soạn bài phong cách ngôn ngữ khoa học (ngắn nhất)

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 12: Phong cách ngôn ngữ khoa học mới nhất, tài liệu bao gồm 8 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi THPT môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

soạn bài phong cách ngôn ngữ khoa học (ngắn nhất)

Phong cách ngôn ngữ khoa học

1. Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học mẫu 1
1.1. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học
a. Văn bản khoa học
Gồm 3 loại:
- Văn bản khoa học chuyên khoa
- Văn bản khoa học giáo khoa
- Văn bản khoa học giáo dục phổ cập
b. Ngôn ngữ khoa học
- Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học
- Tồn tại dưới hai dạng là dạng nói và dạng viết
1.2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học
a. Tính khái quát, trừu tượng
Được biểu hiện ở hai phương diện:
- Thuật ngữ khoa học
- Kết cấu văn bản
b. Tính lí trí, logic
- Từ ngữ: không dùng từ đa nghĩa, không dùng từ với nghĩa bóng
- Câu văn: là một đơn vị thông tin, yêu cầu chính xác, chặt chẽ, không dùng câu
đặc biệt và các phép tu từ cú pháp
- Cấu tạo đoạn văn, văn bản: giữa các câu, các đoạn được liên kết chặt chẽ, khoa
học
c. Tính khách quan, phi cá thể
Ngôn ngữ, câu văn có màu sắc trung hòa, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc
1.3. Luyện tập
Câu 1 (trang 76, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
a) Văn bản trình bày các nội dung khoa học:
- Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975: hoàn cảnh lịch sử văn hóa xã hội, quá trình
phát triển và thành tựu chủ yếu, đặc điểm cơ bản
- Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX: hoàn cảnh lịch sử, những chuyển
biến và một số thành tựu
b) Văn bản thuộc ngành khoa học văn học
c) Đặc điểm ngôn ngữ:
- Kết cấu văn bản nhiều chương, nhiều mục
- Sử dụng các thuật ngữ khoa học (thơ, truyện, khuynh hướng, nhà văn, sử thi,...)
Câu 2 (trang 76, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

TừTừ ngữ thông thườngThuật ngữ khoa họcĐiểmNơi chốn, địa điểmĐối tượng cơ bản của hình họcĐường
thẳngKhông bị giới hạn, không
quanh co, uốn lượnCó 1 và chỉ một đường thẳng đi qua hai
điểm khác nhauĐoạn
thẳngĐoạn không cong, không gấp
khúc, không uốn lượnCó một và chỉ một đoạn thẳng đi qua hai
điểm.Mặt
phẳngBề mặt của một vật dụng
không lồi lõmmột mặt phẳng chứa các điểm nằm trên
một mặt phẳng.gócGóc của một vật nào đóPhần mặt phẳng giới hạn bằng hai nửa
đường thẳng xuất phát từ một điểmGóc
vuônggóc cạnh mà người nhìn dễ
quan sát nhấtGóc 90 độ


Câu 3 (trang 76, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
- Thuật ngữ khoa học: khảo cổ, hạch đá, mảnh tước, di chỉ xưởng,... Đây là các
thuật ngữu của ngành khoa học lịch sử và địa lí
- Câu văn mang tính phán đoán logic: câu đầu đoạn
- Các câu liên kết chặt chẽ và mạch lạc: Câu 1: Nêu luận điểm (một phán đoán),
trong các câu 2 + 3 + 4 mỗi câu lại được tác giả dùng một dẫn chứng cụ thể, làm
nổi bật lên vấn đề cần nghị luận.
- Các thuật ngữ khoa học được sử dụng phổ biến, mang lại tính thuyết phục cao, để
lại tính thuyết phục to lớn cho người đọc.
- Những dẫn chứng sử dụng có tính thuyết phục cao, xác thực tạo nên dẫn chứng
mang tính thuyết phục cho người đọc.
Câu 4 (trang 76, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Nước giữ một vai trò đặc biệt trong cuộc sống của con người nói riêng và Trái Đất
nói chung. Nước chiếm ¾ diện tích của Trái Đất với các đại dương sông lớn, vô số
biển và ao hồ, sông suối. Nước đóng vai trò quan trọng trong các tế bào sinh học
và quyết định trực tiếp đến thời tiết, khí hậu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây,
ô nhiềm nguồn nước đang trở thành vấn nạn, nỗi lo lắng ở nhiều nơi. Vì vậy, mỗi
chúng ta cần chung tay, góp sức để bảo vệ nguồn nước.
2. Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học mẫu 2
2.1. VĂN BẢN KHOA HỌC VÀ NGÔN NGỮ KHOA HỌC
2.1.1. Văn bản khoa học
Đọc kĩ và nắm bắt cách diễn đạt của các văn bản sau:
a) Văn bản về một đất nước thống nhất của Phan Ngọc.
b) Văn bản về định nghĩa véctơ trong Hình học 10, 2006.
c) Văn bản về trẻ em suy dinh dưỡng của Lê Thị Hải.
Nhận xét: Các văn bản trên đều được diễn đạt bằng ngôn ngữ khoa học (khoa học
xã hội nhân văn hoặc khoa học tự nhiên); chúng đều là văn bản khoa học, một kiểu
văn bản rất thông dụng và cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay của chúng
ta. (Tìm thêm những văn bản khoa học khác để minh họa).
Tuy đều sử dụng ngôn ngữ khoa học và phục vụ giao tiếp trong lĩnh vực khoa học,
nhưng các văn bản khoa học có thể phân chia thành ba loại:
a) Các văn bản chuyên sâu, bao gồm: chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận,
báo cáo khoa học, dự án,... Những văn bản này đòi hỏi phải chính xác về thông tin,
lôgic trong tập luận, phải chặt chẽ nghiêm ngặt trong kiến giải. Loại văn bản này
thường giới hạn trong những chuyên ngành khoa học. (văn bản a)
b) Các văn bản dùng để giảng dạy các môn khoa học, bao gồm: giáo trình, giáo
án... giảng dạy các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn. Những
văn bản này ngoài yêu cầu về khoa học còn có yêu cầu về sư phạm, tức là phải
trình bày nội dung từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, phù hợp với trình độ học sinh
theo từng cấp, từng lớp, có định lượng kiến thức từng tiết, từng bài. (văn bản b)
c) Các văn bản phổ biến khoa học (khoa học đại chúng), bao gồm: sách phổ biến
khoa học, các bài báo, bút kí khoa học, phê bình, điểm sách, nhằm phổ biến rộng
rãi kiến thức khoa học trong đông đảo bạn đọc. Loại văn bản này yêu cầu viết cho
dễ hiểu, hấp dẫn. Vì vậy có thể dùng lối miêu tả, bút ký, dùng cách ví von so sánh
và các biện pháp tu từ, sao cho ai cũng có thể hiểu được và có thể đưa khoa học
vào cuộc sống, (văn bản c)
Chú ý:
Các kiểu đề văn về nghị luận (giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận)
là những bài tập luyện kỹ năng lập luận nhằm tạo các văn bản khoa học từ
dễ đến khó, từ thấp đến cao.
2.1.2. Ngôn ngữ khoa học
Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các loại văn bản khoa học,
trong phạm vi giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: khoa học tự nhiên
(Toán, Lí, Hóa, Sinh,...) và khoa học xã hội nhân văn (Triết học, Xã hội học,
Giáo dục học, Tâm lí học, Sử học, Chính trị kinh tế học,...).
Ngôn ngữ khoa học phần lớn sử dụng dạng viết, cũng có thể sử dụng ở dạng
nói (hội thảo, diễn giải, nói chuyện,...), nhưng dù ở dạng nào cũng có những
đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học.
2.2. ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
Ngôn ngữ khoa học khác ngôn ngữ thuộc các phong cách về mặt từ ngữ và cú
pháp, đặc biệt là cách trình bày, lập luận trong một văn bản khoa học.
2.2.1. Nhận xét về từ ngữ và câu văn trong văn bản khoa học
a) Từ ngữ trong các văn bản khoa học phần lớn cũng là những từ ngữ thông
thường.
Ví dụ: Ta hãy, Thế nào là, và luôn thể... (đoạn văn của Hoài Thanh).
Nhưng những từ ngữ này chỉ có một nghĩa. Văn bản khoa học không dùng từ đa
nghĩa, không dùng từ theo nghĩa bóng và ít dùng các biện pháp tu từ.
b) Văn bản khoa học có một số lượng nhất định các thuật ngữ khoa học.
Ví dụ: vectơ, đoạn thẳng (hình học); thơ, thơ cũ, thơ mới, thơ tự do... (nghiên cứu
văn học). Thuật ngữ khoa học là những từ chứa đựng khái niệm cơ bản của chuyên
ngành khoa học, là công cụ để tư duy khoa học. Những thuật ngữ đó có thể được
xây dựng từ những từ ngữ thông thường, ví như trong hình học có: điểm, đường,
đoạn thẳng, góc,..., cũng có thể vay mượn từ hệ thống ngôn ngữ khoa học nước
ngoài như: ôxi, hiđrô, cacbonat canxi (hóa học),...
Thuật ngữ về lớp từ vựng khoa học chuyên ngành mang tính khái quát, tính trừu
tượng và tính hệ thống, không giống với từ ngữ thông thường mà người dân sử
dụng khi giao tiếp hằng ngày.
c) Ngoài ra, trong văn bản khoa học còn sử dụng các kí hiệu bằng chữ số Ả Rập
(1,2, 3,...), chữ số La Mã (I, II, III,...), những con chữ (a, b, c,...), những biểu đồ,
công thức trừu tượng. Như vậy, tính trừu tượng là một đặc trưng khái quát của
ngôn ngữ khoa học.
d) Câu văn trong văn bản khoa học là một đơn vị thông tin, đơn vị phán đoán,
lôgic, được xây dựng từ hai khái niệm khoa học trở lên theo một quan hệ nhất định.
Ví dụ:
- Quả đất là một hành tinh quay xung quanh mặt trời.
Câu văn trong văn bản khoa học đòi hỏi tính chính xác không phải bằng cảm nhận
mà bằng phán đoán lí trí chặt chẽ, đúng đắn. Câu phải dựa trên cú pháp chuẩn,
không dùng câu đặc biệt, không dùng biện pháp tu từ cú pháp. Văn bản khoa học
phải chính xác về từ ngữ, khái niệm, các nhận định đánh giá cũng phải chuẩn xác
(xem các ví dụ về cách viết sai của học sinh trong sách giáo khoa). Như vậy, tính lí
trí là một đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học.
e) Nét chung nhất của ngôn ngữ khoa học là thứ ngôn ngữ phi cá thể: ít mang màu
sắc cá thể. Tính phi cá thể trong sử dụng ngôn ngữ là đặc trưng thứ ba của ngôn
ngữ khoa học, trái với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngộn ngữ
nghệ thuật mang dấu ấn cá thể của người sử dụng.
2.2.2. Định nghĩa phong cách ngôn ngữ khoa học
Phong cách ngôn ngữ khoa học là phong cách ngôn ngữ trong các văn bản khoa
học mang các đặc trưng cơ bản là tính trừu tượng, tính lí trí và tính phi cá thể, thể
hiện ở những yêu cầu dùng từ đặt câu và tạo văn bản.
2.3. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Đọc lại bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám
1945 đến hết thế kỉ XX để trả lời ba câu hỏi trong bài tập.
Nội dung thông tin là những kiến thức khoa học: khoa học văn học, chính
xác hơn là khoa học Lịch sử văn học
Phương pháp nghiên cứu : Sử dụng luận chứng (sự phát triển của xã hội từ
cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX) và trình bày các luận
điểm về phát triển văn học
Văn bản này thuộc loại văn bản khoa học giáo khoa, dùng để giảng dạy
trong nhà trường. Vì vậy một mặt trình bày kiến thức văn học sử, mặt khác
cần phải làm cho hs tiếp nhận ghi nhớ và có kĩ năng vận dụng để hiểu khái
quát một giai đoạn văn học trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam
Ngôn ngữ khoa học: dùng nhiều thuật ngữ khoa học
Bài tập 2. Giải thích và phân biệt những từ ngữ khoa học với từ ngữ thông thường
qua các ví dụ trong môn Hình học: điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, mặt phẳng,
góc, đường tròn, góc vuông, ...
(Gợi ý: Căn cứ vào ba đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ khoa học ở lĩnh vực hình
học để phân biệt với từ ngữ thông thường tương ứng.)
Bài tập 3:
Thuật ngữ: khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảnh tước, rìu tay, di chỉ, công cụ
đá...
Tính lí trí và logic: thể hiện ở lập luận:
o Câu đầu: nêu lên luận điểm
o Các câu sau: nêu các luận cứ, cứ liệu thực tế
Kết cấu diễn dịch
3. Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học mẫu 3
3.1. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1. Văn bản khoa học
Các văn bản khoa học có thể phân chia thành ba loại.
Các văn bản chuyên sâu
b. Các văn bản văn bản dùng để giảng dạy các môn khoa học
c. Các văn bản phố biến khoa học (khoa học đại chúng)
Câu 2. Ngôn ngữ khoa học
Khái niệm: Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh
vực khoa học, tiêu biểu là trong văn bản khoa học.
3.2. Luyện tập
Câu 1: Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết
thế kỉ XX là một văn bản khoa học:
a. Văn bản đó trình bày nội dung khoa học về lịch sử văn học Việt Nam từ 1945
đến hết thế kỉ XX, cụ thể là:
- Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết 1975:
+ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.
+ Các chặng đường văn học và những thành tựu chính.
+ Những đặc điểm cơ bản
- Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX:
+ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.
- Những chuyển biến và một số thành tựu.
b. Văn học đó thuộc ngành khoa học xã hội.
c. Văn bản này được viết bằng ngôn ngữ khoa học
- Hệ thống đề mục được sắp xếp từ lớn đến nhỏ, từ khái quát đến cụ thể.
- Sử dụng nhiều thuật ngữ khoa học xã hội, đặc biệt là thuật ngữ văn học (Ví dụ:
Đường lối văn nghệ, truyện ngắn, kí, thơ, đề tài, chủ đề, khuynh hướng sử thi, xu
hướng văn học, cảm hứng lãng mạn, tính nhân bản, nhân văn, )
Câu 2.
- Kết cấu văn bản rõ ràng, chặt chẽ do các câu, các đoạn được sắp xếp theo trật tự
mạch lạc, làm nổi bật lập luận trong từng đoạn, cả bài.
Câu 3. Đoạn văn mang nhiều thuật ngữ khoa học: khảo cổ, hạch đá, mảnh tước, di
chỉ xương,

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống