Sự khác nhau ấy có liên quan gì đến tính cách và số phận của mỗi nhân vật

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều

  • Dàn ý so sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều
    • Dàn ý chi tiết số 1
    • Dàn ý chi tiết số 2
  • So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều - Mẫu 1
  • So sánh vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều - Mẫu 2
  • So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều - Mẫu 3
  • So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều - Mẫu 4
  • So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều - Mẫu 5
  • So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều - Mẫu 6
  • So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều - Mẫu 7
  • So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều - Mẫu 8
  • So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều - Mẫu 9

Dàn ý so sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều

Dàn ý chi tiết số 1

1. Mở bài

- Giới thiệu: so sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều.

2. Thân bài

a. Nét giống nhau giữa tài sắc của Thúy vân và Thúy Kiều

- Đẹp thể chất

+ Hai ả tố nga

+ Mười phân vẹn mười.

- Đẹp tâm hồn

+ Mai cốt cách, tuyết tinh thần.

Êm đềm trướng rủ màn che.

Tường đông ong bướm đi về mặc ai

⇒ Ngợi ca kín đáo của nhà thơ về tâm hồn và phẩm hạnh của hai chị em.

b. Nét khác nhau giữa tài sắc của Thúy vân và Thúy Kiều

- Vẻ đẹp Thúy Vân

+ Vẻ đẹp thanh tú, miệng nàng cười như hoa nở, mái tóc nàng đen mượt, làn da trắng mịn như tuyết.

+ Dự báo cuộc đời êm ả sau này nàng (mày thua, tuyết nhường)

- Vẻ đẹp Thúy Kiều

+ Người con gái “sắc sảo, mặn mà”

+ Mắt nàng thăm thẳm như làn nước trong veo của mùa thu.

+ Dự báo cuộc đời đau khổ sau này. (hoa ghen, liễu hờn).

- Tài năng Thúy Kiều

+ Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.

+ “Thiên bạc mệnh” là dự báo tấn bi kịch” hồng nhan bạc mệnh.

3. Kết bài

- Đánh giá chung: so sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều.

Dàn ý chi tiết số 2

1. Mở bài:

Chị em Thúy Kiều là đoạn trích nằm ở phần mở đầu Truyện Kiều của Nguyễn Du – nhà thơ nhân đạo xuất sắc cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo to lớn, đồng thời cũng là đỉnh cao nghệ thuật của thơ ca tiếng Việt, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nhân vật mà đoạn trích này là một ví dụ tiêu biểu: (trích dẫn thơ)

2. Thân bài: Các ý chính:

- So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều, Nguyễn Du đã tả Thúy Vân bằng những câu thơ:

Vân xem trang trọng khác vời, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu. Nó là vẻ đẹp của sự hài hòa và dung hòa được với "xung quanh".

- Vân đã đẹp, Kiều còn đẹp hơn:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
.......
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

Thúy Kiều chẳng những rất đẹp mà còn tài hoa nữa: Kiều giỏi thơ, giỏi họa, giỏi đàn. Và tâm hồn đa sầu, đa cảm ấy còn tìm đến những khúc ca ai oán:

Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên "bạc mệnh" lại càng não nhân.

- Tả Thúy Kiều và Thúy Vân, Nguyễn Du chịu ảnh hưởng bởi quan niệm tạo hóa hay ghen ghét với những người tài sắc (Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen). Qua cách miêu tả có thể thấy, tài sắc của Thúy Kiều như báo trước một cuộc đời dữ dội với đầy gian nan, trắc trở sau này. Đoạn trích thể hiện kín đáo dụng ý nghệ thuật nêu trên của Nguyễn Du.

3. Kết bài

Qua đoạn trích này, Nguyễn Du đã hết sức trân trọng đề cao vẻ đẹp con người, vẻ đẹp hoàn thiện , hoàn mỹ của hai chị em Kiều. Đây chính là một trong những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo, nhân văn trong Truyện Kiều vậy. Tuy "mỗi người một vẻ" nhưng có thể thấy rõ vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp phúc hậu đài các, còn vẻ đẹp Thúy Kiều là vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, đa tình. Đây là nét khác biệt cơ bản giữa hai chị em.

Số phận và tính cách của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc

  • Dàn ý số phận và tính cách nhân vật Lão Hạc
  • Bài văn mẫu Số phận và tính cách nhân vật Lão Hạc
    • Bài viết số 7 đề 2 - Mẫu 1
    • Bài viết số 7 đề 2 - Mẫu 2
    • Bài viết số 7 đề 2 - Mẫu 3
    • Bài viết số 7 đề 2 - Mẫu 4
    • Bài viết số 7 đề 2 - Mẫu 5
    • Bài viết số 7 đề 2 - Mẫu 6
    • Bài viết số 7 đề 2 - Mẫu 7
    • Bài viết số 7 đề 2 - Mẫu 8
    • Bài viết số 7 đề 2 - Mẫu 9
    • Bài viết số 7 đề 2 - Mẫu 10
    • Bài viết số 7 đề 2 - Mẫu 11
    • Bài viết số 7 đề 2 - Mẫu 12
    • Bài viết số 7 đề 2 - Mẫu 13

Dàn ý số phận và tính cách nhân vật Lão Hạc

I. Mở bài:

  • Cùng với Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,... Nam Cao là một cái tên không thể thiếu khi nhắc tới những nhà văn hiện thực nhân đạo.
  • Các sáng tác của ông vừa rất mực chân thực, vừa có một ý vị triết lý mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc.
  • Truyện ngắn "Lão Hạc" là một trong những tác phẩm tiêu biểu như thế!
  • Nhân vật Lão Hạc đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về một người nông dân hiền lành, chất phác, giàu lòng nhân ái, tự trọng đáng kính.

II. Thân bài:

1. Cuộc đời – cảnh ngộ của Lão Hạc: Người nông dân nghèo khó, gặp nhiều bất hạnh:

  • Vợ mất sớm, nhà nghèo, con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su.
  • Sống cô đơn trong tuổi già, đối diện với nhiều rủi ro: ốm nặng, yếu, không có việc, hoa màu bị bão phá sạch.
  • Có con chó vàng làm bầu bạn nhưng phải bán đi vì cảnh nghèo.
  • Luôn canh cánh thương con, vì chưa lo được cho con trọn vẹn.
  • Cùng đường, phải tìm đến cái chết thương tâm.

2. Phẩm chất, nhân cách của Lão Hạc:

a. Giàu lòng nhân ái, có tấm lòng vị tha, nhân hậu

b. Là người cha vô cùng thương con, lo lắng cho con

c. Giàu lòng tự trọng.

3. Cái chết của Lão Hạc: Là một biến cố điển hình để nhân vật bộc lộ tính cách điển hình:

  • Chết để tự giải thoát kiếp sống mòn.
  • Chết vì quá thương con, muốn giữ trọn vốn liếng cho con, giữ tiếng cho con.
  • Chết để tránh bị đẩy vào con đường tha hóa, biến chất.
  • Đau đớn tự trừng phạt vì đã bán con Vàng (đã đánh lừa nó)
  • Cái chết như một sự hi sinh tàn khốc vì tương lai, nó chứng tỏ sự bế tắc của hiện tại.
  • Minh chứng cho tấm lòng lương thiện.
  • Minh chứng cho nỗi bất hạnh và phẩm giá của người nông dân Việt Nam trước cách mạng.

4. Suy nghĩ, đánh giá về nhân vật:

  • Thương xót một con người bất hạnh.
  • Trân trọng lòng tự trọng đáng quý.
  • Yêu quý một con người giàu lòng nhân ái, yêu thương con.

III. Kết bài:

  • Nhân vật Lão Hạc là một thành công nghệ thuật của Nam Cao trong việc xây dựng hình tượng người nông dân trước cách mạng tháng Tám: nghèo khổ, giàu lòng thương con, chất phác, đôn hậu, giàu lòng tự trọng...
  • Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật.
  • Cảm xúc của cá nhân (trân trọng, yêu quý nhân vật. Nhân vật đã để lại suy nghĩ gì cho bản thân?)