lưu, tiếp xúc, chia sẻ, trao đổi giữa con người với con người. Thông qua giao tiếp, văn hóa của cá nhân và cộng đồng được biểu đạt rõ nét.” - Theo nhà tâm lý học người Mỹ Osgood C.E: “Giao tiếp bao gồm các hành động riêng rẽ mà thực chất là chuyển giao thông tin và tiếp nhận thông tin”. - Theo “Từ Điển tiếng Nga văn học hiện đại tập 8”, trang 523 của NXB Matxcơva: “Giao tiếp là sự liên hệ và đối xử lẫn nhau” - Theo “Từ Điển Tâm lý học” của Vũ Dũng: “Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển tiếp xúc giữa cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động. Giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác. Giao tiếp có ba khía cạnh chính: giao lưu, tác động tương hỗ và tri giác”. Như vậy, mỗi người lại có cho mình một định nghĩa riêng về thuật ngữ giao tiếp theo một khía cạnh nổi bật. Nhìn chung, ta có thể hiểu giao tiếp là 4 hành động trao đổi, truyền đạt thông tin, cảm xúc giữa người với người … và có thể khẳng định giao tiếp chính là phương thức tồn tại của con người. 2. Văn hóa giao tiếp là gì? Văn hóa giao tiếp là cung cách, văn hóa trong quá trình giao tiếp của các cá nhân với nhau, thể hiện được tính cách và con người của đối tượng trong cuộc hội thoại. Ta có thể đánh giá một người có văn hóa, có tri thức hay không qua đối ngoại trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ, giao tiếp là hành động mang tính tự nhiên, phản xạ, nhưng giao tiếp có văn hóa thì không phải ai cũng làm được. Văn hóa giao tiếp của một cộng đồng bao gồm những quy tắc, quy định, những chuẩn mực của hoạt động giao tiếp giữa người và người trong xã hội đó, dân tộc đó. Nhờ có những quy tắc đó, con người trong cộng đồng mới tiếp cận được những giá trị đạo đức phù hợp với quan niệm của xã hội xung quanh về văn hóa và bản sắc dân tộc, xã hội nói chung mới trở nên thống nhất, quy củ, nề nếp. Có thể nói, văn hóa giao tiếp của một xã hội, một dân tộc là góp phần làm nên bản sắc tập quán, phong tục, truyền thống của xã hội, dân tộc đó. Ở Việt Nam, văn hóa giao tiếp mang màu sắc Châu Á nói chung nhưng có những nét khác biệt rất đậm đà tính dân tộc. Có thể nói, khó có quốc gia nào trên thế giới có sự cầu kì, phong phú trong giao tiếp như ở Việt Nam. Dưới đây, em sẽ đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm làm nên sự phong phú ấy. 3. Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam là gì? Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam là những đặc điểm riêng biệt trong cung cách giao tiếp, cách đối nhân xử thế của người Việt so với các quốc gia khác. Đặc trưng này biểu hiện ở nhiều đặc điểm giao tiếp dễ nhận thấy của người Việt Nam. II. ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM 1. Về thái độ giao tiếp Giao tiếp là một cách thức để bộc lộ bản chất bên trong mỗi con người. Đầu tiên, xét về khía cạnh thái độ trong giao tiếp, người Việt Nam có đặc điểm là vừa thích giao tiếp, lại vừa rụt rè. Người Việt Nam xưa nay sống phụ 5 thuộc lẫn nhau, luôn quan tâm đến việc duy trì, giữ gìn các mối quan hệ với người khác trong tập thể, cộng đồng. Giao tiếp tạo ra các mối quan hệ, bởi lẽ điều này chính là nguyên nhân dẫn đến việc người Việt Nam ta rất coi trọng đến việc giao tiếp cũng như văn hóa ứng xử “Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”. Điều này được thể hiện ở hai góc độ sau: - Xét từ góc độ của chủ thể giao tiếp, người Việt Nam có tính thích thăm viếng và đồng thời cũng thích có khách đến nhà thăm mình. Việc khách đến thăm nhà không chỉ đơn thuần vì lí do công việc như các nước phương Tây mà là hành động biểu hiện sự quan tâm, thăm hỏi, tình nghĩa giữa các người với người, với làng xóm, cộng đồng, nhằm làm mối quan hệ thêm khăng khít. Đối với những người đã có mối quan hệ thân thiết từ trước thì việc đến thăm nhau này lại diễn ra càng thường xuyên hơn, bất kể có gặp nhau thường xuyên đến thế nào thì lúc rảnh rỗi họ vẫn dành thời gian đến thăm hỏi, trò chuyện với đối phương và gia đình của đối phương. - Xét từ góc độ đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có tính hiếu khách: “Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi, bởi lẽ đói năm, không bằng đói bữa”. Khi khách ghé thăm, bất kể lạ hay quen, thân sơ hay đã gần gũi, người Việt Nam luôn tiếp đón chu đáo nhất từ đưa đón đến bữa ăn. Trong hầu hết các gia đình bất kể hoàn cảnh, họ có thể chấp nhận những mâm cơm giản dị thường nhật nhưng luôn phải chuẩn bị những của ngon vật lạ để mời khách. Sự nồng hậu, nhiệt tình này thể hiện được rất rõ ràng đặc điểm xởi lởi, thân thiện cũng như tính thích giao tiếp của con người Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại tồn tại một đặc tính trái ngược đó là sự rụt rè. Đây cũng là điều những người bạn ngoại quốc khi giao tiếp cùng hoặc quan sát người Việt Nam khi giao tiếp thường nhắc tới. Nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của hai đặc tính đối lập nhau này (vừa thích giao tiếp, vừa rụt rè) là do tính cộng đồng và tính tự trị, hai tính cách cơ bản của người Việt Nam. Ta có thể hiểu rằng nếu người Việt Nam đang ở trong một môi trường gần gũi, quen thuộc (cộng đồng, làng xã) thì sẽ rất thoải mái, tự tin trong việc giao tiếp. Điều này là vì họ đã quen hành xử 6 theo những quy tắc có sẵn trong cộng đồng đó. Ngược lại, nếu họ vượt ra ngoài môi trường thân thuộc nơi tính tự trị phát huy tác dụng, có rất ít người quen biết thì họ sẽ trở nên rụt rè, lúng túng do không xác định được vị thế và thói quen giao tiếp mới, từ đó ngại ngùng, ít nói hơn. Hai tính cách này tuy trái ngược nhưng chúng không hề mâu thuẫn với nhau, vả lại càng khẳng định sự linh hoạt trong ứng xử, giao tiếp của người Việt Nam. 2. Về quan hệ giao tiếp Nền văn hóa nông nghiệp điển hình đã đem lại ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa giao tiếp của người Việt, đặc biệt là ở phương diện quan hệ giao tiếp. Con người nông nghiệp ưa tổ chức xã hội, đối nhân xử thế theo nguyên tắc trọng tình, lấy cái tình cảm, tình nghĩa ra làm quy luật trong giao tiếp. Điều này đã được thể hiện từ thời ông cha trong các câu ca dao: - “Yêu nhau yêu cả đường đi Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng.” - “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.” - “Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình.” Về khái quát, người Việt Nam vẫn ưa chuộng nguyên lí cân bằng âm dương, tức là tình cảm - lý trí dung hòa, nhưng so với thói quen ứng xử, giao tiếp trong cộng đồng từ xa xưa, ta dễ dàng nhận ra cái tình vẫn được xem trọng hơn cái lý. Cái tình đã trở thành một đặc điểm trong cách nghĩ, cách ứng xử của người Việt, tạo nên một nét riêng trong tính cách, thể hiện được bản sắc văn hóa, trong đó có quan hệ giao tiếp. Bởi thế, người Việt thường nói “tình nghĩa” chứ ít nói “nghĩa tình”. Trong giao dịch, trong xử lí công việc, hay đặc biệt là trong giao tiếp với người khác, chữ tình vẫn hay được đặt lên trên chữ lí. Hiện tượng này ở quốc gia nào, dân tộc nào cũng có, nhưng ở Việt Nam phổ biến hơn, nặng nề hơn. Cái tình trong quan hệ giao tiếp của người Việt Nam còn thể hiện ở quan niệm :”Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” ai giúp mình một chút đều phải nhớ ơn, ai bảo ban một chút đều tôn làm thầy, khái niệm thầy vì thế 7 mà được mở ra rất rộng: thầy đồ, thầy võ, thầy thuốc, thầy cúng, thầy bói, thầy địa lý, thầy phù thủy, thầy cãi, thầy rắn. Người Việt dễ giận dữ khi vi phạm chữ tình và cũng dễ tha thứ khi nhắc đến cơ sở tình nghĩa. Đây là minh chứng cho sự tình cảm, vị tha, khoan dung trong ứng xử, mềm dẻo trong đối phó và giao tiếp. Đặc tính trọng tình cảm đã chỉ ra tính cách chung và nguyên tắc giao tiếp của người Việt, đó chính là tâm lí hiếu hòa, yêu sự bình đẳng, đề cao cộng đồng. Song, đặc tính này chỉ thích hợp khi tham gia một cộng đồng quan hệ xã hội nhỏ, không gây ra những hậu quả nghiêm trọng và dễ giải quyết. Còn trong xã hội hiện nay, cách giao tiếp trọng tình hơn lý không còn được phổ biến như trước vì nó không thể hiện được sự khách quan, công bằng, chính trực. 3. Về đối tượng giao tiếp Đối tượng giao tiếp là người tiếp nhận những thông tin, thông điệp của đối phương (chủ thể giao tiếp) trong quá trình giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp, Người Việt Nam có thói quen tìm hiểu, quan sát, đánh giá đối tượng giao tiếp trên nhiều phương diện như tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng hôn nhân, gia đình, Người Việt Nam thường quen với những những câu hỏi như “làm nghề gì, lương bao nhiêu tiền, có vợ hay chồng chưa, có mấy đứa con rồi …”. Đây là những thói quen hoàn toàn trái ngược với văn hóa giao tiếp của nước ngoài, đặc biệt là các nước phương Tây. Ở nhiều quốc gia, việc hỏi han các thông tin cá nhân như tuổi tác, thu nhập… với người chỉ có mối quan hệ xã giao bị coi là bất lịch sự. Điều này có thể khiến đối tượng giao tiếp khó chịu và không thoải mái, thậm chí đánh giá là tọc mạch, vô duyên, xâm phạm vào đời sống riêng tư. Đặc tính này đến từ tính cộng đồng làng xã trong đời sống, và việc thường xuyên giao lưu với cộng đồng đã ăn sâu vào nếp sống và lối giao tiếp ứng xử của người Việt Nam từ ngàn đời nay. Người Việt Nam cũng tự thấy mình phải có trách nhiệm quan tâm đến đối tượng giao tiếp, đặc biệt là những đối tượng mới gặp, vì vậy cần biết rõ hoàn cảnh, tình trạng của họ. Thói quen quan sát đối tượng giao tiếp đã trở thành nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp, giúp người Việt Nam đánh giá, nhận định người đối diện để lựa cách ứng xử sao cho thuận lòng cho hai bên, bày tỏ sự quan tâm được chân thành hơn. Mặt khác, do hệ thống nhân xưng phong 8 phú của nước ta yêu cầu phân biệt rõ ràng, chi li các mối quan hệ xã hội, gia đình nên phải nắm bắt thông tin đối tượng giao tiếp để lựa chọn từ xưng hô thích hợp. Không dễ để lựa chọn cách gọi đối tượng giao tiếp ngay từ lần đầu gặp qua ngoại hình, vì vậy người Việt sẽ tìm hiểu thông tin tuổi tác, vai vế, quan hệ,. để lựa chọn cách xưng hô phù hợp nhất, tránh gây hiểu lầm hay thất lễ. Ví dụ, nếu đối tượng giao tiếp có vẻ ngoài luống tuổi hơn tuổi thật, nếu gọi sai thì sẽ gây phật lòng đối phương. Trong trường hợp này, những câu hỏi như “Đã lập gia đình chưa?” sẽ trở nên cần thiết để đoán định tuổi thật đối phương, từ đó đưa ra ngôi xưng hô đúng, khiến quan hệ hai bên thoải mái, vui vẻ hơn. Việc biết tính cách, biết người để lựa chọn đối tượng giao tiếp thích hợp của người Việt được thể hiện qua các câu thành ngữ, tục ngữ như: “Tùy mặt gửi lời, tùy người gửi của”; “Chọn mặt gửi vàng”; “Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn” . Còn khi không có cơ hội tìm hiểu, lựa chọn đối tượng giao tiếp thì người Việt dùng chiến lược thích ứng một cách linh hoạt như: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”; “Mềm nắn, rắn buông”; “Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”; “Tùy cơ ứng biến”; “Tùy mặt đặt tên”; “Lựa gió xoay chiều”. Có thể nói, cả hai điều này đều thể hiện sự cẩn trọng, không muốn làm mích lòng người khác trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam. 4. Về chủ thể giao tiếp Từ góc độ chủ thể giao tiếp, đặc tính nổi bật của người Việt Nam là trọng danh dự. Điều đó đã được thể hiện trong các câu ca dao, tục ngữ từ xa xưa: “Tốt da hơn lành áo”; “Giấy rách phải giữ lấy lề”; “Đói cho sạch rách cho thơm”; “Trâu chết để da, người ta chết để tiếng”. Danh dự là sự coi trọng của xã hội đối với cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Danh dự gắn liền với nhân phẩm, uy tín của cá nhân đó và được sự bảo vệ, ghi nhận của cộng đồng và pháp luật. Có thể nói, ở Việt Nam thì danh dự được gắn với năng lực giao tiếp, tức là một người có uy tín, có tin tưởng được hay không là nhờ vào kĩ năng giao tiếp của họ và ngược lại, nếu người đó phát ngôn không đúng mực sẽ trở thành tiếng dữ ảnh hưởng đến bộ mặt và nhân phẩm của họ. Vì vậy, danh dự trở thành thước đo tính cách và địa vị của con người trong xã hội và ai cũng cần phải bảo vệ danh dự của mình. 9 Song, việc quá coi trọng danh dự đã dẫn đến căn bệnh sĩ diện. Phải nói thêm rằng, “sĩ diện” nghĩa đen không mang ý xấu. Ghép từ hai từ hán “diện” (bộ mặt) và “sĩ” (người trí thức), “sĩ diện” vốn dĩ là “bộ mặt người có học” (xem: Từ điển từ và ngữ Hán Việt của Nguyễn Lân, 1989, tr. 580). Một kẻ sĩ trong truyền thống là người được tôn trọng bậc nhất trong xã hội, từ nhân cách, đạo đức, phong thái, cho tới tài năng đều vượt xa người thường. Tuy nhiên thời nay, khi giá trị văn hóa bị mất đi nội hàm vốn có, từ “sĩ diện” chỉ còn được dùng dưới nghĩa tiêu cực là ra vẻ không thua kém ai để che giấu sự yếu kém của mình. Bệnh sĩ đã được khắc ghi rất nhiều trong ca dao, tục ngữ: - Đem chuông đi đấm nước người, Không kêu cũng đấm ba hồi lấy danh. - Một quan tiền công, không bằng một đồng tiền thưởng. Việc coi trọng danh dự bắt nguồn từ cơ chế thứ bậc của làng xã, và từ quan niệm của Nho giáo về mẫu người quân tử. Ở các làng quê Việt Nam, thói sĩ diện biểu hiện qua tục lệ ngôi thứ nơi đình trung và tục chia phần. Khi xưa, trong sinh hoạt làng xóm, người Việt phân chia thứ bậc chốn đình trung rất chi li, cụ thể qua tài sản, tuổi tác, chức phẩm,. Tài sản, tuổi tác, chức phẩm cao thì được ngồi ở hàng trên, thấp hơn thì ngồi hàng dưới. Người Việt thích cái danh và cần cái danh để khẳng định địa vị của mình trong cộng đồng, vì vậy nên mới có tục chia ngôi thứ như vậy. Hơn nữa, khi xưa trong làng xã còn có câu “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”. Không chỉ đơn giản là có miếng ăn là cái lợi, cái danh, cái sĩ diện còn xếp trên cả cái lợi đó. Người được ra đến giữa làng ngồi chiếu ăn một miếng thịt nom oai vệ, vị thế cao hơn hẳn kẻ đứng bếp với cả mâm cỗ đầy. Từ xa xưa, người Việt Nam đã coi trọng cái tiếng như vậy. Theo các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu văn hóa, cộng đồng nào cũng đều có tính sĩ diện dù ít hay nhiều. Vì vốn dĩ sĩ diện là cần thiết để thể hiện phẩm chất, tư cách đàng hoàng, đạo mạo, chân chính. Tuy nhiên, vì người Việt có tâm lý tiểu nông người Việt do hàng nghìn năm sống dưới cộng đồng làng xã nông thôn, tính sĩ diện của một bộ phận người lại trở nên cực đoan đến vô duyên, phản cảm. Bệnh sĩ bào mòn nội tâm, nhân cách của con người, khiến xã hội ngày một suy thoái, buộc người ta phải sống và hành 10 động khác mình, nhiều khi giả dối với chính mình. Thói sĩ diện xuất hiện từ những câu chuyện dân gian và vẫn còn tồn tại ở một số bộ phận cho đến tận ngày nay. Việc coi trọng danh dự, coi trọng sĩ diện dẫn đến cơ chế tin đồn, dần dần tạo nên “dư luận”. Người Việt Nam rất sợ dư luận: “Người ta chỉ dám lựa theo dư luận mà sống chứ ai dám dẫm lên dư luận mà đi theo ý mình”. “Ở đời này người ta chỉ sẵn sàng chết đói, chết rét, chết bom, chết đạn để che chở, nuôi nấng cho con mình tai qua nạn khỏi, con mình được sung sướng, được vinh hoa chứ không ai chịu tai tiếng, chịu sỉ nhục để con mình được tự do theo ý nó” (theo “Thời xa vắng” - Lê Lựu). Đặc biệt, thời điểm mạng xã hội phát triển như hiện nay, dư luận xã hội ngày càng có sức mạnh định hướng hơn. 5. Về cách thức giao tiếp 5.1. Khái niệm / Phân loại Ta có thể hiểu cách thức giao tiếp là phương thức giao tiếp giữa con người với con người, cách truyền đạt và trao đổi thông tin, suy nghĩ, tâm lý của bản thân với người đối diện thông qua các hình thái ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, biểu cảm, tâm lý… Cách thức giao tiếp có thể chia thành ba loại: - Giao tiếp truyền thống là giao tiếp giữa các mối quan hệ người với người trong quá trình phát triển xã hội (điển hình là các loại giao tiếp quan hệ họ hàng trong gia đình) - Giao tiếp chức năng là giao tiếp theo chuyên hoá trong xã hội, ngôn ngữ,…bao gồm những quy tắc, thông lệ chung trong xã hội ta phải tuân thủ khi giao tiếp (chánh án - bị cáo, sếp - nhân viên…) - Giao tiếp tự do là giao tiếp không có quy tắc và quy định trước như khuôn mẫu, phát triển tự do theo quá trình tiếp xúc của từng mối quan hệ. Xét về hình thức, tính chất, giao tiếp được chia ra làm bốn loại dựa trên các khía cạnh: 11 - Khoảng cách tiếp xúc bao gồm hai loại trực tiếp và gián tiếp. Giao tiếp trực tiếp là yêu cầu khoảng cách mặt đối mặt, sử dụng ngôn ngữ nói và phi ngôn ngữ . Giao tiếp gián tiếp là phương thức giao tiếp thông qua một phương tiện khác như: thư từ, fax, email,… - Số người tham dự gồm giao tiếp song phương (hai người giao tiếp với nhau), giao tiếp nhóm (tập thể giao tiếp với nhau) và giao tiếp xã hội (quy mô toàn cầu). - Tính chất giao tiếp bao gồm hai loại: chính thức và không chính thức. Giao tiếp chính thức là quy trình giao tiếp được xác định trước trong toàn tổ chức. Giao tiếp không chính thức không mang nặng tính cá nhân hay ràng buộc, nhưng vẫn tuân theo các quy ước thông thường. - Theo nghề nghiệp có giao tiếp sư phạm, giao tiếp ngoại giao, giao tiếp kinh doanh. 5.2. Đặc trưng trong cách thức giao tiếp của người Việt - Ưa tế nhị Theo truyền thống “miếng trầu là đầu câu chuyện” từ xa xưa của cha ông, người Việt Nam hay đưa đẩy theo hướng lịch sự, tế nhị để mở đầu câu chuyện. Điều này thể hiện tính cách sự tế nhị, nhẹ nhàng trong giao tiếp của người Việt. Cũng vì thế mà người Việt còn vướng vào thói quen giao tiếp dài dòng, rườm rà, “vòng vo tam quốc”, khác với người phương Tây là vào thẳng vấn đề. Dần dần, “miếng trầu” mở đầu câu chuyện cũng được thay thế bằng những câu chào hỏi xã giao, hỏi mà không cần trả lời để tăng sự thân mật, qua lại, đặc biệt là đối với mọi người trong cùng bản làng, xã, ngõ xóm. Ví dụ: “Bác đi đâu đấy?” - “Vâng, tôi đi có tí việc!” Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình trong các mối quan hệ. Vì thế, người Việt Nam có tính kiêng nể, cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói. Các câu ca dao tục ngữ đã thể hiện điều này: “Ăn có nhai, nói có nghĩ”; “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”; “Chim khôn hót tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam nói vòng vo và đôi khi thiếu quyết đoán khi giao tiếp, nhưng như vậy sẽ giữ được hòa khí với người đối diện, gia tăng tình cảm nghĩa tình. 12 - Hay nở nụ cười Người Việt Nam có thói quen cười. Nụ cười trở thành công cụ giao tiếp quan trọng dùng được trong nhiều hoàn cảnh. Vì thế, người ta có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả lúc ít chờ đợi nhất. Nụ cười của người Việt Nam có thể tạo nên bầu không khí hòa nhã, vui vẻ với đối phương, giúp cho việc giao tiếp dễ dàng hơn, ví dụ như trong chúc mừng, chào hỏi, xã giao. Khi đắn đo, thiếu quyết đoán không biết phải tỏ thái độ thế nào trong cuộc trò chuyện, nụ cười lại trở thành cơ chế để tránh sự ngượng ngùng. Trong hoàn cảnh trang trọng, nụ cười cũng góp phần xua tan không khí căng thẳng, giúp tăng tình đoàn kết, gắn bó giữa người với người, thể hiện sự mến khách, đặc biệt trong các cuộc họp, cuộc đàm phán. Người Việt Nam ngoài nụ cười thân thiện còn có tâm lý ưa hòa thuận dẫn đến chủ trương nhường nhịn: “Một điều nhịn là chín điều lành”. Sự nhường nhịn ở đây cũng lại càng củng cố cho sự tế nhị, tinh tế trong cách thức giao tiếp ấy của người Việt Nam. 6. Về hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú 6.1. Nghi thức trong hệ thống xưng hô Tiếng Việt có một hệ thống nhân xưng vô cùng phong phú mà có lẽ không quốc gia nào trên thế giới sánh bằng. Trong khi hầu hết các bằng hữu quốc tế sử dụng các đại từ nhân xưng (“bạn” và “tôi”) khi giao tiếp thì người Việt sử dụng một số lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ họ hàng để xưng hô, và những danh từ thân tộc này phổ biến đến mức lấn lướt các đại từ nhân xưng. Khi nhìn vào hệ thống xưng hô này, ta thấy được các đặc điểm nổi cộm như sau: - Tính thân mật hoá: Người Việt vốn trọng tình cảm, giàu lòng yêu thương nên dùng những từ ngữ xưng hô giữa thân bằng quyến thuộc đối với cả người ngoài. Điều này có ý nghĩa dân tộc ta coi mọi người trong cộng đồng thân thuộc như bà con họ hàng trong một gia đình. Trước tiên, cách xưng hô trong phạm vi gia đình phân bậc theo độ tuổi thế nào thì ngoài xã hội ta cũng áp dụng thế nấy. Cụ thể theo cây phả hệ trong gia đình ta gọi: anh, chị, em, cô, chú, ông, bà,. Hệ thống đại từ trên được áp dụng rộng rãi và được hiểu trên toàn quốc, nhưng 13 tuỳ theo vùng miền địa phương sẽ có các biến thể khác nhau. Điều này tuỳ vào văn hoá của mỗi vùng, phải sống ở địa phương đó thì ta mới hiểu và dùng đúng được. Những từ ngữ trên được áp dụng để xưng hô với cả người ngoài, tạo ra sự thân mật, nghĩa tình. - Tính cộng đồng hoá: Nếu văn hóa phương Tây đề cao, xem trọng cá nhân thì người Việt làm gì cũng phải tính đến tập thể, hai người giao tiếp với nhau nhưng không chỉ xưng hô đơn thuần bằng tên gọi mà đôi khi còn thể hiện cả mối quan hệ ràng buộc của người đó trong cộng đồng. Ví dụ như người Việt gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên vợ, tên chồng, gọi theo vai vế của người đó trong gia đình “bố thằng Bin, mẹ cái Tí…” và bậc phụ huynh có thể xưng thay cho con, cho cháu khi giao tiếp với người lớn hơn con cháu mình: “Cháu nó đã 3 tuổi rồi anh ạ”. Đó là một cách để cho đối phương biết mình đã là bậc ông bà, cha mẹ cho người kia tiện việc xưng hô. Ngoài ra, do nhu cầu giao tiếp ngày càng phổ biến, các mối quan hệ cộng đồng ngày một phong phú mà lại không thể dùng đại từ nhân xưng chung chung như phương Tây, người Việt buộc phải thay đổi cách xưng hô phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp cụ thể: “chú khi ni, mi khi khác”. Cùng là hai người, nhưng cách xưng hô có khi đồng thái tổng hợp được hai quan hệ khác nhau “chú - con” (gọi người trong gia đình kiểu tình cảm, thân mật), “anh - tôi” (gọi bằng hữu kiểu xã giao, nghiêm túc)… Như vậy, các cách xưng hô vốn đã phong phú còn có thể linh hoạt thay đổi phụ thuộc theo nhiều yếu tố nêu trên nhờ vào tính cộng đồng hoá trong hệ thống xưng hô. - Tính tôn ti kĩ lưỡng: Người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn (khi xưng thì khiêm nhường - thể hiện mình ở tuổi ít hơn hoặc vị trí xã hội thấp hơn người đối thoại, khi hô thì tôn kính, đặt người đối thoại ở vị trí cao hơn, lớn tuổi hơn mình). Về cách gọi đối phương, đặc biệt trong trường hợp không quen thân, người việt rất hạn chế dùng các đại từ nhân xưng vai dưới. Người trẻ đi ra đường sẽ gọi người trẻ khác là anh chị và gọi người lớn tuổi là ông bà, cô bác. Ví dụ như khi đi nhà hàng gọi món, nhân viên phục vụ thấy khách trẻ hơn mình nhưng vẫn gọi khách là “anh”, “chị”. Trong trường hợp đối 14 phương trẻ quá, gọi “anh”, “chị” không nổi thì sẽ gọi bằng “bạn”. Cách gọi như vậy không còn giống với đại từ nhân xưng trong gia đình phân theo độ tuổi nữa, mà để thể hiện sự tôn trọng đối phương. Hơn nữa, còn có khi cùng một cặp giao tiếp nhưng cả hai người đều cùng xưng là vai dưới và gọi nhau là vai trên, ví dụ cùng xưng là em và cùng gọi nhau là chị, biểu thị cả hai cùng đề cao nhau, coi nhau như tiền bối của mình. Cũng chính vì sự tôn trọng, kính nể đối phương, một số tục lệ đã ra đời. Điển hình là tục kiêng huý: con cháu phải kiêng đặt tên giống với những người bề trên trong gia tộc, đặc biệt là cụ tổ. Không những kiêng trong nhà mà còn cả ngoài xã, hay còn có tục nhập gia vấn huý, cụ thể là khi vào nhà ai thì phải hỏi tên chủ nhà để không lỡ lời mà nói động vào từ đó. 6.2. Nghi thức trong các cách nói lịch sự Các cách nói lịch sự của người Việt cũng phong phú và nhiều nghi thức như trong xưng hô. Không giống như phương Tây chỉ có hai từ “cảm ơn”, “xin lỗi”, người Việt Nam sử dụng rất nhiều mẫu câu khách sáo mang tính linh hoạt trong nhiều trường hợp khác nhau. Cụ thể: “Chị chu đáo quá” (cảm ơn vì món quà), “Bác bày vẽ quá” (cảm ơn khi được tiếp đón) , “Quý hóa quá” (cảm ơn khi khách đến thăm) , “Anh quá khen” (cảm ơn khi được khen). Những cách nói lịch sự này rõ ràng tạo cảm giác gần gũi hơn giữa hai đối tượng giao tiếp thay vì lời cảm ơn, xin lỗi cứng nhắc, lại càng phù hợp với lối nói vòng vo và tính hay ngại ngùng của người Việt. Văn hóa nông nghiệp ưa ổn định , sống chú trọng đến không gian, nên người Việt Nam phân biệt kĩ các lời chào theo quan hệ xã hội và theo sắc thái tình cảm như vậy. Trong khi đó, văn hóa phương Tây ưa hoạt động, rõ ràng trong lời nói lại phân biệt kĩ các lời chào theo thời gian như chào gặp mặt, chào chia tay, chào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối. III. SO SÁNH ĐẶC TRƯNG TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á 1. Điểm tương đồng 15 .