Soạn bài ôn tập về văn biểu cảm năm 2024

1. Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi gợi lòng đồng cảm của người đọc.

2. Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình; gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút,...

3. Tình cảm trong văn biểu cảm là những tình cảm tốt đẹp thấm nhuần tư tưởng nhân văn.

4. Ngoài biểu cảm trực tiếp, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khơi gợi tình cảm, biểu cảm gián tiếp.

II - HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

1. Văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau ở chỗ: Văn miêu tả làm cho người ta hình dung được sự vật với hình dáng, màu sắc, đặc điểm, công dụng của sự vật. Còn văn biểu cảm thể hiện tình cảm, thái độ của người viết đốì với sự vật đó. Văn biểu cảm cũng có khi sử dụng biện pháp miêu tả, nhưng đó chỉ là phương tiện để khơi gợi hay bộc lộ tình cảm; nó không lây miêu tả làm mục đích.

2. Văn biểu cảm khác văn tự sự ở chỗ: Văn tự sự kể lại sự việc có khởi đầu, có diễn biến và có kết quả. Văn biểu cảm chỉ dùng tự sự làm nền, làm cớ đê bộc lộ cảm xúc. Tự sự trong văn biểu cảm không đi sâu vào nguyên nhân, kết quả, mà chỉ cốt để bộc lộ cảm xúc.

3. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm nền, làm giá đỡ cho tình cảm, cảm xúc của tác giả được bộc lộ. Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể. Tình cảm của con người chỉ nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể. Ví dụ: tình cảm chan hoà, yêu mến thiên nhiên của Nguyễn Trãi thể hiện qua việc kể và tả cảnh ồ Côn Sơn: có suối nước, có đá rêu phơi, có rừng thông, bóng trúc (Bải ca Côn Sơn).

4. Với đề bài Cảm nghĩ mùa xuân (cũng như bất kì đề bài nào) cần phải qua các bước như sau:

- Tìm hiểu đề

- Lập ý (xác định suy nghĩ về những điều gì của mùa xuân)

- Lập dàn bài

- Viết bài

- Đọc lại và sửa chữa.

Tìm ý cho bài này là tìm xem với mùa xuân, có thể gợi những xúc cảm về điều gì: Mùa xuân là khỏi đầu của một năm. Mùa xuân là mùa cây đâm chồi nảy lộc, nở hoa; đó là mùa sinh sôi. Mùa xuân là mùa của những dự định. Các ý đó có thể sắp xếp theo trình tự mà người viết muốn thể hiện.

5. Bài văn biểu cảm thường sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, điệp ngữ. Ngôn ngữ văn biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ

Trong nội dung soạn bài Ôn tập văn bản biểu cảm hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các em ôn tập toàn bộ kiến thức về văn biểu cảm, nhận biết được sự khác nhau giữa văn miêu tả, tự sự với văn biểu cảm và có kĩ năng thực hành viết văn biểu cảm.

Hướng dẫn giải:

Các em đã học 9 bài về văn biểu cảm và làm 2 bài tập làm văn về văn biểu cảm (Loài cây em yêu và Cảm nghĩ về người thân). Như vậy, các em đã có một số hiểu biết nhất định về văn biểu cảm và cũng đã được rèn luyện kĩ năng về cách làm kiểu văn này. Trong bài ôn tập, cân chốt lại một số vấn đề quan trọng của văn bản biểu cảm.

Câu 1. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm Văn miêu tả nhằm tái hiện lại đối tượng người, vật, cảnh vật) sao cho người ta cảm nhận được nó; còn văn biểu cảm miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của nó mà nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình. Do đặc điểm này mà văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.

Câu 2. Sự khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm Văn tự sự nhằm kể lại một câu chuyện (sự việc) có đầu, có đuôi, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả; còn trong văn biểu cảm, tự sự chỉ làm nền để nói lên cảm xúc qua sự việc. Do đó tự sự trong văn biểu cảm thường nhớ lại những sự việc trong quá khứ, những sự việc để lại ấn tượng sâu đậm, chứ không cần đi sâu vào nguyên nhân, kết quả.

Câu 3. Vai trò và nhiệm vụ của tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho tác giả bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể, bởi vì tình cảm, cảm xúc của con người nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể.

Câu 4. Thực hiện qua 3 bước: tìm hiểu đề và tìm ý; lập dàn bài; viết thành bài văn biểu cảm.

Câu 5. Qua các bài, đoạn văn biểu cảm đã học, em hãy thống kê lại các biện pháp tu từ mà tác giả đã dùng và nêu tác dụng biểu cảm của nó. Từ đó, em có thể chứng minh: ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ và giải thích lí do.

----HẾT-----

Soạn bài Ôn tập văn bản biểu cảm là một nội dung, bài học hay trong SGK Ngữ Văn 7. Sau phần học này chúng ta tiếp tục chuẩn bị trả lời câu hỏi, Soạn bài Chuẩn mực sử dụng từ cùng với phần Soạn bài Chơi chữ để học tốt môn Ngữ Văn lớp 7 hơn.

- Văn biểu cảm là kiểu văn bản bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của con người đối với thiên nhiên, cuộc sống.

- Các yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm:

+ Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, hãy dùng phương thức miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.

+ Các yếu tố miêu tả có vai trò làm nền tảng cho cảm xúc của người đọc, người viết.

+ Không thể biểu cảm một cách sâu sắc khi không có các yếu tự sự và miêu tả lợp lý.

- Các yếu tố tự sự trong văn biểu cảm:

+ Các yếu tố tự sự góp phần làm cho bài văn biểu cảm thêm cụ thể, sinh động hơn.

+ Cách tự sự góp phần khêu gợi cảm xúc, hồi tưởng về quá khứ cho người đọc.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy phân biệt văn tự sự và văn biểu cảm.

Gợi ý trả lời:

- Văn tự sự: Yêu cầu kể lại 1 câu chuyện (sự việc) có đầu có cuối; có nguyên nhân, diễn biết, kết quả nhằm tái hiện những sự kiện hoặc những kỉ niệm trong ký ức để người đọc, người nghe có thể nhớ, kể lại và hiểu về câu chuyện đó.

- Văn biểu cảm:

+ Thường là nhớ lại những sự việc trong quá khứ, những sự việc để lại ấn tượng sâu đậm, từ đó nói lên cảm xúc qua sự việc.

+ Yếu tố tự sự trong văn biểu cảm không đi sâu vào nguyên nhân, kết quả của câu chuyện (sự việc) mà chỉ mang vai trò khêu gợi tình cảm của người viết.

Câu 2: Em hãy trình bày những hiểu biết của bản thân về cách làm một bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học.

Gợi ý trả lời:

- Bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.