So sánh luật đầu tư và luật đầu tư công năm 2024

Ngày 01/01/2020, Luật Đầu tư công 2019 chính thức có hiệu lực, đánh dấu sự hoàn thiện thể chế, pháp luật về đầu tư công theo hướng thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan khác. Đồng thời, tăng cường quản lý chặt chẽ, hiệu quả các hoạt động đầu tư công và nguồn vốn đầu tư công cũng như tiếp tục khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

So với Luật Đầu tư công 2014, Luật Đầu tư công 2019 ra đời sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập hiện hành liên quan đến các quy định pháp luật về đầu tư công. Cụ thể, Luật Đầu tư công 2019 có 05 điểm mới nổi bật như sau:

Thứ nhất, thống nhất được định nghĩa về nguồn vốn đầu tư công. Theo đó, Luật quy định 2 loại vốn đầu tư công, bao gồm vốn ngân sách nhà nước và vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.

Đây điểm mới cơ bản và quan trọng nhất so với Luật Đầu tư công trước đây, dẫn tới thay đổi các quy trình, trình tự, thủ tục về lập, thẩm định, phê duyệt dự án và kế hoạch đầu tư công, giúp đơn giản hóa quy trình, không còn phân biệt giữa các loại nguồn vốn của ngân sách Nhà nước.

Thứ hai, đẩy mạnh phân cấp trong việc xem xét quyết định các phê duyệt chủ trương đầu tư. Trong đó, đáng chú ý nhất là phân cấp triệt để quy trình thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, đưa vấn đề này trở thành một nội dung của thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, và do các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thẩm định (trừ chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ) trên cơ sở tổng số vốn kế hoạch trung hạn của đơn vị mình được cấp có thẩm quyền phân bổ.

Bên cạnh đó, Luật Đầu tư công cũng đã xác định rõ một số nhiệm vụ và loại dự án không phải quyết định chủ trương đầu tư nhằm gỡ bỏ thủ tục mang tính hình thức, trùng lặp, tiết kiệm thời gian, chi phí cho công tác chuẩn bị dự án.

Thứ ba, đẩy mạnh phân cấp cho các địa phương trong việc quyết định các dự án đầu tư công, trong đó cả các dự án nhóm A. Theo đó, vừa bảo đảm thẩm quyền của các cơ quan Quốc hội, Hội đồng nhân dân, vừa tăng tính chủ động, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, xử lý được những tình huống phức tạp như dự án sử dụng nhiều nguồn vốn thuộc các cấp ngân sách khác nhau.

Thứ tư, đổi mới mạnh mẽ phương thức kế hoạch hóa, nhằm đáp ứng tốt hơn đối với thực tiễn vận hành của nền kinh tế, khắc phục được vướng mắc lớn nhất về đầu tư công trước đây là vấn đề “có vốn trước hay có dự án trước”.

Luật Đầu tư công đã đưa ra phương án là phải có dự kiến kế hoạch nguồn vốn và khả năng cân đối vốn trước (tạm gọi là số kiểm tra) để từ đó có căn cứ pháp lý về nguồn vốn để các bộ, cơ quan, địa phương triển khai các thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

Đồng thời, đơn giản hóa mạnh mẽ quy trình giao kế hoạch vốn đầu tư công hằng năm, theo đó, phân cấp thẩm quyền quyết định cho người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương trong việc điều chỉnh kế hoạch giữa các dự án trong danh mục kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công và nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong kế hoạch hằng năm.

Thứ năm, tăng cường hơn tính cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công. Thể hiện qua việc tăng cường theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra các hoạt động đầu tư công, sử dụng nguồn vốn đầu tư công thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đầu tư công, gắn với quá trình xây dựng Chính phủ điện tử và tiến tới Chính phủ số, góp phần tích cực vào việc chống thất thoát, lãng phí.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Nước ta là nước đang phát triển và đổi mới mạnh mẽ, nên vấn đề quy định của pháp luật thường đi sau thực tiễn. Do đó việc cần thiết là pháp luật phải được hoàn thiện kịp thời, tạo đà cho phát triển, làm nền tảng cho tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Chiều 31/10, sau khi các đại biểu Quốc hội cho ý kiến về báo cáo giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã phát biểu làm rõ hơn một số vấn đề đại biểu nêu.

Nước ta đang phát triển, đổi mới mạnh mẽ nên pháp luật thường đi sau thực tiễn

Đánh giá về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhiệm kỳ qua, theo Bộ trưởng, chúng ta đã đạt kết quả rất tốt.

"Những kết quả đó được thể hiện bởi những tựu chúng ta đạt được trong nhiệm kỳ qua, như: tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 6,8%; thu ngân sách nhà nước đạt 6,9 triệu tỷ đồng (gấp 1,66 lần của nhiệm kỳ trước), chiếm 25% GDP; nợ công giảm từ 63,7% GDP xuống còn 55,9%GDP năm 2020.

Tỷ trọng chi đầu tư từ 22,9% đã lên đến 29% GDP. Bội chi ngân sách nhà nước là 3,37%GDP.

Bên cạnh đó, công tác tinh giản bộ máy, giảm biên chế công chức và các đơn vị sự nghiệp công lập đã được thực hiện mạnh mẽ.

Theo đó, các đơn vị sự nghiệp công lập đã giảm 13,85%; số lượng công chức giảm hơn 10%, viên chức giảm hơn 11%", Bộ trưởng cho biết.

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, nước ta là nước đang phát triển và đổi mới mạnh mẽ, nên vấn đề quy định của pháp luật thường đi sau thực tiễn.

Do đó việc cần thiết là pháp luật phải được hoàn thiện kịp thời, tạo đà cho phát triển, làm nền tảng cho tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Bộ trưởng Bộ Tài chính bày tỏ mong muốn Quốc hội thấu hiểu, chia sẻ, giúp đỡ hỗ trợ Chính phủ để hoàn thiện pháp luật nhanh nhất, tạo đường băng cho phát triển.

Pháp luật về đầu tư công còn bất cập

Để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt hiệu quả, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, cần phải hoàn thiện các quy định pháp luật; nâng cao công tác quản trị điều hành của cơ quan quản lý, cũng như giải quyết các vấn đề do lịch sử để lại.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc ví dụ, một số quy định tại Luật Đầu tư công khi triển khai gây vướng mắc, như các đại biểu Quốc hội đã nêu. Quy định về đầu tư, như câu chuyện về "quả trứng, con gà". Con gà có trước hay quả trứng có trước.

"Những nguyên nhân này gây nên dự án chậm tiến độ, dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần…", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc thẳng thắn nói.

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, Luật Đầu tư công quy định, dự án đầu tư phải được phê duyệt trước ngày 30/10 hàng năm thì mới được bố trí vốn đầu tư công.

Tuy nhiên, Luật cũng quy định phải bố trí vốn thì mới được lập dự án và thiết kế thi công. Nếu chưa có vốn thì không lập được dự án. Mà nếu chưa có dự án thì không được bố trí vốn.

Có vốn rồi, lập được dự án phải mất 1 năm; đền bù giải phóng mặt bằng mất 1 năm nữa, như vậy mất đến 2 năm chưa giải ngân được.

Do đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, cần tách riêng giải phóng mặt bằng như 1 tiểu dự án thì sẽ đi trước một bước, còn lại phần xây lắp là 1 dự án riêng.

Vừa qua, Quốc hội đã quyết định các dự án nhóm A đã được tách phần giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư.

Hay như trong Luật Đầu tư công quy định, tiền sửa chữa các công trình như nhà ở, đường xá… đều phải đưa vào Luật, nghĩa là phải được ghi vào vốn của Luật Đầu tư công để triển khai.

"Như vậy, gần như các cơ quan, đơn vị rất bế tắc, nhà hỏng, hàng rào sập cần có vốn để sửa chữa thì không làm được", Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay.

Do đó, vừa qua Bộ Tài chính đã dự thảo quy định và lấy ý kiến của 84 bộ, ngành, địa phương (63 địa phương và 21 bộ, ngành). Có 83 ý kiến đồng ý, còn 1 bộ ngành không đồng ý.

Trong đó, Bộ Tài chính đề nghị, việc sửa chữa dưới 15 tỷ đồng thì không phải thực hiện theo Luật Đầu tư công, để tháo gỡ những khó khăn hiện nay.

Khẩn trương ban hành quy định mới về quản lý xe ô tô công

Về định mức sử dụng xe ô tô công, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính đã khẩn trương xây dựng nghị định về định mức sử dụng xe ô tô để thay thế Nghị định số 04/2019/ NĐ-CP của Chính phủ và quy định về cơ chế tiếp khách, công tác phí…

"Nghị định về chế độ, định mức xe ô tô công đang được Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Chính phủ ký ban hành vào tháng sau.

Bộ Tài chính đã công khai dự thảo Nghị định trên Cổng thông tin điện tử, đồng thời tổ chức hội thảo lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương để hoàn chỉnh nghị định" - Bộ trưởng nói.

Chủ đề