Sinh xong ăn bánh chưng được không

Tết đến, xuân về là dịp để nghỉ ngơi và sum họp bên mâm cơm gia đình với những món ăn truyền thống như bánh chưng, thịt gà, dưa muối, mứt... Tuy nhiên, nếu ngày Tết cổ truyền lại rơi đúng vào thời gian bạn vừa sinh xong và vẫn đang ở cữ thì chuyện ăn uống cần đặc biệt chú ý. Đương nhiên, theo quan điểm hiện đại, sau sinh phụ nữ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, không nhất thiết phải "gắn bó" với "rau ngót, thịt nạc". Vậy nhưng những món "đặc sản" ngày Tết sau thì bạn vẫn nên hạn chế ăn. 

Dù ngày Tết bận rộn nhưng sản phụ vẫn nên được chuẩn bị đồ ăn riêng. (Ảnh minh họa)

Bánh chưng, bánh tét 

Bánh chưng, bánh tét là những là món cung cấp lượng dinh dưỡng khá lớn với các nguyên liệu chính là gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ. Nếu bạn thường xuyên ăn hai loại bánh này trong dịp tết, cơ thể sẽ phải tiếp nhận một lượng lớn calo trong thời gian ngắn và tự phản ứng lại bằng việc đầy hơi, khó tiêu gây khó chịu. 

Các nguyên liệu làm bánh chưng ăn nhiều đều dễ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu. (Ảnh minh họa)

Tình trạng này cũng có thể gây ức chế làm giảm tiết sữa khiến nguồn sữa cung cấp cho bé bị thiếu hụt. Ngoài ra, nếu sau sinh bạn có dấu hiệu thừa cân quá mức hay bị bệnh tiểu đường cũng nên "tránh xa" hai loại bánh này.

Thực phẩm lên men 

Thực phẩm lên men phổ biến trong ngày Tết là dưa muối, hành muối, củ kiệu ngâm… Mọi người thường ăn các loại thực phẩm này để chống ngán khi phải ăn quá nhiều đồ dầu mỡ. Tuy nhiên, đồ lên men đều có chứa nitrit, nhất là trong dưa cải muối chưa đủ vàng. Chất này tăng nguy cơ thiếu máu cho mẹ và tiềm ẩn khả năng gây bệnh ung thư.

Ngoài ra, mẹ ăn đồ muối chua nhiều khiến chứng ợ nóng phát triển theo chiều hướng xấu. Lượng muối trong các món này cũng khá lớn, làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa mẹ.

Mẹ sau sinh không nên ăn nhiều dưa chua, hành muối. (Ảnh minh họa)

Tết cũng là dịp tiêu thụ các món nem chua, thịt chua nhiều nhất trong năm. Tuy nhiên món ăn được chế biến từ thịt sống này lại ẩn chứa vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy nên mẹ mới sinh tốt nhất nên "nhịn miệng". 

Mứt Tết, bánh kẹo

Mứt là trái cây hoặc củ đã qua chế biến. Trong loại hoa quả này hầu như không có chứa các vitamin có lợi cho sức khỏe, thay vào đó là đường, các chất tạo ngọt và màu thực phẩm. Ăn nhiều mứt có thể khiến mẹ tăng cân quá mức, trong khi đó bé lại không nhận được nguồn dinh dưỡng thiết yếu để phát triển.

Cả mứt và bánh kẹo đều có thể khiến chị em cảm thấy đầy bụng, mất đi sự ngon miệng nên ăn ít trong bữa chính và thậm chí bỏ qua cả bữa phụ.

Mứt hay bánh kẹo đều nghèo dinh dưỡng và dễ khiến mẹ no bụng, bỏ bữa. (Ảnh minh họa)

Thực phẩm chế biến sẵn

Ngày Tết cổ truyền, gia đình nào cũng "tích trữ" rất nhiều các loại thực phẩm chế biến sẵn như giò, chả, thịt hun khói, xúc xích, thực phẩm đóng hộp,...

Khi ở cữ, chị em hoàn toàn không cần kiêng giò, chả. Tuy nhiên, bạn nhớ lưu ý chọn địa chỉ mua uy tín, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vì những món này thường chứa nhiều hàn the, chất bảo quản. 

Giò chả lành tính có thể ăn nhưng mẹ cần mua tại chỗ uy tín. (Ảnh minh họa)

Rượu bia, nước ngọt 

Rượu, bia, trà hay cà phê bạn đều nên kiêng trong suốt thời gian ở cữ, đặc biệt là những mẹ cho con bú. Cồn hay caffein đều có thể truyền qua sữa mẹ khiến bé bú vào có hiện tượng mất ngủ, quấy khóc và hay cáu gắt.

Nước uống có ga, nước ngọt có chứa hàm lượng đường cao, dễ dẫn đến bệnh tiểu đường đồng thời là nguyên nhân gây đầy bụng, chướng bụng ở bà mẹ sau sinh.

Xem thêm chủ đề Kiêng sau sinh

Theo Minh An (T/h) (Khám Phá)

Ngày Tết nhà nào cũng tràn ngập những món ăn truyền thống như bánh chưng, đồ nếp, đồ muối,... nhưng nếu bạn đang ở cữ thì cần nhớ những nguyên tắc ăn uống sau để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con nhỏ:

- Không ăn thức ăn cũ/ lạnh: Mới sinh xong, cơ thể người mẹ còn yếu ớt nên cần tránh ăn các loại thực phẩm, đồ ăn để qua đêm… Những đồ ăn này có thể làm mẹ bị tiêu chảy hoặc đầy hơi, thậm chí là rối loạn tiêu hóa từ đó ảnh hưởng tới nguồn sữa cho bé bú.

- Ăn vừa phải bánh chưng, bánh tét: Không thể thừa nhận bánh chưng, bánh tét là những là món cung cấp lượng dinh dưỡng khá lớn với các nguyên liệu chính là gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ. Nhưng nếu đang ở cữ mà ăn quá nhiều thì cũng đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ phải tiếp nhận một lượng lớn calo trong thời gian ngắn gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Hơn nữa, chúng cũng có thể gây ức chế làm giảm tiết sữa khiến nguồn sữa cung cấp cho bé bị thiếu hụt. Bạn cũng cần biết rằng ăn quá nhiều bánh chưng có thể khiến chị em bị tiểu đường trong thời gian ở cữ.

Ăn quá nhiều bánh chưng là điều không nên đối với bà đẻ ở cữ

- Ăn ít thực phẩm lên men: Dưa muối, hành muối, củ kiệu ngâm…là món ăn chống ngấy ngày Tết nhưng nó lại chứa nhiều nitrit. Chất này tăng nguy cơ thiếu máu cho mẹ và tiềm ẩn khả năng gây bệnh ung thư về lâu dài.

- Ăn vừa phải mứt Tết, bánh kẹo: Kể cả là mứt hay bánh kẹo tự làm thì bạn cũng không nên lạm dụng vì chúng có các vitamin có lợi cho sức khỏe. Hơn nữa, nó cũng khiến mẹ tăng cân quá mức, trong khi đó bé lại không nhận được nguồn dinh dưỡng thiết yếu để phát triển toàn diện.

- Thực phẩm chế biến sẵn: Những món như giò, chả, thịt hun khói, xúc xích, thực phẩm đóng hộp,...cũng cần phải tiết chế nếu bạn ở cữ vì nó chứa nhiều hàn the, chất bảo quản.

- Rượu bia, nước ngọt: Đang cho con bú bạn cần tuyệt đối tránh xa cồn hay caffein bới chúng đều có thể truyền qua sữa mẹ khiến bé bú vào có hiện tượng mất ngủ, quấy khóc và hay cáu gắt.

Theo sohuutritue.net.vn

Kiêng cữ một cách khoa học, hợp lý sẽ giúp các mẹ mới sinh an toàn, khỏe mạnh. Vậy sau sinh ăn bánh chưng có được không?

Do lo lắng là ăn bánh chưng sau khi sinh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé nên nhiều chị em sau khi sinh em bé đã từ bỏ sở thích của mình. Vậy thực sự chị em sau khi sinh có nên ăn bánh chưng không?. Theo quan điểm hiện đại, sau sinh phụ nữ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, không nhất thiết phải "gắn bó" với "rau ngót, thịt nạc". 

Đối với phụ nữ có thai và mới sinh (sinh thường), bánh chưng là món thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có thể ăn được, tuy nhiên không nên ăn nhiều. Trong một bữa ăn, chị em nên cố gắng ăn nhiều rau quả để bổ sung chất xơ và vitamin.

Các nguyên liệu làm bánh chưng ăn nhiều đều dễ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, chị em cũng cần chú ý đến các loại thực phẩm ăn kèm bánh chưng, hạn chế ăn bánh chưng với các loại dưa muối lên men hoặc món mặn, có thể gây rối loạn tiêu hóa cho bạn khi lượng đạm trong thức ăn quá nhiều.

Ngoài ra, chị em cũng cần chú ý tới thời gian bảo quản bánh chưng. Tùy điều kiện thời tiết và bảo quản, bánh chưng có thể để được lâu hơn nhưng thường sau 3 ngày bánh sẽ bắt đầu bị chua hoặc mốc, lúc này mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn. Thời gian lý tưởng để ăn bánh chưng là trong khoảng 3 ngày sau khi làm bánh.

Chị em sinh mổ có được ăn bánh chưng không?

Bánh chưng cũng là một loại thực phẩm được làm từ nếp cho nên với những chị em sinh mổ nên kiêng ăn bánh chưng cho đến khi vết khâu liền và khô. Nếp thường sẽ làm cho các vết thương mưng mủ và để lại sẹo lồi vì thế nên kiêng ăn bánh chưng khi đẻ mổ xong.

-> Độc đáo "bánh chưng bố, mẹ" của người Tày ở Bình Liêu - Quảng Ninh

Video: 12 món canh bổ dưỡng cho phụ nữ sau sinh

Bánh chưng nói riêng và đồ nếp nói chung được quan niệm từ xưa là sẽ giúp mẹ nuôi con bú có nhiều sữa, và giúp sữa mẹ đặc hơn. Nhưng quan niệm này có đúng hay không?

Theo quan điểm hiện đại, phụ nữ sau sinh không nên kiêng khem quá mức, dẫn đến thiếu chất. Mẹ nên ăn đa dạng các loại thức phẩm để nguồn sữa của mẹ được đảm bảo về chất lượng. 

Trong bánh chưng có chứa lượng tinh bột lớn, đây là nguyên liệu giúp mẹ chuyển hóa thành những chất dinh dưỡng phục vụ cho hoạt động sản xuất sữa.

Theo đó, mẹ bỉm sữa có thể ăn bánh chưng để sữa mẹ về nhiều và đủ dinh dưỡng cho bé bú.

Bánh chưng có “gọi” sữa về như mẹ vẫn nghĩ?

2. Ăn bánh chưng đúng cách để gọi sữa về

Tuy nhiên, bên cạnh đó,  các chuyên gia cũng cảnh báo mẹ đang cho con bú chỉ nên ăn 1 lượng phù hợp,  ăn quá nhiều bánh chưng cũng như đồ nếp có thể dẫn tới 1 số hệ quả như:

  • Bé bị táo bón khi mẹ ăn nhiều bánh chưng và ít ăn chất xơ.
  • Bánh chưng còn tăng nguy cơ bị tiểu đường ở mẹ sau sinh hoặc là tăng đường huyết của mẹ đã có tiền sử tiểu đường thai kỳ
  • Ảnh hưởng đến kế hoạch giảm cân của mẹ bỉm sữa
  • Bánh chưng là “thủ phạm” khiến vết mổ hay vết rạch tầng sinh môn của mẹ khó lành.
  • Mất kiểm soát về cân nặng

2.1 Về lượng bánh chưng phù hợp

Mặc dù bánh chưng tốt như vậy, song các chuyên gia vẫn cảnh báo ăn quá nhiều bánh chưng cũng như đồ nếp cũng không hề tốt cho mẹ đang nuôi con bú.

Lượng bánh chưng mẹ nên ăn để “gọi sữa” nhưng chưa “chạm” đến những hậu quả là điều mẹ cần ghi nhớ.  Chính vì vậy, mẹ chỉ nên ăn bánh chưng 2 – 3  lần/ tuần. Cũng không nên ăn bánh chưng thay cơm.

2.2 Có nên ăn bánh chưng rán?

Bánh chưng được làm từ gạo nếp có chứa thành phần là amylopectin. Đây là thành phần tạo nên độ dẻo và dính của gạo nếp. Đây cũng chính là thủ phạm khiến mẹ đầy bụng khó tiêu, bởi hệ tiêu hóa cần nhiều thời gian để tiêu hóa amylopectin hơn.

Mà, món bánh chưng rán là “khoái khẩu” của nhiều mẹ. Nhưng cách chế biến này lại làm bánh chưng “xấu” đi, bởi nó làm tăng sự khó tiêu của bánh chưng.

Nên, mẹ cần hạn chế tối đa dùng bánh chưng rán, bởi vì hậu quả không chỉ dùng lại là đầy bụng khó tiêu mà còn khiến mẹ tăng axit dịch vị dạ dày, dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày.

Bánh chưng rán có thể gây đầy bụng khó tiêu!

2.3 Ăn kèm bánh chưng với hành muối, nên hay không?

Hành muối, dưa muối là những món “chống” ngán hữu hiệu ngày Tết. Nhưng hành muối, dưa muối là những món ăn hàng đầu khiến mẹ mất sữa, ít sữa.

Nếu đã “cộng” được những tác hại khi ăn quá nhiều bánh chưng và hành muối, dưa muối, thì mẹ nên “kìm hãm”, không nên ăn quá nhiều đừng để hậu quả “ghé thăm” 2 mẹ con nhé.

Món ăn gây mất sữa, ít sữa cho mẹ - nếu ăn nhiều!

3. Những lưu ý khi mẹ bỉm sữa ăn bánh chưng

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Nếu bánh chưng là món “khoái khẩu” của mẹ, thì cách ăn bánh chưng “thông minh” sau đây là dành cho mẹ:

  • Bánh chưng cần được gói, nguyên liệu đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Chỉ nên ăn bánh chưng mới gói, không nên ăn bánh chưng để ở nhiệt độ phòng quá 3 ngày
  • Bánh chưng bóc vỏ nên ăn ngay, tránh bị nhiễm vi khuẩn từ trong không khí
  • Đừng quên bổ sung chất xơ lành mạnh và hoa quả trong những ngày tết

Chất xơ và hoa quả - là thực phẩm cần tăng cường ngày tết

4. Không phải bánh chưng, đây mới là giải pháp tối ưu giúp mẹ lợi sữa.

Mong muốn sữa về dồi dào cả CHẤT và LƯỢNG, nhưng không bị tăng cân là khao khát của nhiều mẹ bỉm sữa. Hiểu được tâm sự đó của mẹ, Công ty TNHH dược phẩm Fobic mang đến cho mẹ “bảo bối” ÍCH MẪU LỢI NHI

ÍCH MẪU LỢI NHI chứa Thiên Môn Chùm (Shatavari)-thảo dược đã được chứng minh giúp tăng 3,5 lần Prolactin- hormone tạo sữa mẹ

Ngoài ra trong ÍCH MẪU LỢI NHI, các nhà khoa học kết hợp cùng với một số thảo dược quý như:

  • Hoài Sơn có tác dụng kiện tỳ vị giúp mẹ ăn ngon, hấp thu tốt.
  • Hương Phụ phối hợp với Diệp Hạ Châu tác động hiệp đồng tại gan, giúp chuyển hóa năng lượng từ cơ thể mẹ vào sữa, giúp sữa giàu dinh dưỡng, đảm bảo nguồn sữa tốt, chất lượng, đặc hơn, thơm và sánh hơn.

Ưu điểm 1Hỗ trợ tăng tiết sữa, tăng lượng sữa mẹ

  • Sau 5-7 ngày: Nhờ thành phần Shatavari giúp tăng 3,5 lần hóc môn tạo sữa => Số lượng sữa mẹ tăng rõ rệt, mẹ cảm thấy ngực căng tức, sữa xuống dần, lượng sữa tiết ra nhiều hơn, thơm hơn. Mẹ vắt sữa ra mỗi cữ đủ/thừa cho bé bú.
  • Sau 10 – 15 ngày: Chất lượng sữa mẹ tăng, sữa đặc (đục) sánh, bé bú no lâu hơn, tăng cân đều.
  • Sau 30 ngày: Mẹ ăn ngon, ngủ ngon (nhờ thành phần Hoài Sơn kiện tỳ vị và thành phần Hương Phụ và Diệp Hạ Châu giúp mẹ tăng chuyển hóa năng lượng vào sữa.

=> Lượng sữa mẹ duy trì ổn định, sữa mẹ ĐẶC, SÁNH, NHIỀU CHẤT DINH DƯỠNG hơn. 

Ưu điểm 2: GIúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh, bé bú no bụ bẫm phổng phao 

- Sau 60 ngày: cơ thể mẹ có đủ thời gian để hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn và chuyển hóa năng lượng vào sữa, giảm bớt lượng mỡ thừa => mẹ nhanh lấy lại vóc dáng thon gọn sau sinh. 

Video liên quan

Chủ đề