So sánh chiến lược kéo và chiến lược đẩy năm 2024

So sánh chiến lược kéo và chiến lược đẩy năm 2024

Cơ sở

để so

sánh

Chiến lược đẩy Chiến lược kéo

Ý nghĩa

Chiến lược đẩy là một chiến lược

liên quan đến định hướng của các

nỗ lực tiếp thị cho các đối tác kênh.

Chiến lược kéo là một chiến lược liên

quan đến việc thúc đẩy các nỗ lực

tiếp thị đến người tiêu dùng cuối

cùng.

Nó là gì?

Một chiến lược trong đó sản phẩm

của bên thứ ba cổ phiếu của công

ty.

Một chiến lược trong đó khách hàng

yêu cầu sản phẩm của công ty từ

người bán.

Mục tiêu Để làm cho khách hàng nhận thức

được sản phẩm hoặc thương hiệu.

Để khuyến khích khách hàng tìm

kiếm sản phẩm hoặc thương hiệu.

Công

dụng

Lực lượng bán hàng, xúc tiến

thương mại, tiền vv

Quảng cáo, khuyến mãi và các hình

thức truyền thông khác.

Nhấn

mạnh về Phân bổ tài nguyên Phản hồi

Sự phù

hợp

Khi lòng trung thành thương hiệu

thấp.

Khi lòng trung thành thương hiệu

cao.

Thời gian

dẫn Dài Ngắn

Biểu đồ so sánh

Chiến lược đẩy và kéo trong marketing (hay còn gọi là push and pull marketing) là hai thuật ngữ chuyên ngành mà có thể bạn chưa từng nghe thấy, nhưng đang thực hiện chúng hàng ngày. Tuy nhiên, để sử dụng chúng hiệu quả hơn, hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu bản chất…

Đọc tiếp

Mục lục

  1. Tổng quan về chiến lược đẩy và kéo trong marketing
  2. So sánh chiến lược đẩy và kéo (push and pull marketing)
  3. Nên áp dụng chiến lược đẩy khi nào?
  4. Nên áp dụng chiến lược kéo khi nào?
  5. Kết luận

Trước tiên, bài viết xin được giải thích khái niệm của chiến lược kéo và đẩy. Nếu bạn đã nắm rõ khái niệm và những ví dụ thực tế về 2 chiến lược này, có thể chuyển sang đọc mục 2.

Khái niệm chiến lược đẩy (push marketing)

Push marketing là hoạt động nhằm đưa sản phẩm xuất hiện trước đối tượng mục tiêu. Kiểu marketing này thể hiện rất rõ tính chủ động tiếp cận từ phía doanh nghiệp tới khách hàng. Sự chủ động đó thể hiện thông qua những hình thức như quảng cáo, phát tờ rơi, gửi email, gửi phiếu giảm giá, gửi sản phẩm mẫu, tiếp thị dùng thử, trưng bày,…

So sánh chiến lược kéo và chiến lược đẩy năm 2024
Chiến lược kéo và đẩy trong marketing – khái niệm chiến lược đẩy (push marketing)

Với những hình thức như trên, push marketing giúp doanh nghiệp có doanh thu nhanh chóng. Nhưng vì mục đích tiếp cận của thương hiệu tới khách hàng là để bán hàng, vậy nên doanh nghiệp sẽ không xây dựng được mối quan hệ gắn kết với người dùng. Thêm vào đó, chi phí quảng cáo cũng có thể là một thử thách lớn với doanh nghiệp và marketer.

Khái niệm chiến lược kéo (pull marketing)

Chiến lược kéo trong marketing là hoạt động khiến khách hàng chủ động tìm tới thương hiệu. Thay vì tiếp cận trực tiếp với đối tượng mục tiêu bằng những nội dung quảng cáo sản phẩm, pull marketing sẽ tập trung sản xuất những nội dung giá trị, hữu ích dành cho khách hàng. Mục tiêu của pull marketing là:

  • Thu hút khách hàng biết tới doanh nghiệp
  • Xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
  • Khơi gợi và giải quyết nhu cầu của họ bằng sản phẩm/dịch vụ, cộng với giá trị kèm theo.

Những hình thức của marketing chiến lược kéo là SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), phát triển kênh social media, inbound marketing,…

So sánh chiến lược kéo và chiến lược đẩy năm 2024
Chiến lược đẩy và kéo trong marketing – khái niệm chiến lược kéo (pull marketing)

Với những hình thức trên, chiến lược kéo giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Thêm vào đó, lượng tiếp cận qua hoạt động này hầu hết tới tự nhiên. Vậy nên marketer cũng sẽ tiết kiệm được một phần chi phí so với việc chạy quảng cáo.

Tuy nhiên, để chiến lược kéo hiệu quả, bạn cần sản xuất được những nội dung chất lượng, có giá trị, thu hút đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư nghiên cứu người dùng và kỹ năng sáng tạo nội dung tốt.

Có thể bạn quan tâm: Lập kế hoạch marketing | Hướng dẫn quy trình để áp dụng thực tế

So sánh chiến lược đẩy và kéo (push and pull marketing)

Từ khái niệm ở trên, bạn sẽ thấy sự khác nhau lớn nhất giữa chiến lược kéo và đẩy. Chiến lược đẩy (push marketing hay outbound marketing) thì tập trung vào việc bán hàng nhanh và trực tiếp. Chiến lược kéo (pull marketing hay inbound marketing) thì tập trung vào xây dựng thương hiệu và tạo giá trị để thu hút đối tượng mục tiêu.

So sánh chiến lược kéo và chiến lược đẩy năm 2024
Push and pull marketing – so sánh chiến lược đẩy và kéo trong marketing

Vây nghe thì có vẻ outbound marketing hơi “ăn xổi”, còn inbound marketing thì an toàn và lâu bền hơn. Suy ra, marketer nên chọn chiến lược kéo để làm marketing?

Điều này không hẳn đã đúng. Mỗi loại chiến lược marketing sẽ đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Bạn không nên chỉ trung thành với một kiểu chiến lược duy nhất mà hoàn toàn có thể kết hợp linh hoạt cả hai. Để xác định được khi nào nên dùng chiến lược nào, hãy đọc tiếp bài viết này.

Nên áp dụng chiến lược đẩy khi nào?

Push marketing (outbound marketing) nên được sử dụng khi:

  • Ra mắt một thương hiệu mới chưa có danh tiếng
  • Ra mắt sản phẩm mới
  • Bán hàng và thực hiện chiến dịch ngắn hạn (VD: chiến dịch giảm giá nhân ngày lễ lớn trong năm)
  • Mở rộng sang thị trường mới
  • Muốn tạo ra dòng tiền hoặc doanh số nhanh chóng
  • Thanh lý sản phẩm trước khi kết thúc mùa
  • Hỗ trợ phủ nhận diện thương hiệu

Nên áp dụng chiến lược kéo khi nào?

Pull marketing (inbound marketing) nên được sử dụng khi:

  • Đảm bảo sự phát triển dài hạn, bền vững
  • Duy trì sự thống trị trong một thị trường hoặc lĩnh vực
  • Xây dựng tập khách hàng trung thành
  • Tăng độ nhận diện thương hiệu với khách hàng
  • Phát triển hệ thống mạng xã hội
  • Tăng lượng truy cập vào các kênh online của doanh nghiệp mà không mất phí
  • Tăng doanh thu với chi phí hợp lý
  • Tương tác với khách hàng để khơi gợi nhu cầu của họ một cách chậm rãi và khéo léo
  • Tiếp cận tới đối tượng khách hàng khó tính, mong muốn sự chuyên nghiệp
  • Mong muốn nâng giá sản phẩm/dịch vụ bằng cách trao thêm giá trị tương xứng cho khách hàng.

Kết luận

Tóm lại, để lựa chọn chính xác kiểu chiến lược marketing, hãy xác định mục tiêu của doanh nghiệp lúc này là tăng trưởng dài hạn hay ngắn hạn. Inbound marketing phù hợp với doanh nghiệp thích đi chậm nhưng chắc. Outbound marketing phù hợp với doanh nghiệp thích đánh nhanh thắng nhanh.