Sáng kiến kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 18 -- 24 tháng

Sáng kiến kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 18 -- 24 tháng

Như chúng ta đã biết ngôn ngữ luôn có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ.

Trong giáo dục trẻ mầm non hiện nay, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giúp trẻ trở thành những con người phát triển về mọi mặt: đức, trí, thể, mỹ và hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá.

Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tại trường mầm non cô giáo luôn dạy các con phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Thông qua hoạt động học tập như: Làm quen với văn học, nhận biết tập nói và dạy các con ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy.

Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 24 36 tháng tuổi ở trường mầm non qua hoạt động kể chuyện

Muốn cho ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều kiện quan trọng là trẻ được tích luỹ nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết cách sử dụng số vốn đó một cách thành thạo. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ cần phân chia theo đúng độ tuổi quy định, đồ dùng cho trẻ sử dụng luôn phong phú về hình ảnh, màu sắc hấp dẫn.

Đối với trẻ nhà trẻ nói chung và trẻ nhà trẻ 24 36 tháng tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với ngôn ngữ. Âm điệu, hình tượng của các bài hát , bài thơ, đồng dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ. Lứa tuổi này trẻ đang học nói, Những câu chuyện cổ tích, ngu ngôn đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy việc cho trẻ tiếp xúc sớm với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất.

Thông qua hoạt động kể chuyện giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tư duy, trí nhớ , biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ tập kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng, trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về câu chuyện bằng chính ngôn ngữ của trẻ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non.

Do vậy là giáo viên dạy trẻ nhà trẻ 24 36 tháng tuổi tôi đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đặc biệt là thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện. Từ đó tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện.

Với trẻ nhà trẻ 24 36 tháng tuổi rất thích nghe cô giáo kể chuyện và chăm chú lắng nghe khi cô kể chuyện. Nhưng bản thân tôi nghĩ khi trẻ được tự mình kể những câu chuyện theo những gì mà trẻ còn nhớ lại khi được cô giáo kể cho nghe khi đó trẻ được tự kể lại theo ý hiểu của trẻ thì câu chuyện đó sẽ ngộ nghĩnh và rất ngây thơ khiến trẻ rất dễ nhớ và từ đó câu chuyện dù cốt chuyện vẫn còn vậy nhưng những chi tiết trong câu chuyện đã được chính những ngôn ngữ ngây thơ đáng yêu của trẻ kể lại rất hay và ngộ nghĩnh.

Khi trẻ tự kể được câu truyện mà đã được nghe cô giáo kể và được mọi người tán thưởng thì trẻ sẽ rất thích và sẽ càng kích thích sức mạnh tự tin mạnh dạn để kể lại câu chuyện theo trí nhớ của chính mình.

Từ đó kích thích sự sáng tạo và phát triển ngôn ngữ của trẻ mà không cần phải gò ép để trẻ thuộc và hiểu câu chuyện mà sự giáo dục cứng nhắc và ép buộc đó trở thành một trò chơi được thi đua rất vui vẻ và trẻ cũng rất hào hứng tham gia.

Hay đôi khi ở những yêu cầu cao hơn như dạy trẻ kể chuyện sáng tạo đơn giản với yêu cầu trẻ tự kể một câu chuyện cho cô và các bạn cùng nghe như: Con hãy kể câu chuyện về bạn Mèo, hay Con hãy kể lại câu chuyện về công việc hàng ngày mẹ làm. Và còn rất nhiều những đề tài để cho trẻ thực hiện để kể lại câu chuyện thì lúc đó trẻ sẽ phải nhớ nhân vật đó và cũng phải ghi nhớ những gì ấn tượng nhất của mình về nhân vật đó như (Diện mạo, tính cách của nhân vật, hay là những nét nổi bật của nhân vật ấy) những điều ấy sẽ khiến trẻ sẽ ghi nhớ lâu hơn câu chuyện, diễn biến câu chuyện và các nhân vật trong cổ tích và từ đó các câu chuyện sẽ dễ dàng đi vào trong tâm hồn của trẻ hơn.

Mục đích của việc Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 36 tháng tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện là giúp trẻ có vốn kiến thức chuẩn xác về ngôn ngữ, biết giao tiếp, ứng xử tốt và làm chủ mình với những người xung quanh trẻ, biết cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định

Xuất phát từ những lý do trên với khả năng của mình trong một phạm vi hạn hẹp cô giáo Hoàng Thị Thu Hằngchọn đề tàiMột số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 24 36 tháng tuổi ở trường mầm non An Khánh qua hoạt động kể chuyệnnhằm đưa ra những biện pháp cụ thể và phù hợp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non lứa tuổi 24 36 tháng tuổi như sau:

1. Lập kế hoạch xây dựng kế hoạch giáo dục, lựa chọn câu chuyện phù hợp theo từng chủ đề trong năm học, nhận thức, tâm sinh lý, lứa tuổi.

2. Chuẩn bị đồ dùng, thiết kế mô hình và những đồ dùng trực quan sinh động thu hút trẻ cho trẻ kể chuyện.

3. Dạy trẻ cách thể hiện ngôn ngữ tính cách và đặc điểm phù hợp với từng nhân vật khi trẻ tập kể chuyện.

4. Tạo cơ hội cho trẻ thực hành tập tự kể chuyện và kể chuyện cùng cô

5. Sử dụng thủ thuật vàdạy trẻ tập kể chuyện mọi lúc mọi nơi.

6. Dạy trẻ kể chuyện thông qua các ngày lễ hội.

7. Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh.

* Kết quả, hiệu quả trên trẻ:

Sau khi thực hiện các biện pháp giáo dục dạy trẻ kể chuyện thì đa số các cháu trong lớp đã biết cách kể chuyện cùng cô.

Trẻ rất hứng thú tham gia các hoạt động kể chuyện không còn trẻ nhút nhát `được tăng thêm.

Trẻ biết sử dụng đúng từ ngữ cho phù hợp với hoàn cảnh: Cách gọi các nhân vật trong truyện hay là thay đổi giọng điệu khi kể các nội dung khác nhau. Trẻ biết cách thể hiện tình cảm của mình với các nhân vật thông qua giọng điệu cách gọi nhân vật: Yêu quý và kính trọng nhân vật mà mình thích như các nhân vật sau Cô Tấm, Ông Bụt, anh nông dân hiền lành chăm chỉ) còn dành từ ngữ gay gắt với nhân vật xấu tính như các nhân vật sau (Sói già gian ác, mụ phù thủy độc ác..)

Giọng điệu của trẻ được thay đổi khi thể hiện tới những hoàn cảnh khác nhau, giọng kể nhanh vui vẻ khi câu chuyện hay vui vẻ giọng trầm và chậm khi có diễn biến nguy hiểm hay nhân vật gặp phải những điều bất trắc.

Sau đây là kết quả trên trẻ sau khoảng thời gian 3 tháng áp dụng các biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ được áp dụng cụ thể tại lớp 24 36 tháng tuổi trường mầm non. Tuy mới chỉ là thời gian ngắn nhưng kết quả cũng cho ta thấy được rằng trẻ đã có những tiến bộ nhất định.

Tổng hợp đánh giá mức độngôn ngữchuẩncủa trẻkhi chưa có biện pháp thực hiện

Nội dung

Tổng số trẻ điều tra

Trẻ thực hiện được

Trẻ chưa thực hiện được

Số trẻ

Tỷ lệ %

Số trẻ

Tỷ lệ %

Nghe hiểu ngôn ngữ và phát âm tròn âm, rõ ràng.

20

19

95%

1

5%

Trẻ nói đủ câu, đúng ngữ pháp.

20

19

95%

1

5%

Trẻ giao tiếp tự nhiên cùng cô và các bạn

20

18

90%

2

10%

Trẻ biết thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu của một số nhân vật trong truyện.

20

18

90%

2

10%

Mở rộng vốn từ cho trẻ

20

20

100%

0

0%

Khả năng sử dụng đồ dùng đồ chơi hữu ích

20

19

95%

1

5%

Qua bảng trên có thể thấy rõ sự tiến bộ rõ rệt của trẻ sau khi áp dụng các biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Như khả năng ứng xử của trẻ, khả năng giao tiếp của trẻ đều tăng so với khảo sát ban đầu, không chỉ vậy ta thấy chỉ số khả năng diễn đạt của trẻ cũng tốt hơn. Chính vì vậy có thể nhận xét rằng các biện pháp đưa ra đều khả quan trên trẻ và có kết quả tốt.

Trong khoảng thời gian là 8 tháng áp dụng sáng kiếnMột số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 24 36 tháng tuổi qua hoạt động kể chuyện mang lại kết quả thiết thực khi áp dụng:

Với biện pháp lập kế hoạch xây dựng, chọn câu chuyện phù hợp theo chủ đề biện pháp này cho giáo viên biết quá trình hoạt động, tiến trình hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong cả năm học. Kế hoạch được lập từ đầu năm học nên việc thực hiện được xuyên suốt từ đầu tới cuối năm học đã làm tăng khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và phát âm tròn âm, rõ ràng. Không chỉ vậy giáo cũng biết được những điều hạn chế trong quá trình hình thành ngôn ngữ của trẻ để giúp đỡ bồi dưỡng thêm cho trẻ để trẻ đạt kết quả tốt nhất.

Vậy chỉ trong một thời gian ngắn áp dụng các biện pháp. Trẻ lớp tôi đã có nhiều chuyển biến tốt về khẳ năng giao tiếp và phát âm: Trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào các hoạt động giao tiếp, trẻ chủ động giao tiếp bằng ngôn ngữ của mình chứ không chỉ chỏ như lúc đầu, vốn từ của trẻ được mở rộng trẻ bi bô thoải mái thể hiện ngữ điệu, giọng điệu của một số nhân vật trẻ thích. Từ đó tập luyện nề nếp thói quen tốt trong sinh hoạt, nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn.