So sánh thơ mới và thơ trung đại năm 2024

(1)Tản Đà (1889 - 1939 ) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, người làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây ( nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây ). Quê hương ông nằm bên bờ sông Đà, gần núi Tản Viên. Ông sinh ra trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu, nên con người ông, kể cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn“ người của hai thế kỉ”( Hoài Thanh)....

Đọc tiếp

(1)Tản Đà (1889 - 1939 ) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, người làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây ( nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây ). Quê hương ông nằm bên bờ sông Đà, gần núi Tản Viên. Ông sinh ra trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu, nên con người ông, kể cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn“ người của hai thế kỉ”( Hoài Thanh). Tản Đà theo học chữ Hán từ nhỏ, nhưng sau hai khoa thi Hương, ông bỏ thi, chuyển sang sáng tác văn chương quốc ngữ.

(2)Điệu tâm hồn mới mẻ,“cái tôi”lãng mạn bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương, ưu ái trong thơ văn ông đã chinh phục độc giả mới đầu thế kỉ XX. Giữa lúc thơ phú nhà Nho tàn cuộc, Tản Đà có lối đi riêng, vừa tìm về với ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc, vừa có những sáng tạo độc đáo, tài hoa. Thơ văn ông có thể xem như một gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.

+ Thơ trung đại chủ yếu bày tỏ nỗi lòng, chí khí đối với vua, với nước (Thi dĩ ngôn chí), nặng tính chất giáo huấn.

VD: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

+ Thơ mới có cái nhìn mở rộng hơn, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi các lễ nghi, lễ giáo như ở văn học trung đại. Thơ mới chủ yếu thể hiện “cái tôi” cá nhân trước con người và thế giới: một cái tôi thiết tha, say đắm trước thiên nhiên và con người nhưng có lúc không tránh được nỗi buồn cô đơn, bơ vơ giữa cuộc đời và không gian vô tận.Ở đây, tác giả được biểu lộ cái tôi cá nhân vào bài viết.

VD: Quê hương của Tế Hanh

- Về hình thức:

+ Thơ trung đại mang tính quy phạm, thể thơ gò bó vào niêm luật, hình ảnh mang nặng tính ước lệ, công thức. Hệ thống ước lệ phức tạp, nghiêm ngặt.

VD: Bài thơ “Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương” với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Bài thơ chỉ vẻn vẹn trong 4 câu thơ (lời ít, ý nghĩa) nhưng đã khắc họa rõ nét số phận cũng như những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

+ Thơ mới không sử dụng nhiều hệ thống ước lệ phức tạp, thoát khỏi cách diễn đạt theo quy tắc cứng nhắc, thể thơ tự do (số tiếng, số dòng, vần, nhịp…) ngôn ngữ thơ cần với lời nói cá nhân, hình ảnh sinh động gân với đời sống.

Câu 1: Trang 116 sgk ngữ văn 11 tập 2

Thơ mới khác với thơ trung đại như thế nào?

  • Thơ mới khác với thơ trung đại về cả nội dung và hình thức:
    • Về nội dung:
      • Thơ trung đại chủ yếu bày tỏ nỗi lòng, chí khí đối với vua, với nước (Thi dĩ ngôn chí), nặng tính chất giáo huấn.
      • Thơ mới chủ yếu thể hiện "cái tôi" cá nhân trước con người và thế giới: một cái tôi thiết tha, say đắm trước thiên nhiên và con người nhưng có lúc không tránh được nỗi buồn cô đơn, bơ vơ giữa cuộc đời và không gian vô tận.
    • Về hình thức:
      • Thơ trung đại mang tính quy phạm, thể thơ gò bó vào niêm luật, hình ảnh mang nặng tính ước lệ, công thức.
      • Thơ mới thoát khỏi cách diễn đạt theo quy tắc cứng nhắc, thể thơ tự do (số tiếng, số dòng, vần, nhịp...) ngôn ngữ thơ cần với lời nói cá nhân, hình ảnh sinh động gân với đời sống.

* Phần Văn học Việt Nam gồm những tác phẩm hiện đại từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945 thuộc các thể loại thơ ca và nghị luận.

- Các tác phẩm thơ: Lưu biệt khi xuất dương, Hầu Trời, Vội vàng, Tràng giang, Đây thôn Vĩ Dạ, Chiều tối, Từ ấy; các bài đọc thêm gồm: Lai Tân, Nhớ đồng, Tương tư, Chiều xuân.

+ Cần nắm được lí thuyết về các thể loại thơ để vận dụng vào phân tích.

+ Nắm vững những vấn đề về nội dung và nghệ thuật; nhận ra nội dung cảm hứng, hình tượng nhân vật trữ tình, các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi tác phẩm.

- Văn nghị luận: Về luân lí xã hội ở nước ta, Một thời đại trong thi ca, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức.

+ Phân biệt sự khác biệt giữa văn hình tượng (sản phẩm sáng tạo gồm những hình tượng sinh động, đẹp đẽ, chủ yếu truyền tải tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ) và văn nghị luận (sản phẩm của tư duy tác động lí trí người đọc bằng lập lập, lí lẽ và luận cứ).

+ Nắm chắc nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các văn bản, cách triển khai lập luận và ngôn ngữ biểu đạt của tác giả.

* Phần văn học nước ngoài gồm:

- Tác phẩm thơ Tôi yêu em, Bài thơ số 28.

- Truyện ngắn Người trong bao, đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Tác phẩm nghị luận Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác.

- Ngoài đặc trưng của mỗi tác phẩm qua bản dịch cần nắm được kiến thức cơ bản về tác giả, nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm.

II. Phương pháp

- Lập đề cương.

- Làm bài tập tại lớp.

- Thuyết trình, thảo luận, viết báo…

- Lập đề cương theo hệ thống sau:

1. Thơ mới khác với thơ trung đại về cả nội dung và hình thức.

- Về nội dung:

+ Thơ trung đại chủ yếu bày tỏ nỗi lòng, chí khí đối với vua, với nước, nặng tính giáo huấn.

+ Thơ mới chủ yếu thể hiện “cái tôi” cá nhân; một cái tôi thiết tha, say đắm trước thiên nhiên và con người nhưng có lúc cô đơn, bơ vơ giữa cuộc đời và không gian vô tận.

- Về hình thức:

+ Thơ trung đại mang tính quy phạm, thể thơ gò bó vào niêm luật, hình ảnh mang nặng tính ước lệ, công thức.

+ Thơ mới thoát khỏi cách diễn đạt theo quy tắc cứng nhắc, thể thơ tự do (số tiếng, số dòng, vần, nhịp…) ngôn ngữ thơ gần với lời nói cá nhân, hình ảnh sinh động gần với đời sống.

2. Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương và bài Hầu trời.

- Nội dung cơ bản và đặc điểm nghệ thuật chủ yếu:

+ Lưu biệt khi xuất dương khắc hoạ vẻ đẹp lãng mạn hào hùng, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. Bài thơ nổi bật ở giọng điệu da diết, mạnh mẽ, quyết liệt, sục sôi có sức truyền cảm và lôi cuốn người đọc.

+ Hầu Trời ra đời vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX, khi xã hội thuộc địa phong kiến tù hãm, u uất, đầy rẫy những cảnh ngang trái, xót đau. Người có lương tri nhưng bất lực chỉ có thể mong ước thoát li, làm thơ để giải sầu.

Tản Đà mạnh dạn thể hiện bản ngã, khát vọng thiết tha đi tìm một cõi tri âm để có thể khẳng định tài năng, phẩm giá đích thực của mình.

Bài thơ thể hiện được hồn thơ và tính cách của Tản Đà - một thi sĩ ung dung tự tại, luôn thích tự do, phóng túng; một con người ý thức được tài năng và giá trị đích thực của mình đồng thời cũng luôn khao khát được khẳng định, được cống hiến, làm đẹp cho đời.

- Tính chất giao thời (giữa văn học trung đại và hiện đại) thể hiện qua hai bài thơ trên.

+ Lưu biệt khi xuất dương về thi pháp cơ bản vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại (thể thơ Đường luật, hình ảnh ước lệ…). Nét mới ở bài thơ là chất lãng mạn hào hùng toát ra từ nhiệt huyết cách mạng sôi nổi.

+ Hầu trời vẫn theo lối thơ cổ, cách dùng từ, hình ảnh, cách diễn đạt vẫn mang dấu ấn văn học trung đại nhưng có sự cách tân; thể thơ trường thiên khá tự do; bài thơ đã thể hiện một “cái tôi” cá nhân phóng túng, ý thức được tài năng và khát khao khẳng định mình giữa cuộc đời.

3. Quá trình hóa hiện đại hóa của thơ ca thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 qua ba bài thơ Lưu biệt khi xuất dương, Hầu trời, Vội vàng.

- Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920), thành tựu chủ yếu của văn học là thơ của các chí sĩ cách mạng, tiêu biểu là Phan Bội Châu.

+ Trong sáng tác của Phan Bội Châu, nội dung tư tưởng đã khác với thơ ca thế kỉ XIX nhưng về nghệ thuật, tác giả vẫn viết theo thi pháp của thơ trung đại.

+ Trong Lưu biệt khi xuất dương, Phan Bội Châu đã thể hiện lẽ sống mới, quan niệm mới về "chí làm trai" nhưng bài thơ vẫn viết bằng thi pháp và ngôn ngữ của văn học trung đại.

- Giai đoạn thứ hai (khoảng từ 1920 đến 1930), văn học giai đoạn này đã đổi mới, có tính hiện đại nhưng vẫn còn tồn tại những yếu tố của thi pháp văn học trung đại.

+ Trong Hầu Trời đã xuất hiện "cái tôi" cá nhân phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực và khao khát được khẳng định mình.

+ Cách chia khổ thơ chưa từng thấy trong thời kì trung đại, nhưng "cái tôi" cá nhân phóng túng vẫn phảng phất tinh thần cái ngông của nhà nho của thơ ca cuối thời trung đại, Hầu Trời "có thể xem như cái gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc".

- Giai đoạn thứ ba (từ khoảng 1930 đến 1945), nền văn học nước nhà đã cách tân sâu sắc trên mọi thể loại.

+ Phong trào Thơ mới (từ năm 1932) được xem là "một cuộc cách mạng thơ ca".

+ Vội vàng, Tràng giang, Đây thôn Vĩ Dạ, Tương tư... là những bài thơ tiêu biểu, thể hiện rõ những đặc trưng của thơ mới. Đó là tiếng nói nghệ thuật của "cái tôi" cá nhân tự giải phóng khỏi hệ thống ước lệ của thơ ca thời kì trung đại, trực tiếp quan sát thế giới bằng con mắt của cá nhân, đồng thời cảm thấy bơ vơ, cô đơn trước vũ trụ và cuộc đời.

4. Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Vội vàng, Tràng giang, Đây thôn Vĩ dạ, Tương tư…

- Vội vàng là lời giục giã sống hết mình, yêu say đắm từng phút giây của tuổi trẻ, hãy thưởng thức bằng tất cả khát khao những ngon ngọt của cuộc đời.

Vội vàng mang đậm chất Xuân Diệu ở trái tim sôi sục, ở cặp mắt xanh non háo hức, ở sự khẳng định "cái tôi", ở nhịp thơ hăm hở, cuống quýt, ở hình ảnh táo bạo...

- Tràng giang thấm đẫm một nỗi buồn, trong mỗi khổ thơ nỗi buồn đó và thường được gợi lên bằng cách đối lập giữa cái mênh mông cao rộng như vô hạn với cái nhỏ bé, mong manh.

+ Huy Cận không miêu tả cảnh vật theo một trật tự nhất định mà chỉ tô đậm ở người đọc ấn tượng về nỗi buồn đìu hiu, xa vắng trải dài vô tận theo không gian và thời gian.

+ Tràng giang thuộc thể thơ thất ngôn với cách ngắt nhịp quen thuộc (4/3) tạo nên sự cân đối, hài hòa. Thủ pháp tương phản được sử dụng triệt để: Hữu hạn vô hạn; nhỏ bé/lớn lao; không/có...

+ Bài thơ sử dụng các loại từ láy: Láy âm (tràng giang, đìu hiu, chót vót, lơ thơ...), láy hoàn toàn (điệp điệp, song song, lớp lớp, dợn dợn...) và các biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, so sánh...

- Nội dung Đây thôn Vĩ Dạ là nỗi buồn, niềm khao khát của một con người tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, yêu con người.

+ Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ đang bị bệnh tật giày vò, ám ảnh về cái chết, về sự xa lánh của người đời, nhưng tác giả đã vượt lên hoàn cảnh nghiệt ngã để sáng tác ra những vần thơ tài hoa về tình đời, tình người.

+ Xuyên qua sương khói hư ảo của tình yêu mơ mộng là tình quê, là tình yêu thiết tha đằm thắm với đất nước, quê hương.

+ Tứ thơ bắt đầu với cảnh đẹp thôn Vĩ bên dòng sông Hương, từ đó khơi gợi liên tưởng thực - ảo và mở ra bao nhiêu nỗi niềm cảm xúc, suy tư về cảnh và người xứ Huế với những mặc cảm, uẩn khúc, niềm hi vọng, niềm tin yêu.

+ Bài thơ kết hợp hài hòa điệu tả thực, tượng trưng, lãng mạn và trữ tình. Cảnh đẹp xứ Huế đậm nét tả thực, sự mơ mộng làm tăng thêm sắc thái lãng mạn.

- Tương tư là nỗi nhớ thương đơn phương da diết của một tình nhân, đồng thời cũng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người.

Bằng lối ví von mộc mạc, duyên dáng mang phong vị dân gian, thơ Nguyên Bính đem đến cho người đọc những hình ảnh thân thương của quê hương đất nước và tình người đằm thắm, thiết tha.

- Chiều xuân là bức tranh mùa xuân vào buổi chiều, không tả tỉ mỉ chi tiết mà quan sát rộng, bức tranh buổi chiều xuân khá yên ả, thậm chí có phần hơi vắng lặng.

+ Bài thơ tả cảnh nhưng lại gợi ra không khí và nhịp sống muôn đời ở nông thôn, đó là sự bình yên. Tác giả sử dụng rất nhiều từ láy như êm êm, vu vơ, rập rờn, thong thả...

+ Sự kết hợp của những từ láy này đã giúp thể hiện nổi bật vẻ đẹp dịu dàng, yên ả, thanh bình của cảnh chiều xuân cũng như nhịp sống khoan thai nơi đồng quê.

5. Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài Chiều tối, Lai tân, Từ ấy, Nhớ đồng.

- Bài Chiều tối của Hồ Chí Minh:

+ Qua bức tranh chiều tối ở vùng rừng núi, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ – chiến sĩ. Đó là lòng yêu mến thiên nhiên, yêu cuộc sống bình dị khỏe khoắn của người lao động, phong thái ung dung nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh.

+ Nghệ thuật kết hợp hài hòa màu sắc cổ điện với tinh thần hiện đại; ngôn ngữ hàm súc.

- Bài Lai tân của Hồ Chí Minh vạch trần thực trạng thối nát của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.

+ Nghệ thuật đặc sắc thể hiện ở kết cấu bài thơ. Ba câu đầu nghiêng về kể, điểm nút là câu thứ tư.

+ Sự nghịch lí được tạo bởi mối quan hệ giữa ba câu đầu với ý nghĩa câu cuối làm nổi bật ý châm biếm, mỉa mai.

- Từ ấy của Tố Hữu thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc, say mê khi gặp gỡ lí tưởng cách mạng, ý thức tự nguyện gắn bó, đấu tranh vì những người lao độn nghèo khổ. Bài thơ giàu nhạc điệu, biện pháp tu từ gợi cảm, hình ảnh tươi sáng, rực rỡ.

- Bài thơ Nhớ đồng thể hiện niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào, niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do, khát khao hành động của nhà thơ. Thủ pháp điệu được sử dụng linh hoạt, hình ảnh gợi cảm, giọng nói thiết tha.

6. Sức hấp dẫn của bài thơ Tôi yêu em:

Lời bộc bạch tình yêu đơn phương nhưng thiết tha, mãnh liệt, đặc biệt là quan niệm tình yêu cao thượng, giàu vị tha, nhân hậu – sự chân thành thể hiện ở ngôn ngữ thơ giản dị, ít dùng từ.

7. Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao của Sê-khốp.

- Bê-li-cốp là "người trong bao" cả trong sinh hoạt và trong tư tưởng.

+ Bê-li-cốp mang ô, kính râm, áo bành tô dựng cổ lên, đi ủng cả khi trời đẹp. Buồng ngủ của y chật như cái hộp, cửa đóng kín mít, khi ngủ kéo chăn trùm kín đầu... Đồ dùng của y (đồng hồ, dao...) tất cả đều để trong bao.

+ Bê-li-cốp chỉ làm theo chỉ thị, mệnh lệnh. Y không động chạm đến ai, luôn thỏa mãn, hài lòng với lối sống cổ lỗ, hủ lậu, kì quái của mình.

- Những "cái bao" chụp lên mọi hành động và suy nghĩ của Bê-li-cốp cho thấy y là kẻ hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong bao, trong vỏ ốc và cảm thấy yên tâm, sung sướng, hạnh phúc, mãn nguyện trong đó.

- Lối sống và con người Bê-li-cốp đã ảnh hưởng mạnh mẽ và dai dẳng đến nơi y làm việc, trong thành phố nơi y sống như một thứ dịch hạch. Ngay cả khi Bê-li-cốp chết, tính cách và lối sống ấy vẫn tiếp tục tồn tại và gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của cả thành phố.

- Bê-li-cốp không phải là hiện tượng cá biệt, hình ảnh con người và tính cách của y là điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội đang tồn tại trong cuộc sống của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX.

8. Hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Trong đoạn trích, đối với Phăng-tin, Giăng Van-giăng là một anh hùng, là một vị cứu tinh). Còn qua cảnh tượng mà bà xơ Xem-pli-xơ đã chứng kiến, Giăng Van-giăng hiện lên rất đẹp "Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện diện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết".

- Những lời nói, hành động và ý nghĩ của Giăng Van-giăng trong đoạn cuối gợi lên vẻ đẹp phi thường, lãng mạn.

- Trong đoạn trích, trước cường quyền, Giăng Van-giăng khi nhún nhường lúc cương nghị, quyết liệt khiến cái ác phải chùn chân. Nhưng với những con người nhỏ bé, tội nghiệp, ông lại dang tay chở che, đùm bọc, gieo niềm tin và tình yêu thương cho họ.

Thơ mới và thơ trung đại khác nhau như thế nào?

Trả lời: Thơ mới thường thể hiện tư duy triết học của thế kỷ 20 với sự tập trung vào cá nhân, sự thể hiện của bản thân và quan điểm cá nhân. Thơ trung đại thường thể hiện sự phản ánh xã hội, sự thất vọng về thế giới hiện thực và thắc mắc về ý nghĩa của cuộc sống.

Thơ mới và thơ hiện đại khác gì nhau?

Chủ thể sáng tạo của Thơ mới là con người cá nhân tư sản, chủ thể của thơ đương đại là con người bản thể. Như những vòng sóng xoáy sâu vào hiện hữu, đó là những quá trình có tính tương đồng, quy luật trong việc biểu tỏ đời sống, nội cảm của con người toàn nguyên.

Thể thơ mới là gì?

Thơ mới là cách gọi trào lưu sáng tác thơ phi cổ điển, chịu ảnh hưởng các phép tắc tu từ, thanh vần của thơ hiện đại phương Tây. Trở thành một hiện tượng trong khu vực các nước đồng văn châu Á, thơ mới ra đời, phát triển dựa trên yêu cầu cấp thiết hiện đại hóa thi ca truyền thống.

Thơ trong văn học là gì?

Thơ, thơ ca hay thi ca, là khái niệm chỉ các loại sáng tác văn học có vần điệu, có đặc điểm ngắn gọn, súc tích, nhiều ý cô đọng. Một bài văn cũng có thể là một bài thơ nếu sự chọn lọc các từ trong đó súc tích và gây cảm xúc cho người đọc một cách nhanh chóng.