So sánh tự tình 2 vs song năm 2024

Câu 1: Nên hiểu như thế nào về ý nghĩa của từ “về chơi”? Có thể thay thế bằng các từ cùng trường nghĩa như: Sao em không về thăm thôn Vĩ?

Câu 2: Hình ảnh “nắng mới lên” gợi cho em vẻ đẹp như thế nào? Hãy so sánh với hình ảnh “nắng” được sử dụng trong các trường hợp sau:

  1. Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng (“Mùa xuân chín”- Hàn Mặc Tử)

  1. Pháo đã nổ đưa xuân về vang động

Vườn đầy hoa ríu rít tiếng chim trong

Cỏ non biếc giật mình chờ nắng rụng (“Xuân về”-Chế Lan Viên)

  1. Nắng xuân tươi trên thân dừa xanh dịu

Tàu cau non lấp loáng muôn gương xanh

Ánh nhởn nhơ đùa quả non trắng phếu

Và chảy tan qua kẽ lá cành chanh. (“Xuân lòng”- Tố Hữu)

Câu 3: Cảm nhận của em về hình ảnh so sánh “xanh như ngọc”. So sánh với sắc xanh trong những câu thơ dưới đây:

  1. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao (“Thu Vịnh”- Nguyễn Khuyến) b. Một vùng cỏ mọc xanh rì (“Truyện Kiều”- Nguyễn Du) c. Suối dài xanh mướt nương ngô (“Sáng tháng năm”-Tố Hữu) d. Quê hương tôi có con sông xanh biếc

(“Nhớ con sông quê hương”- Tế Hanh)

Bài tập 2

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si. Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

(“Vội vàng”- Xuân Diệu)

Câu 1: Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả bức tranh mùa xuân. Qua đó giúp anh (chị) cảm nhận bức tranh mùa xuân và cảm xúc của tác giả như thế nào?

Câu 2: Theo anh (chị), cách so sánh“tháng giêng ngon như một cặp môi gần” có gì đặc biệt? Cách so sánh đó có khác gì với cách so sánh ở hai câu thơ sau:

Mai cốt cách, tuyết tinh thần

Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười (“Truyện Kiều”, Nguyễn Du)

Câu 3: Xác định cách ngắt nhịp của các câu thơ trong đoạn thơ trên. Cách ngắt nhịp đó có tác dụng gì trong việc bộc lộ mạch cảm xúc của tác giả?

Bài tập 3:

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ. Bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

(“Tràng giang”, Huy Cận)

Câu 1: Xác định các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ tác giả sủ dụng để miêu tả cảnh hoàng hôn và tâm trạng thương nhớ quê hương của tác giả!

Câu 2: Câu thơ “Chim nghiêng cánh nhỏ. Bóng chiều sa” về hình thức có gì đặc biệt?Cảm nhận của em về ý thơ.

Câu 3: Hai câu thơ “Lòng quê dợn dợn vời con nước. Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” gợi cho em nhớ đến câu thơ nào của nhà thơ Thôi Hiệu trong bài “Hoàng Hạc lâu”? Em hiểu thế nào về từ “dợn dợn”?Ý thơ của Huy Cận có gì khác so với hai câu thơ của nhà thơ Thôi Hiệu?

Bài tập 4:

Đọc 2 câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ngày qua ngày lại qua ngày

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.

(“Tương tư”- Nguyễn Bính)

Câu 1: Theo anh (chị) tác giả dùng từ “nhuộm” trong câu thơ trên có gì đặc biệt? Có thể thay thế từ khác cùng trường nghĩa: Lá xanh giờ đã thành cây lá vàng không?

Giá trị nhân văn, nhân đạo cao đẹp trong sáng tác của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương nổi bật ở điểm nào sau đây?

A

Là tiếng cười mỉa mai những thói hư, tật xấu của bọn công tử nhà giàu.

B

Là khát vọng cháy bỏng của người dân về đời sống xã hội phồn vinh, công bình,

C

Là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp tâm hồn và khát vọng hạnh phúc của họ.

D

Là bản cáo trạng đanh thép xã hội phong kiến bất công, bạo tàn, gây chiến tranh liên miên.

Nghĩa của từ "ngán" trong câu "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại" trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương là:

A

Chán nản đến mức hoang mang, dao động.

B

Cảm thấy không yên lòng.

C

Không còn thích thú, thiết tha gì nữa.

Những dòng nào sau đây nói về ý nghĩa nhân văn trong bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương?

A

Là sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người phụ nữ và sự cố gắng vươn lên trên số phận, nhưng cuối cùng rơi vào bi kịch.

B

Là lời ca buồn về số phận người phụ nữ có tình duyên dở dang

C

Là ý chí vươn lên mạnh mẽ của người phụ nữ từng chịu nhiều bất hạnh

D

Là tiếng kêu thống thiết về nỗi đau duyên tình và khát vọng hạnh phúc

Ý nghĩa hai câu đề “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non” trong bài thơ “Tự tình II” là gì?

A

Tả cảnh đêm khuya và người đẹp cùng nước non

B

Tả cảnh người đẹp đang trơ trọi giữa đêm khuya cùng sông núi

C

Bộc lộ nỗi niềm buồn tủi, bẽ bàng, cay đắng, trơ trọi đang tràn ngập trong tâm hồn của phận “hồng nhan”(nhân vật trữ tình) trước bước đi lạnh lùng của thời gian.

D

Gợi cái vòng luẩn quẩn tình duyên đã trở thành trò đùa của tạo hoá.

“Hồng nhan” là nói đến dung nhan thiếu nữ nhưng tác giả thả xuống một từ “trơ” phía trước, nhằm nhấn mạnh điều gì?

A

Bộc lộ sự bế tắc trước cuộc đời.

B

Bộc lộ sự thách thức đối với số phận.

C

Nhân mạnh nỗi đau thế thái nhân tình

D

Nhấn mạnh sự bẽ bàng, sự mỉa mai, chua chát của chính bản thân mình.

Câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” trong bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương là nói đến điều gì?

A

Sự quyến rũ của một trang giai nhân.

B

Sự khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ.

C

Sự cô đơn và bẽ bàng của chủ thể trữ tình.

D

Vẻ đẹp tâm hồn của chủ thể trữ tình.

Hai câu thơ nào sau đây bộc lộ một sức sống mãnh liệt, cố vươn lên đế thoát khỏi số phận ngay cả trong tình huống buồn đau nhất?

A

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn /Trơ cái hồng nhan với nước non

B

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh /Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

C

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám / Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn

D

Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí con con!

Hai câu thơ nào sau đây bộc lộ nỗi buồn đau vì không thoát khỏi bi kịch?

A

Đêm khuya văng vầng trống canh dồn/ Trơ cái hồng nhan với nước non

B

Chèn rượu hương đưa say lại tỉnh/ Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

C

Xiên ngang mặt đất rêu từng dám/ Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn

D

Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí con con!

Hai câu thơ sau đây sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con!

Đọc bài thơ “Tự tình II”, anh (chị) nhận thấy khát vọng gì của nữ sĩ Hồ Xuân Hương?

A

Khát vọng công danh, sự nghiệp

B

Khát vọng hạnh phúc lứa đôi

C

Khát vọng cuộc sống ấm no, hạnh phúc

D

Khát vọng sống, khát vọng tình duyên trọn vẹn, khát vọng hạnh phúc

Đọc bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương, anh (chị) nhận thấy đặc sắc nghệ thuật thế hiện ở điểm nào?

A

Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thế trữ tình

B

Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả

C

Từ ngữ giàu tính biểu cảm, hình ảnh độc đáo

Ý nào sau đây không đúng khi nói về tiểu sử của Hồ Xuân Hương

A

là nữ sĩ tài năng, là hiện tượng văn học trung đại Việt Nam.

B

Xuất thân trong một gia đìnhnhà Nho nghèo, con của vợ lẽ

C

là nhà thơ mà cuộc đời với nhiều trắc trở.

D

bà có một cuộc sống gia đình hạnh phúc, giàu sang

Từ "mảnh" trong câu thơ cuối của bài Tự tình (bài II) cho thấy cái tình mà Hồ Xuân Hương nhận được:

Câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Từ “trơ” trong câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” thể hiện:

A

Thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình

B

Sự thách thức của nhân vật trữ tình

C

Cả hai đáp án trên đều đúng

D

Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án nào dưới đây không thể hiện nội dung đúng về Tự tình:

A

Thể hiện tâm trạng, thái độ của Xuân Hương vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.