Cách tính so sánh tăng giảm năm 2024

Giảm giá sản phẩm là một trong những cách thức hiệu quả để thúc đẩy khách hàng quyết định mua hàng nhanh chóng. Thế nhưng, chủ shop cần biết cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm đúng chuẩn để đạt được lợi nhuận như mong muốn. Vậy, làm thế nào tính được phần trăm giảm giá thích hợp? Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

1. Cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm

Hiểu đơn giản, giảm giá là khoản giảm trừ trực tiếp vào giá gốc ban đầu của sản phẩm, giúp kích thích nhu cầu mua sắm ở người tiêu dùng hiệu quả. Không có mức giảm giá cố định cho từng loại hàng hóa, mà tùy theo tính toán của cửa hàng/doanh nghiệp sao cho vừa đủ thúc đẩy quyết định mua hàng nhanh chóng, vừa có khoản lợi nhuận phù hợp.

Cách tính so sánh tăng giảm năm 2024

Phần trăm giảm giá là một chỉ số biểu thị mức độ giảm của giá sản phẩm hiện tại so với giá gốc.

Công thức tính giá thành sản phẩm sau khi đã giảm giá như sau:

Giá bán sản phẩm sau giảm giá = Giá gốc x ((100 – phần trăm giảm giá)/100)

Ví dụ: Shop có 1 chiếc áo giá 200.000 VNĐ, muốn giảm giá 30% thì giá bán sản phẩm sau giảm giá là: 200.000 x ((100 - 30)/100) = 140.000 VNĐ.

Từ công thức kể trên, chúng ta có cách tính giảm phần trăm sản phẩm như sau:

Phần trăm giảm giá = 100 - ((Giá bán sản phẩm sau giảm giá : Giá gốc) x 100)

Ví dụ: Shop có 1 chiếc áo giá 500.000 VNĐ, muốn giá sau giảm là 300.000 VNĐ thì cách tính phần trăm tăng giảm để shop thông báo đến khách hàng là 100 - ((300.000 : 500.000) x 100) = 40%.

Hầu hết các shop thường áp dụng khoảng giảm dao động trong 10% đến 50% (tùy mặt hàng). Tuy nhiên, loại hàng hóa và giá bán sản phẩm ở mỗi shop là khác sau nên chủ shop cần tính toán thật kỹ để giá bán sản phẩm sau giảm vẫn nhiều hơn tổng chi phí cơ bản của sản phẩm (bao gồm phí nguyên liệu, phí nhân công, phí đóng gói, phí mặt bằng…). Như vậy, cửa hàng mới có lợi nhuận ổn định để tiếp tục hoạt động.

Ví dụ: 1 chiếc áo của shop có giá gốc 300.000 VNĐ và tổng chi phí cơ bản của chiếc áo thành phẩm là 150.000 VNĐ. Vậy nên, mức giá sản phẩm sau giảm tối thiểu 150.000 VNĐ để không bị lỗ vốn. Theo đó, phần trăm giảm giá tối đa 50% (tương đương 150.000 VNĐ) là tốt nhất, giúp shop vẫn có lời. Còn quyết định giảm giá bao nhiêu phần trăm (hoặc bao nhiêu tiền) là tùy thuộc vào mong muốn của shop.

Bài viết liên quan: Cách định giá sản phẩm cho người mới bắt đầu kinh doanh Giá bán là gì? Côn thức tính và xác định giá bán
  • Giá vốn hàng bán là gì và cách tính như thế nào?

2. Khi nào nên giảm giá sản phẩm?

Chủ shop không chỉ nên hiểu rõ cách tính giảm giá chuẩn xác, mà còn cần nắm bắt những thời điểm tung ra chương trình khuyến mãi thích hợp, nhằm thu hút sự chú ý của mọi khách hàng hiệu quả.

Dưới đây là các khoảng thời gian lý tưởng để chủ shop thực hiện giảm giá sản phẩm là:

  • Khai trương cửa hàng mới.
  • Ra mắt sản phẩm mới.
  • Các ngày lễ, Tết.
  • Ngày hội mua sắm.
  • Khi còn hàng tồn kho quá nhiều.
  • Khi doanh thu èo uột.
  • Khi muốn tăng sức cạnh tranh trước đối thủ.

3. Mẹo giảm giá sản phẩm thành công có thể shop chưa biết

Bên cạnh hiểu rõ cách tính tiền giảm giá sao cho phù hợp, nếu muốn tận dụng tối đa lợi ích của các chương trình giảm giá thì chủ shop nên lưu lại thêm những bí quyết kinh doanh hữu ích sau:

3.1 Tăng giá sản phẩm trước đợt giảm giá

Trước những đợt giảm giá “sâu” hàng năm, người bán nên lập kế hoạch về thời gian và số tiền tăng giá sản phẩm hợp lý. Chẳng hạn, nếu chủ shop muốn bán 1 chiếc áo thun giá gốc 300.000 VNĐ trong đợt sale với giá 150.000 VNĐ thì trước đó, hãy cân nhắc tăng giá một chút, có thể trong khoảng 310.000 - 350.000 VNĐ.

Mục đích của việc tăng - giảm sản phẩm này là để khách hàng có sự so sánh giá trước và sau giảm một cách rõ rệt nhất, từ đó kích thích nhu cầu mua sắm “ngay kẻo lỡ”. Đồng thời, cách này vẫn bảo đảm shop có mức lợi nhuận như mong đợi mà không cần giảm giá quá nhiều.

Cách tính so sánh tăng giảm năm 2024

Shop nên có một đợt tăng giá “nhẹ” trước khi tung ra chương trình giảm giá.

3.2 Tùy thuộc vào từng mặt hàng mà shop để thông tin giảm giá dưới dạng % hoặc số tiền

- Với sản phẩm có giá trị nhỏ, số tiền giảm giá cũng khá nhỏ nên người bán cân nhắc thể hiện thông tin giảm giá dưới dạng phần trăm như 10%, 20% hay 50%. Những con số đó giúp tạo ấn tượng về mức độ giảm “mạnh” của sản phẩm để kích thích tâm lý sở hữu ngay.

Ví dụ: Chủ shop bán 1 chiếc bút có giá gốc 10.000 VNĐ với giá sau giảm 5.000 VNĐ (tức giảm hẳn 5.000 VNĐ) trong đợt sale. Thay vì công khai “giảm 5.000 VNĐ”, người bán nên trình bày thông tin được giảm bằng cụm “lên đến 50%” để khách hàng thấy mức độ giảm ấn tượng.

- Với sản phẩm có giá trị lớn, số tiền giảm giá sẽ khá lớn nên trong trường hợp này, chủ shop nên để thông tin số tiền chính xác.

Ví dụ: Khi người bán muốn sale 1 chiếc tủ lạnh giá gốc 10.000.000 VNĐ với giá giảm còn 9.000.000 VNĐ (tức giảm 1.000.000 VNĐ) thì thay vì công khai “giảm 10%”, chủ shop nên đặt tên chương trình quảng cáo là “giảm ngay 1.000.000 VNĐ”, giúp người mua dễ dàng hình dung và nhận thấy đây là số tiền giảm giá khá lớn, kích thích họ mua ngay.

Xem thêm: Các cách tiếp cận khách hàng online hiệu quả

3.3 Có thể kèm theo một số điều kiện sử dụng mã giảm giá sản phẩm

Người bán có thể gia tăng tỷ lệ khách hàng mua hàng trở lại hoặc nâng cao số lượng sản phẩm được bán của mỗi khách hàng ở mức tối đa bằng cách đặt ra điều kiện dùng voucher giảm giá. Chẳng hạn:

  • Khách hàng mua hóa đơn có tổng giá trị trên 500.000 VNĐ được giảm 10% tổng hóa đơn.
  • Khách hàng lần đầu mua hàng tại shop được giảm giá 10% cho một số sản phẩm nhất định.
  • Hoặc voucher giảm giá 30% tổng hóa đơn cho lần mua hàng tiếp theo.

Tóm lại, việc nắm rõ cách tính giảm giá sản phẩm chính xác vô cùng quan trọng, giúp chủ shop vừa bán được số lượng sản phẩm cao nhất, vừa thu về lợi nhuận như mong đợi. Bên cạnh đó, một yếu tố góp phần tạo nên thành công cho những shop mới trong việc gây ấn tượng và xây dựng lòng tin với khách hàng tiềm năng là lựa chọn đơn vị giao hàng tin cậy. Cụ thể, dịch vụ giao nhận nên đáp ứng các tiêu chí cơ bản như tốc độ giao hàng nhanh chóng, bảo đảm kiện hàng an toàn, mức phí vận chuyển tiết kiệm và đội ngũ shipper nhiệt tình.

Có Giao Hàng Nhanh, doanh thu của shop tăng “không phanh”, kinh doanh thuận lợi

Giao Hàng Nhanh (GHN) sẵn sàng trở thành “người bạn đồng hành tin cậy” cùng shop trong mọi chiến dịch giảm giá sản phẩm, triển khai nhiều chính sách hỗ trợ như:

  • Thiết lập bảng giá giao hàng tiết kiệm tùy theo đặc điểm của từng cửa hàng. Nhờ đó giúp shop tối ưu hóa chi phí vận chuyển để đưa ra mức giá cạnh tranh và thu hút nhiều khách hàng hơn.
  • Tốc độ giao hàng siêu nhanh (chỉ trong 24 giờ với đơn nội thành và 1 - 2 ngày với đơn liên tỉnh), giúp cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng. Qua đó, người mua liên tục đánh giá cao về shop, tăng khả năng trở lại mua sắm ở những lần tiếp theo và sẵn sàng trở thành các khách hàng trung thành.
  • Cung cấp tính năng Giao 1 phần - Trả 1 phần song song với chương trình giảm giá của shop, giúp khách hàng vừa mua được sản phẩm với giá tốt nhất, vừa chọn được sản phẩm phù hợp nhất.

Cách tính so sánh tăng giảm năm 2024

Dịch vụ giao hàng của GHN với đội ngũ nhân viên giao nhận chuyên nghiệp chắc chắn mang lại trải nghiệm hoàn hảo cho cả chủ shop lẫn người mua hàng.

Chủ shop hãy nhanh tay đăng ký tài khoản tại https://sso.ghn.vn/register/ để trải nghiệm ngay nhiều tiện ích hấp dẫn thôi nào!

Cách tính tăng giảm bao nhiêu phần trăm?

Sau đó, bạn cần tính phần trăm tăng giảm giá bằng cách chia sự thay đổi về giá cho giá gốc và nhân với 100: Phần trăm tăng giảm giá (%) = (Sự thay đổi / Giá gốc) x 100.

3% của 100 triệu là bao nhiêu?

Thông thường phần trăm giảm giá sẽ được biểu diễn dưới dạng được làm tròn, kèm theo ký hiệu đơn vị % phía sau. Ví dụ chúng ta có 100 triệu => chiết khấu 3% của 100 triệu là 3 triệu, 5% là 5 triệu, 20% là 20 triệu, 50% là 50 triệu,...

Cách tính lương tăng bao nhiêu phần trăm?

Công thức tính về cơ bản như sau: Tiền lương tăng ca đêm = Tiền lương thực cho 1 giờ làm việc của ngày bình thường + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x 30% x Số giờ làm việc vào ban đêm.

200 giảm 30% là bao nhiêu?

Phần trăm giảm giá là một chỉ số biểu thị mức độ giảm của giá sản phẩm hiện tại so với giá gốc. Ví dụ: Shop có 1 chiếc áo giá 200.000 VNĐ, muốn giảm giá 30% thì giá bán sản phẩm sau giảm giá là: 200.000 x ((100 - 30)/100) = 140.000 VNĐ.