So sánh vinasat 1 và vinasat 2

Công nghệ thông tin và viễn thông đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế các nước nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Các nước phát triển với lợi thế rất lớn về công nghệ đã và đang xây dựng các thành phố thông minh, thành phố điện tử hiện đại tạo ra cuộc sống vô cùng tiện lợi cho cư dân của mình.

Xu hướng hội tụ công nghệ thông tin, viễn thông (dịch vụ thoại, internet băng thông rộng, truyền hình kỹ thuật số, công nghệ viễn thám, …) đòi hỏi có đường truyền dữ liệu đa dạng về hình thức với dung lượng đường truyền lớn. Trên thế giới, các loại hình dịch vụ vệ tinh đã và đang rất phát triển đáp ứng được nhu cầu đó.

Với đặc điểm của thông tin vệ tinh là khả năng phủ sóng rộng, không bị giới hạn bởi địa giới hành chính, việc thiết lập đường truyền đơn giản, nhanh chóng nên khi nền kinh tế phát triển việc các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thuê vệ tinh, thuê kênh của quốc tế là một nhu cầu tất yếu. Trên thế giới, số lượng các vệ tinh được phóng lên quỹ đạo ngày càng tăng, kèm theo đó việc sử dụng phổ tần số vô tuyến điện dành cho thông tin vệ tinh cũng tăng lên nhanh chóng. Với những ưu điểm nổi bật của mình về khả năng truyền dẫn, khả năng cung cấp dịch vụ băng rộng, các dịch vụ truy nhập Internet băng rộng, truyền hình số chất lượng cao và với phát triển của các nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương thì thị trường thông tin vệ tinh của khu vực này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, cho thấy tiềm năng to lớn đối với loại hình dịch vụ này.

So sánh vinasat 1 và vinasat 2

Chuẩn bị dự án phóng vệ tinh đầu tiên (vệ tinh VINASAT-1) vào vị trí 132 độ Đông nằm cách mặt đất khoảng 38,638 Km, theo yêu cầu của Liên minh Viễn thông thế giới (ITU), Việt nam đã thực hiện các thủ tục đăng ký vị trí quỹ đạo và phối hợp tần số từ năm 1996 và phải thực hiện đàm phán thỏa thuận với 27 quốc gia, trong đó có: Indonesia, Nhật Bản; Nga; Trung Quốc; Tonga; Anh; Pháp; Thái Lan… . Sau hơn 10 năm thực hiện các thủ tục phối hợp tần số quỹ đạo vệ tinh hết sức phức tạp, đầu năm 2008 về cơ bản hoàn thành phối hợp với các mạng vệ tinh xung quanh vị trí quỹ đạo 132E để sẵn sàng phóng vệ tinh VINASAT-1.

Ngày 19/4/2008, tên lửa Ariane 5 của Arianespace đã đưa vệ tinh VINASAT-1 của Việt Nam vào quỹ đạo. Sự kiện này đánh dấu "chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên không gian" bước đầu thực hiện giấc mơ “không gian” phát triển mở rộng, hình thành mạng lưới viễn thông đồng bộ từ hệ thống cáp quang, hệ thống vô tuyến đến hệ thống thông tin vệ tinh đảm bảo thông tin liên lạc luôn được thông suốt trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết. Vệ tinh VINASAT-1 thực sự đã là cầu nối truyền thông quan trọng với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Vệ tinh VINASAT-1 sẽ giúp ngành viễn thông công nghệ thông tin cất cánh, đưa hệ thống thông tin truyền thông Internet, phát thanh, truyền hình tới các vùng sâu, vùng xa, miền núi hải đảo. Bằng việc có vệ tinh VINASAT-1 trên quỹ đạo, Việt Nam sẽ có khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ viễn thông không chỉ trong nước mà còn cả ở nước ngoài không còn phải phụ thuộc vào việc thuê kênh vệ tinh của nước ngoài.

Quá trình cho thuê dung lượng bộ phát đáp của vệ tinh VINASAT-1 rất khả quan, hiện tại đã khai thác hết dung lượng băng tần Ku và trên 80% dung lượng băng tần C. Thường khi sử dụng khoảng 70% dung lượng vệ tinh hiện tại là phải nghĩ đến việc xây dựng vệ tinh tiếp theo. Điều này cho thấy nhu cầu cần thiết phóng vệ tinh VINASAT-2 nối dài giấc mơ không gian, chắp cánh mở rộng cho vệ tinh VINASAT-1, vệ tinh thế hệ đầu tiên của Việt nam.

So sánh vinasat 1 và vinasat 2

Giấc mơ đó đã trở thành hiện thực bởi không chỉ “cắm mốc chủ quyền” với vị trí 132 độ Đông, Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin Truyền thông) - trong đó Cục Tần số vô tuyến điện là đơn vị chủ trì đã đăng ký thành công vị trí quỹ đạo khác sẵn sàng cho việc phóng vệ tinh VINASAT-2.

Phải nói rằng việc dành được vị trí quỹ đạo sẵn sàng cho việc phóng vệ tinh thứ 2 của Việt Nam cho thấy một tầm nhìn chiến lược, một quyết sách đúng đắn. Trong quá trình phối hợp cho dự án VINASAT-1, Cục Tần số VTĐ đã nhận thấy tương lai Việt Nam sẽ không chỉ phóng một vệ tinh duy nhất, mà sẽ là một chuỗi vệ tinh để hình thành nên một hệ thống mạng vệ tinh đầy đủ, tin cậy (có dự phòng) để cung cấp cho nhu cầu sử dụng thông tin vệ tinh trong nước và quốc tế. Ngay từ khi chưa thực hiện phóng vệ tinh VINASAT-1, Cục Tần số VTĐ đã gửi các văn bản tới các doanh nghiệp Việt Nam để chủ động tìm hiểu khả năng sử dụng thông tin vệ tinh, khả năng phóng vệ tinh viễn thông hoặc các doanh nghiệp có thể liên doanh với các đối tác của nước ngoài để phóng vệ tinh. Vị trí quỹ đạo ngày càng chật chội, việc hoàn thành phối hợp với các mạng vệ tinh xung quanh một vị trí quỹ đạo được đăng ký mới vô cùng khó khăn điều này thể hiện rõ qua thực tế phối hợp cho dự án VINASAT-1. Trước tình hình đó, Cục Tần số VTĐ đã có đề xuất mang tính chiến lược, đó là tìm kiếm vị trí quỹ đạo trong băng tần quy hoạch. Băng tần này được thế giới qui hoạch với mục đích là để phân bổ cho mỗi nước một vị trí quỹ đạo (“của để giành”) với vùng phủ chỉ phủ quốc gia (nội địa) để tạo điều kiện cho các nước ít nhất cũng có một vị trí quỹ đạo để phóng vệ tinh trong tương lai, trong đó Việt Nam được phân bổ vị trí quỹ đạo 107 độ Đông. Vì qui hoạch cho các nước nên các tham số kỹ thuật được phân bổ không thuận lợi cho việc khai thác vệ tinh thương mại như đường kính anten băng tần C sử dụng là 7 mét, băng tần Ku là 3 mét. Mặc dù vậy, Cục Tần số VTĐ đã nghiên cứu, phân tích và nhìn thấy khả năng đăng ký vị trí quỹ đạo mới trong băng tần qui hoạch để khai thác vệ tinh thương mại với đường kính anten nhỏ hơn.

Năm 2003, Cục Tần số đã đăng ký vị trí quỹ đạo 103 độ Đông. Với tầm nhìn chiến lược đó, Cục Tần số VTĐ đã cử đội ngũ chuyên gia của mình - những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phối hợp tần số quỹ đạo vệ tinh liên tục tham gia các nhóm nghiên cứu của của Liên minh viễn thông quốc tế để nắm bắt từng qui định cụ thể, chi tiết và hết sức phức tạp của Thể lệ tần số vô tuyến điện quốc tế (luật quốc tế), qua đó không chỉ hiểu luật quốc tế mà còn có thể tham gia trực tiếp sửa đổi các điều khoản qui định có lợi cho Việt Nam tại các hội nghị này.

Đây là một quyết định hết sức quan trọng để thực hiện tầm nhìn chiến lược dành vị trí quỹ đạo trong băng tần qui hoạch. Bởi với việc tham gia liên tục các nhóm nghiên cứu của của Liên minh viễn thông quốc tế, Cục Tần số VTĐ đã có những đóng góp trực tiếp để giảm kích thước đường kính anten theo qui định sử dụng trong băng tần này. Và trên hết là với tình hình thảo luận qua 04 năm (từ năm 2003 đến năm 2007) tại các nhóm nghiên cứu, Cục Tần số VTĐ đã dự đoán khả năng thay đổi qui định sau Hội nghị vô tuyến thế giới năm 2007 (WRC-07) đó là sẽ xóa bỏ việc cho phép dịch chuyển vị trí quỹ đạo đã đăng ký sang vị trí mới mà vẫn giữ nguyên được quyền ưu tiên. Chính vì thế trước Hội nghị WRC-07, Cục Tần số đã dịch vị trí quỹ đạo từ 103oE sang các vị trí 131.8oE. Việc dịch chuyển vị trí quỹ đạo này giúp Việt Nam giảm được các mạng vệ tinh phải phối hợp và tránh được can nhiễu lớn với mạng vệ tinh của Liên Bang Nga. Và quả thực, sau Hội nghị WRC-07, việc di chuyển vị trí quỹ đạo đã không còn được phép thực hiện. Đây là một thành công rất lớn của Cục Tần số VTĐ trong việc vận dụng Thể lệ (luật quốc tế) và kỹ thuật để dịch chuyển thành công, đăng ký vào bảng tần số chủ của ITU vị trí quỹ đạo 131.8oE.

Với bản lĩnh, kinh nghiệm trong hơn 10 năm đăng ký, phối hợp tần số quỹ đạo cho vệ tinh VINASAT-1, được cọ sát liên tục trong môi trường quốc tế, các chuyên gia Cục Tần số VTĐ đã tìm mọi cách tối ưu các tham số kỹ thuật, tự viết phần mềm thiết kế vùng phủ vệ tinh, chạy đi chạy lại nhiều lần phần mềm của ITU để dần từng bước loại bỏ can hết can nhiễu. Cuối cùng trước một tuần ngày hết hạn qui định của ITU, Cục Tần số VTĐ đã tìm ra các tham số tối ưu, vùng phủ vệ tinh tối ưu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện, qui định của ITU để đăng ký thành công vị trí quỹ đạo 131.8oE sẵn sàng cho việc phóng vệ tinh VINASAT-2. Việc lựa chọn vị trí quĩ đạo 131.8oE mang tính chiến lược cao vừa để đảm bảo dung lương vệ tinh cho Việt Nam và dự phòng dung lưượng cho vệ tinh cho quốc gia và làm thuận lợi hơn cho người sử dụng có thể sử dụn anten thu đồng thời hai vệ tinh.

Như vậy, Việt Nam là một trong những nước đi đầu và thành công trong việc dành vị trí quỹ đạo trong băng tần qui hoạch vị trí 131.8 đô Đông. Vị trí này hết sức quý giá trong bối cảnh vị trí quỹ đạo là một nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm. Điều này đã khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế trong vấn đề đăng ký, phối hợp tần số quỹ đạo vệ tinh; - trình độ, năng lực của đội ngũ chuyên gia Cục Tần số VTĐ tiếp tục được nhiều nước trong Liên minh Viễn thông quốc tế ghi nhận, đánh giá cao và một trong những chuyên gia đó hiện đang làm việc tại ITU (trụ sở tại Thụy Sỹ) với tư cách là chuyên gia hàng đầu thế giới (chuyên viên cao cấp vị trí P4/P5) trong vấn đề xử lý đăng ký, phối hợp tần số quỹ đạo vệ tinh trong băng tần qui hoạch.

Với các vị trí quỹ đạo dành được, ngày 18-07-2008 Bộ Thông tin và Truyền thông đã có công văn gửi 11 Công ty trong nước có hạ tầng mạng viễn thông, Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt nam để lấy ý kiến của các đơn vị này trong việc sử dụng các vị trí quỹ đạo của Việt Nam đã đăng ký với ITU.

VNPT đã đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận cho VNPT được sử dụng các vị trí quỹ đạo 131.8E. Bộ Thông tin và Truyền thông đã đồng ý cấp phép cho VNPT được sử dụng vị trí quỹ đạo 131.8E.

Ngày 11/5/2010, tại Hà Nội, VNPT và Công ty Lockheed Martin Commercial Space Systems - Tập đoàn Lockheed Martin (Hoa Kỳ) đã ký kết Hợp đồng gói thầu “Cung cấp vệ tinh, thiết bị trạm điều khiển và dịch vụ phóng” thuộc dự án phóng vệ tinh viễn thông VINASAT-2 vào quý II năm 2012 chính thức biến giấc mơ chắp cánh cho VINASAT-1 trở thành hiện thực.

Vệ tinh VINASAT-2 có công suất, trọng lượng lớn hơn, số bộ phát đáp nhiều hơn (VINASAT-2 có 24 bộ phát đáp trong khi VINASAT-1 chỉ có 20 bộ phát đáp) có thời gian sống 15 năm. Với thực tế việc kinh doanh băng tần Ku thuận lợi, VINASAT-2 chỉ được xây dựng với băng tần Ku. VINASAT-2 cũng đã được thiết kế với nhiều giải pháp kỹ thuật kết hợp với kết quả phối hợp tần số quỹ đạo vệ tinh sẽ có các vùng phủ linh hoạt mở rộng khả năng phục vụ nhu cầu khách hàng các nước trong khu vực. Cùng với VINASAT-1, vệ tinh VINASAT-2 sẽ tạo thành một hệ thống vệ tinh có khả năng dự phòng về dung lượng và giảm thiểu rủi ro giữa các vệ tinh, củng cố an ninh, an toàn cho mạng viễn thông quốc gia, đồng thời đem lại lợi ích chung cho cộng đồng, góp phần tăng cường khả năng khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên tần số quỹ đạo vệ tinh. Chất lượng và các chỉ tiêu kỹ thuật của vệ tinh VINASAT-1 và VINASAT-2 tốt hơn so với các vệ tinh khác trong khu vực.

Để bảo giảm thiểu rủi ro (vệ tinh phải đưa vào sử dụng trước ngày 8/6/2012, nếu không sẽ mất vị trí quỹ đạo), Tại Hội nghị vô tuyến thế giới năm 2012 WRC-12, Cục Tần số đã đề nghị Hội nghị xem xét và cho phép hồ sơ mạng vệ tinh VINASAT-FSS-131E-III (131.8E) của Việt nam được kéo dài 01 năm trong trường hợp trễ phóng do phóng kèm. Đề nghị của Việt Nam đã được Hội nghị chấp thuận, thông qua và ủy quyền cho RRB xem xét (được ghi tại biên bản của Hội nghị). Đây là một thành công lớn, giúp Việt Nam có cơ hội giữ được vị trí quỹ đạo trong trường hợp phóng trễ do phóng kèm.

Vệ tinh VINASAT

VINASAT-1 là một vệ tinh viễn thông địa tĩnh, sau khi phóng lên có thể cung cấp dịch vụ đường truyền vệ tinh để phát triển các dịch vụ ứng dụng như dịch vụ thoại, truyền hình, thông tin di động, truyền số liệu, Internet, các dịch vụ đào tạo và y tế từ xa, truyền tin cho ngư dân trên biển, dự báo thời tiết, đảm bảo an ...

VINASAT

(Chinhphu.vn) – Lúc 5h13 phút ngày 16/5 (theo giờ Hà Nội), tên lửa mang vệ tinh VINASAT-2 rời bệ phóng từ Trung tâm Vũ trụ Châu Âu trên đảo Guiana thuộc Pháp. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã theo dõi quá trình phóng vệ tinh này từ trụ sở của Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông VNPT (Hà Nội).

Vệ tinh VINASAT

VINASAT-2 là vệ tinh viễn thông địa tĩnh của Việt Nam do nhà thầu Lockheed Martin - đối tác cung cấp VINASAT-1, sản xuất trên nền tảng khung A2100. Vệ tinh VINASAT-2 được phóng vào lúc từ 5 giờ 13 phút (giờ Hà Nội) ngày 16 tháng 5 năm 2012 tại bãi phóng Kourou ở Guyana bằng tên lửa Ariane-5 ECA.

Vệ tinh VINASAT

Tham gia vào quỹ đạo địa tĩnh 132 độ Đông, cách trái đất gần 36.000 km, VINASAT-1 chính thức cắm mốc chủ quyền Việt Nam trên vũ trụ. Bệ phóng tên lửa Ariane 4 vẫn đang được lưu lại để làm nơi tham quan. Xe bọc thép quân đội tuần tiễu bảo vệ nghiêm ngặt sân bay vũ trụ Kourou.