So sánh quang phổ kế và máy so màu năm 2024

Máy so màu (Colorimeter) và máy đo màu quang phổ (Spectrophotometer) là hai loại dụng cụ đo màu được sử dụng để đo, phân tích và giao tiếp màu sắc. Đối với các ngành công nghiệp phải làm việc với màu sắc, bạn sẽ thấy rằng đo màu là một phần thiết yếu của quy trình sản xuất. Sự khác biệt giữa máy so màu và máy đo màu quang phổ thường gây nhầm lẫn cho nhiều nhà khoa học về màu sắc. Để giúp bạn mở rộng kiến thức chuyên môn về quản lý màu sắc, chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi: Sự khác biệt giữa hai công cụ là gì? Công cụ nào tốt hơn và phù hợp với doanh nghiệp của bạn?

Hiểu được các yếu tố phân biệt máy so màu và máy đo màu quang phổ có thể giúp bạn xác định công cụ nào sẽ tối ưu hóa quy trình quản lý màu sắc của bạn tốt nhất.

Máy so màu là một công cụ đo lường màu sắc dựa trên lý thuyết tam sắc để đánh giá khách quan về đặc điểm màu sắc khi ánh sáng đi qua các bộ lọc màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam. Nó mô phỏng cách mắt người cảm nhận màu sắc.

Các tính năng

  • Kích thước nhỏ gọn và tính di động cao.
  • Giá cả phải chăng cho các ứng dụng đơn giản.
  • Chức năng đơn giản hơn so với máy đo màu quang phổ.

Cách thức hoạt động

  • Mẫu được chiếu sáng một góc 45 ° bằng nguồn sáng bên trong.
  • Ánh sáng đi qua các bộ lọc tam sắc, mô phỏng các màu đỏ, lục và lam được phản xạ từ mẫu.
  • Các phép đo từ bộ lọc được định lượng thành các giá trị RGB, mô phỏng cách mắt người nhạy cảm với ánh sáng.

Các ứng dụng phổ biến

  • Nhận dạng màu sắc ngay lập tức.
  • So sánh các màu và ánh màu tương tự.
  • Đo cường độ màu.
  • Đo độ bền màu.
  • Kiểm soát chất lượng màu.
  • Nguồn tham khảo để xác định mẫu chuẩn.
  • Đánh giá các màu không gặp hiện tượng meta.

Máy đo màu quang phổ (Spectrophotometer)

Máy đo màu quang phổ là một dụng cụ đo màu phức tạp hơn, dựa vào cường độ ánh sáng với một hàm màu sắc. Nó thực hiện phép đo màu trên toàn dãy quang phổ, trái ngược với quy trình dựa trên ba màu sắc cơ bản của máy so màu và tạo ra dữ liệu màu sắc ngoài tầm quan sát của mắt người.

Các tính năng

  • Các dòng máy để bàn hoặc cầm tay.
  • Giải pháp cao cấp hơn cho các nhu cầu đo màu phức tạp.
  • Nhiều tính năng hơn.
  • Độ chính xác cao hơn từ phép đo màu toàn phổ.

Cách thức hoạt động

  • Nguồn sáng bên trong phát vào lưới nhiễu xạ, hoạt động như một lăng kính phân tách ánh sáng thành các bước sóng khác nhau của dãy toàn phổ.
  • Khi tấm lưới quay, mỗi lần chỉ có một bước sóng ánh sáng cụ thể chiếu tới khe thoát và tương tác với mẫu.
  • Máy dò đo cường độ ánh sáng, độ truyền xạ và độ hấp thụ của mẫu.
  • Máy quang phổ hiển thị thông tin này dưới dạng kỹ thuật số.

Các tính năng

  • Đo màu
  • Phối màu
  • Kiểm tra độ chính xác của màu sắc trong suốt quá trình sản xuất
  • Duy trì sự nhất quán về màu sắc trong toàn bộ chuỗi cung ứng
  • Phát hiện hiện tượng meta
  • Đo độ mờ và đục
  • Kiểm soát chất lượng màu
  • Phát hiện tạp chất

Máy so màu (Colorimeter) hay máy đo màu quang phổ (Spectrophotometer)? Hãy chọn một thiết bị phù hợp với bạn:

Việc quyết định sử dụng thiết bị đo màu nào phụ thuộc vào ứng dụng mong muốn, phạm vi giá và độ phức tạp của thiết bị. Mặc dù máy so màu có thể là một giải pháp tiết kiệm hơn, nhưng nó chỉ đo độ hấp thụ của các màu cụ thể và không thể xác định hiện tượng meta. Thiết bị này có thể làm một sự lựa chọn lý tưởng cho những người tìm kiếm phép đo hoặc kiểm soát màu cơ bản mà không cần phân tích màu phức tạp.

Ngược lại, một máy đo màu quang phổ có thể cung cấp các tính năng chính xác và phức tạp hơn nhiều nhưng cũng là một lựa chọn đắt tiền hơn. Đối với các chuyên gia quản lý màu sắc đang tìm kiếm dữ liệu màu có độ chính xác cao, giao tiếp màu kỹ thuật số và tính nhất quán chặt chẽ trong suốt quá trình sản xuất, đây có thể là công cụ hữu ích. Hãy xem xét ngành nghề của bạn khi quyết định dụng cụ nào là sự lựa chọn tốt nhất cho quy trình kiểm soát màu sắc.

Công dụng của máy so màu và máy so màu quang phổ:

– Máy so màu và máy so màu quang phổ đều có chung 1 công dụng đó là phân tích sự khác biệt màu sắc của sản phẩm.

– Máy được ứng dụng trong ngành sơn, mực in, nhựa, dệt nhuộm, may mặc, thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, mỹ phẩm, điện tử…

So sánh quang phổ kế và máy so màu năm 2024
Máy so màu và máy so màu quang phổ

Sự khác biệt giữa máy so màu và máy so màu quang phổ:

– Máy so màu và máy so màu quang phổ sử dụng phương pháp so sánh màu sắc giống nhau nhưng chúng có 1 vài khác biệt như sau:

– Phương pháp so màu của máy so màu (Colorimeter):

Máy so màu sử dụng hệ màu không gian bao gồm 3 màu cơ bản mà mắt thường có thể phân biệt được là màu đỏ, màu xanh lá cây và màu xanh lam.

Ba màu này tạo thành hệ màu trong không gian màu. Và được xác định bằng tọa độ X-Y-Z.

Máy so màu (colorimeter) sẽ giống như mắt người cảm nhận màu sắc trong hệ không gian màu.

So sánh quang phổ kế và máy so màu năm 2024
Hệ không gian màu XYZ

– Phương pháp so màu của máy so màu quang phổ (Spectrophotometer):

Khác với máy so màu thông thường, máy so màu quang phổ sử dụng nhiều cảm biến màu hơn (40 cảm biến màu sắc hoặc nhiều hơn) để tách chùm ánh sáng phản xạ hoặc ánh sáng truyền qua thành các bước sóng.

Máy sẽ đo phản xạ quang phổ của vật ở mỗi bước sóng trên dải quang phổ khả kiến mà mắt nhìn được (dải phổ 400-700nm).

Do đó máy so màu quang phổ sẽ cho kết quả chính xác và độ tin cậy cao hơn máy so màu thông thường.

So sánh quang phổ kế và máy so màu năm 2024
Phương pháp so màu máy so màu quang phổ

Ứng dụng của máy so màu và máy so màu quang phổ:

– Máy so màu quang phổ (Spectrophotometer) được sử dụng chủ yếu trong phòng nghiên cứu màu sắc và các ứng dụng tạo màu.

– Còn máy so màu thông thường (colorimeter) được sử dụng trong sản xuất và trong khâu kiểm soát chất lượng sản phẩm.