So sánh triệu chứng lâm sàng của sởi và rubella

1. Rubella khác gì bệnh sởi ở nguyên nhân gây bệnh?

Rubella được gọi là bệnh sởi Đức song nguyên nhân gây Rubella và sởi thông thường hoàn toàn khác nhau, dẫn đến việc điều trị và tiên lượng khác nhau.

So sánh triệu chứng lâm sàng của sởi và rubella

Rubella và sởi đều là bệnh lý nhiễm trùng qua đường hô hấp

Cụ thể như sau:

1.1. Bệnh sởi do virus sởi gây ra

Virus gây bệnh sởi thông thường thuộc họ paramyxovirus, khả năng lây truyền bệnh rất nhanh. Người lành chỉ cần tiếp xúc gần khi giao tiếp, nói chuyện, sinh hoạt hoặc tiếp xúc với dịch tiết hô hấp của người bệnh là đã có nguy cơ nhiễm virus. Vì thế, sởi có nguy cơ bùng dịch rất cao, đặc biệt ở trẻ nhỏ trên 1 tuổi.

1.2. Bệnh Rubella do virus Rubella gây ra

Rubella hay còn gọi là sởi Đức do virus Rubella thuộc họ togavirus gây ra, chúng cũng có khả năng lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với hạt nước bọt của người bệnh song nguy cơ lây nhiễm thấp hơn sởi thông thường. Ngoài ra, Rubella có thể lây từ mẹ sang con qua nhau thai, vì thế phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên tiêm phòng Rubella trước khi mang thai 3 tháng.

Phân biệt bệnh sởi và rubella

Sởi và rubella tuy cùng là bệnh gây ra do virus, mang tính chất truyền nhiễm và người bệnh đều bị phát ban trên da, nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau.

Khi nhắc đến sởi, chúng ta thường nghĩ đến trẻ em, còn nhắc đến rubella thì các bà mẹ mang thai sẽ lưu ý nhiều hơn. Tuy nhiên trên thực tế, bạn có thể sẽ bối rối khi không biết trường hợp nào là sởi hay rubella. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm được cách để phân biệt sởi và rubella cũng như những biện pháp phòng ngừa 2 loại bệnh này.

Bệnh Rubella là gì?

Rubella còn được gọi là sởi Đức hoặc Sởi 3 ngày, là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Mặc dù Rubella và Sởi có chung một số đặc điểm như là phát ban đỏ, nhưng Rubella được gây ra bởi một loại virus hoàn toàn khác với bệnh Sởi thông thường.

Rubella nằm trong nhóm bệnh có chỉ số lây nhiễm cao nhất – lên đến 80% ở những người chưa từng có miễn dịch. Dịch bệnh Rubella có tính chu kỳ, trung bình khoảng 7 đến 8 năm, có khi dài hơn. Tại khu vực miền Bắc nước ta, bệnh thường phát triển mạnh ở các tháng mùa Đông – Xuân, còn tại miền Nam bệnh có thể gặp quanh năm.

So sánh triệu chứng lâm sàng của sởi và rubella

Mặc dù nhiễm virus Rubella thường gây sốt nhẹ và phát ban ở trẻ em và người lớn, tuy nhiên, điều đáng lo ngại là nếu phụ nữ mang thai nhiễm virus Rubella trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, có thể dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh, được gọi là hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS).

Nguyên nhân gây bệnh Rubella

Nguyên nhân gây bệnh Rubella là do Rubella virus, thuộc họ Togaviridae. Cho đến nay chỉ có 1 týp huyết thanh của virus Rubella được phát hiện và người là ổ chứa duy nhất của chủng virus này. Vì vậy, người đang mắc bệnh Rubella là nguồn truyền nhiễm duy nhất. Virus Rubella có đường kính từ 45 – 75 nm, bao ngoài bằng lipid và trên bề mặt có gai glycoprotein.

So sánh triệu chứng lâm sàng của sởi và rubella

Virus Rubella bất hoạt bởi nhiệt độ cao và các loại dung dịch sát khuẩn thông thường. Tùy thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm không khí, virus có thể tồn tại trong trại thái gây bệnh ngoài môi trường từ một đến vài giờ. Những khu vực đông người như trường học, bệnh viện, nhà máy,… là môi trường lây bệnh thường gặp nhất.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus Rubella nhân lên trong các tế bào đường hô hấp, lan đến các hạt lympho rồi vào đường máu. Sau khi nhiễm hoặc tiêm vắc xin phòng bệnh Rubella, cơ thể sẽ có miễn dịch bền vững và bảo vệ trọn đời.

Sinh lý bệnh

Sởi là do paramyxovirus và là bệnh ở người không có vật chủ động vật hoặc vật trung gian không triệu chứng. Nó cực kỳ dễ lây lan; tỷ lệ tấn công thứ phát là > 90% trong số những người dễ bị phơi nhiễm.

Sởi lan truyền chủ yếu bằng các chất tiết từ mũi, họng và miệng trong giai đoạn tiền triệu hoặc giai đoạn đầu của toàn phát Khả năng lây nhiễm bắt đầu vài ngày trước và tiếp tục cho đến vài ngày sau khi phát ban xuất hiện. Bệnh sởi không thể lây lan được khi phát ban đã bắt đầu bay.

Lây bệnh thường điển hình là bởi các giọt hô hấp lớn thải ra từ ho và tồn tại ngắn ngủi trong không khí trong một khoảng cách ngắn. Việc lây truyền cũng có thể xảy ra bởi các giọt nhỏ hoá hơi mà có thể giữ được không khí (và do đó có thể hít phải) trong khoảng 2 giờ ở khu vực khép kín (ví dụ như trong một phòng khám). Việc lây truyền gián tiếp qua dụng cụ có vẻ như không ít khả năng hơn so với lây truyền qua không khí vì virus sởi được cho là chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn trên bề mặt khô.

Một đứa trẻ nhũ nhi có mẹ có khả năng miễn dịch với sởi (ví dụ, do đã từng bị bệnh trước hoặc tiêm chủng) nhận được các kháng thể qua nhau thai; những kháng thể này bảo vệ cho hầu hết 6 đến 12 tháng đầu đời. Sự miễn dịch suốt đời có được do nhiễm trùng. Tại Hoa Kỳ, hầu hết các trường hợp sởi được đem tới bởi người du lịch hoặc người nhập cư, kéo theo sự lây truyền tại địa phương xảy ra chủ yếu ở những người không được chủng ngừa.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Sau giai đoạn ủ bệnh từ 7 đến 14 ngày, bệnh sởi bắt đầu bằng sốt, viêm long đường hô hấp trên, ho khan, và viêm kết mạc mắt. Các hạt Koplik đặc trưng của bệnh xuất hiện trong giai đoạn tiền triệu, trước cả khi mọc ban, thường ở niêm mạc miệng đối diện răng hàng trên thứ nhất và thứ hai. Các hạt này giống các hạt cát trắng bao quanh bởi quầng đỏ. Chúng có thể lan rộng, tạo ra đốm đỏ lan toả trong niêm mạc miệng. Đau họng tiến triển.

Phát ban xuất hiện từ 3 đến 5 ngày sau khi khởi phát triệu chứng, thường là 1 đến 2 ngày sau khi các hạt đốm Koplik xuất hiện. Nó bắt đầu trên mặt ở phía trước và sau tai và ở hai bên cổ như những những vết ban không đều, sau đó sớm hoà lẫn với các vết sẩn . Trong vòng 24 đến 48 giờ, tổn thương lan đến thân và chi (bao gồm cả lòng bàn tay và lòng bàn chân) khi chúng bắt đầu mờ dần trên mặt. Chấm xuất huyết hoặc vết bầm tím có thể xuất hiện khi phát ban nghiêm trọng.

Trong giai đoạn bệnh nặng, nhiệt độ của bệnh nhân có thể vượt quá 40° C, phù nề quanh ổ mắt, viêm kết mạc, chứng sợ ánh sáng, ho khan, phát ban da, mệt mỏi và ngứa nhẹ. Triệu chứng và dấu hiệu toàn thân tương ứng với mức độ nặng của phát ban và tình trạng dịch. Trong 3 đến 5 ngày, sốt giảm, bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn, và ban mờ dần, để lại vết thâm màu nâu đồng và sau đó là bong da.

Các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch có thể không bị phát ban và có thể gây ra viêm phổi tế bào khổng lồ nặng, tiến triển.

Biến chứng

Các biến chứng của bệnh sởi bao gồm:

  • Viêm phổi

  • Bội nhiễm vi khuẩn

  • Xuất huyết giảm tiểu cầu cấp tính

  • Viêm não

  • Viêm gan thoáng qua

  • Viêm não toàn bộ xơ hoá bán cấp

Viêm phổi Tổng quan về Viêm phổi Viêm phổi là tình trạng viêm cấp tính của phổi do nhiễm trùng. Chẩn đoán ban đầu thường dựa trên chụp X quang phổi và các dấu hiệu lâm sàng. Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, các biện pháp... đọc thêm do virus sởi gây nhiễm ở phổi chiếm khoảng 5% bệnh nhân, ngay cả trong trường hợp nhiễm trùng không biến chứng rõ; ở trẻ nhũ nhỉ, đó là một nguyên nhân gây tử vong.

Bội nhiễm vi khuẩn bao gồm viêm phổi, viêm thanh quản và viêm tai giữa. Sởi ức chế thoáng qua sự quá mẫn muộn, làm nặng hơn lao hoạt động và tạm thời ngăn cản phản ứng với kháng nguyên tuberculin và histoplasmin trong test lẩy da. Bội nhiễm vi khuẩn được gợi ý bằng các dấu hiệu tại chỗ tương ứng hoặc sốt tái phát, tăng bạch cầu, hoặc mệt mỏi nhiều.

Xuất huyết giảm tiểu cầu cấp tính có thể xảy ra sau khi bệnh thuyên giảm và gây ra nguy cơ chảy máu nhẹ, tự hạn chế; đôi khi, chảy máu rất nghiêm trọng.

Viêm não Viêm não Viêm não là phản ứng viêm trong nhu mô não, do sự xâm nhập trực tiếp của virut . Viêm não tủy rải rác cấp tính là viêm não tủy do phản ứng quá mẫn đối với một virut hoặc một protein ngoại lai... đọc thêm xảy ra trong 1/1000 đến 2000 trường hợp, thường là 2 ngày đến 2 tuần sau khi phát ban, thường bắt đầu với sự tái phát sốt cao, nhức đầu, co giật và hôn mê. Dịch não tuỷ (DNT) thường có lượng tế bào bạch cầu từ 50 đến 500 /μL và mức protein tăng nhẹ nhưng có thể là bình thường lúc ban đầu. Viêm não có thể thuyên giảm trong khoảng 1 tuần hoặc có thể kéo dài lâu hơn, gây tình trạng bệnh hoặc tử vong.

Viêm gan thoáng qua và tiêu chảy có thể xảy ra trong một trường hợp nhiễm trùng cấp tính.

Viêm não toàn bộ xơ hoá bán cấp Viêm não toàn bộ xơ hoá bán cấp (SSPE) Viêm não toàn bộ xơ hoá bán cấp là một rối loạn thần kinh tiến triển, thường là tử vong xảy ra hàng tháng đến nhiều năm sau khi bị sởi. Nó gây thoái triển tinh thần, rung giật cơ và động kinh... đọc thêm (SSPE) là một biến chứng muộn của sởi, hiếm gặp, tiến triển, cuối cùng gây tử vong.

Hội chứng sởi không điển hình là một biến chứng xảy ra ở những người tiêm văcxin phòng sởi virus được bất hoạt, đã không được sử dụng kể từ năm 1968. Những vắc xin cũ này đã làm thay đổi biểu hiện bệnh ở một số bệnh nhân chưa được bảo vệ hoàn toàn và sau đó mắc thêm chủng sởi dại. Sởi có tiến triển biểu hiệnđột ngột và đáng kể liên quan đến tổn thương phổi là phổ biến hơn. Bệnh sởi không điển hình được lưu ý chủ yếu bởi vì bệnh nhân (hiện nay ở độ tuổi từ 50 trở lên) sinh ra trong khi vaccin này đã được sử dụng có thể được ghi nhận có tiền sử vừa tiêm phòng vaccin lẫn mắc sởi

Sơ lược về bệnh sởi và bệnh rubella

Bệnh rubela (bệnh sởi Đức) là một bệnh nhiễm virus gây ra phát ban đỏ trên cơ thể. Virus gây bệnh là virus rubella. Bên cạnh phát ban, những người mắc bệnh rubella thường bị sốt và sưng hạch bạch huyết. Rubella lây từ người sang người. Virus gây bệnh thường lưu trú trong vùng mũi và cổ họng, khi người bệnh hắt hơi thì mầm bệnh sẽ phát tán khắp nơi. Việc chia sẻ đồ ăn thức uống với người bệnh cũng khiến mầm bệnh dễ lây lan.

Sởi cũng là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dễ lây, do virus rubeola gây ra. Nó khiến da bị phát ban toàn thân và gây cho người bệnh các triệu chứng giống cúm.

Cả hai bệnh đều do virus gây ra, đều không có phương pháp điều trị đặc hiệu nào. Người bệnh thường được khuyên nghỉ ngơi trong phòng, hạn chế tiếp xúc với người khác, bổ sung đầy đủ nước và chất dinh dưỡng. Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là tiêm vaccine. Trong thực tế, người ta thường dùng vaccine MMR (vaccine 3 trong 1) tích hợp phòng ngừa một lúc 3 bệnh: sởi, quai bị, rubella.

Phân biệt các triệu chứng tương tự nhau của sởi và rubella

Triệu chứng của rubella (bệnh sởi Đức)

So sánh triệu chứng lâm sàng của sởi và rubella

Triệu chứng của rubella thường nhẹ, đôi khi khó nhận thấy. Một vài triệu chứng hay gặp bao gồm:

  • Phát ban màu hồng hoặc đỏ từ trên mặt và lan xuống phần còn lại của cơ thể
  • Sốt nhẹ, thường dưới 38,3 độ C
  • Sưng và đau hạch bạch huyết
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Mắt bị viêm hoặc đỏ

Trong một số trường hợp, rubella có khả năng dẫn đến viêm tai và viêm não. Người bệnh khi nhận thấy những dấu hiệu sau nên liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Đau đầu kéo dài
  • Đau tai
  • Cổ cứng đờ

Triệu chứng của bệnh sởi

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sởi thường là:

  • Sốt
  • Ho khan
  • Sổ mũi
  • Viêm họng
  • Mắt bị viêm (viêm kết mạc)
  • Có đốm Koplik ở mặt trong của má: Các đốm trắng nhỏ màu đỏ, ở trung tâm màu trắng hơi xanh
  • Phát ban da: Các đốm sn chạm vào cảm thấy được, có khi nhiều nốt sn tập trung lại thành vết thâm đen đặc trưng.

Bng so sánh si và rubella:

Sởi

Rubella

Rất dễ lây lan Không lây lan dễ như bệnh sởi
Triệu chứng có khả năng kéo dài tới 10 ngày Triệu chứng có khả năng kéo dài đến 5 ngày
Có giai đoạn tiền triệu chứng Không có giai đoạn tiền triệu chứng
Thời gian ủ bệnh là 1-2 tuần Thời gian ủ bệnh là 2-3 tuần
Không phải lúc nào người bệnh cũng bị sưng hạch bạch huyết Người bệnh luôn bị sưng hạch bạch huyết
Sốt cao, khoảng gần 40 độ C trở lên Sốt nhẹ dưới 38,3 độ C
Phát ban nổi rõ thành từng đốm, khi lành vẫn còn dấu vết của đốm thâm Phát ban là các đốm mọc rải rác, khi lặn sẽ mờ nhanh

Cần tiêm loại vắc xin nào để ngăn ngừa sởi?

Tại Mỹ, vắc xin Sởi – Quai bị - Rubella (MMR) cung cấp sự bảo vệ lâu dài chống lại tất cả các dạng bệnh sởi, cũng như 2 bệnh do vi rút khác là quai bị và Rubella. 3 vắc xin này an toàn khi sử dụng chung. MMR là vắc xin sống giảm độc lực. Điều này có nghĩa là sau khi tiêm, vi rút sẽ phát triển và gây ra một nhiễm trùng vô hại ở người được tiêm chủng với rất ít các triệu chứng (nếu có). Hệ thống miễn dịch của người này sẽ chống lại nhiễm trùng gây ra bởi các vi rút giảm độc lực và tạo miễn dịch cho người được tiêm vắc xin.

Vắc xin MMR hiệu quả như thế nào?

Vắc xin sởi rất hiệu quả. Một liều vắc xin sởi có hiệu quả ngăn ngừa bệnh khoảng 93% và tiêm hai liều có hiệu quả bảo vệ đến 97%.

KHUYẾN CÁO

Tại sao tiêm vắc xin MMR sau khi trẻ được 1 tuổi?

Đa số trẻ sơ sinh Mỹ nhận được miễn dịch thụ động kháng lại sởi, quai bị, rubella do kháng thể từ mẹ truyền sang. Khi tiêm vắc xin, những kháng thể này sẽ tiêu diệt vi rút có trong vắc xin làm vắc xin mất hiệu quả. Vào thời điểm 12 tháng tuổi, đa số trẻ mất đi sự bảo vệ thụ động này.

Nên tiêm vắc xin MMR mũi 2 cho trẻ vào thời điểm nào là tốt nhất?

Trẻ nên tiêm 2 mũi vắc xin MMR: mũi thứ nhất vào thời điểm 12-15 tháng tuổi và mũi thứ hai khi 4-6 tuổi. Mũi thứ hai được phép tiêm vào bất kỳ thời điểm nào sau mũi thứ nhất ít nhất 28 ngày.

Người trưởng thành có cần tiêm vắc xin MMR?

Đa số người trưởng thành cần tiêm một liều vắc xin MMR dù dã được xác định có miễn dịch đối với bệnh sởi. Tuy nhiên, người có nguy cơ nhiễm sởi cao, bao gồm sinh viên, nhân viên y tế và khách du lịch cần tiêm 2 mũi MMR dù đã có miễn dịch với sởi.

Bằng chứng được công nhận về việc có miễn dịch đối với sởi bao gồm ít nhất 1 trong những điểm sau:

  • Sổ/chứng nhận tiêm chủng
  • Đối với người lớn không có nguy cơ cao, đã tiêm ít nhất một liều vắc xin có chứa sởi từ thời điểm ít nhất 1 tuổi.
  • Đối với người có nguy cơ cao, bao gồm sinh viên, nhân viên y tế và khách du lịch, đã tiêm 2 liều vắc xin có chứa sởi
  • Xét nghiệm máu cho thấy có miễn dịch đối với sởi, quai bị, rubella.
  • Xác nhận về mặt xét nghiệm đã từng nhiễm sởi, quai bị, rubella
  • Sinh trước năm 1957 (được cho là có miễn dịch)

Những người đã tiêm vắc xin sởi vào những năm 1960 có cần phải tiêm nhắc lại?

Không cần thiết, Những người đã có giấy tờ chứng minh đã tiêm vắc xin sởi SỐNG vào những năm 1960 không cần tiêm nhắc lại. Những người được tiêm vắc xin sởi bất hoạt hoặc không rõ loại vắc xin sởi được tiêm trước năm 1968 cần được tiêm nhắc ít nhất một liều vắc xin sởi sống giảm độc lực. Khuyến cáo này hướng đến bảo vệ những người được tiêm vắc xin sởi bất hoạt, loại vắc xin không hiệu quả sử dụng trong những năm 1963-1967.

Tại sao những người sinh trước năm 1957 được miễn tiêm vắc xin MMR?

Những người sinh trước năm 1957 đã trải qua nhiều năm của dịch sởi trước khi vắc xin sởi đầu tiên được cấp phép. Vì vậy, những người này hầu như đã từng nhiễm sởi. Các cuộc khảo sát cho thấy rằng 95-98% những người sinh trước năm 1957 có miễn dịch đối với sởi.

THẬN TRỌNG VÀ NHỮNG PHẢN ỨNG PHỤ CÓ THỂ XẢY RA

Tôi đang mang thai 2 tháng. Con tôi 15 tháng tuổi, nếu tiêm vắc xin MMR cho bé thì có an toàn cho tôi không?

Có. Vi rút từ vắc xin sởi, quai bị, rubella không lây truyền từ người được tiêm vắc xin, vì vậy vắc xin MMR không phải là nguy cơ đối với thành viên đang mang thai trong gia đình.

Tôi đang cho bé 2 tháng tuổi bú mẹ. Tôi có nên tiêm vắc xin MMR hay không?

Có. Cho con bú không ảnh hưởng đến đáp ứng của vắc xin MMR và trẻ không bị ảnh hưởng bởi vắc xin do bú mẹ.

Con tôi 15 tháng tuổi, bé vừa tiếp xúc với người bị thủy đậu hôm qua. Hôm nay có nên tiêm vắc xin MMR cho bé hay không?

Có. Không nên trì hoãn lợi ích của việc tiêm vắc xin MMR hoặc bất kỳ vắc xin nào khác vì phơi nhiễm với bệnh bao gồm thủy đậu.

Các phản ứng phụ thường gặp sau tiêm MMR là gì?

Phần lớn sau khi tiêm vắc xin MMR không gặp bất kỳ phản ứng phụ nào. Các phản ứng nếu xảy ra thường rất nhẹ như sốt hoặc phát ban. Hiếm gặp các phản ứng nặng hơn, bao gồm: sốt cao có thể gây co giật (tỉ lệ 1:3000), đau và cứng khớp tạm thời (đa số là ở thiếu niên, phụ nữ trưởng thành chưa có miễn dịch với rubella)

Ai không nên tiêm vắc xin MMR?

Một số người nên hoãn hoặc không nên tiêm vắc xin MMR:

  • Người có phản ứng dị ứng có thể đe dọa tính mạng với kháng sinh neomycin, hoặc bất kỳ thành phần nào của MMR không nên tiêm vắc xin. Thông báo bác sĩ nếu bạn có bất cứ dị ứng nghiêm trọng nào.
  • Người có phản ứng dị ứng có thể đe dọa tính mạng sau khi tiêm vắc xin MMR hoặc MMRV trước đó không nên tiêm mũi kế tiếp.
  • Người bị ốm vào thời điểm tiêm vắc xin nên hoãn tiêm vắc xin cho đến khi hồi phục.
  • Phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc xin MMR. Phụ nữ mang thai nên đợi đến khi sinh xong. Phụ nữ nên tránh thai trong 4 tuần sau khi tiêm vắc xin MMR.
  • Báo vơi bác sĩ nếu đối tượng được tiêm vắc xin:
  • Mắc HIV/AIDS hoặc bệnh khác có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
  • Đang được điều trị bằng các thuốc có thể gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như steroid
  • Bị ung thư
  • Đang được điều trị ung thư bằng xạ trị hoặc thuốc
  • Đã từng bị giảm số lượng tiểu cầu (rối loạn về máu)
  • Tiêm vắc xin khác trong vòng 4 tuần
  • Vừa truyền máu hoặc chế phẩm máu

Bất kỳ trường hợp nào trong những trường hợp trên nên hoãn hoặc không tiêm vắc xin.

VẮC XIN SỞI TẠI VIỆT NAM VÀ KHUYẾN CÁO

Tại Việt Nam, bên cạnh vắc xin MMR, còn có các loại vắc xin ngừa bệnh sởi khác bao gồm vắc xin ROUVAX và MVVAC chỉ ngăn ngừa bệnh sởi, vắc xin MR ngăn ngừa bệnh sởi và rubella và vắc xin PRIORIX, TRIMOVAXcó tác dụng ngừa các bệnh sởi, quai bị và rubella.

Do bệnh sởi chưa được loại trừ tại Việt Nam nên trẻ được khuyến cáo tiêm mũi vắc xin sởi đơn đầu tiên vào lúc 9 tháng tuổi (chương trình tiêm chủng mở rộng), tiêm mũi 2 lúc trẻ được 18 tháng tuổi. Mũi 2 có thể tiêm vắc xin kết hợp sởi – rubella (chương trình tiêm chủng mở rộng) hoặc sởi – quai bị và rubella để giảm số mũi vắc xin tiêm.

Nguồn: http://www.cdc.gov/vaccines/vpd-vac/measles/faqs-dis-vac-risks.htm

Tổng hợp: Linh Phương& Tường Vy, Đơn vị Thử Nghiệm Lâm Sàng, Viện Pasteur Tp.HCM