So sánh cảnh thiên nhiên việt bắc và tràng giang năm 2024

Bức tranh tứ bình là một trong những thành công của nhà thơ Tố Hữu khi viết về núi rừng Việt Bắc. Đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên qua từng mùa hòa quyện với hình đẹp người lao động. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn phân tích chi tiết, mời bạn đọc tham khảo.

1. Dàn ý phân tích, cảm nhận đoạn thơ từ câu 43 - 52 bài thơ Việt Bắc ngắn gọn nhất:

1.1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc.

- Nêu tóm tắt nội dung từ câu 43 – 52: Bức tranh tứ bình.

1.2. Thân bài:

  1. Hai câu thơ mở đầu

Nghệ thuật: Câu hỏi tu từ “Ta về mình có nhớ ta”, điệp từ "ta", cách ngắt từ "những hoa cùng người": để nhấn mạnh nỗi nhớ, cùng tấm lòng thủy chung son sắt của tác giả tới thiên nhiên và con người Việt Bắc

  1. Bức tranh tứ bình trong bài thơ

- Bức tranh mùa đông

+ Màu sắc hài hòa gợi nên một mùa đông ấm áp, trong sáng

+ Hình ảnh con người khỏe khoắn, mạnh mẽ và đầy chủ động "dao gài thắt lưng", vững chãi, sánh ngang với tầm vóc thiên nhiên.

- Bức tranh mùa xuân:

+ Một mùa xuân đẹp, trong sáng, tinh khiết với gam màu trắng của hoa mơ - loài hoa đặc trưng của núi rừng Việt Bắc

+ Con ngườihiện lên với hình ảnh "chuốt từng sợi giang" vừa gợi sự cẩn trọng, tỉ mỉ vừa gợi nên sự khéo léo, tài hoa của những người lao động Việt Bắc.

- Bức tranh mùa hạ:

+ Thiên nhiên mùa hạ được miêu tả bằng cả màu sắc và âm thanh, tiếng ve đã đánh thức màu sắc để tạo nên sự chuyển động mau lẹ thiên nhiên "rừng phách đổ vàng".

+ Người lao động chịu thương, chịu khó lặng thầm cống hiến cho đất nước, cho kháng chiến “một mình” hái măng.

- Bức tranh mùa thu:

+ Khác với mùa hạ, bức tranh thiên nhiên hiện lên thật đẹp đẽ, êm đềm, thơ mộng với ánh trăng tỏa sáng, chiếu rọi khắp núi rừng. Nét đắt giá của bức tranh thu là hình ảnh "Trăng rọi hòa bình" là hình ảnh gợi tới ngày mai tươi sáng.

+ Khi ấy, con người hiện lên với sự kết hợp của âm thanh ân tình, thủy chung, với nét đẹp tâm hồn từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam: ân tình, thủy chung, lạc quan và luôn tin vào một ngày mai tươi sáng.

1.3. Kết bài:

- Khẳng định lại vẻ đẹp của bức tranh tứ bình

- Giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung tác phẩm

2. Dàn ý phân tích, cảm nhận đoạn thơ từ câu 43 - 52 bài thơ Việt Bắc ngắn gọn nhất:

2.1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc.

- Bức tranh tứ bình được xem là những vần thơ tuyệt bút trong bài thơ Việt Bắc.

2. Thân bài:

* Khái quát chung về bài thơ Việt Bắc:

- Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc.

- Hai câu thơ đầu là lời ướm hỏi của người ra đi băn khoăn về tình cảm, để từ đó giãi bày tâm tư, nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc.

* Luận điểm 1: Bức tranh mùa đông

- “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”: nghệt thuật chấm phá, hình ảnh hóa chuối nổi bật trên nền xanh rộng lớn của núi rừng là màu đỏ của hoa chuối (màu đỏ hoa chuối gợi liên tưởng đến hình ảnh ngọn đuốc xua đi cái lạnh của của núi rừng mùa đông) và màu vàng của những đốm nắng.

- “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”: Câu thơ gợi dáng vẻ khỏe khoắn, lớn lao của người lao động, với tâm thế làm chủ thiên nhiên, cuộc sống.

* Luận điểm 2: Bức tranh mùa xuân

- “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”: thiên nhiên ngày xuân nổi bật với màu trắng tinh khôi của hoa mơ tràn ngập không gian núi rừng, thiên nhiên tràn đầy nhựa sống khi xuân về.

- Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, khéo léo và cần mẫn: “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”, “chuốt từng sợi giang”: từng hành động chăm chút, tỉ mỉ.

* Luận điểm 3: Bức tranh mùa hạ

- “Ve kêu rừng phách đổ vàng”: sự kết hợp khéo léo của động từ “đổ” khiến toàn bộ khung cảnh thiên nhiên vàng ươm cả góc rừng.

- “Nhớ cô em gái hái măng một mình”: “cô em gái” - cách gọi thể hiện sự trân trọng, yêu thương của tác giả với con người Việt Bắc, qua đây, cũng thể hiện sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó của con người Việt Bắc.

* Luận điểm 4: Bức tranh mùa thu

- “Rừng thu trăng rọi hòa bình”: ánh trăng thu nhẹ nhàng chiếu sáng núi rừng Việt Bắc, đó là ánh sáng của “hòa bình”, niềm vui và tự do.

- Không phải là hình ảnh con người lao động, bức tranh thu hiện hình ảnh người nghệ sĩ đang say sưa cất tiếng hát, mộc mạc, chân thành, có tấm lòng thủy chung, nặng ân tình.

* Đánh giá chung:Nghệ thuật tứ bình tạo sự cân đối hài hòa và có tác dụng khắc họa toàn diện vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, bốn bức tranh trên tôn lên giá trị của nhau, không thể tách riêng, chúng là bức tranh tuyệt sắc có sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên.

2.3. Kết bài:

- Khái quát lại những nét nghệ thuật đặc sắc và phong cách thơ Tố Hữu.

- Bài thơ là khúc hùng ca và khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.

3. Bài phân tích cảm nhận đoạn thơ từ câu 43 - 52 bài thơ Việt Bắc hay nhất:

“Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

Câu trên là lời nhắn nhủ, ướm hỏi người ở lại “Ta về người có nhớ ta?”. Ta ở đây, chính là tác giả, là những người lính phải rời ra nơi đây, mình ở đây là mảnh đất và con người Tây Bắc. Nhưng, câu hỏi không cần trả lời, mà chính tác giả tự nhủ với mình “Ta về ta nhớ những hoa cùng người” để giãi bày bộc bạch lòng mình lúc chia tay. Điệp ngữ “ta về” tách riêng thành một nhịp đã kín đáo diễn tả tâm trạng người đi, bùi ngùi, nhớ thương, tiếc nuối, nhưng dù phải xa Việt Bắc, cán bộ về xuôi không bao giờ quên những gì đẹp nhất của mảnh đất này.

Bốn cặp lục bát tiếp theo tác giả vẽ lên hình ảnh “hoa và người” Việt Bắc trong bộ tranh tứ bình độc đáo. Cứ câu sáu gợi tả thiên nhiên thì câu tám lại tái hiện vẻ đẹp con người Việt Bắc đối xứng. Bắt đầu bức tranh tứ bình là hình ảnh rực rỡ của mùa đông:

Rừng xanh hóa chuối đỏ tươi

Dèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Đặttrong hoàn cảnh sáng tác, bài thơ ra đời vào thánh 10/1954, có lẽ đây là thời khắc chớm đông. Nênchia xa Việt Bắc, Tố Hữu nhớ ngay đến cảnh mùa đông có lẽ cũng là điều dễ hiểu. Bức tranh cảnh sắc mùa đông không trơ trụi, úa tàn, không lạnh lẽo, ảm đạm mà tươi sáng, rực rỡ, ấm nóng. Trên cái nền xanh biếc bát ngát mênh mông của đại ngàn đột ngột bùng cháy lên những bông hoa chuối đỏ rực, khiến cho cả cánh rừng như được thắp lửa. Rồi nổi bật trong bức tranh ấy là màu đỏ tươi của hoa chuối như nết son rực rỡ tạo điểm nhấn đầy ấn tượng cho bức tranh mùa đông Việt Bắc.

Tuy nhiên, bức tranh Việt Bắc trở nên đẹp hơn khi có sự xuất hiện của con người. Hình ảnh “đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng” là một phát hiện mới mẻ và mang màu sắc rất Việt Bắc, đó là hỉnh ảnh quen thuộc khi ánh sáng mặt trời chiếu vào lưỡi dao tạo nên sự phản quang rực rỡ lấp lánh. Dường như, Tố Hữu đã là bật lên vẻ đẹp mạnh mẽ, khỏe khoắn, hào hùng, kiêu hãnh của những người lao động Việt Bắc, những con người làm chủ thiên nhiên đất trời. Phải có nhà thơ với tâm hồn tinh tế, Tố Hữu mới có hình ảnh đắt giá như vậy.

Theo dòng chảy của thời gian, đông qua xuân đến:

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Xuân về, những cánh rừng Việt Bắc khoác lên mình tấm áo choàng được đặt đệt bởi muôn ngàn bônghoa mơ trắng muốt như trải thảm trên nền trời Tây Bắc. “Trắng rừng” là một nét sáng tạo độc đáp của Tố Hữu, tính từ “trắng” đã được nhà thơ động từ hóa gợi sự trắng đột ngột của cả núi rừng mùa xuân, vừa ghi lại cảm giác thích thú của người ngắm cảnh. Cảnh xuân mơ mộng, con người giữa mùa xuân cũng thật duyên dáng trong lao “chuốt từng sợi giang”. Nếu chữ “chuốt” đặc tả sự khéo léo thì chữ “từng” lại gợi sự cần mẫn, tỉ mỉ của những người thiếu nữ Việt Bắc trong từng hành động. Câu thơ làm bừng sáng lên vẻ đẹp đáng quý của người của con người lao động nơi đây: chăm chỉ, tài hoa, cần mẫn, khéo léo, tài hoa.

Rời chiến khu về thủ đô Hà Nội, cán bộ quên sao được cảnh sắc mùa hè Việt Bắc ;

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Nếu như sắc màu chủ đạo của mùa đông Việt Bắc là sắc xanh của rừng già, sắc đỏ tươi của hoa chuối; mùa xuân là sắc trắng của hoa mơ, thì mùa hèViệt Bắc là màu sắc vàng sáng chói lọi của rừng phách trong tiếng ve râm ran dưới nắng hè rực rỡ. Thếnhưng, bức tranh mùa hè còn nổi bật hơn bởi âm thanh của tiếng ve – một đặc trưng của mùa hè. Thiên nhiên mùa hè được vẽ bằng những gam màu nắng chói gắt, với âm thanh ồn ào, thì hình ảnh con người được điểm xuyết nhẹ nhàng trong gam màu dịu mát giúp cân bằng cảm xúc người xem tranh “Nhớ cô em gái hái măng một mình”. Hình ảnh thơ đẹp bởi vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng của thiếu nữ Việt Bắc, lời thơ như nét trầm xao xuyến xen giữa bản nhạc hè sôi động khiến lòng người bân khuâng.

Khép lại bộ tranh tứ bình là bức tranh đêm thu yên bình, mơ mộng nơi người nghệ sĩ cất cao tiếng hát:

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Dưới ngòi bút tài ba của nhà thơ Tố Hữu, cảnh trăng bỗng mang trong mình vẻ đẹp lạ thường, ánh trăng đâu chỉ tỏa ánh vàng lấp lánh khoác lên cảnh vật áo choàng hư ảo mà trăng còn đem đến ước vọng hạnh phúc, hòa bình, niềm tin chiến thắng. Giữa đêm thu mộng ảo ấy, bỗng vút lên tiếng hát, thứ âm thanh xóa tan đi sự lạnh lẽo, âm ủ của núi rừng. Tiếng hát chứa chan bao ân tình thủy chung, nghĩa tình sâu nặng, cứ vấn vương mãi trong lòng người đi và trong tâm trí người đọc.

Vậy là bằng những sợ tơ lòng, bằng nỗi nhớ da diết, mênh mang, nhàthơ đã dệt nên bức tranh bốn mùa rõ rệt với những màu sắc thẩm mĩ, đầy quyến rũ. Thiên nhiên Việt Bắc sống động, trong màu sắc, đường nét, âm thanh, tươi tắn, nhưng nổi bật trên nền thiên nhiênấylạilà vẻ đẹp con người lao động với nhiều màu sắc, dáng vẻ. Cảnh và người quấn quýt tạo nên bức tranh thiênnhiên tươi đẹp, quyếnrũ đến lạ thường. Điệu thơ lục bát đanxen đối xứng với giai điệu ngọt ngào, uyển chuyển, nhịp nhàng, tình tứ những câu giao duyên “mình – ta” thuở nào. Tất cả tạo nên dư âm sâu lắng, sự lôi cuốn và sức sống lâu bên trong lòng người đọc về một bức tranh thiên nhiên đẹp với tình người ấm áp.