So sánh là gì lớp 3

Soạn bài Luyện từ và câu lớp 3: So sánh là lời giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 3 trang 43 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh, từ so sánh. Mời các em học sinh tham khảo lời giải chi tiết Luyện từ và câu So sánh Tuần 5 trang 43 Tiếng Việt lớp 3.

Câu 1 (trang 43 sgk Tiếng Việt 3)

Tìm những hình ảnh so sánh trong các khổ thơ sau:

  1. Bế cháu ông thủ thỉ:

Cháu khỏe hơn ông nhiều.

Ông là buổi trời chiều

Cháu là ngày rạng sáng.

PHẠM CÚC

  1. Ông trăng tròn sáng tỏ

Soi rõ sân nhà em

Trăng khuya sáng hơn đèn

Ơi ông trăng sáng tỏ.

TRẦN ĐĂNG KHOA

  1. Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

TRẦN QUỐC MINH

Phương pháp giải:

Em hãy tìm các sự vật có nét giống nhau được so sánh trong câu.

Lời giải chi tiết:

  1. Các hình ảnh so sánh:

- Sức cháu được so sánh với sức ông: Cháu khỏe hơn ông nhiều.

- Ông được so sánh với buổi trời chiều vì ông đã già.

- Cháu được so sánh với ngày rạng sáng vì cháu ngày càng lớn và khỏe mạnh.

  1. Hình ảnh so sánh:

- Trăng được so sánh với đèn: Trăng khuya sáng hơn đèn.

  1. Hình ảnh so sánh:

- Những ngôi sao được so sánh với mẹ: Những ngôi sao thức ngoài kia / Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

- Mẹ được so sánh với ngọn gió của con : Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

Câu 2 (trang 43 sgk Tiếng Việt 3)

Ghi lại các từ so sánh trong các khổ thơ trên:

Phương pháp giải:

Các từ so sánh thường dùng để chỉ sự ngang bằng hoặc hơn kém.

Lời giải chi tiết:

- Các từ so sánh đó là: hơn, là, là, hơn, chẳng bằng, là.

Câu 3 (trang 43 sgk Tiếng Việt 3)

Tìm các sự vật được so sánh trong đoạn thơ sau:

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.

Đêm hè, hoa nở cùng sao

Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.

TRẦN ĐĂNG KHOA

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

Các sự vật được so sánh:

- Quả dừa được so sánh với đàn lợn

- Tàu dừa được so sánh với chiếc lược

Câu 4 (trang 43 sgk Tiếng Việt 3)

Hãy tìm từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh ở bài tập 3.

Phương pháp giải:

Ở những câu thơ trên bài 3 chưa có từ so sánh (chỉ dùng dấu gạch ngang). Em hãy thêm từ chỉ sự so sánh ngang bằng để hoàn thành câu. Ví dụ: như, là, tựa như, tựa là, giống như, giống,...

Lời giải chi tiết:

Quả dừa

như, là, tựa như, tựa là, giống như

đàn lợn con nằm trên cao

Tàu dừa

như, là, tựa như, tựa là, giống như

chiếc lược chải vào mây xanh

\>> Bài tiếp theo: Soạn bài Tập đọc lớp 3: Cuộc họp của chữ viết

Ngoài bài Luyện từ và câu lớp 3: So sánh, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ các môn, chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao cùng các giải bài tập môn Toán 3, Tiếng Việt lớp 3, Tiếng Anh lớp 3. Kết quả học tập các môn lớp 3 phần lớn được đánh giá qua các bài kiểm tra giữa kì, cuối kì. Do đó, để đạt điểm cao thì các bạn cần học đều tất cả các phần của môn học. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Bên cạnh đó, VnDoc cũng có đủ phần văn mẫu lớp 3 từ văn kể chuyện đến miêu tả, giúp các bạn cải thiện phần tập làm văn lớp 3 và học tốt mỗi ngày.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 3 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 3. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Tiếng Việt 3: Biện pháp so sánh và bài tập vận dụng Bài tập về phép so sánh Lớp 3

Tiếng Việt 3: Biện pháp so sánh và bài tập vận dụng, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 3.

So sánh là gì lớp 3
Biện pháp so sánh và bài tập vận dụng

Mong rằng có thể cung cấp những kiến thức về biện pháp tu từ so sánh đến các bạn học sinh. Mời tham khảo ngay sau đây.

Biện pháp so sánh và bài tập vận dụng

Biện pháp so sánh

1. So sánh là gì?

- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho biểu đạt.

  1. Khái niệm.

    Biện pháp so sánh là biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó ( chứ không đồng nhất hoàn toàn ) để đem đến một cách tri giác mới mẻ về đối tượng. II.Tác dụng. Biện pháp so sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc. III. Cấu tạo: Gồm có 2 vế : - Vế được so sánh và vế để so sánh. - Giữa 2 vế thường có từ so sánh : như , là, như là, tựa như, chẳng bằng, hơn, kém, dấu gạch ngang ( - ), … IV. Dấu hiệu. - Qua từ so sánh : là, như , giống, như là.. , - Qua nội dung : 2 đối tượng có nét tương đồng được so sánh với nhau.

    1. Các phép so sánh được học ở lớp 3 1. So sánh sự vật với sự vật. Ví dụ: Sự vật 1 ( Sự vật được so sánh)

Từ so sánh Sự vật 2

( Sự vật để so sánh) Hai bàn tay em như Hoa đầu cành Cánh diều như Dấu “ á” Hai tai mèo như Hai hình tam giác nhỏ 2. So sánh sự vật với con người. Ví dụ: Đối tượng 1 Từ so sánh Đối tượng 2 Trẻ em (con người) như Búp trên cành ( svật) Ngôi nhà (sự vật) như Trẻ nhỏ ( người ) Bà (người) như Quả ngọt ( svật) 3. So sánh đặc điểm của 2 sự vật.

2

Ví dụ: Sự vật 1 Đặc điểm so sánh Từ so sánh Sự vật 2 Tiếng suối trong như Tiếng hát Giọt nước cam vàng như Mật ong 4. So sánh âm thanh với âm thanh. Ví dụ: Âm thanh 1 Từ so sánh Âm thanh 2 Tiếng suối như Tiếng hát xa Tiếng chim như Tiếng xóc những rổ tiền đồng 5. So sánh hoạt động với hoạt động. Ví dụ: Sự vật Hoạt động 1 Từ so sánh Hoạt động 2 Lá cọ xoè như Tay ( vẫy) Con trâu đen Chân đi như Đập đất VI. Các kiểu so sánh. 1. So sánh ngang bằng : như, tựa như, là, chẳng khác gì….Ví dụ: Làm mà không có lí luận chẳng khác gì đi mò trong đêm tối 2. So sánh hơn kém: chẳng bằng, hơn… VII. Sự khác nhau giữa hình ảnh so sánh và sự vật so sánh. - Hình ảnh so sánh: là phải nêu đầy đủ “ Sự vật được so sánh + từ so sánh + sự vật để so sánh” Ví dụ : Trẻ em như búp trên cành. - Sự vật được so sánh: Trẻ em Từ so sánh: như Sự vật để so sánh: búp trên cành. · Lưu ý: khi dùng từ so sánh “là” nó có ý nghĩa và giá trị tương đương từ so sánh “như” nhưng có sắc thái ý nghĩa khác. “như” có ý nghĩa sắc thái giả định, còn từ “là” có sắc thái khẳng định. VD: - Lũ đế quốc như bầy dơi hốt hoảng (sắc thái giả định ) - Lũ đế quốc là bầy dơi hốt hoảng ( sắc thái khẳng định ) VIII. Các dạng bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3

3 1. Bài tập nhận diện phép tu từ so sánh Ở loại bài tập này, hình thức bài tập thường là nêu ngữ liệu (câu văn, câu thơ; đoạn văn, đoạn thơ) trong đó, có sử dụng phép tu từ so sánh; yêu cầu học sinh chỉ ra các hình ảnh so sánh, các sự vật được so sánh, các vế so sánh, các từ so sánh, các đặc điểm so sánh... với nhau trong các ngữ liệu đó. Sau đây, là một số dạng bài tập trong loại bài tập nhận biết. Dạng 1: Tìm những sự vật được so sánh Đây là dạng bài tập giúp học sinh bước đầu nắm được cấu trúc của phép so sánh. Với yêu cầu tìm những sự vật được so sánh với nhau các em sẽ tìm ra “cái so sánh” và “cái được so sánh” trong phép so sánh. Đây là những sự vật tồn tại xung quanh các em, gần gũi và quen thuộc đối với cuộc sống của các em, giúp các em dễ dàng liên tưởng đến sự tương đồng giữa chúng Ví dụ: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây: Ơ, cái dấu hỏi Trông ngồ ngộ ghê, Như vành tai nhỏ Hỏi rồi lắng nghe (TV3, t.1, tr.8) Dạng 2: Tìm những hình ảnh so sánh: Dạng bài tập này không chỉ yêu cầu học sinh tìm những sự vật được so sánh với nhau một cách riêng lẻ mà còn phải tìm cả hình ảnh so sánh. Tức là, các em phải tìm cả cấu trúc có thể đầy đủ hoặc không đầy đủ của phép so sánh. Những hình ảnh so sánh này sẽ đem lại cho các em những cảm xúc tốt đẹp, những cách nhìn mới mẻ về sự vật, về cuộc sống xung quanh. Ví dụ: Tìm hình ảnh so sánh trong câu văn dưới đây: Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. (TV3, t.1, tr.24)

4

Dạng 3: Tìm các từ so sánh Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường dùng từ như khi muốn so sánh một thứ gì đó. Chẳng hạn đẹp như tiên, xấu như ma, hiền như bụt... Tuy nhiên, trong phép tu từ so sánh có rất nhiều những từ dùng để so sánh như: là tựa, giống, như thể, như là,... Để giúp các em nhận ra được sự phong phú, đa dạng cũng như sự tinh tế của so sánh tu từ, sách giáo khoa đã cung cấp cho các em dạng bài tập tìm các từ so sánh. Ví dụ: Hãy ghi lại các từ chỉ sự so sánh trong những câu sau

  1. Mắt hiền sáng tựa vì sao Bác nhìn đến tận Cà mau cuối trời
  2. Em yêu nhà em Hàng xoan trước ngõ Hoa xao xuyến nở Như mây từng chùm
  3. Mùa đông Trời là cái tủ ướp lạnh Mùa hè Trời là cái bếp lò nung (TV3, t.1, t.43) 2. Bài tập vận dụng phép tu từ so sánh Dạng này có 2 loại bài tập nhỏ. Đó là, tập nhận biết tác dụng của phép tu từ so sánh và tập đặt câu có dùng phép so sánh. Ở loại thứ nhất, chương trình không yêu cầu cụ thể học sinh phải chỉ ra tác dụng của phép so sánh mà học sinh phải cảm nhận được cái hay của hình ảnh so sánh và diễn đạt cảm nhận ấy thành lời. Ở loại thứ hai, sách giáo khoa đã cung cấp sẵn nội dung so sánh qua các tranh vẽ từng cặp sự vật có đặc điểm giống nhau (hoặc gần giống nhau) về hình thức, học sinh chỉ cần xác định đối tượng so sánh và đối tượng đưa ra làm chuẩn để so sánh

5

ở từng cặp. Cũng loại bài tập này còn có dạng bài điền từ thích hợp vào chỗ trống, bài tập cho trước cái so sánh yêu cầu học sinh tìm ra cái để làm chuẩn so sánh. Cái khó là các em phải tìm được những hình ảnh so sánh hợp lí và sinh động. * Bài tập nhận biết tác dụng của phép tu từ so sánh Để nhận biết được tác dụng của phép so sánh, bài tập đã mở ra cho học sinh một hướng tiếp nhận mới đó là tự mình đưa ra những đánh giá, những nhận xét của riêng mình dưới dạng như phát biểu cảm nghĩ. Chính vì mọi so sánh đều mang đậm dấu ấn cá nhân của người so sánh nên mỗi học sinh sẽ có một cách cảm thụ của riêng mình. Ví dụ: Trong những hình ảnh so sánh ở bài tập, em thích hình ảnh nào? Vì sao?

  1. Hai bàn tay em Như hoa đầu cành.
  2. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
  3. Cánh diều như dấu “á Ai vừa tung lên trời
  4. Ơ, cái dấu hỏi Trông ngồ ngộ ghê, Như vành tai nhỏ Hỏi rồi lắng nghe. (TV3, t.1, tr.8) Đây cũng là loại bài tập kích thích sự tưởng tượng, khả năng liên tưởng của các em, tạo cơ hội cho các em hoá thân vào phép so sánh để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của phép so sánh. Ví dụ: Đọc đoạn thơ sau: Đã có ai lắng nghe

6

Tiếng mưa trong rừng cọ Như tiếng thác dội về Như ào ào trận gió Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao? (TV3, t.1, tr.80) * Bài tập đặt câu có dùng phép tu từ so sánh Đây là yêu cầu cao nhất mà các em phải thực hiện khi học phép so sánh. Với những kiến thức đã được học, cộng với sự tri giác qua các bức tranh học sinh sẽ tìm được sự giống nhau giữa các sự vật trong tranh từ đó viết ra những câu có hình ảnh so sánh. Hoặc từ những cấu trúc cho trước, học sinh sẽ tìm những từ phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh thành câu Ví dụ 1: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh... (TV3, t.1, tr.126) Ví dụ 2: Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống:

  1. Công cha nghĩa mẹ được so sánh như... , như...
  2. Trời mưa, đường đất sét trơn như...
  3. Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như...

So sánh lớp 3 là gì?

So sánh là gì? So sánh là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho biểu đạt. Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngon.

So sánh có nghĩa là gì?

So sánh hay còn gọi là tỉ dụ là phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia.

Thế nào là so sánh cho ví dụ minh họa?

So sánh được định nghĩa như sau: "So sánh là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng... với nhau. Trong đó các sự vật, hiện tượng này mặc dù khác nhau về tính chất nhưng lại có nét tương đồng ở cùng một khía cạnh nào đó. Ví dụ: Tối như mực, Đen như gỗ mun, Nhát như thỏ đế, Chậm như sên...

Hình ảnh so sánh là gì Tiếng Việt lớp 3?

Tiếng Việt lớp 3 so sánh là gì? Theo khái niệm chính xác trong SGK, hình ảnh so sánh được biết đến là một biện pháp tu từ nhằm đối chiếu, so sánh các sự việc, sự vật này với sự việc, sự vật khác có sự tương đồng tại thời điểm tương ứng, với mục đích tăng tính gợi cảm, gợi hình khi diễn đạt.