So sánh tính chất hóa học của các nguyên to

Cách so sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố

Trang trước Trang sau

Câu hỏi: Cách so sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận trong bảng tuần hoàn. Cho ví dụ minh họa.

Quảng cáo

Trả lời:

Dựa vào quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể so sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.

Cách so sánh:

Bước 1: Viết cấu hình electron nguyên tử, xác định vị trí (chu kỳ, nhóm) của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Bước 2: So sánh các nguyên tố thuộc cùng một nhóm với nhau, các nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ với nhau (theo các quy luật biến đổi)

Bước 3: Kết luận

Ví dụ minh họa:Sắp xếp các nguyên tố sau: P; O; N theo chiều tăng dần tính phi kim.

Hướng dẫn:

P (Z = 15): [Ne]3s23p3. Vậy P ở chu kì 3, nhóm VA.

O (Z = 8): 1s22s22p4. Vậy O ở chu kỳ 2, nhóm VIA

N (Z= 7): 1s22s22p3. Vậy N ở chu kỳ 2, nhóm VA

Ta có:

P và N thuộc cùng nhóm VA, mà trong một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính phi kim giảm dần. Vậy tính phi kim của N > P.

O và N thuộc cùng chu kỳ 2, mà trong một chu kỳ theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính phi kim tăng dần. Vậy tính phi kim của O > N

Chiều tăng dần tính phi kim là: P < N < O.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi thường gặp môn Hóa học lớp 10 hay và chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Bài 4 trang 51 SGK Hóa học 10

Quảng cáo

Đề bài

Dựa vào vị trí của nguyên tố Mg (Z = 12) trong bảng tuần hoàn.

a) Hãy nêu các tính chất sau của nguyên tố:

- Tính kim loại hay tính phi kim.

- Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi.

- Công thức của oxit cao nhất, của hiđroxit tương ứng và tính chất của nó.

b) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Al (Z = 13).

Video hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết

a) Cấu hình electron của nguyên tử Mg:1s22s22p63s2.

-Mg có 2e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính kim loại.

- Hóa trị cao nhất với oxi là II.

- Chất MgO là oxit bazơ và Mg(OH)2 là bazơ.

b) Na:1s22s22p63s1.

Mg: 1s22s22p63s2

Al: 1s22s22p63s23p1

- Có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng nên đều là kim loại.

- Tính kim loại giảm dần theo chiều Na, Mg, Al.

- Tính bazơ giảm dần theo chiều NaOH,Mg(OH)2, Al(OH)3.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

So sánh tính chất hóa học của các nguyên to

  • Bài 5 trang 51 SGK Hóa học 10

    Giải bài 5 trang 51 SGK Hóa học 10. Dựa vào vị trí của nguyên tố Br

  • Bài 6 trang 51 SGK Hóa học 10

    Giải bài 6 trang 51 SGK Hóa học 10. Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại

  • Bài 7 trang 51 SGK Hóa học 10

    Giải bài 7 trang 51 SGK Hóa học 10. Nguyên tố atatin At

  • Bài 3 trang 51 SGK Hóa học 10

    Giải bài 3 trang 51 SGK Hóa học 10. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X

  • Bài 2 trang 51 SGK Hóa học 10

    Giải bài 2 trang 51 SGK Hóa học 10. Số hiệu nguyên tử Z

  • Bài 6 trang 113 SGK Hóa học 10
  • Bài 8 trang 96 SGK Hóa học 10
  • Bài 2 trang 108 SGK Hóa học 10
  • Tính chất hóa học của các nguyên tố halogen
Quảng cáo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 10 - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý

Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: Vị trí, Cấu tạo và Tính chất – Hóa 10 bài 10

THPT Sóc Trăng Send an email
0 7 phút
So sánh tính chất hóa học của các nguyên to

Ở các bài học trước các em đã tìm hiểu về nguyên tắc sắp xếp của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học.

Bài này chúng ta cùng tìm hiểu về ý nghĩa của bảng tuần hoàn, về quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó; giữa vị trí và tính chất của nguyên tố và so sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.

Bạn đang xem: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: Vị trí, Cấu tạo và Tính chất – Hóa 10 bài 10

I. Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó

Bài viết gần đây
  • So sánh tính chất hóa học của các nguyên to

    Tính chất hoá học của Axit Sunfuric H2SO4, ví dụ và bài tập – hoá lớp 10

  • So sánh tính chất hóa học của các nguyên to

    Liên kết cộng hóa trị là gì, Liên kết cộng hóa trị có cực và không cực – hóa 10 bài 13

  • So sánh tính chất hóa học của các nguyên to

    Cách xác định số Oxi hoá và hoá trị của 1 nguyên tố trong hợp chất – hoá 10 bài 15

  • So sánh tính chất hóa học của các nguyên to

    Cấu tạo của Nguyên tử, kích thước và khối lượng của Electron hạt nhân – hoá 10 bài 1

• Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể suy ra cấu tạo của nguyên tố đó và ngược lại.

+ Số thứ tự của nguyên tố↔Số proton, số electron.

+ Số thứ tự của chu kì↔Số lớp electron.

+ Số thứ tự của nhóm A↔Số electron lớp ngoài cùng.

* Ví dụ 1:Nguyên tố có số thứ tự20, chu kì4, nhóm IIA. Hãy cho biết:

–Số proton, số electron trong nguyên tử?

– Số lớp electron trong nguyên tử?

– Số eletron lớp ngoài cùng trong nguyên tử?

* Hướng dẫn

–Nguyên tử có20p,20e

– Nguyên tử có4lớp electron

– Số electron lớp ngoài cùng là2

⇒ Nguyên tố này là Canxi (Ca).

* Ví dụ 2: Cho biết cấu hình electron nguyên tử của một nguyên tố là 1s22s22p63s23p4cho biết vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn?

* Hướng dẫn:

Nguyên tố này ở:

– Ô nguyên tố thứ 16 vì có tổng số 16e(nguyên tử có 16 electron, 16 proton, số đơn vị điện tích hạt nhân là 16, bằng số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn).

– Chu kì 3 vì có 3 lớp electron.

– Nhóm VIA vì có 6 electron lớp ngoài cùng.

⇒ Đó là nguyên tố Lưu huỳnh (S).

So sánh tính chất hóa học của các nguyên to

II. Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố

• Biết vị trí một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, ta có thể suy ra những tính chất hóa học cơ bản của nó:

– Tính kim loại, tính phi kim:

+ Các nguyên tố ở các nhóm IA, IIA, IIIA (trừHB) có tính kim loại.

+ Các nguyên tố ở các nhóm VA, VIA, VIIA (trừ antimon, bitmut và poloni) có tính phi kim.

– Hóa trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với oxi, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với hiđro.

– Công thức oxit cao nhất.

– Công thức hợp chất khí với hiđro (nếu có)

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

Công thức oxit cao nhất

R2O

RO

R2O3

RO2

R2O5

RO3

R2O7

Công thức hợp chất khí với hiđro

RH4

RH3

RH2

RH

– Công thức hiđroxit tương ứng (nếu có) và tính axit hay bazơ của chúng.

* Ví dụ:Nguyên tố lưu huỳnh ở ô thứ 16, nhóm VIA, chu kì 3.

⇒lưu huỳnh là phi kim.

– Hoá trị cao nhất với oxi là 6, công thức oxit cao nhất là SO3.

– Hoá trị với hiđro là 2, công thức hợp chất khí với hiđro là H2S.

– SO3là oxit axít và H2SO4là axít mạnh.

III. So sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận

• Dựa vào quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể so sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.

* Ví dụ 1:So sánh:P(Z=15)vớiSi(Z=14)S(Z=16)

Si,P,Sthuộc cùng một chu kìtheo chiều tăng củaZtính phi kim tăng dầnSi<P<S.

* Ví dụ 2:So sánh:P(Z=15)vớiN(Z=7)As(Z=33)

N,P,Asthuộc cùng nhómAtheo chiều tăng củaZtính phi kim giảm dầnAs<P<N

Kết luận:

– Trong chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì:

+ Tính phi kim mạnh dần, tính kim loại yếu dần.

+ Oxit và hiđroxit có tính bazơ yếu dần, tính axit mạnh dần.

– Trong nhómAtheo chiều tăng của diện tích hạt nhân thì: Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.

IV. Bài tập về ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn

* Bài 1trang 51 SGK Hóa 10:Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. X thuộc nhóm VA.

B. A, M thuộc nhóm IIA.

C. M thuộc nhóm IIB.

D. Q thuộc nhóm IA.

* Lời giải:

– Chọn đáp án đúng: D. Q thuộc nhóm IA.

VìZ của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19 nên:

ZX= 6 có cấu hình e là: 1s22s22p2

ZA= 7có cấu hình e là: 1s22s22p3

ZM= 20có cấu hình e là: 1s22s22p63s23p64s2

ZQ= 19có cấu hình e là: 1s22s22p63s23p64s1

* Bài 2 trang 51 SGK Hóa 10:Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kì.

B. M, Q thuộc chu kì 4.

C. A, M thuộc chu kì 3.

D. Q thuộc chu kì 3.

* Lời giải:

Chọn đáp án đúng:B. M, Q thuộc chu kì 4.

– Vì M, Q có 4 lớp electron nênthuộc chu kì 4.

ZM= 20có cấu hình e là: 1s22s22p63s23p64s2

ZQ= 19có cấu hình e là: 1s22s22p63s23p64s1

– Còn Z, A có 2 lớp electron nên thuộc chu kì II

ZX= 6 có cấu hình e là: 1s22s22p2

ZA= 7có cấu hình e là: 1s22s22p3

* Bài 3 trang 51 SGK Hóa 10:Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 16, nguyên tố X thuộc:

A. chu kì 3, nhóm IVA.

B. chu kì 4, nhóm VIA.

C. chu kì 3, nhóm VIA.

D. chu kì 4, nhóm IIA.

Chọn đáp án đúng

* Lời giải:

Chọn đáp án đúng: C. chu kì 3, nhóm VIA.

– VìX có số thứ tự 16 nên

ZX = 16 có cấu hình e là:1s22s22p63s23p4

Có 3 lớp e nên X thuộc chu kì 3; có 6 electron lớp ngoài cùng nên thuộc nhóm VIA.

* Bài 4 trang 51 SGK Hóa 10:Dựa vào vị trí của nguyên tố Mg (Z = 12) trong bảng tuần hoàn:

a) Hãy nêu tính chất hóa học cơ bản của nó:

Là kim loại hay phi kim.

– Hóa trị cao nhất đối với oxi.

– Viết công thức của oxit cao nhất và hidroxit tương ứng và tính chất của nó.

b) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Al (Z = 13).

* Lời giải:

a) Cấu hình electron của nguyên tử Mg: 1s22s22p63s2.

Mg có 2e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính kim loại, hóa trị cao nhất với oxi là II, chất MgO là oxit bazơ và Mg(OH)2là bazơ.

b) So sánh tính chất hóa học:

Na: 1s22s22p63s1.

Mg: 1s22s22p63s2.

Al: 1s22s22p63s23p1.

– Có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng nên đều là kim loại.

– Tính kim loại giảm dần theo chiều Na> Mg > Al.

– Tính bazơ giảm dần theo chiều NaOH > Mg(OH)2> Al(OH)3.

* Bài 5 trang 51 SGK Hóa 10:a) Dựa vào vị trí của nguyên tố Br (Z = 35) trong bảng tuần hoàn, hãy nêu các tính chất sau:

– Tính kim loại hay tính phi kim.

– Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi và với hiđro.

– Công thức hợp chất khí của brom với hiđro.

b) So sánh tính chất hóa học của Br với Cl (Z = 17) và I (Z = 53).

* Lời giải:

a) Br thuộc nhóm VIIA, chu kì 4 có 35 electron nên cấu hình theo lớp electron là 2, 8, 18, 7.

– Br có 7e lớp ngoài cùng nên là phi kim.

– Hóa trị cao nhất với oxi là VII. Hóa trị trong hợp chất khí với hiđro là I và có công thức phân tử là HBr.

b) Tính phi kim giảm dần Cl > Br > I.

* Bài 6 trang 51 SGK Hóa 10:Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất?

b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm hầu hết những phi kim điển hình?

e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

* Lời giải:

a) Cs (xesi) là kim loại mạnh nhất. F là phi kim mạnh nhất.

b) Các kim loại được phân bố ở khu vực bên trái trong bảng tuần hoàn.

c) Các phi kim được phân bố ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

d) Nhóm IA gồm những kim loại mạnh nhất. Nhóm VIIA gồm hầy hết những phi kim mạnh nhất.

e) Các khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

* Bài 7 trang 51 SGK Hóa 10:Nguyên tố atatin (Z = 85) thuộc chu kì 6, nhóm VIIA. Hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nó và so sánh với các nguyên tố khác trong nhóm.

* Lời giải:

– Nguyên tố atatin (Z = 85) thuộc chu kì 6, nhóm VIIA nên có 85e phân bố thành 6 lớp, lớp ngoài cùng có 7e nên thể hiện tính phi kim. At ở cuối nhóm VIIA, nên tính phi kim yếu nhất trong nhóm.

Hy vọng qua bài viết vềÝ nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó; giữa vị trí và tính chất của nguyên tố và so sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cậnđã giúp các em hiểu rõ hơn. Chúc các em học tốt, mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại dưới bài viết để THPT Sóc Trăngghi nhận và hỗ trợ.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Tags
Hóa Học 10
THPT Sóc Trăng Send an email
0 7 phút

So sánh tính chất hóa học và tính chất vật lý của Oxi (O) và lưu huỳnh (S) – Hóa lớp 10

THPT Sóc Trăng Send an email
0 4 phút
So sánh tính chất hóa học của các nguyên to

Oxi và lưu huỳnh là hai trong những nguyên tố phi kim quan trọng có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế.

Bài viết dưới đây chúng ta cùng so sánh tính chất hóa học và tính chất vật lý của oxi và lưu huỳnh để hệ thống lại kiến thức của hai nguyên tố phi kim quan trọng này.

Bạn đang xem: So sánh tính chất hóa học và tính chất vật lý của Oxi (O) và lưu huỳnh (S) – Hóa lớp 10

Oxi có vai trò quyết định đối với sự sống của con người và động vật. mỗi người cần 20-30m3 không khí để thở mỗi ngày. Còn lưu huỳnh được ứng dụng nhiều trong công nghiệp như: sản xuất axit sunfuric, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, diêm, dược phẩm, phẩm nhuộn,…

Bài viết gần đây
  • So sánh tính chất hóa học của các nguyên to

    Tính chất hoá học của Axit Sunfuric H2SO4, ví dụ và bài tập – hoá lớp 10

  • So sánh tính chất hóa học của các nguyên to

    Liên kết cộng hóa trị là gì, Liên kết cộng hóa trị có cực và không cực – hóa 10 bài 13

  • So sánh tính chất hóa học của các nguyên to

    Cách xác định số Oxi hoá và hoá trị của 1 nguyên tố trong hợp chất – hoá 10 bài 15

  • So sánh tính chất hóa học của các nguyên to

    Cấu tạo của Nguyên tử, kích thước và khối lượng của Electron hạt nhân – hoá 10 bài 1

I. So sánh tính chất vật lý của Oxi và lưu huỳnh

Tính chất vật lý của oxi

– Oxi là một chất không màu, không mùi.

– Oxi là một chất ít tan trong nước (1 lít nước ở 20°C hòa tan được 3 ml khí oxi).

– Oxi nặng hơn không khí (dO2/KK = 32/29).

– Khi hóa lỏng ở nhiệt độ -183 độ C, oxi sẽ có màu xanh nhạt và ở dạng lỏng và có thể bị hút bởi nam châm.

Tính chất vật lý của lưu huỳnh

– Lưu huỳnh là chất rắn màu vàng, giòn, thực tế không tan trong nước, không thấm nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như : rượu, benzen…, dẫn điện và dẫn nhiệt kém.

– Lưu huỳnh có hai dạng thù hình(lưu huỳnh Sαtà phương, lưu huỳnh Sβđơn tà) và dạng vô định hình (lưu huỳnh dẻo).

– Lưu huỳnh sôi ở 444,6oC tạo thành hơi màu đỏ nâu. Nếu làm nguội nhanh thì hơi lưu huỳnh chuyển thành bột mịn, gồm những tinh thể nhỏ, gọi là lưu huỳnh hoa.Ở trạng thái rắn, mỗi phân tử lưu huỳnh gồm 8 nguyên tử (S8) khép kín thành vòng.

–Do mạng tinh thể lưu huỳnh là mạng phân tử nên lưu huỳnh nóng chảy ở nhiệt độ tương đối thấp 112,8oC, chỉ cao hơp nhiệt độ sôi của nước một ít. Nếu tiếp tục đun nóng đến 187oC lưu huỳnh lỏng trở nên sẫm, có màu vàng nâu và đặc lại, gọi là lưu huỳnh dẻo. Đó là một dạng thù hình của lưu huỳnh. Trong lưu huỳnh dẻo phân tử lưu huỳnh có cấu tạo mạch rất dài giống như phân tử cao su nên lưu huỳnh có tính đàn hồi.

–Như vậy, tồn tại những phân tử lưu huỳnh có thành phần khác nhau. Để đơn giản, ta chỉ viết phân tử lưu huỳnh gồm 1 nguyên tử S.

I. So sánh tính chất hóa học của Oxi và lưu huỳnh

• Oxi và lưu huỳnh là những nguyên tố phi kim có tính oxi hóa mạnh:O>SO>S

– Oxi oxi hóa hầu hết kim loại, nhiều phi kim, nhiều hợp chất.

– Lưu huỳnh oxi hóa nhiều kim loại, một số phi kim.

• Khác với oxi, lưu huỳnh còn thể hiện tính khử khi tác dụng với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn như O, F.

*Tính chấthóa họccủa oxi

Nội dung

  • 1 –Oxi tác dụng với phi kim
  • 2 –Oxi tác dụng với kim loại
  • 3 –Oxi tác dụng với hợp chất

–Oxi tác dụng với phi kim

Oxi tác dụng với nhiều phi kim như H, S, P,… ở nhiệt độ cao.

S + O2

So sánh tính chất hóa học của các nguyên to
SO2

4P + 5O2

So sánh tính chất hóa học của các nguyên to
2P2O5

2H2+ O2

So sánh tính chất hóa học của các nguyên to
2H2O

–Oxi tác dụng với kim loại

Oxi tác dụng với nhiều kim loại ở nhiệt độ cao:

3Fe + 2O2

So sánh tính chất hóa học của các nguyên to
Fe3O4

2Cu + O2

So sánh tính chất hóa học của các nguyên to
2CuO

2Mg + O2

So sánh tính chất hóa học của các nguyên to
2MgO

–Oxi tác dụng với hợp chất

Oxi là phi kim hoạt động mạnh, ở nhiệt độ cao nó tác dụng với nhiều hợp chất.

CH4+ 2O2

So sánh tính chất hóa học của các nguyên to
CO2+ 2H2O

4FeS2+ 11O2

So sánh tính chất hóa học của các nguyên to
Fe2O3+ 8SO2

*Tính chất hóa học của lưu huỳnh

– Là một phi kim khá hoạt động. Lưu huỳnh vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.

• Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa

i) Tác dụng với kim loại.

– Lưu huỳnh dễ tạo ra hợp chất với nhiều kim loại, thường là khi đun nóng.

* Ví dụ: Hỗn hợp gồm bột sắt và bột lưu huỳnh nếu được đun nhẹ lúc đầu thì phản ứng xảy ra rất mạnh, toả nhiều nhiệt:

Fe + S→FeS

– Phản ứng giữa lưu huỳnh với nhôm hoặc với kẽm cũng xảy ra mãnh liệt kèm theo sự loé sáng. Những sợi dây đồng mảnh có thể cháy trong hơi lưu huỳnh tạo ra CuS màu đen.

– Thuỷ ngân phản ứng với lưu huỳnh ở ngay nhiệt độ thường:

Hg + S→HgS

– Hợp chất của lưu huỳnh với kim loại thuộc loại muối, gọi là sunfua (FeS – sắt sunfua, Al2S3– nhôm sunfua, …..)

ii) Tác dụng với hidro

– Lưu huỳnh cũng phản ứng trực tiếp với hiđro. Khi dẫn hiđro vào ống nghiệm đứng lưu huỳnh đang sôi thì ở đầu ống dẫn khí xuất hiện khí mùi trứng thối, đó là hiđro sunfua:

H2 + S

So sánh tính chất hóa học của các nguyên to
H2S

– Phản ứng này không thực hiện đến cùng.

• Lưu huỳnh thểhiện tính khử

i) Tác dụng với phi kim

– Lưu huỳnh tác dụng hầu như với tất cả các phi kim, trừ nitơ và iot.

– Khi bị đốt, lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh, tạo ra lưu huỳnh (IV) oxit :

S + O2→ SO2

– Trong các oxit SO2và SO3, do độ âm điện của lưu huỳnh (2,5) nhỏ hơn của oxi nên liên kết cộng hoá trị giữa oxi và lưu huỳnh là có cực, số oxi hoá của lưu huỳnh trong các oxit đó là +4 và +6.

ii)Tác dụng với các chất oxi hóa khác

* Ví dụ: 3S + 2KClO3→2KCl + 3SO2

S + 6HNO3(đặc)→H2SO4+ 6NO2+ 2H2O.

Như vậy với bài viết so sánh tính chất vật lý và tính chất hóa học của Oxi và lưu huỳnh này, THPT Sóc Trănghy vọng giúp các em hệ thống được kiến thức về 2 phi kim quan trọng này, chúc các em học tốt.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Tags
Hóa Học 10
THPT Sóc Trăng Send an email
0 4 phút

I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học đầy đủ nhất

- Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử sẽ được xếp thành một hàng ở chu kì

- Các nguyên tố có cùng số e hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. (nhóm)