Sự khác nhau giữa các hình chiếu

So sánh sự khác nhau giữa vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ của phương pháp hình chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba.

Xem lời giải

So sánh sự khác nhau giữa vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ của phương pháp hình chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba.

Trả lời:

– Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất:

Vật thể nằm trước mặt phẳng chiếu đối với người quan sát

Vị trí các hình chiếu: Hình chiếu bằng đặt dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên phải hình chiếu đứng

– Trong phương pháp chiếu góc thứ ba:

Vật thể nằm sau mặt phẳng chiếu đối với người quan sát

Vị trí các hình chiếu: Hình chiếu bằng đặt trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên trái hình chiếu đứng

Có thể bạn quan tâm?

  • So sánh sự khác nhau giữa phương pháp chiếu góc thứ nhất và góc thứ ba.
  • Trình bày nội dung phương pháp góc chiếu thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba.
  • Trình bày nhiệm vụ và nêu các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên ô tô.
  • Tại sao phải quy định các tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật?
  • Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào trong thiết kế?
  • Bản vẽ có các hình chiếu và hình cắt nào? Chúng được vẽ theo phương pháp chiếu góc thứ mấy?
  • Nêu vai trò của động cơ đốt trong trong sản xuất và đời sống.
  • Hình chiếu phối cảnh được xây dựng bằng phép chiếu gì? So sánh với cách xây dựng hình chiếu trục đo và cách xây dựng hình chiếu vuông góc.

Xem thêm: Yêu cầu quan trọng nhất của động cơ đốt trong kéo máy phát điện là gì?

Hình chiếu là gì? Phân loại và cách xác định hình chiếu

Hình chiếu là gì? Nghe thì có vẻ rất đơn giản vì đây là một kiến thức nằm trong chương trình học phổ thông. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu về khái niệm này một cách chính xác nhất. Vì vậy hãy tham khảo bài viết dưới đây của Palada.vn để có câu trả lời chính xác nhất về hình chiếu là gì nhé.

1/ Hình chiếu của các khối hình học

Sự khác nhau giữa các hình chiếu

1.1/ Khối đa diện

– Đa diện là mặt tạo bởi các đa giác phẳng ghép kín với nhau. Các cạnh và các đỉnh của đa giác cũng là các cạnh và các đỉnh của đa diện. Để biểu diễn khối đa diện người ta thường biểu diễn các đỉnh, các cạnh và các mặt của nó và vẽ các đường thấy, khuất. ví dụ các khối đa diện sau:

a. Khối hình hộp chữ nhật

Sự khác nhau giữa các hình chiếu

b. Khối năng trụ đáy tam giác

Sự khác nhau giữa các hình chiếu
c. Khối hình chóp đáy lục giác đều

Sự khác nhau giữa các hình chiếu

d. Khối hình chóp cụt đáy tứ giác đều

1.2/ Khối tròn

a. Mặt trụ

Mặt trụ là mặt được hình thành bởi một đường thẳng gọi là đường sinh chuyển động trên một đường cong và luôn cách một đường thẳng khác một đoạn không đổi và song song với đường thẳng đó.

Vậy biểu diễn mặt trụ trên các mặt phẳng hình chiếu chính là biểu diễn tập hợp các đường thẳng song song với một đường thẳng và cách đường thẳng đó một khoảng không đổi ví dụ hình 3.5

Sự khác nhau giữa các hình chiếu

b. Mặt nón

Mặt nón được hình thành trên bởi một đường thẳng được gọi là đường sinh chuyển động luôn đi qua một điểm cố định gọi là đỉnh nón và luôn tựa trên một đường cong gọi là đường chuẩn hoặc đáy. Ta ví dụ biểu diễn mặt nón như hình 3.6

Sự khác nhau giữa các hình chiếu

c. Mặt cầu

Mặt cầu là mặt được hình thành bằng cách quay một đường tròn quanh một đường kính của nó.

Mặt cầu có các đường bao của hình chiếu đứng và hình chiếu bằng đều là các đường tròn bằng nhau. Hình 3.7

Sự khác nhau giữa các hình chiếu

Hình chiếu là gì?

Hình chiếu là hình biểu diễn 3 chiều của đối tượng lên mặt phẳng hai chiều. Yếu tố cơ bản tạo nên hình chính là đối tượng cần chiếu, mặt phẳng chiếu và phép chiếu.

Phân loại hình chiếu

Cách phân loại những hình chiếu thông thường như sau:

Hình chiếu thẳng góc: là loại hình biểu diễn đơn giản, hình dạng và kích thước của vật thể được bảo toàn, cho phép thể hiện một cách chính xác hình dạng, kích thước của vật thể. Những mỗi hình chiếu thẳng góc chỉ thể hiện được 2 chiều nên phải sử dụng nhiều hình chiếu để biểu diễn, đặc biệt là những vật thể phức tạp.

Sự khác nhau giữa các hình chiếu

Thông thường có 3 hình chiếu phổ biến, bao gồm hình chiếu đứng (hướng từ mặt trước nhìn tới). chiếu cạnh (hướng chiếu từ bên cạnh, bên phải nhìn sang bên trái), cuối cùng là chiếu bằng (hướng chiếu từ trên nhìn xuống dưới).

Ngoài ra thì cũng có thể dùng thêm 3 hình chiếu nữa, đó là nhìn từ dưới lên trên, nhìn từ trái sang phải, nhìn từ mặt sau đến mặt trước. Trong đó những tia chiếu song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu, thể hiện các mặt của vật thể lên mặt phẳng chiếu.

Hình chiếu trục đo: bản chất của hình chiếu này thể hiện cả 3 chiều của vật thể lên mặt phẳng chiếu, những tia chiếu song song với nhau, tùy theo phương chiếu là xiên góc hay là vuông góc, theo sự tương quan biến dạng của 3 chiều mà được phân ra các loại.

Hình chiếu trục đo vuông góc

  • Hình chiếu trục đo vuông góc đều ba hệ số biến dạng theo 3 trục bằng nhau
  • Hình chiếu trục đo vuông góc cân hai trong 3 hệ số biến dạng bằng nhau từng đôi một
  • Hình chiếu trục đo vuông góc lệch 3 hệ số biến dạng theo ba trục không bằng nhau

Hình chiếu trục đo xiên góc

  • Hình chiếu trục đo xiên góc đều
  • Hình chiếu trục đo xiên góc cân
  • Hình chiếu trục đo xiên góc lệch

Hình chiếu phối cảnh: sử dụng phép chiếu xuyên tâm, những tia chiếu hội tụ về tại một điểm gọi là điểm tụ. Dựa trên số lượng của điểm tự mà chia ra hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ, 2 điểm tụ hay 3 điểm tụ.

Ngoài ra, còn có hình chiếu phối cảnh Curvilinear perspective dùng khung cơ sở là mạng đường cong, thể hiện cả hướng nhìn từ trên xuống, từ thấp từ dưới lên. Hình chiếu phối cảnh rút gọn khoảng cách Foreshortening khiến khoảng cách trông gần hơn về hướng người xem.