So sánh phiên âm và dịch thơ bài ngắm trăng năm 2024

2, Hoàn cảnh sáng tác: Ngắm Trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ "Nhật kí trong tù" của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc

3, Ta nói "phong cách trữ tình bài thơ "Ngắm trăng" là sự kết hợp giữa tinh thần thời đại và màu sắc cổ điển" bởi vì bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và chất hiện đại. Chất cổ điển thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung trước hoàn cảnh khó khăn của đất nước cùng thú vui hưởng thụ "rượu hoa" của thi nhân ngắm trăng xưa. Chất hiện đại của bài thơ thể hiện ở tinh thần thép, can đảm và cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng. Đời sống của Người gắn liền với đời sống chiến đấu của dân tộc, đây chính là chất hiện đại. Chất cổ điển và chất hiện đại cùng ở trong bài thơ, thể hiện ở những phẩm chất ở người tù cách mạng: yêu thiên nhiên và hướng về dân tộc, đất nước

4,

Bác nói đến cảnh "Trong tù không rượu cũng không hoa" chính là để nói lên hoàn cảnh thực tế của Người chứ không phải kể khổ, kể lể về hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn vật chất của Người. Ba chữ "nại nhược hà" là "biết làm thế nào?". Ý nghĩa của 3 từ "nại nhược hà" cho thấy tâm trạng khó hững hờ của Người trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Từ đây ta thấy được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung của Người

5,

Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãng liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa", Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp, đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng. Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.

  • 2K7! HOT! Mở Đặt Chỗ Sớm Lộ Trình Sun 2025
  • 2K6! Lộ Trình Sun 2024 - Ba bước luyện thi TN THPT - ĐH ít nhất 25 điểm
  • 2K9 Chú ý! Khoá Học Bứt Phá Nền Tảng Lớp 9, Công Phá Thi Đỗ Lớp 10
  • 2K11 Ơi! Bứt Phá Lớp 7 Năm Học 2023 - 2024
  • 2K12! Bứt Phá Lớp 6 Năm Học 2023 - 2024
  • Chương Trình Học Tốt Trung Học Cơ Sở Năm Học 2023-2024
  • Lộ Trình Học Bứt Phá Lớp 2-9 Năm Học 2023-2024
  • 2K7! Bứt Phá Lớp 11 2024! Chương trình mới (VOD + LIVE)
  • 2K10! Bứt Phá Lớp 8 Năm Học 2023 - 2024
  • 2K8! Bứt phá lớp 10! Chương trình mới (VOD + LIVE)
  • Chương trình học tốt tiểu học năm học 2023-2024
  • 2K13! Bứt Phá Lớp 5 Năm Học 2023 - 2024
  • 2K14! Bứt Phá Lớp 4 Năm Học 2023 - 2024
  • 2K15! Bứt Phá Lớp 3 Năm Học 2023 - 2024
  • 2K16! Bứt Phá Lớp 2 Năm Học 2023 - 2024
  • Học trực tuyến lớp 11 đủ môn cùng Thầy Cô giỏi, nổi tiếng
  • Khai giảng các khóa lớp 9 Toán - Lý - Hóa - Văn - Anh năm 2018
  • Khai giảng khóa Ngữ văn 7 - xây nền vững chắc cho tương lai!
  • Luyện thi vào lớp 10 môn Toán, Văn, Hóa, Anh, Lý với giáo viên giỏi và nổi tiếng

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

(Bản dịch Ngắm trăng)

Câu 1: Hoàn thành phần phiên âm và dịch nghĩa bài thơ

Phương pháp giải:

căn cứ bài Ngắm trăng

  • (0) bình luận (0) lời giải ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây Giải chi tiết: - Phiên âm: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Dịch nghĩa: Trong tù không rượu cũng không hoa, Trước cảnh đep đêm nay biết làm thế nào? Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng, Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ. Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay

Câu 2: Xác định tên bài thơ và tác giả.

Phương pháp giải:

căn cứ văn bản

  • (0) bình luận (0) lời giải ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây Giải chi tiết: - Nhan đề: Vọng nguyệt - Tác giả: Hồ Chí Minh Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay

Câu 3: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Xác định phương thức biểu đạt chính, thể loại của bài thơ?

Phương pháp giải:

căn cứ văn bản; các phương thức biểu đạt đã học

  • (0) bình luận (0) lời giải ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây Giải chi tiết: - Hoàn cảnh sáng tác: Ngắm Trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay

Câu 4: So sánh bản dịch thơ với nguyên tác để thấy những diễn đạt chưa đạt của bản dịch thơ.

Phương pháp giải:

so sánh, phân tích, tổng hợp

  • (0) bình luận (0) lời giải ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây Giải chi tiết: Trong bản dịch thơ các câu dịch so với bản gốc ta thấy có những câu thơ dịch chưa thoát ý, chưa sát nguyên tác, cụ thể: + Câu 3 bản dịch nghĩa là 'trước cảnh đêm nay biết làm thế nào?" trong bản dịch thơ là "khó hững hờ", câu thơ như làm giảm đi sự xao xuyến, bối dối trong bài. + Hai câu cuối ý thơ dịch chưa thoát ý: từ nhòm trong câu thơ cuối là câu thơ giảm đi phần lãng mạn, tuy nó là từ đồng nghĩa. Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay

Câu 5: Viết đoạn văn từ 7-10 câu trình bày cảm nhận về hai câu thơ cuối bài, trong đó có một câu cảm thán, xác định câu cảm thán và chức năng của câu đó trong đoạn văn.

Phương pháp giải:

phân tích, tổng hợp

(0) bình luận (0) lời giải

** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

Giải chi tiết:

- Giới thiệu chung về bài thơ và hai câu thơ cuối

- Bài thơ "Ngắm trăng" ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt: giữa chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch, thi sĩ - người tù tay bị xích, chân bị cùm. thân thể đọa đày nơi ngục lạnh mà lòng thanh thản thưởng thức vẻ đẹp của một đêm trăng sáng.

- Con người đang bị giam hãm, cho nên việc thưởng ngoạn chỉ thu gọn trong một cử chỉ âm thầm, lặng lẽ. Bác lặng lẽ, say mê ngắm ánh trăng sáng ngoài cửa sổ. Bốn bức tường giam chật hẹp không ngăn được cảm xúc mênh mông, Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do khôn cùng của mình.

- Trước sự hiện diện của trăng đẹp, cái hiện thực tối tăm u ám của nhà tù dường như bị xoá tan, nhường chỗ cho mối giao hòa thiêng liêng giữa nhà thơ tự do và thiên nhiên vĩnh cửu. Bác hướng cái nhìn vào ánh trăng sáng trong đêm lao ngục cũng như bao lần khác; trong hoàn cảnh sống gian nan, Người luôn hướng tới cái đẹp của cuộc dời.