Bà bầu an thịt lợn nái có sao không

Thịt lợn cung cấp nguồn thực phẩm to lớn cho con người. Tuy nhiên, có 6 thứ trên người của nó mà bà bầu không nên ăn để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho thai nhi trong bụng.Hiện nay, tần số xuất hiện các món ăn được chế biến từ thịt lợn trong bữa cơm gia đình rất cao. Ngoài thịt lợn, người ta còn tận dụng cả nội tạng, da, huyết, mỡ… của lợn để làm nên những món ăn hấp dẫn. Người bình thường có thể ăn theo ý thích nhưng với phụ nữ mang thai thì nhất định phải cẩn trọng. Đôi khi có những món tưởng ngon, tưởng bổ nhưng lại tiềm ẩn nguy hại cho sức khỏe thai phụ và thai nhi trong bụng. Hồi bầu bé Cún, em bị nghén tới tháng thứ 6 nên chả ăn nổi thứ gì. Bước sang tháng thứ 6 thì cơ thể khỏe hơn, có cảm giác thèm ăn. Bình thường em rất ghét ăn thịt thà, gan cật lợn các thứ mà tự dưng lúc đó thèm kinh khủng. Em bèn kêu chồng đi chợ mua gan với lòng lợn về xào chung với hành tây ăn cùng cơm, tối lại rủ chồng đi ăn cháo lòng. Mới được vài ba hôm thì mẹ chồng biết nên la quá chừng la. Mẹ bảo có bầu ăn mấy thứ đó ít thôi không là hại sức khỏe và ảnh hưởng con trong bụng lắm đó. Mà may là thai lớn rồi đó, chứ như mấy người bầu 1-2 tháng đầu mà ăn nhiều gan lợn quá là đẻ con dễ bị dị tật này nọ. Em nghe mẹ chồng cảnh báo mà sợ ghê, ráng nhịn miệng vì con. Sau đó, em lên mạng tìm hiểu thấy đúng thế thật. Mẹ nào đang mang thai nên chú ý vụ này, không phải bộ phận nào trên mình con lợn cũng ăn được đâu nha!

Bà bầu không nên ăn nhiều thứ có hại để đảm bảo siêu âm thai con vẫn khỏe mạnh, phát triển bình thường

Gan lợnGan lợn có hàm lượng cholesterol và kim loại nặng khá cao. Nếu mẹ bầu ăn nhiều gan lợn sẽ nạp vào cơ thể một lượng chất độc hại. Mẹ nào cơ địa yếu, bị bệnh về tim, gan, thận thì sẽ khó đào thải được lượng chất có hại này ra khỏi cơ thể. Điều này khiến tình trạng bệnh nặng hơn, ảnh hưởng sức khỏe tổng quát và sức khỏe của bào thai. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì mỗi người chỉ nên nạp khoảng 300mg cholesterol/ngày. Trong khi đó, 100g gan đã cung cấp trên 400mg cholesterol rồi. Đúng là các bà bầu không nên ăn. Nhất là mẹ nào đang mang thai thời kỳ đầu thì lượng vitamin A cao có trong gan dễ gây quái thai. Óc lợnMọi người quan niệm “ăn gì bổ nấy” nên hay cho bà bầu và con nít ăn óc lợn để bổ não. Óc lợn lại có vị béo ngậy nên càng được cho là giàu chất bổ, giúp tăng cân tốt… Bộ phận này của con lợn đúng là nhiều dinh dưỡng như: canxi, phốtpho, sắt… cần cho cơ thể nhưng các chất này có hàm lượng không cân bằng, ít đạm và quá nhiều cholesterol. Cho nên phụ nữ mang thai, người già, trẻ nhỏ chỉ nên ăn vừa phải và thỉnh thoảng thôi để không gây áp lực cho nội tạng, hệ tuần hoàn và hệ tiêu hóa. Mặc khác, óc lợn còn tươi ngon thì không nói, đằng này với óc để lâu bị có mùi, hao hụt dinh dưỡng và không đảm bảo vệ sinh thì ăn vào rất dễ bị đau bụng, nhiễm khuẩn đường ruột.

Bà bầu không nên ăn óc heo quá nhiều

Phổi lợn Con lợn có thói quen đánh hơi, hít thở sát mặt đất. Phổi lợn lại nhiều phế nang nên chính là nơi tích tụ nhiều bụi bẩn, vi khuẩn. Mẹ bầu ăn phổi lợn là đang vô tình nạp vào cơ thể nhiều bụi bẩn, kim loại nặng. Hiện nay, món cháo lòng hay có thành phần phổi lợn và phổi lợn cũng được dùng nấu chung với rau cải cúc để chữa ho. Tuy nhiên, bà bầu tốt nhất không nên ăn là tránh ăn để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi. Mỡ lợnMang thai, dịch tiêu hóa tiết ra có thể sẽ khác so với bình thường nên mẹ bầu dễ gặp tình trạng khó tiêu, ợ chua, ợ nóng. Ăn mỡ lợn nhiều sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc vất vả, chất dinh dưỡng khó hấp thụ. Hơn nữa, lượng chất béo đưa vào cơ thể quá lớn như vậy còn khiến mẹ bầu đối mặt nhiều nguy cơ tai biến thai kỳ như: tiểu đường, béo phì, bệnh tim mạch, tiền sản giật, bào thai hạn chế hấp thu dinh dưỡng, kém phát triển trí tuệ… Ruột non, ruột già Ruột non, ruột già là món ăn khoái khẩu của nhiều người trong đó có bà bầu. Món ăn chế biến từ ruột non và ruột già tuy ngon nhưng khó tiêu và nguy cơ mất vệ sinh, nhiễm trứng giun, sán nếu sơ chế không kĩ là vô cùng lớn. Tốt nhất bà bầu không nên ăn ở giai đoạn sức khỏe quá nhạy cảm này.

Lòng lợn, phổi lợn, gan lợn là những món bà bầu không nên ăn nhiều

Da lợn Da lợn (hay còn gọi là bì lợn) là thứ chế biến thành nhiều món ăn khá ngon, kích thích vị giác. Nhiều mẹ bầu thích ăn da lợn còn vì nghĩ nó nhiều collagen nên giúp da căng bóng, mịn màng hơn. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lại nói: “Da lợn rất khó tiêu hóa. Da lợn cũng như bất cứ da động vật nào nói chung đều không nên ăn. Điều này đúng cho tất cả mọi người, dù nam hay nữ, già hay trẻ. Nguyên nhân là da lợn có hàm lượng chất dinh dưỡng cực thấp, lại có nhiều rủi ro như ăn phải da bẩn…”. Ông còn nói thêm: “Protein ở da chủ yếu được cấu tạo từ galetin và collagen. Chúng có vai trò trong việc làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, rất quan trọng để cấu tạo da, xương, sụn, các tổ chức liên kết trong cơ thể. Nhưng đây là loại protein rất khó tiêu, do đó bà bầu không nên ăn quá nhiều. Ăn quá nhiều có thể khiến cơ thể mắc bệnh”. Bà bầu chỉ nên ăn phần thịt lợn và ăn đúng cách Thịt lợn cung cấp nguồn chất đạm, béo, khoáng chất dồi dào và cần thiết cho cơ thể. Mẹ bầu nên tận dụng nguồn thực phẩm này để chế biến món ăn mỗi ngày. Tuy nhiên, phải chú ý các điều sau:-Chọn mua thịt lợn sạch, có nguồn gốc rõ ràng ở nơi uy tín.-Tốt nhất nên mua thịt lợn nhà nuôi để ăn, bà bầu không nên ăn nhiều thịt lợn nuôi công nghiệp. Lợn nuôi công nghiệp thường được cho ăn bằng cám và tiêm nhiều hormone tăng trưởng nên ít dinh dưỡng mà lại còn tồn dư hormone có hại cho sức khỏe. -Khi mua thịt lợn, mẹ phải chọn miếng nào còn tươi, ấn vào thấy có độ đàn hồi tốt, thịt chắc không bị bở, không bị có mùi ôi khó chịu hoặc mùi thuốc… Miếng thịt không có nốt lạ, không có dấu hiệu bị bầm tím, bất thường gì cả.-Thịt lợn mua về phải rửa sạch, có thể ngâm bằng nước muối loãng nếu muốn trước khi nấu và nhớ nấu chín kĩ.-Với tiết lợn, mẹ có thể ăn nhưng ăn tiết đã được nấu chín hoàn toàn. Tuyệt đối không được ăn tiết canh lợn. Lợn đúng là vật nuôi hữu ích khi cho con người nguồn thực phẩm lớn. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn 6 thứ trên đây để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mình và cho con trong bụng. Chúc các mẹ có một thai kỳ thật bình an và hạnh phúc, sinh nở “mẹ tròn con vuông”.

Các mẹ ơi mình nghe nói thịt lợn sề ko tốt cho ng mang bầu và bà đẻ vì sẽ bị hậu sản. Liệu có thật không các mẹ

bà bầu ăn thịt heo được không

Thịt heo hay thịt lợn là món ăn tốt cho bà bầu. Đây là một loại thực phẩm giàu protein, chất béo, vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, thịt heo dễ dàng chế biến thành những món ăn ngon, giúp cho mâm cơm thai kỳ cho mẹ bầu thêm phần thơm ngon và hấp dẫn.

Bà bầu ăn thịt heo cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể hoạt động bình thường. Ngoài ra, ăn thịt lơn khi mang thai giúp tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, từ đó ngăn ngừa thiếu máu; selen trong thịt lợn giúp duy trì chức năng tuyến giáp…

bà bầu ăn thịt lợn rất tốt cho sức khỏe

Trong 100 gam thịt lợn chứa thành phần dinh dưỡng như sau:

  • Calo (kcal) 242
  • Lipid 14 g
  • Chất béo bão hoà 5 g
  • Chất béo không bão hòa đa 1,2 g
  • Axit béo không bão hòa đơn 6 g
  • Cholesterol 80 mg
  • Natri 62 mg
  • Kali 423 mg
  • Protein 27 g
  • Vitamin A 7 IU
  • Vitamin B6 0,5 mg
  • Vitamin B12 0,7 µg
  • Vitamin C 0,6 mg
  • Vitamin D 53 IU
  • Canxi 19 mg
  • Sắt 0,9 mg
  • Magie 28 mg

5 lợi ích khi bà bầu ăn thịt lợn

Phụ nữ mang thai ăn thịt lợn có nhiều lợi ích cho sức khỏe

1. Cung cấp nguồn đạm tuyệt vời cho cơ thể

Bà bầu ăn thịt lợn cung cấp cho cơ thể nguồn đạm dồi dào – dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu. Hàm lượng protein trong thịt heo chín là khoảng 26% trọng lượng tươi. Tính theo trọng lượng khô, hàm lượng protein trong thịt heo nạc có thể cao tới 89%, làm cho nó một trong những nguồn thực phẩm giàu protein.

Vai trò của đạm với bà bầu là:

  • Hình thành, duy trì và thay thế các tế bào trong cơ thể. Thiếu protein dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm lớn, suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng xấu đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
  • Protein là tham gia vào thành phần cơ bắp, máu, bạch huyết, hormone, men, kháng thể, các tuyến bài tiết và nội tiết.
  • Protein là chất cần cho chuyển hóa bình thường các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là các vitamin và chất khoáng. Khi thiếu protein, nhiều vitamin không phát huy đầy đủ chức năng của chúng mặc dù không thiếu về số lượng.

2. Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu khi mang thai

Bà bầu ăn thịt lợn giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Khi mang thai cơ thể mẹ cần một lượng máu nhiều hơn gấp đôi so với bình thường để nuôi thai nhi. Do đó ăn các món ăn có tác dụng bổ máu là điều mẹ luôn quan tâm. Trong đó thịt heo, thịt bò chính là những nguồn cung cấp sắt – vi chất có vai trò tạo máu cho cơ thể, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thai kỳ.

Ngoài sắt, thì vitamin B6 cũng có vai trò quan trọng đối với sự hình thành của các tế bào máu đỏ.

3. Tốt cho não bộ và hệ thần kinh

Ăn thịt heo khi mang thai rất tốt cho não bộ và hệ thần kinh

Ăn thịt heo khi mang thai rất tốt cho não bộ nhờ hàm lương vitamin B12 có trong nó. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng vitamin B12 có vai trò quan trọng đối với sự hình thành máu và chức năng não. Thiếu vitamin này có thể gây thiếu máu và tổn thương tế bào thần kinh.

Ngoài ra, thịt heo còn chứa một lượng kẽm đáng kể. Kẽm là khoáng chất quan trọng, nó cần thiết cho một bộ não khỏe mạnh và giúp tăng cường hệ miễn dịch.

4. Duy trì chức năng tuyến giáp

Theo nghiên cứu, một miếng thịt lợn 170g cung cấp đủ 100% lượng selen cần hàng ngày của một người. Duy trì đủ mức selen là đặc biệt quan trọng để chức năng tuyến giáp hoạt động tốt. Bà bầu ăn thịt lợn giúp tránh các bệnh như suy tuyến giáp, rối loạn chức năng tuyến giáp,…

5. Đẹp da và đẹp tóc

Một số bộ phận của lợn có chứa một lượng đáng kể glycine, cao nhất là da lợn. Lượng glycine cao hơn giúp cơ thể tổng hợp nhiều collagen hơn. Nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ đủ collagen giúp giúp tăng cường và giữ cho tóc, da và khớp khỏe mạnh

Món ăn từ thịt heo cho bà bầu

1 Thịt heo rang muối ớt

Nguyên liệu

  • 250g thịt ba chỉ
  • 30g tỏi băm
  • 1 củ sả băm
  • 30g ớt băm ( ớt đỏ và ớt xanh)
  • Muối, hạt nêm

Cách làm

Bước 1: Để làm món thịt heo rang muối ớt ngon, bạn nên lựa loại ba chỉ heo hơi mỡ tí xíu, sau đó rửa sạch, thái khúc vừa ăn, để ráo.

Bước 2: Cho thịt vào chảo rang đến khi thịt ra mỡ, hơi vàng và thịt săn lại thì cho tỏi băm vào đảo đều từ 2-3 phút thì cho tiếp sả và ớt băm vào. Để lửa riu riu nhỏ, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.

cách làm thịt heo rang muối ớt

2 Thịt heo kho củ cải trắng

Nguyên liệu

  • 400g thịt ba chỉ
  • 2 củ cải trắng
  • 1 muỗng đường
  • Hành khô, nước nắm, hạt nêm
  • Ớt
  • Hành lá

Cách làm

Bước 1: Thịt ba chỉ rửa sạch với nước muối loãng để thịt sạch hơn và để ráo. Cắt thịt thành từng miếng dày vừa ăn ướp với ít nước mắm, hạt nêm, tiêu, hành khô đập giập trong 30 phút để thịt thấm gia vị.

Bước 2: Cho đường vào chảo nhỏ, đun đến khi đường chuyển sang màu nâu thì cho thêm ít nước đến khi sền sệt là được.

Bước 3: Củ cải gọt vỏ, rửa sạch, thái khoanh vừa ăn, sau đó xốc với ít muối, sau đó cho vào cùng thịt ướp trong 15 phút,

Bước 4: Cho thịt và củ cải vào nồi bật lửa vừa phải đến khi thịt hơi săn thì thêm ít nước vừa ngập thịt và củ cải. Sau đó đun sôi lần 2 thì nêm nếm gia vị vừa ăn, để lửa riu riu tới khi thịt và củ cải mềm, thêm ít ớt cay để món ăn thêm hấp dẫn.

Lưu ý khi bà bầu ăn thịt heo

Để đảm bảo sức khỏe, bà bầu ăn thịt lợn cần lưu ý những điều sau:

  • Để bảo vệ sức khỏe, bà bầu không nên ăn tiết canh, thịt lợn còn sống, nem chua…
  • Những thực phẩm từ thịt lợn đã chế biến nên ăn ngay, không nên để thức ăn đã nấu chín trong môi trường nhiệt độ thường quá 2 giờ đồng hồ. Đặc biệt, với những món ăn để qua đêm mẹ bầu tuyệt đối không được sử dụng.
  • Không để thịt lợn sống lẫn thịt lợn đã chín. Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh cần đựng vào hộp riêng, đậy nắp kín. Đối với thịt lợn chín, đã chế biến cần để ở ngăn trên cùng trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Cần chọn mua thịt heo ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo sức khỏe.

Qua bài chia sẻ hôm nay, các mẹ đã biết được những tác dụng của thịt heo đối với sức khỏe rồi phải không? Mẹ bầu nhớ ăn những món ăn từ thịt heo mà Medplus đã gợi ý nhé. Ngoài ra, khi ăn thịt heo đừng quên những lưu ý trên để đảm bảo sức khỏe cho bà bầu và thai nhi nhé.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Video liên quan

Chủ đề